Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình 356 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình 69
Đánh giá Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐOÀN THỊ NHÀN KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở TỈNH THÁI BÌNH CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2017 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ ĐỨC ĐÁN Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thị Hƣơng Phản biện 2: TS. Nguyễn Quang Thái Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 402C nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 9h ngày 4 tháng 8 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm xem xét, phát hiện và loại bỏ các văn bản có nội dung sai trái hoặc không phù hợp, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, hợp lý và thống nhất của hệ thống pháp luật. Trong thời gian qua, công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều văn bản trái pháp luật, vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật vẫn chưa thực sự được chú trọng đúng mức. Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này, tôi xin chọn đề tài “ Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình” để làm luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến đề tài kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về vấn đề kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận văn là thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL ở tỉnh Thái Bình trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Thái Bình. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về văn bản quy phạm pháp luật để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đối tượng của hoạt động kiểm tra, xử lý; - Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật nói chung, trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình từ năm 2011 – nay. 1 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin (chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng), tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước Việt Nam về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Luận văn cũng vận dụng những phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh những kết quả trong hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình thời gian qua, từ đó nêu những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Thái Bình. Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm cơ sở để các cấp chính quyền ở tỉnh Thái Bình nghiên cứu, vận dụng vào thực tế hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Luận văn cũng có thể là tài liệu nghiên cứu về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật cho các học viên, sinh viên của Học viện Hành chính. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo; Luận văn có 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương Chương 2: Thực trạng kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương ở tỉnh Thái Bình Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương ở tỉnh Thái Bình 2 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm văn bản QPPL của chính quyền địa phƣơng 1.1.1. Khái niệm văn bản QPPL của chính quyền địa phương Ở Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật đã trở thành một thuật ngữ pháp lý được sử dụng thường xuyên trong nghiên cứu và thực tiễn ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khái niệm “văn bản quy phạm pháp luật” đã có sự phát triển qua các giai đoạn khác nhau gắn với các Luật: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Văn bản QPPL của chính quyền địa phương cũng là văn bản QPPL, tuy nhiên thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục ban hành có những đặc điểm riêng, phạm vi hẹp hơn so với văn bản QPPL nói chung. Văn bản QPPL của chính quyền địa phương là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, do HĐND, UBND ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định để quy định những vấn đề được luật giao. 1.1.2. Đặc điểm văn bản QPPL của chính quyền địa phương Thứ nhất, văn bản QPPL của chính quyền địa phương do chủ thể có thẩm quyền ban hành Thứ hai, văn bản QPPL của chính quyền địa phương phải được ban hành theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục quy định Thứ ba, văn bản QPPL của chính quyền địa phương được áp dụng nhiều lần, đối với nhiều đối tượng, có hiệu lực trong phạm vi địa phương Thứ tư, văn bản QPPL của chính quyền địa phương là văn bản có chứa QPPL 1.1.3. Các loại văn bản QPPL của chính quyền địa phương Theo Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 thì hệ thống văn bản QPPL của chính quyền địa phương gồm : - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp; - Quyết định của UBND các cấp. 1.2. Khái quát chung về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phƣơng 1.2.1. Khái niệm kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương Kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương là việc việc xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản QPPL được kiểm tra từ đó đưa hình thức xử lý đối với văn bản QPPL trái pháp luật và cơ quan, cá nhân ban hành văn bản trái pháp luật theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định. 3 1.2.2. Nguyên tắc kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương Thứ nhất, phải đảm bảo tính toàn diện, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch. Thứ hai, bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Thứ ba, kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền với việc tự kiểm tra của cơ quan, người ban hành văn bản. Thứ tư, bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan. Thứ năm, không được lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật. Thứ sáu, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản chịu trách nhiệm về kết luận kiểm tra và quyết định xử lý văn bản. 1.2.3. Phương thức và nội dung kiểm tra văn bản QPPL của chính quyền địa phương 1.2.3.1. Phương thức kiểm tra văn bản QPPL của chính quyền địa phương Thứ nhất, phương thức tự kiểm tra văn bản: là hoạt động kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản đối với chính văn bản do mình ban hành ra. Thứ hai, kiểm tra văn bản theo thẩm quyền. 1.2.3.2. Nội dung kiểm tra văn bản QPPL của chính quyền địa phương Nội dung kiểm tra văn bản QPPL được quy định tại Điều 104 của Nghị định 34/2016/NĐ-CP bao gồm: kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản gồm kiểm tra thẩm quyền về hình thức và kiểm tra thẩm quyền về nội dung; kiểm tra về nội dung của văn bản; kiểm tra về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản. 1.3.4. Các hình thức xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương Theo quy định pháp luật, có hai hình thức xử lý đó là xử lý đối với văn bản trái pháp luật và xử lý đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật đó. 1.2.4. Thẩm quyền, quy trình kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương 1.2.4.1. Thẩm quyền kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương - Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp trên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp dưới ban hành. Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái pháp luật thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tự mình bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành. 4 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bãi bỏ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp huyện bãi bỏ. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp dưới 1.2.4.2. Quy trình kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương * Quy trình tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bước một, gửi văn bản tự kiểm tra đi. Bước hai, tiếp nhận văn bản tự kiểm tra. Bước ba, tiến hành tự kiểm tra văn bản. Bước bốn, lãnh đạo của cơ quan tự kiểm tra văn bản có trách nhiệm xem xét báo cáo đã nhận, họp, quyết định các phương án và báo cáo lại với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về kết quả tự kiểm tra và kiến nghị xử lý văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật (nếu có). * Quy trình kiểm tra văn bản theo thẩm quyền. Bước một, tiếp nhận văn bản thuộc đối tượng kiểm tra. Bước hai, thủ trưởng cơ quan kiểm tra văn bản phân công người kiểm tra văn bản. Bước ba, người kiểm tra văn bản tiến hành xem xét, đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản được kiểm tra. Bước bốn, báo cáo kết quả kiểm tra văn bản và đề xuất hướng xử lý. Bước năm, kết luận kiểm tra văn bản. * Quy trình kiểm tra văn bản theo địa bàn Khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội, nếu thấy cần thiết, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản quyết định thành lập Đoàn kiểm tra văn bản theo địa bàn tại cơ quan ban hành văn bản. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, kết luận, kiến nghị hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, kiến nghị việc xử lý văn bản trái pháp luật; đồng thời kiến nghị xem xét trách nhiệm của cơ quan, người xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật. * Quy trình kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực Khi xét thấy cần thiết, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền kiểm tra. 5 Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra, cơ quan, địa phương nơi có văn bản được kiểm tra thực hiện theo kế hoạch kiểm tra văn bản đã được phê duyệt; kết luận và kiến nghị hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền kiến nghị việc xử lý đối với các nội dung kiểm tra; báo cáo cơ quan chủ trì kiểm tra về kết quả kiểm tra văn bản của Đoàn kiểm tra. * Quy trình kiểm tra văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nƣớc Việc kiểm tra các văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan. * Quy trình xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Quy trình xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật được thực hiện theo quy định tại Tiểu mục 3,4,5 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. 1.2.5. Mục đích và ý nghĩa kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương 1.2.5.1. Mục đích của kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật nhằm mục đích phát hiện những nội dung trái pháp luật có trong văn bản quy phạm pháp luật; từ đó đưa ra biện pháp xử lý thích hợp đối với văn bản trái pháp luật và những cá nhân, cơ quan đã ban hành văn bản trái pháp luật đó; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. 1.2.5.2. Ý nghĩa của kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật góp phần đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính hợp lý, thống nhất của hệ thống pháp luật; góp phần nâng cao chất lượng quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phƣơng Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, đó là: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương; sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; yếu tố tài chính, việc ứng dụng công nghệ thông tin. 6 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Văn bản QPPL của chính quyền địa phương là công cụ hữu hiệu giúp cho các cơ quan nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước được thuận lợi và hiệu quả. Kiểm tra văn bản QPPL của chính quyền địa phương là việc xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản QPPL của chính quyền địa phương được kiểm tra. Hoạt động kiểm tra văn bản QPPL của chính quyền địa phương có các hình thức: tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền, kiểm tra khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, kiểm tra đột xuất. Xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, đánh giá, quyết định các hình thức xử lý đối với văn bản trái pháp luật theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định. Kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương là việc việc xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản QPPL được kiểm tra từ đó đưa hình thức xử lý đối với văn bản QPPL trái pháp luật và cơ quan, cá nhân ban hành văn bản trái pháp luật theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định. Hoạt động xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương có các hình thức: đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản, đính chính văn bản và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật. Kiểm tra, xử lý văn bản là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý nhà nước, gớp phần phát hiện, loại bỏ những văn bản trái pháp luật, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Vì thế, khi tiến hành kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của chính quyền địa phương cần tuân thủ theo đúng các nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Chương 1 đã tổng quan về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, từ đó là căn cứ, cơ sở cho việc xem xét, đánh giá thực trạng kiểm tra, xử lý văn bản QPPL ở tỉnh Thái Bình. 7 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QPPL CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG Ở TỈNH THÁI BÌNH 2.1. Khái quát những vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình và tổ chức bộ máy thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản QPPL ở tỉnh Thái Bình 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình có liên quan đến kiểm tra và xử lý văn bản QPPL Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu.. Tỉnh Thái Bình có 286 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 9 thị trấn và 267 xã. Thái Bình được chia thành 7 huyện và 1 thành phố trực thuộc là: thành phố Thái Bình, huyện Hưng Hà, huyện Đông Hưng, huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải, huyện Quỳnh Phụ, huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư. Dân số của tỉnh là 1.786.000 người với mật độ dân số 1196,7 người/ km² (năm 2016). 2.1.2. Khái quát về tổ chức bộ máy thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản QPPL ở tỉnh Thái Bình. * Sở Tƣ pháp tỉnh Thái Bình. Hiện nay, Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình gồm 08 phòng chuyên môn, nghiệp vụ (xem Bảng 2.1). Trong đó, phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là đơn vị được giao tham mưu cho Lãnh đạo Sở giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Bảng 2.1. Số lƣợng công chức các phòng, ban thuộc Sở Tƣ pháp tỉnh Thái Bình tính đến tháng 3/2017. STT TÊN ĐƠN VỊ SL (NGƢỜI) 01 Văn phòng Sở 08 02 Thanh tra Sở 04 03 Phòng Kiểm soát TTHC 03 04 Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật 04 05 Phòng Hành chính tư pháp 04 06 Phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản QPPL 05 07 Phòng QLXL vi phạm HC và theo dõi thi hành pháp luật 04 08 Phòng Bổ trợ Tư pháp 03 Tổng cộng 35 Nguồn: Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.