Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn theo hướng bền vững tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn theo hướng bền vững tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 25 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn theo hướng bền vững tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 918 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn theo hướng bền vững tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn theo hướng bền vững tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 10
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn theo hướng bền vững tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 25 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HỒ THỊ NHƯ NGỌC XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số: 60.53.03.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Đà Nẵng - Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH ANH HOÀNG Phản biện 1: TS. Lê Thị Xuân Thùy Phản biện 2: TS. Huỳnh Ngọc Thạch Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật môi trường họp tại Đại học Bách khoa vào ngày 29 tháng 12 năm 2016. Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách Khoa.  Thư viện Khoa Môi trường, trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, chất thải rắn (CTR) nông thôn đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm. Lượng CTR nông thôn phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng về thành phần và tính chất độc hại. Công tác thu gom và xử lý còn lạc hậu, thô sơ, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, công tác quản lý còn nhiều bất cập. Ước tính, lượng CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh khoảng 18.210 tấn/ngày tương đương với 6.646 triệu tấn/năm [25]. Theo thống kê của Cục BVTV, kể từ năm 2008, lượng thuốc BVTV nhập khẩu lên tới hơn 100.000 tấn. Ngoài ra, hàng năm, đàn vật nuôi ở Việt Nam thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn CTR (phân khô, thức ăn thừa) [27]. Tuy nhiên, việc thu gom CTR tại nông thôn chưa được coi trọng, nhiều thôn, xã, chưa có các đơn vị chuyên trách trong việc thu gom CTR nông thôn. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn mới đạt khoảng 40 - 55%, chỉ có khoảng 40 - 70% CTR nông nghiệp, chăn nuôi được xử lý [26]. Huyện Hòa Vang với tổng thể 11 xã, trong đó có 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đang trên đường xây dựng nông thôn mới cụ thể là Phú Sơn 1 là một trong hai thôn đang tiến tới xây dựng mô hình làng sinh thái. Hơn nữa quá trình đô thị hóa ngoài việc mang lại cho huyện Hòa Vang một diện mạo mới, tích cực hơn nhưng đồng thời cũng tạo ra các vấn đề về môi trường như ô nhiễm, tích tụ chất thải và vệ sinh môi trường kém. Từ những lý do nêu trên, tôi chọn hướng nghiên cứu “Xây dựng mô hình quản lý CTR nông thôn theo hướng bền vững tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng mô hình quản lý CTR phù hợp tình hình thực tế của nông thôn huyện Hòa Vang. 3. Đối tƣợng, nội dung và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - CTR tại thôn Phú Sơn 1, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng bao gồm: + CTR sinh hoạt. + CTR nông nghiệp + CTR chăn nuôi. b. Phạm vi nghiên cứu Thôn Phú Sơn 1, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và tra cứu số liệu; - Phương pháp điều tra, tham vấn cộng đồng; - Phương pháp mô hình thực nghiệm; - Phương pháp xác định thành phần rác thải; - Phương pháp phân tích mẫu; - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu. 5. Ý nghĩa đề tài - Ý nghĩa khoa học: Mô hình quản lý CTR có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường nông thôn. - Ý nghĩa thực tiễn: + Tận dụng chất thải tối đa để tái sử dụng, tái chế. + Giảm thiểu tối đa lượng CTR phát thải vào môi trường. + Nâng cao nhận thức cho người dân nông thôn trong việc 3 quản ký CTR theo hướng thân thiện với môi trường. 6. Bố cục đề tài Mở đầu Chương 1: Tổng quan Chương 2: Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm, nguồn gốc và phƣơng pháp xử lý CTR 1.1.1. Khái niệm CTR được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa [20]. Tích hợp quản lý CTR có thể được định nghĩa như là lựa chọn và áp dụng các kỹ thuật phù hợp, công nghệ và chương trình quản lý để đạt được mục tiêu và mục tiêu cụ thể trong quản lý chất thải [23]. 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh và thành phần của CTR a. Nguồn gốc CTR CTR có thể phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau. b. Thành phần CTR CTR từ các nguồn phát thải khác nhau cũng khác nhau về thành phần lý, tỷ lệ và các chất hóa học. 1.1.3. Các phương pháp xử lý CTR a. Phương pháp xử lý CTR sinh hoạt b. CTR nông nghiệp c. CTR chăn nuôi 1.2. Tình hình quản lý CTR vùng nông thôn việt nam 1.2.1. Nguồn gốc phát sinh, thành phần CTR Có thể phân loại CTR nông thôn theo 3 nhóm chính là CTR sinh hoạt, CTR nông nghiệp, chăn nuôi và CTR làng nghề. 5 1.2.2. Thu gom và xử lý CTR a. CTR sinh hoạt b. CTR nông nghiệp c. CTR chăn nuôi 1.3. Tình hình thu gom và xử lý CTR trên địa bàn nghiên cứu 1.3.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu a. Giới thiệu huyện Hòa Vang Hình 1.3. Bản đồ hành chính huyện Hòa Vang 6 b. Giới thiệu về thôn Phú Sơn 1 Hình 1.4. Ranh giới thôn Phú Sơn 1 1.3.2. Tình hình thu gom và xử lý CTR trên địa bàn huyện Hòa Vang nói chung và thôn Phú Sơn 1 nói riêng 7 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - CTR tại thôn Phú Sơn 1, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng bao gồm: + CTR sinh hoạt. + CTR nông nghiệp. + CTR chăn nuôi. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Thôn Phú Sơn 1, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập và tra cứu số liệu 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa - Tiến hành khảo sát tại một số địa điểm thu gom, vận chuyển tại thôn. - Chụp hình hiện trạng môi trường tại địa bàn nghiên cứu. - Điều tra thực địa bằng bảng câu hỏi: 2.3.3. Phương pháp mô hình thực nghiệm a. Mô hình ủ phân compost Hình 2.1. Quy trình ủ phân compost 8 Thành phần nguyên liệu đầu vào phối trộn trong hai ô ủ được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây: Bảng 2.2. Thành phần khối lượng CTR đem đi ủ Thành phần Khối lượng ủ (kg) Ô1 Ô2 16,5 18 2 2 Phân bò 1,5 0 Tổng cộng 20 20 Rác hữu cơ dễ phân hủy Phụ phẩm nông nghiệp: rơm Bước 4: Chuẩn bị ô ủ. Bước 5: Tiến hành ủ. Bước 6: Chế biến phân hữu cơ sinh học b. Mô hình đệm lót sinh học + Bước 1: Rải trấu hoặc mùn cưa lên toàn bộ nền chuồng dày 15cm,sau đó thả gà vào. + Bước 2: Sau 3 ngày, quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, dùng cào cào sơ qua lớp mặt đệm lót. + Bước 3: Sau khi cào lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm BALASA – N01 lên toàn bộ bề mặt chất độn. 2.3.4. Phương pháp Xác định thành phần rác thải Tiến hành lấy mẫu CTR sau khi vận chuyển về bãi tập kết và trộn đều mẫu theo phương pháp môt phần tư. 2.3.5. Phân tích mẫu Mẫu sau khi ủ, để đánh giá chất lượng phân sau khi ủ được phân tích theo các phương pháp trong bảng 2.3 dưới đây:
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.