Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 26 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 565 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 11 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 89
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt d-¬ng thÞ mai HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyªn ngµnh : Lý luËn vµ lÞch sö nhµ n-íc vµ ph¸p luËt M· sè : 60 38 01 tãm t¾t luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc hµ néi - 2012 C«ng tr×nh ®-îc hoµn thµnh 1 t¹i Khoa LuËt - §¹i häc Quèc gia Hµ Néi Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. D-¬ng §øc ChÝnh Ph¶n biÖn 1: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. Ph¶n biÖn 2: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. LuËn v¨n ®-îc b¶o vÖ t¹i Héi ®ång chÊm luËn v¨n, häp t¹i Khoa LuËt - §¹i häc Quèc gia Hµ Néi. Vµo håi ..... giê ....., ngµy ..... th¸ng ..... n¨m 2012. 2 MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm và đặc điểm nhà nước pháp quyền 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền 1.2. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một tất yếu, bắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển nước ta 1.2.3. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.3. Hệ thống pháp luật, vai trò và vị trí của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền 1.3.1. Khái niệm hệ thống pháp luật 1.3.2. Vị trí, vai trò của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền 1.4. Những yêu cầu cơ bản của hệ thống pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.4.1. Yêu cầu về tính toàn diện của hệ thống pháp luật 1.4.2. Yêu cầu về tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật 1.4.3. Yêu cầu về tính ổn định (tính phù hợp) của hệ thống pháp luật 1.4.4. Yêu cầu về ngôn ngữ và kỹ thuật lập pháp 1.4.5. Yêu cầu về tính áp dụng của hệ thống pháp luật 1.4.6. Một số yêu cầu khác Chương 2: THỰC TIỄN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2.1. Hệ thống pháp luật Việt Nam 2.1.1. Ngành Luật nhà nước (còn gọi là luật Hiến pháp) 2.1.2. Ngành Luật Hành chính 2.1.3. Ngành Luật Tài chính 2.1.4. Ngành Luật Đất đai 2.1.5. Ngành Luật Dân sự 2.1.6. Ngành Luật lao động 2.1.7. Ngành Luật hôn nhân và gia đình 2.1.8. Ngành Luật hình sự 2.1.9. Ngành Luật tố tụng hình sự 2.1.10. Ngành Luật Tố tụng dân sự 3 1 6 6 6 6 9 9 11 12 24 24 27 28 28 29 32 33 34 36 38 38 38 39 39 40 40 40 41 41 41 42 2.1.11. 2.2. 2.3. 2.3.1. 2.3.2. 2.3.2.1. 2.3.2.2. 2.3.3. 2.3.4. 2.3.5. 3.1. 3.1.1. 3.1.2. 3.2. 3.2.1. 3.2.1.1. 3.2.1.2. 3.2.2. 3.2.2.1. 3.2.2.2. 3.2.2.3. 3.2.2.4. Ngành Luật kinh tế Hệ thống pháp luật quốc tế Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn hiện nay Thực trạng về tính toàn diện của hệ thống pháp luật Thực trạng về tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật Văn bản pháp luật có nội dung mâu thuẫn, không thống nhất, thiếu đồng bộ Về hình thức của các văn bản pháp luật vẫn chưa thống nhất đồng bộ Thực trạng về tính phù hợp (ổn định) của hệ thống pháp luật Thực trạng về tính áp dụng pháp luật Nguyên nhân của thực trạng Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Một số dự báo tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật giai đoạn 2011 - 2020 Tình hình thế giới Tình hình trong nước Một số định hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay Định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu tính toàn diện, tính đồng bộ và thống nhất, tính phù hợp của pháp luật Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng pháp luật Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tổ chức thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu tính áp dụng của hệ thống pháp luật Nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường năng lực tiếp cận của nhân dân đối với hệ thống pháp luật Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện và áp dụng pháp luật, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật Củng cố các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác để hỗ trợ cho pháp luật KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 42 42 43 43 48 49 62 63 68 72 78 78 78 78 81 81 81 98 103 103 106 108 110 112 115 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài - Về mặt lý luận: Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam đã được Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX khẳng định: "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp" Theo tinh thần đó, Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 sửa đổi năm 2001 quy định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp". Việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của đất nước, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và truyền thống dân chủ của nước ta. Đồng thời, phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc, giá trị có tính phổ biến, được thừa nhận chung trong tất cả các nhà nước pháp quyền; đảm bảo nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng gắn với một xã hội công dân, một xã hội dân sự, thừa nhận vị trí tối thượng của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội. Do đó, vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một vấn đề quan trọng, cơ bản, góp phần xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên hệ thống pháp luật của chúng ta vẫn chỉ từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trong hoạt động kiểm tra, giám sát, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; trong công tác tổ chức và thực hiện 5 pháp luật cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác ban hành văn bản pháp luật còn hạn chế. Vì vậy, chất lượng và hiệu quả của hệ thống pháp luật nói chung trong quá trình điều tiết xã hội chưa cao. Mặt khác, nước ta đang từng bước hoàn thiện xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống pháp luật là một tất yếu khách quan. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: "Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đã được công bố. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu về vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn rất ít, chưa được nghiên cứu kỹ, cụ thể trong từng giai đoạn phát triển. Do đó, việc nghiên cứu đề tài trên là cần thiết, hy vọng góp phần đưa ra giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời gian qua để đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng, hệ thống pháp luật và yêu cầu của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền. - Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay, chỉ ra nguyên nhân của các thực trạng đó. Xác định rõ xu hướng xây dựng pháp luật trong thời gian tới nhằm hoàn thiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đề hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về nhà nước pháp quyền và hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền, những yêu cầu của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền. Từ đó, xác định rõ những yêu cầu của hệ thống pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, thực trạng hệ thống pháp luật của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là tư tưởng nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền nói chung trên thế giới; dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cơ sở thực tiễn của luận văn là các báo cáo đánh giá về chất lượng và hiệu quả của hệ thống pháp luật, thực tiễn công tác xây dựng và thi hành pháp luật hiện nay ở nước ta. Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: lịch sử, lôgíc, hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, điều tra xã hội... 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về công tác pháp luật và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật... 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được chia làm 3 chương, 09 tiết. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm và đặc điểm nhà nước pháp quyền 1.1.1. Khái niệm Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, đó chỉ là những giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ, một cách thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ. Đó là một tổ chức công quyền được thành lập và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhằm đưa lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội công dân, thông qua hệ thống các thể chế và yêu cầu dân chủ như đề cao chủ quyền nhân dân; có cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước khoa học và hiệu quả; dân chủ hóa đời sống nhà nước và xã hội… 1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền - Nhà nước pháp quyền luôn đề cao chủ quyền của nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. - Nhà nước pháp quyền đề cao hiến pháp và tính tối cao của hiến pháp - Trong nhà nước pháp quyền pháp chế luôn được tăng cường - Luật chiếm vị trí tối thượng trong đời sống nhà nước và xã hội - Trong nhà nước pháp quyền con người là giá trị cao quý nhất, do đó sự phát triển của cá nhân con người là mục tiêu cao cả nhất. - Trong nhà nước pháp quyền, cơ chế tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước cần có sự phân công một cách rành mạch giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp; có cơ chế kiểm soát về mặt nhà nước và xã hội trong việc thực hiện các quyền lực đó. - Giải quyết hợp lý mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và công dân - Dân chủ hóa đời sống nhà nước và xã hội 1.2. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.1 Khái niệm Điều 2 - Hiến pháp Việt Nam năm 1992 sửa đổi năm 2001 đã quy định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức. 8 Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp". Đối với chúng ta nói xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nói tới một phương thức tổ chức nền chính trị xã hội chủ nghĩa và Nhà nước xã hội chủ nghĩa mà mục đích không ngừng duy trì bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân của nhà nước, phát huy cao độ tính dân chủ xã hội chủ nghĩa, làm cho nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý và điều hành. 1.2.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một tất yếu, bắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển nước ta - Ngay từ khi mới thành tập, Nhà nước Việt Nam dân chủ công hòa đã và luôn là một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp. - Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xuất phát từ định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. - Tính tất yếu khách quan còn do xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế toàn cầu hóa. 1.2.3. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đặc trưng thứ nhất: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đặc trưng thứ hai: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, ra sức tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp Đặc trưng thứ ba: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội. Đặc trưng thứ tư: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ dân chủ giữa nhà nước và công dân, giữa nhà nước và xã hội Đặc trưng thứ năm: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự 9 kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước Đặc trưng thứ sáu: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. 1.3. Hệ thống pháp luật, vai trò và vị trí của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền 1.3.1. Khái niệm hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật cần được hiểu là một chỉnh thể bao gồm cả cấu trúc bên trong và hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật. Theo cách hiểu này, hệ thống pháp luật được định nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định. Theo định nghĩa này, hệ thống pháp luật là một khái niệm chung bao gồm hai mặt trong một chỉnh thể thống nhất là hệ thống cấu trúc (bên trong) của pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật). * Hệ thống cấu trúc của pháp luật Hệ thống cấu trúc của pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật. Hệ thống cấu trúc có ba thành tố cơ bản ở ba cấp độ khác nhau là quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật. - Quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất (tế bào) trong hệ thống cấu trúc của pháp luật, nó vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể. - Chế định pháp luật: Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm chung giống nhau nhằm để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng. Việc xác định đúng tính chất chung của mỗi nhóm quan hệ xã hội, từ đó đề ra những quy phạm pháp luật tương ứng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. - Ngành luật: Ngành luật bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. * Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Do tính hệ thống của pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật dù rất 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.