Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung của tòa án trên cơ sở thực tiễn của Tòa án thành phố Hà Nội

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung của tòa án trên cơ sở thực tiễn của Tòa án thành phố Hà Nội 26 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung của tòa án trên cơ sở thực tiễn của Tòa án thành phố Hà Nội 371 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung của tòa án trên cơ sở thực tiễn của Tòa án thành phố Hà Nội 3 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung của tòa án trên cơ sở thực tiễn của Tòa án thành phố Hà Nội 6
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung của tòa án trên cơ sở thực tiễn của Tòa án thành phố Hà Nội
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGỌC LAN CHÕ §ÞNH TR¶ Hå S¥ §Ó §IÒU TRA Bæ SUNG CñA TßA ¸N TR£N C¥ Së THùC TIÔN CñA TßA ¸N THµNH PHè Hµ NéI Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN TẤT VIỄN Phản biện 1: ............................................................................ Phản biện 2: ............................................................................ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG CỦA TÒA ÁN .............................. 7 1.1. Mô hình tố tụng hình sự và đặc điểm của mô hình tố tụng hình sự Việt Nam............................................................................................ 7 1.1.1. Khái quát các mô hình tố tụng hình sự ................................................ 7 1.1.2. Đặc điểm mô hình tố tụng hình sự Việt Nam ....................................... 9 1.2. Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án trong mô hình tố tụng hình sự Việt Nam .................................................................... 13 1.2.1. Vị trí, vai trò của Tòa án trong tố tụng hình sự................................. 13 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án.................................................................................................... 20 Chương 2: THỰC TRẠNG TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................. 26 2.1. Quy định của pháp luật về trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án ........................................................................................... 26 2.1.1. Một số quy định cụ thể ........................................................................ 26 2.1.2. Căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung .................................................. 29 2.1.3. Thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung.................................................... 40 1 2.1.4. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung ........................................... 42 2.1.5. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong trả hồ sơ để điều tra bổ sung .................................................................................... 43 2.2. Thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................................... 47 2.2.1. Tình hình trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................. 47 2.2.2. Lý do Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung ....................................... 49 2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến trả hồ sơ để điều tra bổ sung......................... 60 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG .................................. 66 3.1. Sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng hoàn thiện việc trả hồ sơ điều tra bổ sung.......................................................................... 66 3.2. Nâng cao ý thức công vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ có chức danh tư pháp trong việc nghiên cứu vận dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành về trả hồ sơ để điều tra bổ sung ........................................... 71 3.3. Nâng cao năng lực chuyên môn của những người tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử ................................... 72 3.4. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án ......... 74 3.5. Tăng cường công tác tập huấn và rút kinh nghiệm nghiệp vụ ........ 76 3.6. Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác điều tra, truy tố............................................................................................. 77 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 81 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình giải quyết một vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đó xét xử vụ án hình sự đóng một vai trò quan trọng. Tại phiên tòa, tất cả những thông tin, tài liệu, đồ vật thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy tố đều được đưa ra xét xử công khai thông qua việc xét hỏi và tranh luận. Trên cơ sở đó, Tòa án ra những phán quyết khách quan phù hợp với quy định của pháp luật. Việc xét xử công bằng, nghiêm minh sẽ góp phần bảo vệ chế độ, pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Thông qua việc xét xử, đặc biệt là các phiên tòa công khai sẽ góp phần giáo dục công dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống, nâng cao ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác. Tuy nhiên không phải trường hợp nào Tòa án cũng có thể xét xử phù hợp với quy định của pháp luật nếu chỉ thông qua những tài liệu, chứng cứ mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập được, qua thẩm vấn công khai tại phiên tòa mà có rất nhiều trường hợp không thu thập được đầy đủ tài liệu chứng cứ để kết luận về tội phạm, người phạm tội hoặc quá trình điều tra, truy tố còn vi phạm quy định của pháp luật tố tụng hình sự hoặc có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác, có người đồng phạm khác. Do vậy, Tòa án với tư cách là cơ quan xét xử phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong giai đoạn điều tra, truy tố để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung sẽ hạn chế được oan, sai, bỏ lọt tội phạm, từ đó bảo đảm hơn nữa quyền con người, quyền công dân. 3 Khi nghiên cứu chế định trả điều tra bổ sung của Tòa án được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy nhiều bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thể hiện rõ hơn chức năng của từng cơ quan tố tụng, để có sự nhận thức thống nhất khi áp dụng pháp luật, tránh trường hợp một hồ sơ vụ án hình sự bị trả đi trả lại nhiều lần ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết vụ án hình sự, gây tốn kém chi phí tố tụng, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Mặt khác, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 48-NQ-TW ngày 25/4/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và các văn kiện khác của Đảng về cải cách tư pháp thì việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam trong đó có chế định Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung là rất cần thiết. Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định trả điều tra bổ sung của Tòa án không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án trên cơ sở thực tiễn của Tòa án thành phố Hà Nội” cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Chế định trả điều tra bổ sung nói chung và chế định trả điều tra bổ sung của Tòa án nói riêng luôn thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Chế định này được nghiên cứu trong một số tác phẩm của một số nhà khoa học, nghiên cứu dưới dạng các bài viết, bài báo, chuyên đề… 4 Một số công trình nghiên cứu về vấn đề trả điều tra bổ sung ở Việt Nam cho đến nay: GS. TSKH Lê Cảm – TS. Nguyễn Ngọc Chí (Đồng chủ biên), “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền”; PGS.TS Võ Khánh Vinh, “Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự”; PGS.TS. Trần Văn Độ, “Một số vấn đề về hoạt động tư pháp và kiểm sát hoạt động tư pháp ở nước ta hiện nay”; Vụ 1A Viện kiểm sát nhân dân tối cao 2008, “Chuyên đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung”; Tác giả Nguyễn Ngọc Kiện, “Một số vấn đề về việc Tòa án trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 4/2008; Tạp chí kiểm sát, số 6/2008, “Chuyên đề về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự”; Tác giả Nguyễn Hải Ninh, “Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về điều tra bổ sung”, Tạp chí Luật học, số 7/2008; Tác giả Nguyễn Hữu Hậu, “Thẩm quyền của Viện kiểm sát và của Kiểm sát viên trong việc đề ra các yêu cầu điều tra và điều tra bổ sung”, Tạp chí kiểm sát số 16/2009; Tác giả Lê Ngọc Huấn, “Một số giải pháp nhằm hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng”, Tạp chí kiểm sát số 10/2009; Tác giả Nguyễn Đình Huề, “Một số vấn đề về trả hồ sơ vụ án hình sự để điều tra bổ sung”, Tạp chí Tòa án số 4/2009; Tác giả Trần Vi Dân, “Một số giải pháp khắc phục việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, điều tra lại”, Tạp chí kiểm sát số 2/2010; Tác giả Nguyễn Ngọc Kiện, “Hoàn thiện chế định Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 7/2012; Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo, “Một số vấn đề về hoạt động điều tra bổ sung của Viện kiểm sát ở giai đoạn xét xử phúc thẩm”, Tạp chí kiểm sát số 6/2012; Tác giả Vũ Gia Lâm, “Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc Tòa án cấp sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung”, Tạp chí Tòa án số 8/2013; Tác giả Nguyễn Quang Lộc, 5 “Bàn về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung”, Tạp chí Tòa án số 8/2013; Tác giả Thái Chí Bình, “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2013 về yêu cầu điều tra bổ sung”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2013; Tác giả Lê Ngọc Duy, “Một số giải pháp nhằm hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”, Tạp chí kiểm sát số 6/2013; Tác giả Lê Tấn Cường, “Giải pháp để hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố”, Tạp chí kiểm sát số 10/2014; Tác giả Đào Anh Tới, “Hoàn thiện chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung”, Tạp chí kiểm sát số 13/2014… Các công trình trên, vấn đề trả điều tra bổ sung được đề cập đến ở các mức độ khác nhau. Có những công trình đề cập đến ý nghĩa, nội dung của chế định này trong Bộ luật TTHS. Nhưng cũng có những công trình mà tác giả không đồng tình với việc quy định việc tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Với những lập luận của các tác giả này thì xu hướng thiên về giữ nguyên chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, có hạn chế một số điều kiện. Nhìn chung các công trình nêu trên còn tản mạn, chưa có công trình nào tập trung phân tích được một cách cơ bản vai trò, ý nghĩa, hậu quả pháp lý của trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án, chưa giải đáp tổng thể về thực tiễn cũng như những giải pháp thực hiện trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự mà hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS đang tính đến, khi vị trí pháp lý của tòa án đã khác so với trước khi có Hiến pháp năm 2013. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến việc trả điều tra bổ sung của Tòa án. Đánh giá thực trạng, nguyên nhân Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trên địa bàn thành 6 phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của chế định này trong hoạt động tố tụng hình sự. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu vai trò, ý nghĩa của Tòa án trong hệ thống cơ quan tư pháp hình sự và quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án. - Nêu và phân tích thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; - Nêu giải pháp hoàn thiện, kiến nghị xung quanh tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa hai cơ quan tiến hành tố tụng là Tòa án và Viện kiểm sát (trên địa bàn thành phố Hà Nội); - Số liệu và tư liệu về việc trả điều tra bổ sung của Tòa án từ năm 2009 đến năm 2013. 4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác tư pháp và cải cách tư pháp. Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu luận văn gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại chỗ; - Phương pháp phân tích, tổng hợp; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp thống kê hình sự; - Phương pháp khảo sát thực tế; - Phương pháp lịch sử… 7 5. Những điểm mới đóng góp của luận văn - Luận văn nêu được một số điểm về cơ sở lý luận về trả hồ sơ điều tra bổ sung trong cơ chế mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn và Tòa án được xác định là cơ quan xét xử thực hiện quyền tư pháp. - Nêu được những bất cập của chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung qua thực tiễn xét xử ở Hà Nội. - Kiến nghị xung quanh chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án Chương 2: Thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Chương 3: Những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG CỦA TÒA ÁN Trong chương này tác giả nêu khái quát các mô hình tố tụng hình sự chủ yếu tồn tại trên thế giới hiện nay, đặc điểm của mô hình tố tụng Việt Nam. Xuất phát từ mô hình tố tụng của Việt Nam cùng với việc khẳng định vai trò, chức năng của Tòa án trong hệ thống cơ quan tư pháp khái quát được những đặc điểm chung nhất của chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án: khái niệm, ý nghĩa, mục đích, hậu quả, căn cứ… 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.