Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai 310 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai 1
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN XUÂN VÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẠI GIA LAI Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 60.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BẢO HOÀNG THANH Phản biện 1: TS. DƯƠNG BẠCH DƯƠNG Phản biện 2: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Giáo dục học, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 12 tháng 9 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế có tác động đến tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong xã hội hiện đại, giáo dục được xác định là một động lực và mục đích của sự phát triển xã hội. Sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay đang diễn ra trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá được gia tăng ở mức độ cao. Đổi mới giáo dục là xu thế của thời đại và cũng là một tất yếu hiện nay ở Việt Nam. Kết luận của Hội nghị lần thứ VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2005 và đến năm 2010 đã khẳng định: “Đổi mới mãnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy- học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, nhất là sinh viên đại học…”. Quan điểm này đã được thể hiện trong thực tiễn đổi mới giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục Đại học. Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam đã được khẳng định trong đề án phát triển giáo dục Đại học Việt Nam đến năm 2010 và 2020 với nội dung chính như: 1/ Xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường Đại học; 2/ Rà soát, hoàn thiện, bổ sung chương trình, giáo trình; 3/ Đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên; 4/ Tăng cường nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế,… theo đó là đổi mới trong quản lý đào tạo đại học. 2 Từ năm 2004- 2005, nhiều trường Đại học ở nước ta đã đăng ký và thực thi đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đổi mới mô hình đào tạo theo niên chế sang mô hình đào tạo theo hệ thống, học phần và đào tạo theo hệ thống tín chỉ là thay đổi lớn, tích cực trong quản lí, tổ chức đào tạo đại học ở nước ta. Quản lý đào tạo đại học theo mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở nước ta phải đáp ứng các yêu cầu như: 1/ Tổ chức tốt các thành tố của quá trình đào tạo theo yêu cầu của hệ thống tín chỉ. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và cũng là nội dung quan trọng mà quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ phải thực hiện; 2/ Vận hành tốt các thành tố của quá trình đào tạo để đáp ứng được các yêu cầu của đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Điều này có nghĩa, sau khi đã tổ chức được các thành tố của quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, cần phải thiết lập những quan hệ cụ thể cho các thành tố này có thể vận hành chúng phù hợp với logic vận động của quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ; 3/ Các cá nhân và bộ phận tham gia vào quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ phải được trang bị tốt về lí luận và kĩ năng thực hành với quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Các yêu cầu trên cho thấy, để tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở một trường Đại học, cần có sự chuẩn bị lâu dài, phải phát huy tốt vai trò của quản lí đào tạo trong quá trình đó. Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt trong bức tranh toàn cảnh nền giáo dục Việt Nam với xu hướng hoà nhập toàn cầu thì hơn bao giờ hết Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai cũng đang trong quá trình chuyển đổi mô hình đào tạo theo định hướng của Bộ GD& ĐT, thực hiện mô hình đào tạo theo hệ 3 thống tín chỉ. Bản chất của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là thực hiện cá nhân hoá việc học tập của người học. Cá nhân hoá việc học tập là một trong những mục tiêu mà giáo dục thế giới nói chung và giáo dục Việt Nam nói riêng mong muốn đạt được để nhằm mục đích làm cho người học tuỳ theo năng lực, sức học, thời gian và điều kiện của mình tham gia vào quá trình đào tạo đạt hiệu quả cao nhất – tích cực nhất. Điều này có ý nghĩa cực kỳ to lớn với sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, những người sẽ trực tiếp tham gia và đáp ứng nguồn nhân lực xã hội về sau. Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai mô hình quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc về quản lý theo hệ thống tín chỉ như cơ sở vật chất còn hạn chế, đội ngũ giáo viên còn thiếu hụt, trình độ quản lý của chuyên viên còn chưa chuyên sâu, đặc biệt là tầm nhận thức của người học đối với đào tạo theo hệ thống tín chỉ còn chưa rõ ràng Thực tiễn này đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quản lý đào tạo của Nhà trường.Những phân tích trên là lí do để tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai” 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo của Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai nhằm xác lập các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong giai đoạn hiện nay 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 3.1. Khách thể nghiên cứu. 4 Công tác quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Biện pháp Quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Phân Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai thực sự chưa đáp ứng được với nhu cầu đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay. Nếu đê xuất được các biện pháp quản lý phù hợp và đồng bộ với quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo ở Phân Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ của đề tài : - Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học. - Khảo sát thực trạng quản lý công tác đào tạo ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai - Đề xuất các biện pháp quản lý công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai 5.2. Phạm vi : - Tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trong những năm học tới. Khảo sát thực tiễn được thực hiện tại phòng đào tạo kết hợp với các khoa chuyên ngành hệ đào tạo chính 5 quy của trường. 6.Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Đọc tài liệu, phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá tài liệu có liên quan đến đề tài để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lí thuyết của đề tài. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra, khảo sát, giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên để xác định những khó khăn khi thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ và những tồn tại trong quản lí đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường. - Tổng kết kinh nghiệm quản lí các cơ sở giáo dục đại học và kinh nghiệm quản lí đào tạo theo hệ thống tín chỉ của một số trường đã triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm Excel xử lý các số liệu, kết quả nghiên cứu. 6.4.Ý nghĩa thực tiễn việc nghiên cứu đề tài Đánh giá một cách tổng quan về thuận lợi và khó khăn của Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trong quá trình thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đề xuất các số biện pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ phù hợp với điều kiện giáo dục hiện nay 7 . Dự kiến cấu trúc luận văn + Phần Mở đầu + Phần Nội dung chính gồm 3 chương: 6 Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại cơ sở đào tạo đại học. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai. Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1. Lịch sử hình thành và xu thế phát triển của phương thức đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ ở trên thế giới. Ngay từ năm 1872, Viện Đại học Harvard (Mỹ) đã quyết định thay thế hệ thống chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chương trình mềm dẻo cấu thành bởi các modun mà mỗi sinh viên có thể lựa chọn một cách rộng rãi . Có thể coi đây là điểm mốc khai sinh hệ thống tín chỉ. 1.1.2. Lịch sử hình thành và xu thế phát triển của phương thức đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam. Ở Việt Nam, trước năm 1975, một số trường đại học tại Sài Gòn - Gia Định, các viện đại học Cần Thơ, Bách khoa Thủ Đức, đã áp dụng hệ thống tín chỉ cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Từ năm học 1995 đến nay , hàng loạt các trường đại học hàng đầu của Việt Nam bắt đầu chuyển đổi sang ĐTTHTTC như: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng .v.v. 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1 Quản lý Quản lý là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch dựa trên các chức năng đặc thù của chủ thể quản lý nhằm gây ảnh hưởng đến khách thể quản lý thông qua cơ chế quản lý, nhằm đạt 8 được mục tiêu quản lý, từ đó nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu của tổ chức. 1.2.2 Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức (có mục đích, có tổ chức) của chủ thể quản lý tới khách thể, thực hiện các chức năng quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt các mục tiêu GD với hiệu quả mong muốn. 1.2.3 Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng, các bộ phận chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước về GD cấp trên) nhằm làm cho quá trình GD nói chung và các hoạt động GD - dạy học cụ thể được tiến hành trong nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu GD của cấp học, bậc học và các mục tiêu phát triển nhà trường 1.2.4. Đào tạo và hoạt động đào tạo ở bậc đại học - Đào tạo Đào tạo là một hoạt động, một dạng công việc của xã hội nhằm truyền đạt và rèn luyện kinh nghiệm hoạt động cho thế hệ trẻ - Hoạt động đào tạo ở bậc đại học Hoạt động đào tạo ở bậc đại học là hoạt động giáo dục nghề nghiệp để đạt được mục tiêu của một trường đại học - hình thành, phát triển nhân cách của sinh viên, đào tạo họ trở thành những cử nhân khoa học tương lai, đáp ứng năm mục tiêu của giáo dục đại học 1.2.5 Quá trình đào tạo a. Công tác tuyển sinh b. Tổ chức đào tạo
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.