Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 424 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 2
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÚY AN THANH TRA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Mã số: 60380102 HÀ NỘI - NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THÚY VÂN Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN QUỐC SỬU HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Phản biện 2: TS. TRẦN ĐỨC LƢỢNG THANH TRA CHÍNH PHỦ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp tầng 4, Nhà D, Học viện Hành chính Quốc gia Số:77 Đường Nguyễn Chí Thanh Quận Đống Đa, TP Hà Nội Thời gian: vào hồi giờ ngày tháng 12 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Du lịch, một nhu cầu không thể thiếu, một hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội nói chung và trong hoạt động kinh tế nói riêng. Ở nước ta, ngành du lịch đã hình thành từ lâu và phát triển mạnh mẽ kể từ sau đổi mới và đã được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Hiện nay trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chuyển đổi các hoạt động kinh tế – xã hội theo hướng tiên tiến, hiện đại nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và bảo vệ vững chắc nền độc lập của tổ quốc thì du lịch càng có vai trò quan trọng. Vì vậy, nghị quyết hội nghị TW số 08 đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch ngày càng to lớn của nước ta”. Đây là một chủ trương đúng đắn vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới, vừa gắn với điều kiện thực tế, với tiềm năng và yêu cầu bức thiết của sự phát triển đất nước ta. Thành phố Hà Nội là thủ đô, là một trong các trung tâm kinh tế – văn hoá - xã hội của cả nước, là đầu mối giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước. Thành phố Hà Nội cũng là địa bàn có lợi thế và tiềm năng du lịch rất lớn. Nhiều năm qua, hoạt động du lịch thành phố đã đóng góp một phần rất lớn vào ngân sách thành phố nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, du lịch nước ta, trong đó có du lịch Thành phố Hà Nội chưa thực sự thể hiện được là một ngành kinh tế năng động, còn nhiều hạn chế và vấp phải nhiều thách thức đã được các cơ quan thông tấn, báo chí khảo sát và đưa ra số liệu đáng lưu ý. Các hạn chế, khiếm khuyết của ngành du lịch Hà Nội do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự thiếu quan tâm, sự buông lỏng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch là một trong các vấn đề buộc chúng ta phải suy nghĩ. Xuất phát từ những lý do quan trọng nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh 1 cách mạng công nghiệp 4.0” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Bằng nghiên cứu này, tác giả mong muốn bằng việc đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả thanh tra hoạt động du lịch sẽ góp một phần nhỏ b của mình vào công cuộc xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Tính đến thời điểm này, các vấn đề liên quan đến thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn là đề tài hết sức mới mẻ trong nghiên cứu khoa học ở nước ta. Đã có một số nghiên cứu có đề cập đến thanh tra hoạt động du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trên địa bàn thành phố Hà Nội một cách gián tiếp như: Luận văn thạc sĩ quản lý công: “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội” của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Ngoan, Học viện Hành chính Quốc gia, 2012. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch, trình bày thực trạng, quan điểm và giải pháp giải quyết nhằm tăng cường pháp chế và kỷ luật, nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Sách chuyên khảo “Công nghệ du lịch” do PGS. TS. Nguyễn Khắc Thông (Chủ biên), Nxb Thống kê, 2001. Cuốn sách giới thiệu các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực du lịch; thực trạng sử dụng công nghệ vào du lịch; đóng góp những đề xuất, giải pháp để nâng cao việc áp dụng tối đa công nghệ vào việc du lịch ở nước ta hiện nay. Tác giá Klau Schwad – Người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới với cuốn sách “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã cung cấp những kiến thức cơ bản về cách mạng công nghiệp lần thứ tư: cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì, cuộc cách mạng này mang đến những gì, nó sẽ tác động đến chúng ta ra sao, và con người có thể làm gì để tranh thủ nó vì lợi ích chung. Cuốn sách Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dành cho tất cả những ai quan tâm đến tương lai nhân loại và quyết tâm tranh thủ những cơ hội từ cuộc thay đổi mang tính cách mạng này để dựng xây một thế giới tốt đẹp hơn. Ba mục 2 tiêu chính của cuốn sách bao gồm: Nâng cao nhận thức về tính toàn diện và tốc độ của cuộc cách mạng công nghệ và tác động đa chiều của nó; Xác lập một khuôn khổ tư duy về cuộc cách mạng công nghệ để xác định những vấn đề cốt lõi và nêu bật những giải pháp có thể; Thiết lập một nền tảng có thể thúc đẩy hợp tác và quan hệ đối tác công - tư trong các vấn đề liên quan đến cách mạng công nghệ. Trên hết, mục tiêu của cuốn sách là nhấn mạnh cách mà công nghệ và xã hội cùng tồn tại. Công nghệ không phải là một sức mạnh ngoại sinh mà ta không kiểm soát được. Chúng ta không bị giới hạn trong một lựa chọn nhị phân giữa “chấp nhận và sống chung với nó” và “chối bỏ và sống không có nó”. Thay vào đó, hãy đón nhận những đổi thay mạnh mẽ của công nghệ như một lời mời khám phá bản thân và thế giới quan của chính ta. Càng suy ngẫm về cách tranh thủ cách mạng công nghệ, chúng ta sẽ càng có cơ hội tìm hiểu thêm về chính mình và những mô hình xã hội cơ bản mà những công nghệ này góp phần cấu thành và tạo điều kiện phát triển, và chúng ta sẽ càng có cơ hội định hình cuộc cách mạng ấy nhằm xây dựng một thế giới tiến bộ hơn. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên tình hình nghiên cứu về thanh tra hoạt động du lịch tại Hà Nội và đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 không nhiều, không có công trình nghiên cứu trực diện mà chỉ có một số những bài báo tổng hợp một số ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý. Các ý kiến này tiếp cận ở nhiều giác độ: pháp luật, đảm bảo thực hiện, đề xuất một số giải pháp tổng thể đến chi tiết. Qua khảo sát cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực diện đến hoạt động thanh tra, cụ thể là thanh tra du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trong khi đây hiện tại là chủ đề mới, nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý. Hà Nội là một trong số thành phố đi đầu trong công tác triển khai ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng này, do vậy có nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần được làm sáng tỏ. Vì thế luận văn này được thực hiện có dựa trên việc tham khảo, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó và vẫn đảm bảo tính mới mẻ, không trùng lặp. 3 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng và đưa ra các giải pháp cải thiện công tác thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ thêm cơ sở lý luận về thanh tra hoạt động du lịch, về cách mạng công nghiệp 4.0: khái niệm, đặc điểm, vai trò; cơ sở, nội dung và phương thức thực hiện thanh tra hoạt động du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; Nêu và đánh giá thực trạng thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 từ phương diện pháp luật, bảo đảm thực hiện trên thực tiễn, kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở thực trạng, nguyên nhân ở trên, luận văn đề ra các quan điểm và giải pháp đảm bảo công tác thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội góp phần thúc đẩy sự phát triển và đưa ngành du lịch của thành phố Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong bối cảnh CMCN 4.0. 4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các mảng công tác chủ yếu của thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội do Thanh tra Sở Du lịch thực hiện và một số vấn đề liên quan. Các số liệu minh chứng được giới hạn từ năm 2016 đến năm 2018. 5. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhà nước, pháp luật nói chung, về thanh tra nói riêng. 4 Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong khi thực hiện đề tài là: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và các phương pháp khác có liên quan. 6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN Ý nghĩa lý luận Luận văn củng cố thêm một số vấn đề lý luận về thanh tra hoạt động du lịch, bổ sung những nhận định về thực trạng và đề xuất, chi tiết một số giải pháp nâng cao thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những nhà lãnh đạo, quản lý của thành phố Hà Nội; là tài liệu tham khảo cho sinh viên, người nghiên cứu về thanh tra hoạt động du lịch, nhất là những nội dung thực tiễn tại địa phương. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của thanh tra hoạt động du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Chương 2: Thực trạng thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Chương 3: Giải pháp đảm bảo thanh tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THANH TRA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1. DU LỊCH VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1.1. Khái niệm du lịch Theo quy định của Luật Du lịch năm 2017, “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (khoản 1 Điều 4 Luật Du lịch). 1.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 1.2.1. Công nghiệp 4.0 Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng thực-ảo (cyber-physical system), Internet Vạn Vật và điện toán đám mây và điện toán nhận thức (cognitive computing). 1.2.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Cụ thể, đây là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS). 1.3. Hoạt động du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Du lịch là ngành dịch vụ. Ở đây, ngành du lịch được hình dung có rất nhiều khâu. Đối với du khách, đầu tiên chúng ta phải tìm địa chỉ, tìm kiếm trên mạng, tìm kiếm khách sạn, tìm các chỗ, đi lại và cân nhắc lựa chọn giá cả hợp lý nhất. Tiếp theo là mua vé máy bay, vé tàu xe rồi các chỉ dẫn đường đi. Trong mỗi khâu này, cách mạng công nghiệp 4.0 đều có tác dụng. 6 Theo đó, đối với ngành du lịch, IoT (một trong những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4) đang tác động mạnh đến cách thức tương tác với sản phẩm của khách du lịch và các cách thức vận hành nội tại của từng cơ sở cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Khách có thể tương tác, điều khiển với thiết bị của phòng lưu trú, đánh giá chất lượng dịch vụ thời gian thực. Sử dụng công nghệ số có thể tạo lập thông tin và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch, làm cho du khách thật sự hài lòng khi đến Việt Nam. 2. THANH TRA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 2.1. Khái niệm Thanh tra hoạt động du lịch 2.1.1. Khái niệm Thanh tra Thanh tra là hoạt động xem x t, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2.1.2. Khái niệm thanh tra hoạt động du lịch Thanh tra hoạt động du lịch là hoạt động xem x t, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong ngành du lịch đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực du lịch. 2.2. Nội dung thanh tra du lịch 2.2.1. Thanh tra hoạt động inh oanh l h nh hư ng n u lịch inh oanh ô tô vận chu n hách u lịch Nội dung thanh tra họa động kinh doanh lữ hành bao gồm xem x t, đánh giá, xử lý việc thông báo bằng văn bản các thông tin trong hoạt động kinh doanh lữ hành; xem x t, đánh giá, xử lý các hành vi vi phạm quy định của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành, các hành vi liên quan đến kiến nghị của khách du lịch; Xem x t, đánh giá, xử lý hoạt động hướng dẫn du lịch, hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành, hoạt động kinh doanh ô tô vận chuyển khách du lịch; việc thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam. 7 2.2.2. Thanh tra hoạt động inh oanh lưu tr u lịch Xem x t, đánh giá, xử lý các hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch bao gồm: thủ tục, hồ sơ, quy tắc hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch; chất lượng phục vụ, quản lý cơ sở lưu trú du lịch, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng theo hạng đã được quy định, chế độ báo cáo hoạt động, đăng ký hạng, hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch. 2.2.3. Thanh tra hoạt động c ti n u lịch Nội dung thanh tra hoạt động xúc tiến du lịch bao gồm xem x t, đánh giá, xử lý việc: Nội dung sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch, chương trình khuyến mãi du lịch, quảng bá sản phẩm du lịch, sử dụng sản phẩm tuyên truyền, tiêu đề quảng bá du lịch, hành vi lợi dụng hoạt động xúc tiến du lịch. 2.2.4. Thanh tra các hoạt động u lịch hác Thanh tra hoạt động về bảo vệ môi trường du lịch Thanh tra hoạt động du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch văn hóa – lịch sử. 2.3. Vai trò của thanh tra hoạt động du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Thanh tra hoạt động du lịch có vai trò quan trọng đối với quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Thanh tra hoạt động du lịch giúp chấn chỉnh hoạt động thi hành công vụ của cán bộ, công chức nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Thực hiện tốt công tác thanh tra hoạt động du lịch đảm bảo quyền lợi của công dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và trí tuệ, sức mạnh của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước mà còn đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước. Thanh tra hoạt động du lịch tạo cơ sở cho việc phát hiện kẽ hở, sự mâu thuẫn, chồng chéo của pháp luật về du lịch. Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực du lịch sẽ giảm thiểu hiện tượng tham nhũng, cửa quyền, quan liêu. 2.4. Thanh tra hoạt động du lịch trong bối cảnh CMCN 4.0 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.