Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tích hợp nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tích hợp nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tích hợp nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối 559 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tích hợp nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối 1 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tích hợp nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối 9
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tích hợp nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HOÀNG THỊ HỒNG ANH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN VÀO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI Chuyên ngành: Mạng và Hệ thống điện Mã số: 60.52.50 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU HIẾU Phản biện 1: PGS.TS. ĐINH THÀNH VIỆT Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN BÁCH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 5 năm 2013. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại Học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay nhu cầu tiêu thụ điện năng gia tăng rất nhanh tuy nhiên lượng cung ứng điện (chủ yếu là từ thuỷ điện và nhiệt điện) không phát triển kịp. Điều này khiến cho hệ thống đang trong tình trạng thiếu điện cung cấp cho phụ tải. Để cải thiện được việc này, vấn đề đặt ra là phải phát triển hệ thống các nguồn năng lượng điện khác trong khi các năng lượng hoá thạch đang ngày càng cạn kiệt. Việc sử dụng các nguồn điện tại chỗ (thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ, pin mặt trời, gió ...) được huy động để chiếm tỷ trọng đáng kể trong hệ thống nguồn cấp. Thêm vào đó nguồn phân tán sẽ ngày càng được áp dụng nhiều trong hệ thống lưới phân phối vì: - Do thị trường có xu hướng mở cửa cho các nhà đầu tư tham gia ở tất cả các dạng nguồn năng lượng sơ cấp. - Nguồn năng lượng hoá thạch đang ngày càng cạn kiệt trong khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân ngày càng tăng lên. - Nhu cầu của phụ tải phát triển rất nhanh trong khi việc xây dựng các nguồn phát truyền thống công suất lớn cần nhiều thời gian. - Nhà cung cấp sử dụng nguồn phân tán để giảm áp lực về đầu tư tái tạo lưới điện, giảm chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành. - Khách hàng sử dụng nguồn phân tán để giảm bớt gánh nặng công suất vào giờ cao điểm, giảm tổn hao trong mạng, cải thiện chất lượng điện năng, tăng cường độ tin cậy và thân thiện với môi trường. 2 Nguồn điện phân tán có thường có công suất nhỏ nên được nối trực tiếp vào lưới phân phối. Với việc nguồn phân tán phát triển ngày càng nhiều nên tích hợp nguồn vào hệ thống phân phối cần được quan tâm. Tuy nhiên hiện nay, các lưới phân phối có dạng hình tia (hoặc mạch kín vận hành hở) vì vậy sẽ có nhiều vấn đề khi nhiều nguồn phân tán được kết nối vào lưới: 1. Quá điện áp tại các phụ tải 2. Thay đổi dòng công suất chạy trên các nhánh. 3. Bảo vệ rơle sẽ không đo lường đúng dòng điện sự cố trên đường dây, dòng sự cố qua MBA Ngoài ra, việc kết nối các nguồn phân tán phải thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật của Bộ Công Thương đặt ra. Việc tích hợp tối đa nhiều nguồn phân tán vào hệ thống lưới phân phối có nhiều ảnh hưởng đến lưới điện. Việc tận dụng tối đa nguồn phân tán sẽ giúp giảm bớt áp lực về nguồn năng lượng của các nhà máy điện hiện có. Tuy nhiên khi tích hợp nhiều nguồn phân tán vào hệ thống sẽ xảy ra những hiện tượng như đã nêu trên. Hiện nay, ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung, nhiều thủy điện nhỏ đã và sẽ đưa vào vận hành. Để các nguồn năng lượng này có thể tải tối đa lên lưới phân phối, EVN phải có những thay đổi trong tái cấu trúc lưới (thay mới một vài đường dây=>giá thành cao) hoặc hạ điện áp trên lưới phân phối (ảnh hưởng đến chất lượng điện áp). Luận văn này tìm hiểu các phương pháp tối ưu về mặt kinh tế và đảm bảo tất cả các yêu cầu về kỹ thuật để có thể kết nối nhiều nguồn phân tán vào lưới điện phân phối. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống phân phối. - Tìm hiểu các nguồn phân tán. - Những ảnh hưởng khi kết nối nhiều nguồn phân tán vào lưới điện. - Những tiêu chuẩn để kết nối nguồn phân tán vào lưới điến - Các phương án để kết nối tối ưu nguồn phân tán vào lưới phân phối. - Ứng dụng đối với một nhánh lưới phân phối Nam Trà My (có nguồn phân tán). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đặt tên đề tài Căn cứ vào lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài được đặt tên: "NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN VÀO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI" 6. Bố cục luân văn Mở đầu Chương 1: Tổng quan về lưới điện phân phối và nguồn phân tán 4 Chương 2: Phân tích, đánh giá các phương pháp tích hợp nguồn phân tán vào lưới điện phân phối Chương 3: Phương pháp tích hợp nguồn phân tán vào hệ thống lưới phân phối Chương 4: Ứng dụng thuật toán di truyền vào lưới điện phân phối Trà My Kết luận và kiến nghị 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI VÀ NGUỒN PHÂN TÁN 1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 1.1.1 Tổng quan Phân phối điện là khâu cuối cùng của hệ thống điện để đưa điện năng trực tiếp đến người tiêu dùng. Lưới điện phân phối bao gồm lưới điện trung áp và lưới điện hạ áp. Các vấn đề kỹ thuật của lưới điện phân phối trong đó có vấn đề giảm tổn thất điện năng vẫn sẽ là trọng tâm trong công tác điều hành quản lý. Để giải quyết các khó khăn này, đồng thời nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật trong đó có vấn đề giảm tổn thất điện năng, các Công ty Điện lực cần ứng dụng các biện pháp công nghệ hiện đại đang ngày càng được sử dụng phổ biến trên thế giới. 1.1.2 Một số đặc điểm của lưới điện phân phối Lưới điện phân phối có các đặc điểm về thiết kế và vận hành khác với lưới điện truyền tải. Lưới điện phân phối phân bố trên diện rộng, thường vận hành không đối xứng và có tổn thất lớn. Tổn thất trên lưới điện phân phối bao gồm tổn thất phi kỹ thuật ( tổn thất thương mại) và tổn thất kỹ thuật. 1.2 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGUỒN PHÂN TÁN 1.2.1 Định nghĩa Nguồn phân tán DG là nguồn phát có công suất nhỏ (<30MW), được lắp đặt gần nơi tiêu thụ điện năng nên loại trừ được những chi phí truyền tải và phân phối không cần thiết. Hơn nữa, nó có thể làm giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tăng cường tính 6 linh hoạt của nguồn điện và độ tin cây cung cấp điện, giảm tổn thất và cải thiện điều kiện điện áp đường dây phân phối. 1.2.2 Các loại nguồn phân tán a. Nhà máy năng lượng mặt trời b. Nhà máy phong điện c. Nhà máy thuỷ điện nhỏ d. Một số nguồn phân tán khác * Điện sinh khối (Biomass) * Địa nhiệt 1.3 VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG 1.3.1 Những vấn đề về môi trường * Những lợi ích Năng lượng tái tạo có vai trò quan trọng trong việc giảm khí hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng tới sự nóng lên của toàn cầu. Năng lượng tái tạo hầu như không làm phát thải khí hại khi vận hành và phát thải rất ít trong quá trình sản xuất, lắp đặt, bảo dưỡng và tháo dỡ. * Những hạn chế Các tuabin gió ảnh hưởng tới tầm nhìn và âm thanh (tiếng ồn của động cơ máy phát, tiếng ồn của các cánh quạt tuabin gió). Các nông trang gió và pin mặt trời cần diện tích lớn hơn so với các công nghệ điện truyền thống có cùng công suất đặt. 7 Các nhà máy thủy điện nhỏ, điện thủy triều và sóng biển có thể ảnh hưởng tới hệ sinh thái và vùng đánh bắt hải sản. Điện sinh khối (Biomass) có thể tạo ra phát thải khí độc hại trong trường hợp đốt cháy không hết. Chúng cần diện tích lớn để đặt nhà máy cung cấp nhiên liệu 1.3.2 Những vấn đề về kinh tế * Những lợi ích Với vị trí đặt DG hợp lý sẽ có thể làm tăng thời gian đầu tư nâng cấp lưới và giảm vốn đầu tư xây dựng mới lưới điện. Bên cạnh đó còn làm giảm chi phí vận chuyển nhiên liệu đầu vào để sản xuất điện và giảm tổn thất truyền tải và phân phối điện năng trên lưới, tăng tính cạnh tranh trong thị trường điện, cho phép khách hàng có nhiều lựa chọn nhà cung cấp hơn. * Những hạn chế Mặc dù có nhiều lợi ích như vậy, nhưng các máy phát loại nhỏ cũng có những nhược điểm so với các máy phát truyền thống: chi phí sản xuất đơn vị công suất điện của các máy phát loại nhỏ lớn hơn so với các nhà máy điện trung tâm, giá bán lẻ phân phối nhiên liệu thường cao hơn so với giá bán buôn của phát điện tập trung, mức độ cạnh tranh của các nguồn phát điện nhỏ trên lưới so với các nguồn phát điện truyền thống là thấp. 1.4 HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGUỒN PHÂN TÁN Ở VIỆT NAM Trong những năm gần đây, mối quan tâm về DG tại Việt Nam ngày càng nhiều khi mà nhu cầu về các nguồn phát điện tại chỗ 8 đang tăng lên. Những nguồn điện phân tán như: điện gió, điện mặt trời, thủy điện nhỏ … đang được chú ý quan tâm hơn cả. Trong một vài năm tới, các nguồn DG khác khi đi vào vận hành sẽ đóng vai trò đáng kể trong việc đảm bảo nhu cầu điện năng cho các phụ tải địa phương, góp phần giảm gánh nặng cho các hệ thống điện khu vực.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.