Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định của Quốc triều Hình luật – bài học lịch sử cho hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định của Quốc triều Hình luật – bài học lịch sử cho hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành 15 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định của Quốc triều Hình luật – bài học lịch sử cho hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành 324 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định của Quốc triều Hình luật – bài học lịch sử cho hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định của Quốc triều Hình luật – bài học lịch sử cho hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành 9
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định của Quốc triều Hình luật – bài học lịch sử cho hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 15 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀO PHƢƠNG THANH PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT BÀI HỌC LỊCH SỬ CHO HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀO PHƢƠNG THANH PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT BÀI HỌC LỊCH SỬ CHO HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN HÙNG HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Đào Phƣơng Thanh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰError! Bookmark not defin 1.1. Một số vấn đề chung về trách nhiệm hình sự và phân hóa trách nhiệm hình sự......................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sựError! Bookmark not defined. 1.3. Những yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong việc quy định tội phạm và hình phạtError! Bookmark not defined. 1.3.1. Yêu cầu của phân hóa trách nhiệm hình sự đối với các quy định về phân loại tội phạm ........................ Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự ................................................ Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về hệ thống hình phạt ......... Error! Bookmark not defined. 1.3.4. Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về quyết định hình phạt ...... Error! Bookmark not defined. 1.3.5. Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về cấu thành tội phạm......... Error! Bookmark not defined. 1.3.6. Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về chế tài đối với tội phạm cụ thểError! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................ Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: CƠ SỞ VÀ BIỂU HIỆN PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬTError! Bookmark not defin 2.1. Cơ sở phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật .......................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tộiError! Bookmar 2.1.2. Nhân thân ngƣời phạm tội ................. Error! Bookmark not defined. 2.2. Biểu hiện của phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật.................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Phân hóa trách nhiệm hình sự qua phân loại tội phạmError! Bookmark not def 2.2.2. Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các biện pháp tha miễnError! Bookmark n 2.2.3. Phân hóa trách nhiệm hình sự qua phân loại hình phạtError! Bookmark not de 2.2.4. Phân hóa trách nhiệm hình sự qua các quy định về quyết định hình phạt ............................................ Error! Bookmark not defined. 2.2.5. Phân hóa trách nhiệm hình sự trong việc xây dựng cấu thành tội phạm và quy định chế tài đối với các tội phạm cụ thểError! Bookmark not def KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................ Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬTError! Bookmark not defin 3.1. Bài học thứ nhất, về các loại hình phạtError! Bookmark not defined. 3.2. Bài học thứ hai, về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sựError! Bookmar 3.3. Bài học thứ ba, về kĩ thuật xây dựng cấu thành tội phạmError! Bookmark n 3.4. Bài học thứ tƣ, về quy định chế tài cụ thể trong từng cấu thành tội phạm ................................. Error! Bookmark not defined. 3.5. Bài học thứ năm, về phân hóa trách nhiệm hình sự trong Đồng phạm ....................................... Error! Bookmark not defined. 3.6. Bài học thứ sáu, về việc sử dụng hình phạt thay thếError! Bookmark not de 3.7. Bài học thứ bẩy, về việc mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền đối với các tội phạm về chức vụError! Bookmark not defined. 3.8. Bài học thứ tám, về tăng mức phạt tiền đối với các tội phạm về chức vụ ......................................... Error! Bookmark not defined. 3.9. Bài học thứ chín, về quy định bồi thƣờng thiệt hạiError! Bookmark not def 3.10. Bài học thứ mƣời, về trách nhiệm hình sự của pháp nhânError! Bookmark KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BLHS Bộ luật hình sự LHS Luật hình sự NXB Nhà xuất bản QTHL Quốc triều Hình luật TAND Tòa án nhân dân Tạp chí NN và PL Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật TNHS Trách nhiệm hình sự Viện NN và PL Viện Nhà nƣớc và pháp luật MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu “Quốc triều Hình luật” ra đời trong triều đại Hậu Lê – thời kì phát triển cực thịnh của nhà nƣớc phong kiến ở Việt Nam. Do nhu cầu phát triển của chế độ Trung ƣơng tập quyền, các vua triều Lê sớm đã ban hành những quy định và luật lệ để quản lí đất nƣớc. Ngay từ lúc mới lên ngôi, vua Lê Lợi đã giao cho một số đại thần soạn luật lệ về kiện tụng, về phân chia ruộng đất, về hình phạt, ân xá,… Đến thời Lê Thái Tông đã xây dựng những nguyên tắc xử các vụ án kiện cáo, hối lộ và về những giao dịch với ngƣời nƣớc ngoài. Đời vua Lê Nhân Tông đã ban hành 14 điều luật về quyền tƣ hữu ruộng đất [22, tr. 28]. Và đỉnh cao của quá trình xây dựng hệ thống luật pháp của nhà Lê chính là việc ban hành “Quốc triều Hình luật” (còn gọi là “Bộ luật Hồng Đức” hoặc “Lê triều Hình luật”) dƣới triều vua Lê Thánh Tông năm 1483. Điều đáng nói là Quốc triều Hình luật cũng chính là bộ luật cổ xƣa nhất còn lƣu giữ đƣợc đầy đủ cho tới nay. Văn bản gốc của Bộ luật này hiện nay không còn. Bản “Quốc triều Hình luật” đƣợc giữ lại cho đến ngày nay đã đƣợc các vua thời Lê mạt bổ sung ít nhiều, ban hành năm 1777 (Cảnh Hƣng thứ 38). Bộ Quốc triều Hình luật bao gồm 6 quyển, 722 điều. Quốc triều Hình luật là một trong những bộ luật quan trọng và giá trị nhất trong thời kì phong kiến. Nói đến Quốc triều Hình luật ngƣời ta nghĩ ngay đến một bộ cổ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hình sự nói riêng. Quốc triều Hình luật không những đƣợc đánh giá cao hơn hẳn so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trƣớc đó mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn những bộ 1 luật khác của các triều đại phong kiến sau này cũng nhƣ đối với pháp luật hình sự Việt Nam thời hiện đại. Một trong những giá trị nổi bật của Quốc triều Hình luật đó là phân hóa trách nhiệm hình sự đƣợc thể hiện nhƣ một nguyên tắc quan trọng. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nguyên tắc phân hóa TNHS, về Quốc triều Hình luật. Ở các công trình này, những vấn đề lí luận cơ bản, hay chuyên sâu về nguyên tắc phân hóa TNHS; nội dung cơ bản, vị trí và vai trò của Quốc triều hình luật; pháp luật hình sự Việt Nam dƣới góc độ so sánh các thời kì… đều đã đƣợc đề cập tới. Tuy nhiên, chƣa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ một luận văn thạc sĩ về nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đƣợc thể hiện trong Quốc triều Hình luật cũng nhƣ những giá trị của nó trong việc nghiên cứu hoàn thiện Luật hình sự Việt Nam Ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới hiện nay, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự có vai trò hết sức quan trọng trong chỉ đạo, định hƣớng xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự. Trong Bộ luật hình sự 1999, nguyên tắc này cũng đã đƣợc thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên qua nhiều năm thi hành, những quy định cụ thể của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong Bộ luật cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế cần đƣợc sửa đổi. Hiện nay, khi mà tình hình kinh tế xã hội trong nƣớc và trên thế giới đã có nhiều thay đổi so với thời điểm BLHS 1999 ra đời, nƣớc ta đã và đang hội nhập mạnh mẽ, thì những yêu cầu về việc hoàn thiện pháp luật hình sự cũng có những sự thay đổi nhất định. Những yêu cầu đó, ngoài việc phải đáp ứng đƣợc nhu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, phù hợp với các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập, còn là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc theo quan điểm của Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 “cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lí của dân tộc”. 2 Vì những lí do trên, học viên lựa chọn đề tài “Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định của Quốc triều Hình luật – bài học lịch sử cho hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Nội dung của luận văn sẽ nhằm giải đáp các câu hỏi: Phân hóa trách nhiệm hình sự là gì; phân hóa trách nhiệm hình sự đã đƣợc thể hiện nhƣ thế nào trong các quy định của Quốc triều hình luật; và Luật hình sự Việt Nam hiện đại sẽ học hỏi đƣợc gì từ Quốc triều hình luật trong phân hóa TNHS. 2. Tình hình nghiên cứu Ở trong và ngoài nƣớc đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên tắc phân hóa TNHS, về luật hình sự Việt Nam thời phong kiến và luật hình sự Việt Nam hiện đại. Cụ thể: Nhóm các công trình nghiên cứu về nguyên tắc phân hóa TNHS và những biểu hiện của nguyên tắc này mà tiêu biểu là: Phạm Văn Báu (2000), Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong luật Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, trƣờng đại học Luật Hà Nội; Lê Cảm (2005), Chế định miễn hình phạt và các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 4; Lê Cảm (2005), Chế định án treo và mô hình lí luận của nó trong luật hình sự Việt Nam, tạp chí Tòa án nhân dân, số 2; Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), sách chuyên khảo sau đại học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Văn Độ (1995), Các hình phạt không phải phạt tù, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội; Trần Văn Độ (1999), Vấn đề phân loại tội phạm, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 4; Phạm Hồng Hải (2004), Chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và vấn đề áp dụng chế định này trong thực tiễn, sách Trách nhiệm hình sự - cơ sở lí luận và thực tiễn, trƣờng đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân; Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (1997), Luật Hình sự Việt Nam – những vấn đề lí 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.