Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy: Đánh giá hiện trạng và giải pháp sửa chữa kênh chính Bắc hồ chứa nước Phú Ninh

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy: Đánh giá hiện trạng và giải pháp sửa chữa kênh chính Bắc hồ chứa nước Phú Ninh 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy: Đánh giá hiện trạng và giải pháp sửa chữa kênh chính Bắc hồ chứa nước Phú Ninh 800 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy: Đánh giá hiện trạng và giải pháp sửa chữa kênh chính Bắc hồ chứa nước Phú Ninh 5 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy: Đánh giá hiện trạng và giải pháp sửa chữa kênh chính Bắc hồ chứa nước Phú Ninh 84
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình thủy: Đánh giá hiện trạng và giải pháp sửa chữa kênh chính Bắc hồ chứa nước Phú Ninh
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÙI VĂN HẢI ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬA CHỮA KÊNH CHÍNH BẮC HỒ CHỨA NƯỚC PHÚ NINH Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Mã số : 60 58 02 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN HƯỚNG Phản biện 1: TS. TRẦN ĐINH QUẢNG Phản biện 2: TS. NGUYỄN CHÍ CÔNG Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 16 tháng 7 năm 2015. * Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Hồ chứa nước Phú Ninh là công trình Đại thủy nông quan trọng cấp Quốc gia của tỉnh Quảng Nam. Trong những năm qua Chính phủ đã quan tâm đầu tư nâng cấp đầu mối và hệ thống kênhtừ nhiều nguồn vốn khác nhau. Nhưng do hệ thống quá rộng, trong khi đó việc đầu tư sửa chữa chỉ được thực hiện nhỏ lẻ, gồm nhiều đợt, không đồng bộ. Kênh chính Bắc Phú Ninh, với tổng chiều dài tuyến kênh 47.35 km đã được nâng cấp sửa chữa nhiều đoạn ở nhiều thời điểm khác nhau. Hiện tại hệ thống kênh vẫn đang tồn tại những hư hỏng lớn, tiềm ẩn nguy cơ sự cố công trình: thấm, rò rỉ nước, sạt lỡ mái trong và mái ngoài bờ kênh, lỡ kênh và đặc biệt là sự tái diễn các hư hỏng của những đoạn kênh đã được gia cố bê tông. Điển hình như đoạn kênh từ Km14+003,38 đến K15+154,5 đáy và mái trong của đoạn kênh này đã được gia cố bằng bê tông cốt thép nhưng hiện tại dòng thấm vẫn xuất hiện ở nhiều vị trí lộ rõ ở mái ngoài bờ kênh gây tổn thất nước, mất an toàn kênh, luôn tiềm ẩn nguy cơ sự cố vỡ kênh. Từ thực trạng trên, đánh giá hiện trạng, phân loại hư hỏng, tìm ra các nguyên nhân hư hỏng, tái diễn những hư hỏng và kiến nghị giải pháp sửa chữa hiệu quả, mang tính bền vững phù hợp với các điều kiện địa hình, địa chất, thời tiết và đặc thù vận hành tải nước phục vụ sản xuất của Kênh chính Bắc Phú Ninhlà rất cần thiết. Vì vậy đề tài“Đánh giá hiện trạng và giải pháp sửa chữa kênh chính Bắc hồ chứa nước Phú Ninh” là cấp bách, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đánh giá tổng thể về hiện trạng của Kênh chính Bắc Hồ chứa nước Phú Ninh, nghiên cứu phân loại hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng và giải pháp sửa chữa đoạn kênh từ Km14+003,38 đến K15+154,5 từ đó đề xuất các giải pháp sửa chữa, chống thấm cho các đoạn kênh bị hư hỏng 2 tương tự nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống kênh, nâng cao hiệu quả vận hành, đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cấp nước sinh hoạt…cho các địa phương trong vùng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Công trình Hồ chứa nước Phú Ninh. - Phạm vi nghiên cứu: Kênh chính Bắc của Hồ chứa nước Phú Ninh 4. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập, phân tích các tài liệu kết hợp với nghiên cứu các phương pháp kỹ thuật hiện đại, đề xuất giải pháp kỹ thuật phù hợp; - Khảo sát hiện trường (thí nghiệm và hình ảnh); - Ứng dụng phần mềm SEEP/W và SLOPE/W tính thấm và ổn định cho đoạn kênh từ Km14+003,38 đến K15+154,5. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học +Nghiên cứu các giải pháp sửa chữa chống thấm hiện đại trên thế giới; +Nghiên cứu mô hình hóa trong sơ đồ tính thấm cho các vật liệu không phải là đất. Đề xuất được giải pháp công nghệ chống thấm hiệu quả, kinh tế phù hợp với đặt thù tải nước để chống thấm cho kênh chính Bắc Hồ chứa nước Phú Ninh - Ý nghĩa thực tiễn Có thể áp dụng nghiên cứu này để sửa chữa các đoạn Kênh chính Bắc Phú Ninh bị hư hỏng do thấm tương tự như đoạn kênh nghiên cứu, nhằm nâng cao hiệu quả chuyển tải nước và đảm bảo an toàn cho Kênh chính Bắc Hồ chứa nước Phú Ninh. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị và tài liệu tham khảo luận văn gồm các chương sau: 3 Chương 1. Đánh giá hiện trạng kênh chính Bắc hồ chứa nước Phú Ninh Chương 2. Một số giải pháp công nghệ chống thấm Chương 3. Giải pháp sửa chữa đoạn kênh từ Km14+003,38 đến Km15+154,5 CHƯƠNG 1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KÊNH CHÍNH BẮC HỒ CHỨA NƯỚC PHÚ NINH 1.1. HỒ CHỨA NƯỚC PHÚ NINH 1.1.1. Giới thiệu chung về Hồ chứa nước Phú Ninh 1.1.2. Nhiệm vụvà thông số kỹ thuật Hồ chứa nước Phú Ninh a. Nhiệm vụ Công trình có nhiệm vụ tưới cho 23.000 ha đất canh tác, cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp (dự kiến đến năm 2020 cấp khoảng 100 triệu m3/năm), kết hợp phát điện với công suất: Nlm = 1,89 MW, [6]. b. Thông số kỹ thuật 1.2. HỆ THỐNG KÊNH VÀ KHU VỰC HẠ DU - Kênh chính Bắc dài 47.3km, kênh chính Nam dài 4,5 km. - Kênh cấp I, 16 tuyến tổng chiều dài 90 km, - Kênh cấp II, Tổng chiều dài 340 km, - Kênh cấp III, 490 tuyến , tổng chiều dài 175 km, - Và hàng nghìn công trình trên kênh. Khu vực hạ du hồ chứa là vùng đất đai rộng hàng chục km2 có hàng vạn hộ dân sinh sống, bao gồm các cơ sở kinh tế, chính trị và xã hội quan trọng nhất của tỉnh Quảng Nam, 1.3. HIỆN TRẠNG KÊNH CHÍNH BẮC PHÚ NINH 1.3.1. Giới thiệu về Kênh chính Bắc Phú Ninh Kênh chính Bắc Phú Ninh thuộc công trình Hồ chứa nước Phú 4 Ninh, tổng chiều dài kênh 47,351 km, lưu lượng tải nước theo thiết kế Qtk = 27,98m3/s, tưới cho 14.325ha [8]. Cống lấy nước đầu kênhtại đập phụ Tư Yên nằm trên địa bàn xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, tuyến kênh được bố trí chủ yếu chạy ven theo các chân đồi núi về hướng Bắc Tỉnh Quảng Nam, đi qua các huyện Phú Ninh, huyện Thăng Bình và huyện Quế Sơn, điểm cuối kênh nằm trên địa bàn xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên (hình 1.3) , tỉnh Quảng Nam, với khoảng 50% kênh đào và 50% kênh đắp đất. Kênh đã được thi công hoàn thành đưa vào sử dụng cùng thờiđiểm với Hồ chứa nước Phú Ninh (năm 1986).Đến nay hệ thống kênh đã được đầu tư nâng cấp nhiều lần: - Đến năm 2000: kênh đã được gia cố nâng cấp 3.424 m kênh [5]; - Năm 2008- 2011(Dự án WB3): kênh được gia cố 25.540 m [7]; -Năm 2015(Dự án WB7): hồ sơ thiết kế đã được duyệt, theo kế hoạch; năm 2015 kênh được gia cố thêm 3.588 m [8]. 1.3.2. Địa chất, thủy văn và các điều kiện kinh tế xã hội a. Đặc điểm địa chất kênh chính Bắc: Theo tài liệu địa chất của kênh chính Bắc Phú Ninh được thể hiện trong Báo cáo thiết kế chi tiết Hệ thống kênh Phú Ninh (Dự án WB3) cả hai bờ kênh chính Bắc có đặc điểm địa chất tương tự nhau, toàn tuyến kênh có tổng cộng 6 lớp địa chất khác nhau (lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5, lớp 6). Lớp 1: Cát pha trạng thái dẻo, kết cấu chặt vừa. Lớp 2: Sét pha, trạng thái dẻo cứng, kết cấu chặt vừa. Lớp 3: Sét pha, trạng thái dẻo mềm, kết cấu chặt vừa. Lớp 4: Cát hạt vừa màu xám nâu, trạng thái bão hòa. Lớp 5: Sét pha, trạng thái dẻo chảy, kết cấu kém chặt. Lớp 6: Đá granit màu xám. b. Điều kiện khí tượng thủy văn 1.3.3. Đặc điểm kênh chính Bắc Phú Ninh 5 1.3.4. Phân dạng hư hỏng Kênh chính Bắc Phú Ninh a.Dạnghư hỏng thứ nhất:Hư hỏng công trình trên, gây sự cố công trình (vỡ kênh), không đáp ứng được nhiệm vụ cấp nước. b. Dạng hư hỏng thứ hai:Sạt lỡ mái trong c. Dạng hư hỏng thứ ba: Nước thấm ra mái ngoài kênh 1.4. KẾT LUẬN CHUẬN LUÂN 1 Mặt dù Kênh chính Bắc Phú Ninh, đã được đầu tư sửa nhiều lần với nhiều nguồn kinh phí lớn nhưng hiện trạng hệ thống kênh vẫn đang tồn tại những hư hỏng lớn, tiềm ẩn nguy cơ sự cố công trình: thấm, rò rỉ nước, sạt lở mái trong, mái ngoài bờ kênh, lở kênh và đặc biệt là sự tái diễn các hư hỏng của những đoạn kênh đã được gia cố sửa chữa. Điển hình như đoạn kênh từ Km14+003,38 đến K15+154,5 đáy và mái trong của đoạn kênh này đã được gia cố bằng bê tông cốt thép dày 10 cm nhưng đến nay đoạn kênh này đã xuất hiện những dòng thấm ra mái ngoài, gây sạt lở cục bộ, tiềm ẩn nguy cơ vỡ kênh. CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CHỐNG THẤM KÊNH DẪN NƯỚC 2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG THẤM CHO KÊNH ĐẤT 2.1.1. Nhiệm vụ của nghiên cứu dòng thấm 2.1.2. Định luật Darcy Sự chuyển động thấm trong môi trường rỗng của đất được diễn ra dưới tác dụng của lực trọng trường khi có chênh lệch cột nước giữa các điểm khác nhau. Với trường hợp thấm tầng, chuyển động thấm tuân theo định luật Đacxy: Q = Kt. j (m3/s) 6 Trong đó: Q: lưu lượng thấm (m3/s) Kt: hệ số thấm của đất (m/s) diện tích toàn phần của mặt cắt dòng thấm kể cả hạt đất (m2) j : građien thấm 2.1.3. Thấm có áp và thấm không áp 2.1.4. Thấm phẳng và thấm không gian 2.1.5. Thấm ổn định và không ổn định 2.1.6. Hiện tượng mao dẫn trong thấm không áp 2.2. CÁC NGUYÊN GÂY HƯ HỎNG KÊNH DO DÒNG THẤM 2.2.1. Nguyên nhân từ công tác khảo sát - Đánh giá điều kiện địa chất không đầy đủ. - Vật liệu đất đắp thường là không đồng nhất ngay trong một bãi vật liệu, nhưng đơn vị khảo sát đánh giá là đồng nhất và đề nghị sử dụng chỉ tiêu cơ lý trung bình. - Không nhận diện hoặc đánh giá không đầy đủ đặc tính nguy hiểm của vật liệu đất đắp trong khu vực đó là tính trương nỡ mạnh, lún ướt lớn, tan rã nhanh, để đề ra các giải pháp xử lý hợp lý… 2.2.2. Nguyên nhân từ công tác thiết kế - Lựa chọn chỉ tiêu đầm nén chưa phù hợp, chọn dung trọng khô thiết kế nhỏ hơn trị số cần đạt yêu cầu. - Xử lý vùng địa hình thay đổi đột ngột từ thấp đến cao không hợp lý, tạo nên lún gây nứt thân kênh. - Lựa chọn mặt cắt chưa hợp lý, không tổ chức phân vùng các loại vật liệu để phát huy các ưu điểm và hạn chế tối đa các nhược điểm của vật liệu đất đắp… 2.2.3. Nguyên nhân từ công tác thi công 7 - Chất lượng thi công không đảm bảo yêu cầu thiết kế về dung trọng, độ ẩm, chiều dày lớp đầm, số lần đầm… - Vật liệu đất dùng để đắp thường không bóc bỏ hết tầng phủ thực vật quy định nên nhiều khối đất còn lẫn tạp chất hữu cơ, rể cây, các tạp chất khác - Bóc lớp phân hóa không tốt dẫn đến lớp tiếp giáp giữa đất tự nhiên và đất đắp thường có chất lượng không tốt, tạo điệu kiện thuận lợi cho dòng thấm đi qua. - Thi công xử lý tiếp giáp giữa các khối đất đắp trước sau và chuyển tiếp giữa vật liệu kiến trúc bên trong thân kênh với kênh thường có chất lượng kém, tạo điều kiện cho sự phá hoại do thấm tiếp xúc. 2.2.4. Nguyên nhân từ công tác quản lý vận hành - Thường các hệ thống kênh không có quy trình quản lý vận hành được thống nhất cho toàn hệ thống. - Trong quá trình quản lý vận hành không kịp thời phát hiện các biểu hiện ban đầu của sự cố, hoặc có phát hiện song không nhận ra được tính chất nguy hiểm của các biểu hiện, không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời nên thường để xảy ra sự cố công trình. 2.2.5. Do nguyên nhân khác - Mối là nguyên nhân rất phổ biến gây thấm ở các công trình thủy lợi bằng đất. - Hỏng khớp nối các cống tưới trong thân kênh, hỏng khớp nối cống tiêu dưới nền kênh: khớp nối hỏng dòng chảy có áp phun ra xung quanh gây thấm dọc theo cống mang đất ra ngoài, dẫn đến vỡ kênh. 2.3. TÁC HẠI CỦA DÒNG THẤM 2.4. TÍNH TOÁN THẤM QUA KÊNH ĐẤT 2.4.1. Ý nghĩa của việc tính toán thấm qua kênh đất 8 - Xác định lưu lượng thấm qua thân và qua nền. Trên cơ sở đó tìm lượng nước tổn thất do thấm gây ra và có biện pháp phòng chống thấm thích hợp. - Xác định vị trí đường bão hoà, từ đó sẽ tìm được áp lực thấm dùng trong tính toán ổn định của mái kênh. - Xác định građien thấm (lưu tốc thấm) của dòng chảy trong thân, nền công trình, nhất là ở chỗ dòng thấm thoát ra ở hạ lưu để kiểm tra hiện tượng xói ngầm, chảy đất từ đó xác định giải pháp xử lý hợp lý. 2.4.2. Phương pháp tính thấm Trong các phương pháp số, phương pháp phần tử hữu hạn[12] có nhiều ưu điểm vì đáp ứng được miền tính toán không đồng chất, có dạng hình học tuỳ ý, điều kiện biên tùy ý. Phương pháp này đã được sử dụng để tính toán các đặc trưng dòng thấm trong phần mềm Seep/w trong bộ phần mềm Geo-Slope. Luận văn sử dụng bộ phần mềm này để nghiên cứu ảnh hưởng dòng thấm trong thân và nền kênh. 2.5. ỔN ĐỊNH MÁI ĐẤT 2.5.1. Các yếu tố gây mất ổn định mái đất Một khối đất có mặt ngoài nghiêng một góc nào đó so với mặt ngang được quy ước gọi là mái đất.Mái dốc đứng được gọi là vách; chiều cao của vách đá rất lớn nhưng vách đất thường không quá vài mét và không ổn định lâu dài. Nguyên nhân hình thành mái đất hoặc do thiên nhiên (vận động của vỏ quả đất, bào mòn, tích tụ ...) hoặc do nhân tạo (đập, đê, mái kênh, mái hố đào v.v...). Mái kênhđất thuộc loại mái đất nhân tạo. Sự ổn định của mái dốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó những yếu tố cơ bản: Tính chất của đất, chiều cao, độ nghiên mái dốc, các lực tác dụng lên mái dốc (trọng lượng bản thân, lực thủy
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.