Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn 26 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn 285 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn 3 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn 11
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN THỊ LAN ĐẶC ĐIỂM TÍN HIỆU THẨM MĨ THIÊN NHIÊN TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng, Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƢƠNG THỊ NHÀN Phản biện 1: PGS.TS. VÕ XUÂN HÀO Phản biện 2: TS. BÙI TRỌNG NGOÃN Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 12 năm 2013 Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tín hiệu thẩm mĩ là phương tiện biểu hiện của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Cho dù là âm nhạc, hội họa hay văn chương thì người thưởng thức luôn muốn giải mã được một cách đầy đủ và đúng đắn các tín hiệu thẩm mĩ để khám phá và cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Đặc biệt, đối với tác phẩm văn học, khi nghiên cứu nó từ bình diện ngôn ngữ thì tín hiệu thẩm mĩ là một trong những con đường quan trọng nhất để chúng ta tiếp cận với những giá trị cốt lõi trong nội dung văn bản. Thông qua cách sử dụng ngôn ngữ của các tác giả, các yếu tố hiện thực trở thành tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học. Những tín hiệu đặc biệt ấy vừa biểu thị hiện thực khách quan của đời sống được chuyển tải vào tác phẩm lại vừa diễn đạt giá trị thẩm mĩ – giá trị tác động đến chiều sâu tâm hồn con người và khơi gợi những rung động về cái đẹp của hiện thực cuộc sống. Vì vậy, ngôn ngữ văn học luôn gắn liền với phẩm chất thẩm mĩ, dù nó cũng xuất phát từ đời sống nhưng nó phải vượt lên những giá trị, chuẩn mực của ngôn ngữ thông thường. Nhà nghiên cứu Đào Thản từng cho rằng luôn có một vực thẳm không vượt qua được giữa cách dùng ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ của các nhà văn. Cái vực thẳm mà tác giả nói đến ở đây chính là những bí mật ẩn giấu đằng sau bề mặt các câu chữ mà cụ thể hơn là các tín hiệu thẩm mĩ được biểu đạt bằng ngôn ngữ. Phải vượt qua cái vực thẳm ấy thì chúng ta mới có thể khám phá được những thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Điều đó cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu, giải mã tín hiệu thẩm mĩ trong việc tiếp cận tác phẩm văn chương. 2 Tuy nhiên, giá trị của tín hiệu thẩm mĩ được biểu đạt bằng ngôn ngữ không chỉ được ghi nhận trong các tác phẩm văn chương mà còn được thể hiện rõ nét trong âm nhạc. Bởi vẻ đẹp của một ca khúc chính là sự kết hợp giữa giai điệu và ca từ. Hai đặc tính này song song tồn tại không tách rời nhau và đều có những hệ thống tín hiệu thẩm mĩ riêng để chuyển tải giá trị và ý nghĩa của nó. Trong đó, những tín hiệu thẩm mĩ của phần ca từ trong một nhạc phẩm cũng được biểu đạt bằng ngôn ngữ. Bởi nói đến ca từ là nói đến mặt lời của âm nhạc, và những lời hát đó cũng không phải là thứ ngôn ngữ giản dị, mộc mạc thông thường mà phải là một ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc, trữ tình và lãng mạn, hay ca từ trong âm nhạc chính là lời thơ. Như vậy, ca từ trong âm nhạc cũng có thể được xem như ngôn ngữ văn học, mang các đặc trưng của ngôn ngữ văn học, vì thế việc giải mã các tín hiệu thẩm mĩ trong ca từ âm nhạc cũng là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để những giai điệu, những lời hát có thể khơi gợi những cảm xúc đẹp đẽ từ cảm nhận của người nghe. 1.2. Hầu hết tác phẩm âm nhạc nào cũng có ca từ, đó là thứ dùng để chuyển tải thông điệp nội dung tới người nghe và thể hiện cái nhìn tinh tế và lãng mạn của người nhạc sĩ về bức tranh đời sống, về những cung bậc cảm xúc của con người. Trong các nhạc sĩ Việt Nam, Trịnh Công Sơn được xem là một trong những người viết ca từ hay nhất, ông là người đã biến ngôn ngữ ca từ thành ngôn ngữ thơ của nhạc. Đối với một tác phẩm âm nhạc, phần nhạc vô cùng quan trọng bởi giai điệu là cái tác động mạnh mẽ nhất đến thính giác người nghe. Nhưng với âm nhạc của người nhạc sĩ tài hoa này, thật khó mà so sánh được giữa phần nhạc với lời cái nào quan trọng hơn, thậm chí nhiều người còn nhận định ca từ là phần quan trọng nhất và được yêu thích nhất trong các nhạc phẩm của ông. Sở dĩ có điều đặc 3 biệt đó là vì chất thơ trong ca từ của Trịnh Công Sơn, đối với ông mỗi phần lời trong một nhạc phẩm có thể xem như một bài thơ và ông được nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhạc sĩ... đánh giá là một nhà thơ lớn. Tài năng ấy đã biến phần ca từ Trịnh Công Sơn thành ngôn ngữ thơ ca, ngôn ngữ văn chương đích thực. Vì vậy để khám phá hết vẻ đẹp của nó thì chúng ta cũng phải quan tâm đến hệ thống các tín hiệu thẩm mĩ mà Trịnh Công Sơn sử dụng trong các nhạc phẩm của mình. Nội dung phần ca từ trong các sáng tác của ông chủ yếu đề cập đến các vấn đề quê hương, thân phận và tình yêu. Và gắn liền với tất cả các đề tài ấy là một hiện thực đời sống được tái hiện thông qua cái nhìn tinh tế, độc đáo của Trịnh Công Sơn mà nổi bật nhất là bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc. Thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn vừa là một tín hiệu thẩm mĩ khơi gợi sự đồng cảm đồng thời thiên nhiên là đồng hiện của quê hương, thân phận và tình yêu. Vì vậy, nếu chúng ta khám phá được bức tranh thiên nhiên xinh tươi mà huyền bí ấy thì chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về những ý nghĩa triết lí vừa gần gũi, giản đơn lại vừa sâu sắc mà ông gửi gắm vào các nhạc phẩm của mình. Từ những lí do trên, chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm sáng tỏ những đặc điểm về tín hiệu thẩm mĩ trong ca từ của một nhạc sĩ lớn trong nền âm nhạc Việt Nam và góp phần làm sáng tỏ đặc điểm ngôn ngữ của phần lời ca trong các tác phẩm âm nhạc. Từ đó, đề tài Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn sẽ giúp cho người nghe và những người nghiên cứu về nhạc Trịnh Công Sơn có thêm hướng tiếp cận mới mang tính khoa 4 học về nội dung của các văn bản ca từ trong nhạc phẩm của ông và cảm nhận đúng đắn hơn những ý nghĩa, thông điệp mà nhạc sĩ gửi gắm trong tác phẩm. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn trên các mặt: các hình thức biểu đạt và giá trị nội dung của các hình thức biểu đạt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để làm rõ đối tượng nghiên cứu chúng tôi khảo sát các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn thông qua tuyển tập: Trinh Công Sơn – Tuyển tập những bài ca không năm tháng, NXB Âm nhạc, 2008 (127 nhạc phẩm). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp phân tích nét nghĩa - Phương pháp phân tích diễn ngôn và ngữ dụng học 5. Bố cục của luận văn Đề tài Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài được chúng tôi triển khai qua ba chương sau: Chương 1: Một số vấn đề chung Chương 2: Các hình thức ngôn ngữ biểu đạt tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn Chương 3: Giá trị biểu đạt của các tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn 5 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6.1. Lịch sử nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương Theo Trương Thị Nhàn – tác giả của luận án Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ – không gian trong ca dao thì trên phạm vi thế giới Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ (hay ký hiệu thẩm mĩ) ra đời gắn với khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mĩ học và nghệ thuật những năm giữa thế kỉ XX với các công trình của Iu.A.Philipiep, M.B.Khrapchenjco. Sau đó, những công trình này được đưa vào sử dụng ở nước ta từ những năm 70 qua các bản dịch, cùng với đó là các công trình, bài viết của Hoàng Trinh, Trần Đình Sử, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai…, mở đầu cho lĩnh vực nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ trong nền ngôn ngữ nước ta. Ở Việt Nam, người đặt cơ sở nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ là Đỗ Hữu Châu. Trong bài viết Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Cách tiếp cận văn học của ngôn ngữ học trước đây xuất phát từ quan điểm thông thường: phương tiện của văn học là ngôn ngữ, cụ thể hơn là từ, câu, ngữ âm… nghĩa là các sự kiện tự nhiên của các ngôn ngữ tự nhiên. Chúng tôi cho rằng không hẳn là như vậy. Phương tiện sơ cấp (primaire) của văn học là các tín hiệu thẩm mĩ. Nói rõ hơn, đơn vị của phương tiện của văn học là các tín hiệu thẩm mĩ, cú pháp của cái ngôn ngữ - tín hiệu thẩm mĩ này là cú pháp – tín hiệu thẩm mĩ. Rồi các tín hiệu thẩm mĩ đó mới được thể hiện bằng các tín hiệu ngôn ngữ thông thường (và cú pháp thông thường)…” [9, tr 779]. Đến luận án Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ – không gian trong ca dao của Trương Thị Nhàn, tác giả đã xác lập được một hệ thống các khái niệm, đặc trưng và các điều kiện của tín 6 hiệu thẩm mĩ, tạo ra cơ sở lí thuyết vững chắc về tín hiệu thẩm mĩ để ứng dụng vào các tác phẩm cụ thể. Trong luận án của mình, tác giả đã đưa ra khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ và đã chỉ ra 9 đặc trưng của tín hiệu thẩm mĩ bao gồm: Tính đẳng cấu, tính tác động, tính biểu hiện, tính biểu cảm, tính biểu trưng, tính trừu tượng và cụ thể, tính truyền thống và cách tân, tính hệ thống, tính cấp độ. 6.2. Lịch sử nghiên cứu ca từ trong âm nhạc Việt Nam nói chung - trong nhạc Trịnh Công Sơn nói riêng và vấn đề nghiên cứu đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ trong ca từ Trịnh Công Sơn. Tác phẩm hoàn thiện và mang ý nghĩa khoa học lớn nhất nghiên cứu về vấn đề ca từ trong âm nhạc Việt Nam là chuyên luận Ca từ trong âm nhạc Việt Nam của tác giả Dương Viết Á. Trong chuyên luận của mình ông cho rằng: “Trong loại hình nghệ thuật âm nhạc, ngoài phần âm thanh đóng vai trò chính, còn phải dùng đến ngôn ngữ, nói đúng hơn, đó là phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc (lời ca trong ca khúc, hợp xướng, kịch bản trong nhạc cảnh, nhạc kịch, tên gọi, tiêu đề của những bài hát, bản nhạc hoặc của từng chương nhạc...). Tất cả phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc, ta gọi chung trong một khái niệm: ca từ” [3, tr 112]. Các công trình nghiên cứu về nhạc Trịnh Công Sơn đã đi sâu nghiên cứu và đánh giá về cái hay, cái đẹp trong ca từ Trịnh Công Sơn. Dù phân tích trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng hầu hết các tác giả đều chỉ ra vẻ đẹp đầy chất thơ trong ca từ Trịnh Công Sơn và những ý nghĩa triết lí thể hiện nhân sinh quan của người nhạc sĩ về cuộc sống thông qua lớp ca từ ấy. Các công trình tập trung xoay quanh hình tượng thân phận con người trong mối liên hệ với đời sống mà chưa đi sâu tìm hiểu hình tượng thiên nhiên trong nhạc Trịnh đặc biệt là dưới góc nhìn của tín hiệu thẩm mĩ. 7 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. TÍN HIỆU THẨM MĨ 1.1.1. Khái niệm tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mĩ a. Tín hiệu b. Tín hiệu ngôn ngữ c. Tín hiệu thẩm mĩ Tác giả Trương Thị Nhàn đã đề xuất một khái niệm tương đối hoàn chỉnh về tín hiệu thẩm mĩ (THTM) như sau: “THTM chính là TH thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực và tâm trạng (những chi tiết, những sự vật hiện tượng, những cảm xúc.... thuộc đời sống hiện thực và tâm trạng) được lựa chọn, xây dựng và sáng tạo trong tác phẩm vì mục đích thẩm mỹ, trong đó cái biểu đạt của THTM là những yếu tố thuộc hệ thống phương tiện vật chất (chất liệu) được sử dụng trong các ngành nghệ thuật và cái được biểu đạt của THTM là những nội dung tinh thần mang tính thẩm mỹ” [31, tr 26]. 1.1.2. Đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ Trong luận án Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mỹ - không gian trong ca dao, tác giả Trương Thị Nhàn cho rằng THTM có những đặc điểm sau: a. Tính đẳng cấu b. Tính tác động c. Tính biểu hiện d. Tính biểu cảm (tính bộc lộ) 8 e. Tính biểu trưng f. Tính truyền thống và cách tân g. Tính hệ thống h. Tính trừu tượng và cụ thể i. Tính cấp độ 1.1.3. Phƣơng tiện ngôn ngữ của tín hiệu thẩm mĩ Các yếu tố của hiện thực muốn trở thành THTM trong tác phẩm văn học phải nhờ có ngôn ngữ biểu đạt. Cấu trúc đặc biệt của hệ thống TH ngôn ngữ cho phép mỗi hình thức ngôn từ có thể phản ánh, biểu đạt được một sự vật, hiện tượng nào đó thuộc hiện thực khách quan cũng như từng hiện tượng thuộc thế giới tinh thần của con người. Nhờ vậy, chủ thể tiếp nhận có thể lĩnh hội được từ văn học những hiện thực trực tiếp thông qua ngôn từ và chính nhờ thế mà ngôn từ trở thành chất liệu, thành phương tiện để xây dựng nên tác phẩm văn chương. Ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn học vừa là chính nó, lại cũng vừa là cái biểu hiện cho THTM, mang những nội dung thuộc THTM (tức ý nghĩa thẩm mĩ). 1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CA TỪ VÀ THƠ CA Ca từ được xem là phần ngôn ngữ văn học trong các nhạc phẩm, tuy nhiên ca từ không hoàn toàn đồng nhất với ngôn ngữ văn học vì nó gắn liền với các sáng tác âm nhạc, dùng để hát và để nghe theo giai điệu nên chịu sự chi phối của quy luật âm nhạc. Nếu ngôn ngữ văn học, trong đó có thơ ca chủ yếu tác động đến tâm hồn người đọc thông qua thị giác và thường có nội dung cụ thể thì ca từ lại chủ yếu tác động vào thính giác và có khi truyền đạt cảm xúc thông qua sự gắn bó mật thiết với âm thanh.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.