Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Quản trị vốn tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng

pdf
Số trang Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Quản trị vốn tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng 26 Cỡ tệp Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Quản trị vốn tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng 669 KB Lượt tải Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Quản trị vốn tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng 0 Lượt đọc Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Quản trị vốn tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng 1
Đánh giá Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Quản trị vốn tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------- HUỲNH XUÂN THỦY QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VIETTRONIMEX ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.1 Đà Nẵng - Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Công Phương. Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Hữu Ánh Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 08 tháng 04 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn. Việc sử dụng vốn một cách hiệu quả để đạt được lợi ích cao nhất sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Do vậy việc phân tích và quản trị vốn lưu động là một vấn đề được nhiều nhà quản lý và các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu. Công ty Viettronimex Đà Nẵng là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh lĩnh vực điện tử - điện lạnh. Hiện nay, sự cạnh tranh trong ngành điện máy ngày càng khốc liệt với sự mở ra ồ ạt của các chuỗi cửa hàng điện máy trên khắp cả nước. Bên cạnh đó việc đổi mới công nghệ liên tục khiến cho sản phẩm nhanh chóng lỗi thời, khó bán. Để tồn tại và phát triển, Công ty cần quản lý việc sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Đồng thời trên cơ sở đó cung cấp các thông tin hữu ích cho các đối tượng quan tâm như các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng… nhận biết tình hình tài chính thực tế để có quyết định đầu tư hiệu quả. Tuy nhiên công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết về qui trình và phương pháp thực hiện công tác quản trị vốn lưu động. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài “Quản trị vốn tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng” để làm luận văn thạc sĩ, với mong muốn đóng góp ý kiến của mình để tìm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng nói riêng và các Công ty cổ phần nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng. 2 - Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Công tác Quản trị vốn lưu động ở Công ty Viettronimex Đà Nẵng đang được thực hiện như thế nào? - Có giải pháp nào để nâng cao hiệu quả Quản trị vốn lưu động hiện nay ở Công ty Viettronimex Đà Nẵng không? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: nghiên cứu này được thực hiện tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng. + Về thời gian: các số liệu về hoạt động quản trị vốn lưu động được thu thập trong năm 2014 và năm 2015.  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết - Phương pháp điều tra và thống kê - Phương pháp so sánh, đánh giá 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính cứu của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng. 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Với vai trò quan trọng của vốn lưu động đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đã có nhiều tác giả trên thế giới và trong nước nghiên cứu và trình bày về chủ đề này trong các giáo trình về tài chính doanh nghiệp. Eugene F. Brigham vàJoel F. Houston (2009) đã đưa ra những khái niệm khái quát hơn để phù hợp với Công ty hiện đại cũng như đưa ra các chính sách quản lý vốn lưu động (tiền mặt, hàng tồn kho các khoản phải thu) và các chính sách tài trợ tài sản lưu động. [1] Tương tự với các lý thuyết căn bản trên, Vũ Quang Kết và Nguyễn Văn Tấn (2007) cũng đã trình bày những nội dung cơ bản nhất về quản trị vốn lưu động. Hoàng Minh Đường và Nguyễn Thừa Lộc (2005) đã nghiên cứu và đưa ra những lý thuyết chuyên biệt hơn về vấn đề quản trị vốn kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại, tập trung đi sâu vào vốn lưu động và quản trị vốn lưu động ở doanh nghiệp thương mại. Nguyễn Minh Kiều (2003-2004) đưa ra nhận định rằng: „„Cùng với quản trị tiền mặt và hàng tồn kho, quản trị khoản phải thu có liên quan đến quyết định về quản trị tài sản của giám đốc tài chính. Quyết định quản trị khoản phải thu gắn liền với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hóa‟‟. Trong khi đó, các quyết định về quản trị tiền sẽ liên quan đến việc đánh đổi giữa chi phí cơ hội – khi giữ quá nhiều tiền mặt với chi phí giao dịch – khi giữ quá ít tiền mặt. Còn đối quản trị hàng tồn kho là xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì tồn kho. Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên (2001) cũng trình bày các cơ sở lý thuyết về vốn lưu động ròng và xác định nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp nhưng đưa ra được những 4 hướng dẫn chi tiết cách xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề vốn lưu động trong doanh nghiệp. Những nghiên cứu này đã hệ thống hóa những vấn đề về mặt lý luận của quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp và cũng đã có những đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp cụ thể trong mỗi đề tài. Năm 2015, tác giả Lê Nguyên Phương Thảo đã thực hiện đề tài nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua kết quả ước lượng, tác giả chỉ ra rằng nhu cầu vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp trên thị trường chịu ảnh hưởng của sự biến động doanh thu, khả năng sinh lời và chu kỳ chuyển hoá tiền mặt. Ngoài ra, nhu cầu vốn lưu động ròng của từng nhóm ngành có sự khác biệt do đặc tính của mỗi ngành riêng nên kiến nghị rằng các nhà đầu tư nên có những phân tích cẩn thận trước khi tiến hành bất cứ một quyết định đầu tư nào. Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2015) đã nghiên cứu phân tích và đánh giá về tình hình vốn lưu động và vấn đề thanh khoản của 29 doanh nghiệp thuộc 4 ngành – dược phẩm, thép, thực phẩm và thủy sản – đang niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) với giai đoạn tập trung từ 2010 đến 2014. Kết quả cho thấy những thực trạng về quản lý vốn lưu động và vấn đề cân đối thanh khoản của các doanh nghiệp theo các ngành khác nhau. Từ đó, tác giả đã đưa ra kết luận rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn đến quản lý vốn lưu động như một phần tự thân chủ động vượt qua thời kỳ khó khăn của nên kinh tế nói chung và khó khăn của các doanh nghiệp nói riêng. 5 Tác giả Đỗ Hà Mi (2016) đã nghiên cứu về vấn đề Quản trị vốn lưu động tại Tổng Công ty CP Miền Trung. Tác giả đã nhận diện được những hạn chế tại Tổng Công ty CP Miền Trung về vấn đề quản trị vốn lưu động, đó là khả năng dự báo nhu cầu về vốn lưu động trong giai đoạn những năm 2012 – 2014 chưa đạt được hiệu quả làm lãng phí lượng vốn lưu động đáng kể, tình hình quản lý công nợ yếu kém là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn cao. Từ đó, đề xuất những giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản lý các thành phần vốn lưu động trong doanh nghiệp. Cũng trong năm 2016, trong nghiên cứu của mình về Quản trị vốn luân chuyển tại Petrolimex Kom Tum, tác giả Trần Ngọc Hòa đặc biệt quan tâm đến vấn đề hoàn thiện công tác quản trị vốn luân chuyển tại đơn vị để khắc phục những hạn chế đang tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu chuyển nói riêng. Tác giả Trương Thị Thu Loan đã thực hiện nghiên cứu riêng về công tác lập dự toán vốn lưu động tại Công ty cổ phần bia Hà Nội – Quảng Bình (2015). Với mục tiêu hoàn thiện công tác lập dự toán vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình, tác giả đã đưa ra cơ sở xây dựng dự toán vốn lưu động gắn với định hướng hoạt động, giúp cho nhà quản trị thực hiện chức năng điều hành, đo lường, kiểm soát… nhằm đạt được các mục tiêu quản lý và sử dụng vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi cũng đã được tìm hiểu bởi Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014). Theo đó, quản trị vốn lưu động được đo lường bằng chu kỳ luân chuyển tiển (CCC) có tác động âm lên tỷ suất sinh lợi hoạt động kinh doanh của công các công ty. Từ đó có thể rút ra kết luận rằng các Công ty có thể xem xét hoạt động 6 quản trị tài chính của mình để có thể nâng cao khả năng sinh lợi và qua đó gia tăng giá trị tài sản cho cổ đông. Ngoài ra, nhiều tác giả trong các nghiên cứu của mình cũng đã đưa ra được các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp. Tác giả Phạm Thị Thu Hiền (2014) khi nghiên cứu vấn đề về quản lý vốn lưu động tại Công ty CP Khoáng sản Đắk Lắk cũng đã đề xuất một số giải pháp như Công ty cần chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng vốn lưu động, đẩy nhanh tốc độc tiêu thụ sản phẩm thông qua các chính sách bán hàng linh hoạt sẽ giúp tăng vòng quay vốn lưu động, hoàn thiện công tác quản trị và hoạt động kiểm soát các thành phần của vốn lưu động. Từ các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy vốn lưu động trong doanh nghiệp luôn là một đối tượng có vai trò vô cùng quan trọng đối sự sống còn và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tính cho đến nay, tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng lại chưa có một công trình nào nghiên cứu về công tác Quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp. Với vai trò là kế toán viên hiện đang công tác tại Công ty, tác giả chọn Đề tài “Quản trị vốn lưu động tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng” để làm đề tài nghiên cứu của mình. Dựa trên cơ sở lý luận của các tài liệu tham khảo và nghiên cứu thực tế tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng, tác giả sẽ cung cấp một hệ thống toàn diện về tình hình quản trị vốn lưu động hiện tại của Công ty và đưa ra các đề xuất về giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Công ty Viettronimex Đà Nẵng. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI QUÁT VỀ VỐN LƢU ĐỘNG 1.1.1 Khái niệm về vốn lƣu động Vốn lưu động (Working capital, viết tắt WC) là số vốn và doanh nghiệp đã sử dụng để mua sắm và hình thành tài sản lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh ở một thời điểm nhất định. 1.1.2 Phân loại vốn lƣu động Tùy theo tiêu thức phân loại mà vốn lưu động được phân thành các thành phần khác nhau. a. Phân loại theo vai trò của vốn lưu động b. Phân loại theo hình thái biểu hiện c. Phân loại theo nguồn hình thành 1.1.3 Chu kỳ luân chuyển tiền Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC)này là khoảng thời gian tiền vốn nằm trong vốn lưu động, hay là khoản thời gian từ khi chi tiền cho vốn lưu động đến khi thu tiền từ bán vốn lưu động. Để tính chu kỳ luân chuyển tiền, ta có phương trình sau: Thời gian Thời gian Thời gian CCC = luân chuyển + thu tiền + thanh toán hàng tồn kho bình quân khoản phải trả 1.1.4 Đặc điểm vốn lƣu động Đối với doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động liên tục biển đổi hình thái tiền sang hàng rồi từ hàng lại thành tiền. Vậy nên thời gian chu chuyển của vốn lưu động nhanh hơn so với vốn cố định. 8 1.1.5 Vai trò của vốn lƣu động Vốn lưu động là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục vì vốn lưu động chuyển hóa không ngừng và có khả năng quay vòng. Vốn lưu động là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp; và cũng có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp 1.2 QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG Quản trị vốn lưu động hiệu quả sẽ đảm bảo cho nghiệp được tối đa hóa lợi ích từ mức vốn lưu động ròng tối ưu để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Như vậy, ta sẽ nghiên cứu quản trị vốn lưu động theo một chu trình thuần túy từ hoạch định nhu cầu vốn lưu động, tổ chức thực hiện quản trị vốn lưu động và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 1.2.1 Lập dự toán vốn lƣu động a. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp  Sự cần thiết của việc hoạt định nhu cầu vốn lưu động  Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Để xác định nhu cầu vốn lưu động người ta sử dụng phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. b. Lập dự toán vốn lưu động Dự toán vốn lưu động là dự toán định kỳ chi tiết các thành phần của vốn lưu động. Trong đó, dự toán tiêu thụ là nền tảng của dự toán vốn lưu động. Ta có thể xây dựng trình tự lập dự toán vốn lưu động theo mô hình 1.1.  Dự toán hàng tồn kho
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.