Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân 25 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân 494 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân 2 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân 7
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 25 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THANH HƯNG CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông) u nn n Luật h nh sự và tố tụng h nh sự s : 60 38 01 40 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 Công tr nh được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học PGS. TS NGUYỄN NGỌC CHÍ P ản biện 1: ........................................................................ P ản biện 2: ........................................................................ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2015 Có thể t m hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT ............................................ 7 1.1. Khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công tố trong tố tụng h nh sự .................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm quyền công tố ................................................................ 7 1.1.2. Khái niệm thực hành quyền công tố ............................................. 11 1.2. Phạm vi và nội dung thực hành quyền công tố ....................... 14 1.2.1. Phạm vi thực hành quyền công tố ................................................ 14 1.2.2. Nội dung thực hành quyền công tố............................................... 19 1.3. Chức năng công tố trong một số mô h nh tố tụng h nh sự tiêu biểu trên thế giới.................................................................. 27 1.3.1. Thực hành quyền công tố trong mô hình tố tụng tranh tụng........ 28 1.3.2. Thực hành quyền công tố trong mô hình tố tụng thẩm vấn ......... 32 1.3.3. Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam ............................................... 33 Chương 2: CHỨC NĂNG CÔNG TỐ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ............................................ 35 2.1. Chức năng công tố theo qui định của pháp luật tố tụng h nh sự việt nam giai đoạn từ 1945 đến trước 2003 ................ 35 2.1.1. Chức năng Thực hành quyền công tố theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ 1945 đến trước năm 1960 .......... 35 1 2.1.2. Chức năng thực hành quyền công tố theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ 1960 đến trước năm 2003 ....... 36 2.2. Chức năng thực hành quyền công tố theo qui định của Bộ luật Tố tụng h nh sự năm 2003 ............................................ 38 2.2.1. Nội dung thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.................................................... 38 2.2.2. Nội dung Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự ...................................................... 50 Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TỐ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ...................... 70 3.1. Thực tiễn thực hành quyền công tố ở địa bàn tỉnh Đắk Nông ....... 70 3.1.1. Một số đặc điểm tình hình kinh tế - Xã hội và tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông ......................... 70 3.1.2. Thực trạng thực hiện quyền công tố ở Đăk Nông ........................ 72 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tố ở Việt Nam .............................................................................. 78 3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật......................................... 78 3.2.2. Đổi mới nội dung và phương pháp thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự ..................................................................... 82 3.2.3. Giải pháp về công tác cán bộ của Viện kiểm sát .......................... 85 3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện, kỹ thuật cho CQĐT, VKS trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự ................................................................................. 87 KẾT LUẬN ............................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 90 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Viện kiểm sát nhân dân tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”. Yêu cầu trên đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, BLTTHS năm 2003 và được tiếp tục khẳng định ở Hiến pháp 2013 và luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2014. Vì vậy, cải cách tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong TTHS của Viện kiểm sát là một đòi hỏi cấp bách của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị “Về một số nhiệm vụ trong tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 48/NQ-TW “Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, trong đó có nội dung: “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nghiên cứu hướng tới chuyển thành Viện công tố” và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” BLTTHS 2003 đã có những qui định thể hiện tinh thần đó. BLTTHS 2003 đã qui định khá cụ thể quyền hạn, trách nhiệm vủa Viện kiểm sát trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong TTHS và đã đạt được những thành công. Tuy nhiên, thực tiễn thực hành quyền công tố của VKS còn cho thấy có nhiều hạn chế trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án. Vì vậy, để góp phần bảo đảm Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng công tố, việc tiếp tục nghiên cứu, làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn quyền công tố trong tố tụng hình sự là vấn đề cần thiết hiện nay nên em đã lựa chọn đề tài “CHỨC NĂNG THỰC HÀNH 3 QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG ” làm luận văn thạc sỹ luật học của mình. 2. T nh h nh nghiên cứu Vấn đề quyền công tố và thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự đã được một số sách, báo, công trình nghiên cứu đề cập. Một số tác giả đã có những nghiên cứu, bài viết về vấn đề này: Tiến sỹ khoa học Lê Cảm có bài “Những vấn đề lý luận về chế định quyền công tố” (nhìn nhận từ góc độ nhà nước pháp quyền) (tạp chí chuyên ngành), Hà Nội, 2001; Lê Thị Tuyết Hoa: Quyền công tố ở Việt Nam, (Luận án tiến sỹ luật học), Hà Nội, 2002; Tiến sỹ Trần Văn Độ có bài “Một số vấn đề về quyền công tố”; một số bài viết của các tác giả khác trong tập kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực hiện quyền công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay”, Hà Nội, 1999… Một số luận văn thạc sỹ luật học đã được công bố tại Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội: “Quyền công tố trong tố tụng hình sự tranh tụng và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam” của tác giả Lý Văn Chính (năm 2004); “Quan hệ giữa CQĐT và Viện kiểm sát trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo BLTTHS năm 2003” của tác giả Lang Văn Bảo (năm 2005); “Tranh tụng tại phiên tòa một số vấn đề lý luận và thực tiễn” cuả tác giả Nguyễn Mạnh Tiến (năm 2005); “Phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân đối với các quyết định của CQĐT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Đào Thị Diệp (năm 2008). Những luận văn, đề tài, công trình nghiên cứu trên về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nói chung, đồng thời đề cập đến các vấn đề liên quan đến quyền công tố. Từ khi BLTTHS 2003 có hiệu lực đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập toàn diện, đầy đủ về chức năng công tố của Viện kiểm sát; ngoài ra việc thực hiện các quy định về chức năng 4 công tố có những nơi, địa bàn còn có nhận thức, áp dụng chưa thống nhất. Chính vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu về chức năng công tố của Viện kiểm sát là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Mặt khác, nghiên cứu quyền công tố dựa trên các số liệu của tỉnh Đăk Nông đến nay vẫn chưa có nên việc nghiên cứu gắn liền với đại bàn một tỉnh trên đại bàn Tây nguyên là hết sức cần thiết. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài * Mục đích của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu chức năng để làm rõ vai trò của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng công tố cả về mặt lý luận và thực tiễn. Từ đó làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về chức năng công tố, đồng thời xác định thực trạng thực hành quyền công tố ở Đăk Nông cũng như tìm nguyên nhân của những hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tố đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. * Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quyền công tố trong tố tụng hình sự. - Nghiên cứu việc thực hiện chức năng công tố trong một số mô hình tố tụng hình sự tiêu biểu trên thế giới. - Nghiên cứu về chức năng công tố theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. - Nghiên cứu thực trạng thực hành quyền công tố ở đại bản tỉnh Đăk Nông trong những năm gần đây, tìm ra những nguyên nhân của những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong quá trình giải quyết vụa sn hình sự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ chuyên ngành luật hình sự, luận văn tập trung 5 nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về quyền công tố và thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, thực trạng thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự những năm gần đây ở Đăk Nông. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý khác có liên quan. - Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận cụ thể để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê; nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngoài ra, tác giả cũng tiếp thu có chọn lọc kết quả của của các công trình đã công bố; các đánh giá, tổng kết của cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của VKSND. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Kết quả luận văn có ý nghĩa nhất định về mặt khoa học góp phần xây dựng một cái nhìn toàn diện về chức năng công tố của VKS, đồng thời thấy được trách nhiệm cũng như vai trò của VKS trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay. Về thực tiễn: Luận văn sẽ là tài liệu có giá trị, có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập trong các cơ sở đào tạo, trong hoạt động nghiệp vụ của Kiểm sát viên và lãnh đạo VKS. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp các luận cứ khoa học, làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tổ chức, hoạt động trong cơ quan VKS. 6 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, các đề mục với cơ cấu như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chức năng công tố của Viện kiểm sát. Chương 2: Chức năng công tố trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Chương 3: Thực trạng hoạt động công tố ở Việt Nam và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả. ươn 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT 1.1. Khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công tố trong tố tụng h nh sự 1.1.1. K ái niệm qu ền côn t Cho đến nay, trong các nghiên cứu có nhiều quan điểm về quyền công tố, quan điểm cho rằng, quyền công tố gắn liền với sự phát triển của khoa học pháp lý, khi mà các khái niệm dân chủ và quyền con người được đề cao, đòi hỏi cần phải có một cơ quan thay mặt nhà nước đứng ra bảo vệ quyền bị xét xử bởi các cơ quan tư pháp. Quan điểm thứ hai, coi công tố là một quyền độc lập, chỉ có trong xã hội dân chủ, nhằm bảo vệ quyền của các chủ thể quan hệ pháp luật khi tham gia quá trình tố tụng tại phiên tòa và thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật (có thể nằm trong cơ cấu của Tối cao pháp viện). Quan điểm thứ ba cho rằng, với việc tách các cơ quan Tòa án ra khỏi hệ thống các cơ quan hành pháp, cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật thì công tố mới xuất hiện. Không đồng ý với các quan điểm nêu trên, quan điểm cho rằng, 7 quyền công tố là một khái niệm pháp lý, gắn liền với bản chất của nhà nước và xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Quyền công tố tồn tại trong tất cả các kiểu nhà nước, từ nhà nước chủ nô đến các nhà nước đại diện. Từ những phân tích trên, chúng tôi chia sẻ quan điểm cho rằng: “quyền công tố là một khái niệm pháp lý gắn liền với bản chất của nhà nước. Nó xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước và pháp luật, tồn tại khi có nhà nước và mất đi khi không còn nhà nước”. Đồng thời, đồng ý với quan điểm của TS. Lê Hữu Thể khi đưa ra định nghĩa về quyền công tố: “Quyền công tố là quyền nhân danh nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Quyền này thuộc về nhà nước, được nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện (ở nước ta là Viện kiểm sát) để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để làm được điều này, cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra trước Toà án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên toà”. 1.1.2. Khái niệm thực hành quyền công tố Khi nghiên cứu về thực hành quyền công tố, trong giới luật học hiện nay còn tồn tại hai xu hướng khác nhau: Một là, họ gắn việc thực hành quyền công tố với việc thực hiện những nhiệm vụ khác của những Công tố viên trong tố tụng hình sự. Hai là, họ chỉ nêu ra một số biện pháp pháp lý như: Lập cáo trạng và luận tội trước phiên tòa sơ thẩm hình sự và coi đó là thực hành quyền công tố, thậm chí có người còn cho rằng thực hành quyền công tố chỉ là sự buộc tội trước phiên tòa sơ thẩm. Gần đây có một số công trình khoa học nghiên cứu về thực hành quyền công tố hoặc nghiên cứu về các vấn đề pháp lý khác trong đó có một số vấn đề liên quan đến thực hành quyền công tố mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra được một số biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.