Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam 430 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam 7
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ ÁNH TUYẾT NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ASEAN ĐẾN NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM T M TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ THỊ THÚY ANH Phản biện 1: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 2: TS. LÂM MINH CHÂU Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng vào ngày 24 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đa Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề Tham gia các Hiệp định thương mại tự do ngày nay không còn quá xa lạ đối với việc phát triển kinh tế của một quốc gia. Các hiệp định này tạo điều kiện cho các quốc gia giao thương với nhau thông qua việc giảm thuế, gỡ bỏ những hàng rào phi thế quan đã tác động góp phần mở rộng phạm vi thị trường, gia tăng đầu tư mở rộng sản xuất và đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác. AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singpore về chương trình thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Hiệp định này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước trong khu vực ASEAN nhằm mục đích nhất thể hóa thị trường, cơ sở sản xuất và từng bước gỡ bỏ hàng rào thương mại phi thuế quan nhằm tạo ra thị trường chung của khu vực ASEAN với 651 triệu dân. Việt Nam bắt đầu gia nhập ASEAN (AFTA) vào năm 1995 được xem là khởi đầu cho những cơ hội lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Có thể nói, việc tham gia vào AFTA đã tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội đầu tư, thị trường xuất nhập khẩu vào các nước ASEAN được mở rộng và đa dạng hóa, thị trường tài chính phát triển hơn...Trong tự do hóa thương mại, hoạt động nhập khẩu là yếu tố quan trọng đối với quá trình chuyển giao công nghệ, hàng hóa, gia tăng vốn đầu tư...Theo lộ trình thì hiệp định thương mại tự do ASEAN đã cơ bản hoàn tất lộ trình cắt giảm thuế trong khối, thúc đẩy hoạt động nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam làm cho kim ngạch nhập khẩu của các quốc gia này vào Việt Nam tăng đáng kể, với tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2016 là 24.09 tỷ USD, tăng 14.35% so với năm 2015, đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Bên cạnh những lợi ích được tạo ra từ tự do hóa thương mại, 2 Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn và thách thức trong quá trình hội nhập với khu vực ASEAN như việc giảm thuế sẽ làm cho hàng hóa của các nước ASEAN có độ tương đồng với hàng hóa của Việt Nam tràn vào thị trường nội địa, nếu doanh nghiệp không chuẩn bị sẵn sàng năng lực và chủ động cạnh tranh thì ngay cả những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như hàng nông sản, hàng tiêu dùng, thủy sản, dệt may, da giày… sẽ bị sức ép cạnh tranh rất lớn; đồng thời tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Mặt khác, khi các doanh nghiệp trong nước chưa nắm bắt kịp thời về biến động giá cả, thị trường, dự báo về chính sách để phù hợp với tiến trình hội nhập cũng như chủ động đón đầu sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn của các nước thành viên, thì việc tăng kim ngạch nhập khẩu nhanh chóng có thể gây ra tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Điển hình là giá trị nhập siêu năm 2007 – 2008 đã gấp 1.27 lần cả giai đoạn 2000 – 2006 và tiếp tục nhập siêu của Việt Nam ở mức cao vào giai đoạn 2009-2011. Sau khi cán cân thương mại thặng dư giai đoạn 2012-2014. Năm 2015, cán cân thương mại lại rơi vào thâm hụt 3.55 tỷ USD. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn về hội nhập kinh tế quốc tế, với mong muốn tìm ra giải pháp nhằm nắm bắt, tận dụng thời cơ và đánh giá tác động của AFTA đối với hoạt động nhập khẩu của Việt Nam, tôi xin chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Phân tích, dự báo tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN đến hoạt động nhập khẩu của Việt Nam và đề xuất 3 những hàm ý chính sách nhằm tối ưu hóa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ việc gia nhập AFTA đối với nhập khẩu của Việt Nam. 2.2 . Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận về hiệp định thương mại tự do và tác động của hiệp định thương mại tự do đến nhập khẩu. - Nghiên cứu thực trạng tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) đến nhập khẩu của Việt Nam. - Đưa ra một số hàm ý chính sách cho Chính phủ, Doanh nghiệp lựa chọn, tận dụng các lợi thế và hạn chế những tác động tiêu cực từ việc gia nhập AFTA đối với nhập khẩu của Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Sử dụng phương pháp, chỉ tiêu nào để nghiên cứu tác động của Hiệp định thương mại tự do đến nhập khẩu? - Hiệp định thương mại tự do AFTA có tác động như thế nào đến nhập khẩu Việt Nam? - Việt Nam cần phải làm gì để khai thác lợi thế và hạn chế những tác động tiêu cực của Hiệp định thương mại tự do mang lại? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác động của AFTA đến nhập khẩu Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: giới hạn nghiên cứu tác động của Hiệp định thương mại tự do đến tổng qui mô nhập khẩu, chi tiết đến một số nhóm ngành sản phẩm có giá trị và tỷ trọng lớn trong tổng quy mô nhập khẩu Việt Nam và các nước ASEAN. Đề tài không nghiên cứu chi tiết đến cấp ngành sản phẩm. 4 + Không gian nghiên cứu: nghiên cứu ở cấp độ quốc gia Việt Nam và các nước khối ASEAN, không đi chi tiết nghiên cứu cấp độ vùng và địa phương của từng quốc gia. + Phạm vi thời gian: trong giai đoạn 2000 đến 2016 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng nhằm hệ thống hóa cở sở lý thuyết, liệt kê, đối chiếu so sánh về mặt nội dung, phương pháp phân tích, kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước nhằm hình thành nên cơ sở lý thuyết và khung phân tích của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu định lượng được tác giả sử dụng thông qua các chỉ tiêu thống kê mô tả theo chuỗi thời gian nhằm đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do đến nhập khẩu Việt Nam và ASEAN như thế nào so với trước khi thực Hiệp định thương mại tự do về quy mô, cơ cấu theo thị trường từng quốc gia, theo nhóm hàng hóa. Ngoài ra đề tài sử dụng mô hình lực hấp dẫn (Gravity model) - Nguồn dữ liệu: Trong phạm vi đề tài của luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống hóa quá trình phát triển lý thuyết của Hiệp định thương mại tự do và biện giải cơ chế tác động Hiệp định thương mại tư do đến nhập khẩu. Đề tài đã hỗ trợ cho người nghiên cứu sau về thương mại tư do có cái nhìn tổng quát và hệ thống quá trình phát triển lý thuyết của vấn đề nghiên cứu. - Về mặt thực nghiệm, đề tài đã trình bày một cách hệ thống về mặt định lượng thực tiễn sự tác động của Hiệp định tự do đến tổng quy mô nhập khẩu, cũng như một số nhóm ngành sản phẩm chủ yếu 5 giữa Việt Nam và ASEAN. Từ đó nhận diện được cơ hội và thách thức của Việt Nam với các nước ASEAN trong việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do. Trên cơ sở kết quả phân tích định lượng, đề tài cũng đề xuất một số hàm ý chính sách mà các bên có liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp… - Về mặt đào tạo, đề tài là một tài liệu có giá trị tham khảo trong việc đào tạo bậc đại học sau đại học đối với khối ngành Kinh tế, Ngoại thương ở trường đại học hiện nay về Hiệp định thương mại, tác động của Hiệp định thương mại tự do đến kinh tế nói chung và nhập khẩu nói riêng. 7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu Từ Thúy Anh (2013), Giáo trình “Kinh tế học quốc tế”, Đại học Ngoại Thương, NXB Thống kê; Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2012), Giáo trình “Kinh tế học quốc tế”, Đại học Kinh tế Quốc dân; Tổng cục thống kê (2018) và Bùi Trường Giang (2010). 8. Tổng quan về đề tài nghiên cứu 8.1. Các nghiên cứu trên thế giới Anuar Ariffior (2007), Urata và Okabe (2007), Gulhot (2010) Basri & Hill, (2008) và Misa OKABE và Shujiro URATA (2014) 8.2. Nghiên cứu trong nước Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008); MUTRAP III (2010); Nguyễn Anh Thu (2012) ;Vũ Thanh Hương (2014); Bùi Hồng Cường (2016). 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệp định thương mại tự do và tác 6 động hiệp định thương mại tự do đến nhập khẩu. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu tác động của AFTA đến nhập khẩu của Việt Nam Chương 3: Tác động của AFTA đến nhập khẩu của Việt Nam Chương 4: Một số hàm ý chính sách CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN NHẬP KHẨU 1.1 KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT VỀ TỰ DO H A THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm tự do hóa thƣơng mại Tự do hóa thương mại là chế độ thương mại trong đó không có sự phân biệt đối xử nào đối với việc bán hàng trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu. 1.1.2. Lý thuyết về tự do hóa thƣơng mại Chủ nghĩa trọng thương; Lý thuyết “Lợi thế tuyệt đối” của Adam Smith; Lý thuyết “ Lợi thế so sánh” của David Ricacdo; Lý thuyết Hecksher – Ohli. 1.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TỰ DO H A THƢƠNG MẠI Cắt giảm dần thuế quan; Giảm dần tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan; Đảm bảo cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử; Những nội dung khác. 1.3. TỔNG QUAN HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO 1.3.1. Khái niệm Hiệp định thƣơng mại tự do Hiệp định thương mại tự do là hiệp định mà trong đó các nước tham gia ký kết thỏa thuận dành cho nhau những ưu đãi, như các hàng rào thương mại kể cả thuế quan và phi thuế quan đều được loại bỏ, nhưng mỗi nước thành viên vẫn được tự do quyết định những 7 chính sách thương mại độc lập của mình đối với các nước không phải thành viên của hiệp định. 1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển Hiệp định thƣơng mại tự do trên thế giới 1.3.3.Các Hiệp định thƣơng mại tự do mà Việt Nam tham gia Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức ASEAN năm 1995. Năm 2018, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng 16 FTA. Trong số 16 FTA này có 10 FTA đã được thực thi. 1.3.4. Phân loại Hiệp định thƣơng mại tự do FTA song phương, FTA đa phương và FTA hỗn hợp 1.4. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN KINH TẾ CỦA MỘT QUỐC GIA - Tác động tới quy mô: Quy mô của FTA được thể hiện ở số lượng và quy mô của các thành viên tham gia FTA. - Tác động tới cơ cấu mặt hàng: Cơ cấu mặt hàng tạo thúc đẩy các quốc gia phải tiếp cận những công nghệ hiện đại hỗ trợ cho nền sản xuất trong nước về các hàng hóa có chất lượng, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước . - Tác động tới thị trường: Mọi quốc gia nên khi tham gia Hiệp định thương mại tự do làm tác động đến mở rộng thị trường xuất nhập khẩu mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tác động tích cực tạo nhiều công việc mới cho người lao động . 1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO Thể chế, sự chuẩn bị của một quốc gia và sự chuẩn bị của doanh nghiệp 8 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA AFTA ĐẾN NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 2.1. HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – ASEAN 2.1.1. Sự ra đời và quá trình hình thành Hội nghị thượng đỉnh của các nước ASEAN tháng 1-1992 đã ký kết tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan(ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (CLMV) được yêu cầu tham gia AFTA và được kết nạp vào khối ASEAN và ngày 1/1/1996 Việt Nam đã chính thức gia nhập AFTA.Theo hiệp định này tiến trình giảm dần thuế quan theo CEPT xuống từ 0% đến 5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. 2.1.2 Mục tiêu: Thúc đẩy thương mại giữa các nước trong khu vực nhờ CEFT và các ưu đãi khác; Tự do hóa thường mại bằng gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan; Tạo một thị trường chung rộng lớn thì phải kết nối các nền kinh tế của các nước ASEAN; Xây dựng các cơ chế và điều kiện chung thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước thành viên. 2.1.3. Lộ trình cắt giảm thuế Hiệp định về Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực chung (CEPT), sáu quốc gia gia nhập ASEAN trước sẽ xóa bỏ khoảng 98% tổng số dòng thuế của mình đối với các quốc gia thành viên khác vào năm 2006. Thời hạn dành cho bốn quốc gia gia nhập sau (CLMV) là năm 2013 và xóa bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2015. Bao gồm các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, phân thành bốn danh mục: Danh mục cắt giảm thuế ngay; danh mục loại trừ tạm thời; danh mục hàng
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.