Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển khai thác hải sản ở thành phố Đà Nẵng

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển khai thác hải sản ở thành phố Đà Nẵng 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển khai thác hải sản ở thành phố Đà Nẵng 764 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển khai thác hải sản ở thành phố Đà Nẵng 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển khai thác hải sản ở thành phố Đà Nẵng 3
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển khai thác hải sản ở thành phố Đà Nẵng
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN ĐÂY PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: TS. Nguyễn Hiệp Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành kinh tế phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 12 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Trường Đại Học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia ven biển, với bờ biển dài, tài nguyên thủy sản khá phong phú và đa dạng rất thuận lợi cho ngành KTHS phát triển. Năm 2014, Tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 6,3 triệu tấn, sản lượng khai thác đạt 2.684 nghìn tấn, tăng 3,9% so với năm 2013, trong đó khai thác hải sản đạt 2.495 nghìn tấn, tăng 4,2%. Tổng giá trị sản xuất thủy sản của Việt Nam (tính theo giá so sánh 2010) đạt 188 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị khai thác thủy sản đạt hơn 73 nghìn tỷ đồng; Tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 7,84 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá trị đóng góp từ việc khai thác hải sản chiếm tỷ trọng cao. Đây là mức xuất khẩu kỷ lục của ngành thủy sản. Lĩnh vực thuỷ sản cung cấp công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 1,1 triệu người, tương ứng với 2,9% lực lượng lao động có công ăn việc làm. Thành phố Đà Nẵng có chiều dài bờ biển hơn 92km, có 6 trên 8 quận, huyện tiếp giáp với biển, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa, với 80% dân số đang sinh sống tại các quận, huyện ven biển. Khai thác hải sản là nghề truyền thống của ngư dân thành phố Đà Nẵng, với số lượng tàu cá 1.288 chiếc, tổng công suất 131.606 CV, trong đó có 280 chiếc có công suất từ 90 CV trở lên đủ khả năng đánh bắt xa bờ. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của thành phố đạt khoảng 150 triệu USD/năm, giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế biển ngày càng phát triển. Những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghề cá khá hoàn 2 thiện, đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn cho ngư dân nâng cấp tàu thuyền khai thác xa bờ, hỗ trợ nhiên liệu, khắc phục thiên tai để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển. Với thực trạng chung của cả nước, hiện nay hoạt động KTHS của thành phố Đà Nẵng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, bất cập như: công tác quản lý tàu cá; nghề KTHS phát triển tự phát không kiểm soát được; tổ chức sản xuất trên biển mang tính nhỏ lẻ, phân tán, tự phát chưa có sự liên kết và hợp tác trong tổ chức sản xuất; tàu thuyền KTHS chủ yếu là tàu có công suất nhỏ, công nghệ khai thác, công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu còn lạc hậu; tình hình an ninh trật tự và thời tiết trên biển diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến hoạt động KTHS của ngư dân thành phố Đà Nẵng. Do đó việc nghiên cứu thực trạng KTHS thành phố đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại nêu trên để phát triển KTHS gắn với bảo vệ nguồn lợi, đảm bảo AN-QP vùng biển đảo của Tổ quốc và sự hội nhập quốc tế là vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Đó là lí do mà tôi chọn đề tài: “ Phát triển Khai thác hải sản ở thành phố Đà Nẵng” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển KTHS. - Phân tích thực trạng về phát triển KTHS thành phố Đà Nẵng. - Đưa ra hệ thống các giải pháp phát triển KTHS thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu lĩnh vực khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung về phát triển KTHS thành phố Đà Nẵng: - Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng. - Thời gian: Thực trạng được phân tích từ năm 2010 đến 2014. Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong 5 năm tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp phân tích thống kê - Phương pháp phân tích tổng hợp, - Phương pháp phân tích so sánh; - Các phương pháp khác... 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo đề tài được chia làm 3 chương - Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển Khai thác Hải sản - Chương 2: Thực trạng phát triển Khai thác Hải sản thành phố Đà Nẵng - Chương 3: Các giải pháp phát triển Khai thác Hải sản thành phố Đà Nẵng 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Để thực hiện luận văn của mình, tác giả đã tìm hiểu một số đề tài nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài đang thực hiện của mình. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN 1.1. CÁC KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC HẢI SẢN 1.1.1. Khái niệm về phát triển Phát triển là một quá trình vận động đi lên, phải là một quá trình lâu dài, luôn thay đổi và sự thay đổi đó theo hướng ngày càng hoàn thiện. Khái niệm phát triển cũng được lý giải như một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế. 1.1.2. Khái niệm về phát triển khai thác hải sản - Khai thác hải sản: là thuật ngữ mô tả những hoạt động đánh bắt, thu nhặt các nguồn lợi hải sản có ở biển. - Khai thác hải sản là hoạt động của con người sử dụng các công cụ và nhiều phương pháp khác nhau để tác động tới đối tượng các tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên khác nhau và môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội về các sản phẩm hàng hóa hải sản. Quá trình khai thác hải sản cũng chính là quá trình tương tác giữa con người và tự nhiên vì mục đích của con người hay đây là hoạt động chủ quan của con người. Trong điều kiện các tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên tồn tại vận động theo các quy luật của tự nhiên. Do vậy, nếu quá trình khai thác này phù hợp với tự nhiên thì sẽ tác động tốt và ngược lại. Như vậy có thể hiểu phát triển KTTS là: - Phát triển KTTS đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo lợi ích lâu dài và một nghề cá có trách nhiệm mà nước ta đã cam kết với cộng đồng quốc tế. - Duy trì chất lượng môi trường và bảo toàn chức năng các hệ 5 thống tài nguyên thủy sản, các hệ sinh thái thủy vực, các hệ sinh thái biển và vùng ven bờ. - Đảm bảo quyền lợi của cộng đồng dân cư hưởng dụng nguồn lợi thủy sản, cân bằng hưởng dụng nguồn lợi thủy sản giữa các thế hệ, góp phần xóa đói giảm nghèo nông ngư dân. 1.1.3. Đặc điểm của khai thác hải sản KTTS phụ thuộc nhiều vào những thay đổi của tự nhiên, của môi trường sinh thái biển, phải thường xuyên đối mặt với rủi ro hơn các lĩnh vực kinh tế khác. Hơn nữa, sản phẩm sau khi khai thác thuộc loại mau ươn, chóng thối, sản lượng hao hụt nhanh dễ dàng dẫn đến thất thu, thua lỗ trong kinh doanh. Yêu cầu về các dịch vụ hầu cần, đặc biệt là khâu sơ chế bảo quản lạnh và vận chuyển là chặt chẽ và không thể thiếu. 1.1.4. Vai trò của khai thác hải sản a. Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm của Việt Nam b. Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo c. Nguồn xuất khẩu quan trọng d. Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng biển và hải đảo 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KTHS 1.2.1. Gia tăng số lượng và nâng cao công suất tàu thuyền: Năng lực tàu thuyền là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển KTHS. Nhóm chỉ tiêu số lượng và nâng cao công suất tàu KTHS - Số tàu và mức tăng số lượng tàu thuyền - Công suất và mức tăng công suất tàu thuyền KTHS 1.2.2. Chuyển dịch về cơ cấu nghề khai thác hải sản: là sự thay đổi cơ cấu nghề khai thác theo hướng bền vững, gắn khai thác 6 với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản giảm mạnh các nghề cấm, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản, tăng các nghề khai thác tuyến lộng, tuyến khơi có hiệu quả kinh tế cao. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thay đổi cơ cấu nghề KTHS - Tỷ lệ và mức thay đổi tỷ lệ tàu thuyền KTHS cho mỗi phương thức khai thác. - Tỷ lệ và mức thay đổi tỷ lệ sản lượng đánh bắt từ mỗi phương thức 1.2.3. Gia tăng các nguồn lực trong KTHS: a. Nguồn vốn: Vốn có vai trò quan trọng trong phát triển KTHS. b. Nguồn nhân lực cho KTHS: Nguồn lực trong một ngành kinh tế nói chung và trong KTHS nói riêng bao giờ cũng không thể thiếu được đó là nguồn lực con người. c. Kỹ thuật, công nghệ khai thác hải sản: Việc cải tiến, du nhập các loại nghề khai thác thủy sản mới. Các trang thiết bị trên tàu như máy bộ đàm, định vị, dò cá, hầm bảo quản đã được trang bị cho tàu khai thác xa bờ. Nhóm chỉ tiêu phản ánh gia tăng các nguồn lực trong KTHS + Nguồn vốn - Tổng tài sản cố định và mức tăng tài sản cố định trong KTHS + Nguồn nhân lực cho KTHS - Tổng số lao động và mức tăng lao động cho KTHS + Kỹ thuật, công nghệ KTHS - Các chỉ tiêu đặc trưng kỹ thuật của tàu, thuyền: Bao gồm đặc trưng về vỏ tàu (vật liệu đóng tàu, hình dáng, chiều dài, chiều rộng, trọng tải tàu), máy tàu (công suất máy chính, máy phụ, loại máy, tình trạng máy). - Các chỉ tiêu đặc trưng của ngư lưới cụ và thiết bị khai thác: 7 Đặc trưng này thể hiện thông qua nghề khai thác, mỗi nghề có các đặc trưng riêng biệt. 1.2.4. Các hình thức tổ chức sản xuất KTHS trên biển Có nhiều hình thức tổ chức sản xuất KTHS trên biển như: hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp. Hiện nay, kinh tế hợp tác trong khai thác hải sản chủ yếu dưới hình thức tổ hợp tác theo thuyền nghề phát triển mạnh, phát triển khai thác, nhưng phải đảm bảo an toàn cho người và tài sản, đi đôi với bảo vệ chủ quyền an ninh trên biển. Vai trò của tổ hợp tác khai thác hải sản 1.2.5. Nâng cao kết quả và hiệu quả trong KTHS: a. Nâng cao giá trị và sản lượng KTHS b. Nâng cao hiệu quả KTHS Nhóm chỉ tiêu phản ánh kêt quả và hiệu quả KTHS + Sản lượng KTHS: là kết quả sản xuất của ngành KTHS thành phố trong một năm, đánh giá sự tăng trưởng và cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế. + Hiệu quả theo cơ cấu nghề KTHS: Đánh giá hiệu quả nghề khai thác thông qua khảo sát ý kiến các chủ tàu để biết hiện nay nghê nào hiệu quả và nghề nào kém hiệu quả. + Hiệu quả sử dụng vốn theo nghề KTHS: chỉ tiêu này phản ánh kết quả sản xuất trên một đồng vốn, một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hiệu quả sử dụng vốn càng lớn, chứng tỏ tổ chức hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao và ngược lại. Tổng lợi nhuận Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng vốn + Năng suất lao động bình quân: được xác trên cơ sở so sánh chỉ tiêu kết quả sản xuất với nguồn lực về lao động. + Hiệu quả sản xuất tính trên 1 đơn vị công suất tàu: Chỉ tiêu 8 này phản ánh hiệu quả sản xuất trên 01 đơn vị công suất tàu tham gia KTHS, một đơn vị công suất tàu tạo ra bao nhiêu tấn sản phẩm, năng suất càng cao chứng tỏ khai thác càng có hiệu quả. Sản lượng khai thác hải sản Năng suất khai thác = Tổng công suất tàu cá 1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KTTS 1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên thì đất đai, mặt nước, nguồn lợi, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý… ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của KTHS, là điều kiện tiên quyết của KTHS. 1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế là đo lường sự tăng trưởng tổng sản lượng của một quốc gia hay địa phương theo thời gian. b. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay được chia thành 3 ngành: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ. c. Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng bao gồm: hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, viễn thông, các công trình phụ trợ phục vụ cho đời sống dân sinh… chức năng của cơ sở hạ tầng là phục vụ phát triển cho các ngành. 1.3.3. Nhóm nhân tố xã hội - Chất lượng nguồn nhân lực: Muốn nâng cao năng lực sản xuất thủy sản mà chỉ có các phương tiện công nghệ thì chưa đủ, mà còn cần phải phát triển một cách tương ứng năng lực của con người để sử dụng những phương tiện đó nữa. 1.3.4. Nhóm nhân tố về an toàn, an ninh trên biển: - An ninh, quốc phòng trên biển: - Thiên tai ảnh hưởng phát triển KTHS
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.