Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam 431 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam 7 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam 46
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUỲNH THỊ DIỄM TRINH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn Phản biện 1: PGS. TS. TRƯỜNG HỒNG TRÌNH Phản biện 2: PGS.TS. BÙI ĐỨC TÍNH Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng vào ngày 24 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau đổi mới kinh tế năm 1986, Việt nam bắt đầu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 10 FTA đã có hiệu lực. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) là hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, được ký kết 25/12/2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Hiệp định VJEPA không những chỉ tập trung vào tự do hóa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ mà còn thỏa thuận hợp tác về đầu tư và các hợp tác kinh tế khác giữa hai nước. Tham gia vào các FTA nói chung, VJEPA nói riêng mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế, như (1) mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm; (2) tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế; và (3) làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. Tuy nhiên, thực hiện các FTA có thể tìm ẩn các nguy cơ cho nền kinh tế, như (1) làm gia tăng cạnh tranh khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản; (2) làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế; (3) trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp. 2 Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hàng hóa của Nhật Bản và Việt Nam mang tính bổ sung. Nhật Bản nhập các mặt hàng thủy sản, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng như: dệt may, da giày, thực phẩm chế biến. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản máy móc, thiết bị, công nghệ và nguyên liệu cho sản xuất. Trong năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản đạt 37,860 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2017.Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật đạt 18,850 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ và nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản là 19,010 tỷ USD, tăng 12,0%. Trong các năm qua, Nhật Bản luôn nằm trong nhóm bốn đối tác thương mại lớn nhất (Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ) trong hơn 200 quốc gia có xuất nhập khẩu hàng hóa với Việt Nam (Tổng cục Hải quan). Vì những lý do trên, cần thiết phải quan tâm đến tác động của VJEPA đến đến nền kinh tế Việt Nam. Tác động của các FTA đến nền kinh tế ngày càng được các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh kế học nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nhìn chung, có 2 nhóm phương pháp được sử dụng đánh giá tác động của các hiệp định FTA đến nền kinh tế. Nhóm thứ nhất dựa vào cách tiếp cận hậu nghiệm, sử dụng các mô hình kinh tế lượng để kiểm chứng và đánh giá hiệu quả của các hiệp định. Nhóm thứ hai sử dụng cách tiếp cận tiên liệu, cơ bản sử dụng mô hình cân bằng tổng thể CGE để dự báo các tác động đến nền kinh tế. Cách tiếp cận dựa trên mô hình CGE có nhiều ưu việt hơn vì cho phép xem xét tổng thể các mối liên kết trong nền kinh tế, giúp dự đoán xu hướng và lý giải các cơ chế phân bổ nguồn lực khi thực thi các hiệp định FTA đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh và 3 điều kiện cụ thể, đặc thù của mỗi nước. Đặc biệt, mô hình CGE động là một công cụ rất phù hợp, cho phép mô phỏng các hoạt động kinh tế quốc tế như thương mại, đầu tư và dịch chuyển các yếu tố sản xuất theo từng ngành, phân tích xu hướng biến động và cách thức chuyển dịch của các ngành và cả nền kinh tế trong dài hạn. Ở Việt Nam, đến thời điểm hiện nay đã có một số nghiên cứu sử dụng mô hình CGE để nghiên cứu tác động của các “cú sốc” đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào sử dụng mô hình CGE động để đánh giá tác động của hiệp định VJEPA đến nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Đánh giá tác động Hiệp định VJEPA đến nền kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời phát huy các tác động tích cực của Hiệp định VJEPA. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Phân tích và dự báo mức độ tác động của việc thực thi VJEPA đối với toàn nền kinh tế Việt Nam, đến cơ cấu ngành kinh tế, thu ngân sách của chính phủ và phúc lợi của các nhóm hộ gia đình. Rút ra các hàm ý chính sách nhằm tận dụng cơ hội và giảm thiểu những thiệt hại nếu có từ việc thực thi VJEPA, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao phúc lợi Hộ gia đình. 3. Câu hỏi nghiên cứu Hiệp định VJEPA có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, thu ngân sách của chính phủ và phúc lợi của các nhóm hộ gia đình Việt Nam? 4 Làm thế nào để tận dụng cơ hội và giảm thiểu những thiệt hại từ việc thực thi VJEPA, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao phúc lợi Hộ gia đình? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tác động của việc thực thi Hiệp định VJEPA đến nền kinh tế Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: luận văn chỉ nghiên cứu tác động của việc thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu trong Hiệp định VJEPA đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (GO, GDP, xuất nhập khẩu, ngân sách), đến các ngành, và phúc lợi hộ gia đình. Về không gian: Nền kinh tế Việt Nam Về thời gian: Xây dựng kịch bả giảm đồng thời thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với hàng hóa của Nhật Bản và thuế nhập khẩu của Nhật Bản đối với hàng hóa của Việt Nam theo lộ trình đã cam kết từ năm 2012 – 2025. Các kết quả mô phỏng được đánh giá cả trong ngắn hạn và dài hạn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp chính được sử dụng trong đề tài luận văn là phương pháp mô hình hóa và mô phỏng các “cú sốc thuế suất thuế nhập khẩu” thông qua mô hình cân bằng tổng thể dạng động (DCGE). Sau khi thực hiện mô phỏng tác động của các cú sốc thuế suất thuế nhập khẩu bằng mô hình DCGE, nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả bằng công cụ bảng và đồ thị để tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả mô phỏng. 5 Ngoài ra, nghiên cứu này còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tác động của các FTA đến nền kinh tế, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các FTA đến cơ cấu ngành kinh tế, đánh giá các dữ liệu thứ cấp liên quan đến thực trạng, xu hướng, mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Nhật Bản. Trên cơ sở đó, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp khi phân tích tác động của các cú sốc thuế suất theo lộ trình cam kết trong Hiệp định VJEPA đến nền kinh tế Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Về mặt lý luận Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để chỉ ra cơ chế tác động và phương pháp phân tích tác động của việc thực thi các FTA đến nền kinh tế. Phân tích rõ cơ chế tác động của sự thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu đến nền kinh tế. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu về tác động của các cú sốc thuế suất luận giải nguyên nhân và kết quả tác động trong các nghiên cứu thực nghiệm. Mở ra hướng nghiên cứu mới tại Việt Nam khi sử dụng mô hình DCGE trong phân tích và dự báo tác động của các FTA. 6.2. Về mặt thực tiễn Tổng hợp các nội dung và lộ trình giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với hàng Nhật Bản và lộ trình giảm thuế nhập khẩu của Nhật Bản đối với hàng Việt Nam để xây dựng các kịch bản mô phỏng về thay đổi thuế suất phù hợp với bối cảnh hiện tại. Tổng hợp, phân tích thực trạng quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Nhật Bản, làm cơ sở để đánh giá tác động của Hiệp định VJEPA đến nền kinh tế Việt Nam. 6 Phát triển mô hình cân bằng tổng thể dạng động, đa ngành, đa nhóm Hộ gia đình, đa đối tác (Nhật Bản, các đối tác còn lại), cho phép mô phỏng và phân tích ảnh hưởng của các cú sốc thuế suất lên từng ngành, từng nhóm Hộ gia đình, cách thức chuyển dịch của các ngành và cả nền kinh tế trong dài hạn. Đây là mô hình thực nghiệm cần thiết cho các nhà nghiên cứu thực hiện mô phỏng tác động của việc thay đổi các mức thuế suất khác nhau theo các FTA khác nhau đến nền kinh tế Việt Nam. Góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, ứng dụng lý luận về đánh giá và dự báo tác động của các FTA với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Phân tích và dự báo tác động của Hiệp định VJEPA đến nền kinh tế thông qua việc xây dựng, mô phỏng và đánh giá các kịch bản thuế suất khác nhau tác động đến nền kinh tế. Đây là bằng chứng thực nghiệm, minh họa cho các vấn đề lý thuyết về tác động của các FTA. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực thi Hiệp định VJEPA có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao phúc lợi Hộ gia đình. 7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông; Thuý Anh (2013), Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB Thốn kê; Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2012) Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB thống kê. 8. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 8.1. Các công trình nghiên cứu liên quan Lê Thị Lan Anh (2007), quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ năm 1986 đến 2007; Bùi Đức Hưng (2010), Phát 7 triển quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hình thành hiệp định thương mại song phương giữa hai nước; Đoàn Thị Bích Thủy (2014), nghiên cứu xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau Hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước; 8.2. Các mô hình nghiên cứu liên quan Đỗ Trí Thái (2006), phân tích thương mại giữa Việt Nam và 23 nước Châu Âu (EC23) thông qua sử dụng mô hình trọng lực và dữ liệu bảng; Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008), đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3; Phạm Lan Hương và David Vanzetti (2006), đánh giá tác động của tự do hóa của Việt Nam sử dụng mô hình GTAP; Roland-Holst và cộng sự (2002), mô phỏng một mô hình CGE động từ giai đoạn 2000 đến năm 2020 để phân tích các tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO. 9. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 4 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về tác động của Hiệp định thương mại tự do đến nền kinh tế Việt Nam. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Đánh giá tác động của FTA Việt Nam – Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam. Chương 4. Kết luận và Hàm ý chính sách. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN NỀN KINH TẾ 1.1. TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm tự do hóa thƣơng mại Tự do hoá thương mại là chế độ thương mại mà trong đó không có sự phân biệt đối xử nào đối với việc bán hàng trong nước và xuất nhập khẩu. Các hoạt động cải cách để đưa chế độ thương mại của một quốc gia đến trạng thái thương mại tự do được gọi là tự do hoá thương mại. 1.1.2. Nội dung chủ yếu của tự do hoá thƣơng mại Thứ nhất, là quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; Thứ hai, là quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan; Thứ ba, là quy định lộ trình cắt giảm thuế quan; Thứ tư, là quy định về quy tắt xuất xứ. Bên cạnh các nội dung chính của FTA nêu trên, các FTA ngày nay còn có các nội dung khác đề cập tới vấn đề tự xúc tiến và tự do hóa đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động, môi trường, … Tuy vậy, mức độ tự do đối với hai lĩnh vực này không cao như trong hàng hóa. 1.2. HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO 1.2.1. Khái niệm Hiệp định thƣơng mại tự do Hiệp định thương mại tự do là hiệp định mà trong đó các nước tham gia ký kết thỏa thuận dành cho nhau những ưu đãi, như các hàng rào thương mại kể cả thuế quan và phi thuế quan đều được loại bỏ, nhưng mỗi nước thành viên vẫn được tự do quyết định những chính sách thương mại độc lập của mình đối với các nước không phải thành viên của hiệp định.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.