Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề Kỹ thuật chế biến món ăn của Trường cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề Kỹ thuật chế biến món ăn của Trường cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng 26 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề Kỹ thuật chế biến món ăn của Trường cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng 480 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề Kỹ thuật chế biến món ăn của Trường cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề Kỹ thuật chế biến món ăn của Trường cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng 5
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề Kỹ thuật chế biến món ăn của Trường cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG  TẠ QUANG DUẨN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục Mã số : 60.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thiện tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh Phản biện 1: PGS. TS. Trần Văn Hiếu Phản biện 2: TS. Bùi Việt Phú Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 08 tháng 01 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng. Trong những năm qua, du lịch Đà Nẵng đang ngày càng phát triển về cả quy mô và đẳng cấp, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Sự phát triển này tạo ra cơ hội to lớn về việc làm cho lực lượng lao động. Tuy vậy, giới phân tích cho rằng lao động du lịch lại của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đang thiếu trầm trọng về số lượng và còn yếu về chất lượng. Là một cơ sở đào tạo nghề du lịch mới, đang trong giai đoạn đầu phát triển, nhưng Trường CĐN Du lịch Đà Nẵng đã từng bước đạt được những kết quả khả quan trong công tác đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Tuy nhiên, trước tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành du lịch và những yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, công tác quản lý dạy học thực hành nghề nói chung và nghề KTCBMA nói riêng của Trường CĐN Du lịch Đà Nẵng đang tồn tài những hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học, đặc biệt là dạy học thực hành. Vì vậy, tăng cường quản lý dạy học thực hành nghề nói chung và nghề KTCBMA nói riêng của Trường CĐN Du lịch Đà Nẵng ngày càng có ý nghĩa cấp thiết, có tính quyết định đến chất lượng dạy học, chất lượng đào tạo của Trường. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề Kỹ thuật chế biến món ăn của Trường CĐN Du lịch Đà Nẵng” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, với mong muốn đề xuất những biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề KTCBMA, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường đối với nghề này, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động của Đà Nẵng, khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về dạy học, dạy học thực hành và thực trạng quản lý dạy học thực hành nghề KTCBMA của Trường CĐN Du lịch Đà Nẵng, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề KTCBMA của Trường trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy học thực hành nghề KTCBMA. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề KTCBMA của Trường CĐN Du lịch Đà Nẵng. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý dạy học của Trường CĐN Du lịch Đà Nẵng, trong đó có hoạt động dạy học thực hành nghề KTCBMA một cách có cơ sở khoa học, thực tiễn và áp dụng đồng bộ thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 5. Các nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu lý luận về dạy học, dạy học thực hành nghề; quản lý dạy học thực hành nghề, đặc điểm, vai trò của dạy học thực hành nghề. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý dạy học thực hành nghề KTCBMA của Trường CĐN Du lịch Đà Nẵng. - Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề KTCBMA của Trường CĐN Du lịch Đà Nẵng. - Lấy ý kiến khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất trong luận văn. 3 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Khảo sát thực trạng công tác quản lý dạy học thực hành nghề được thực hiện ở tất cả các lớp KTCBMA hệ CĐN của Trường CĐN Du lịch Đà Nẵng. - Các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề KTCBMA được đề xuất để áp dụng cho Ban giám hiệu của Trường CĐN Du lịch Đà Nẵng. 7. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập, đọc tài liệu, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu về quản lý, các văn bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia. - Nhóm phương pháp xử lý số liệu: Định lượng, định tính, thống kê và phân tích số liệu thống kê. 8. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của việc quản lý dạy học thực hành nghề tại trường cao đẳng Chương 2. Thực trạng quản lý dạy học thực hành nghề kỹ thuật chế biến món ăn của trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng Chương 3. Biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề kỹ thuật chế biến món ăn của trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng 9. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã nghiên cứu 35 tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm tài liệu của các tác giả Việt Nam (31 tài liệu) và tác giả nước ngoài (4 tài liệu); có những tài liệu do các cơ 4 quan ban hành (Văn kiện đại hội Đảng; Luật…); có những tài liệu là sách, báo, tạp chí; có những tài liệu là các công trình nghiên cứu của các tác giả. Các tài liệu là cơ sở để tác giả nghiên cứu lý luận, hệ thống hóa cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu và định hướng cho nội dung khảo sát thực trạng. Những tài liệu nghiên cứu này được hệ thống hóa tại mục Tài liệu tham khảo ở cuối luận văn. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Có một số nghiên cứu về quản lý dạy học thực hành tại trường cao đẳng nghề của các tác giả đã được công bố. 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Quản lý Tác giả Trần Kiểm lại cho rằng: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”. 1.2.2. Quản lý giáo dục Theo tác giả Trần Kiểm: ''Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,... một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. 1.2.3. Quản lý nhà trường Trần Kiểm cho rằng: Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui 5 luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. 1.2.4. Dạy học Dạy là sự tổ chức điều khiển quá trình người học chiếm lĩnh, lĩnh hội tri thức hình thành và phát triển nhân cách. Quá trình dạy có vai trò chủ đạo được thể hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tập của người học giúp người học nắm kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ. Dạy có chức năng kép là truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt động học. Học là quá trình tự giác tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học của người học biến nó từ kho tàng văn hóa xã hội thành học vấn riêng của bản thân. 1.2.5. Dạy học thực hành nghề Dạy học thực hành nghề là tổ chức các hình thức luyện tập kỹ năng, kỹ xảo nghề chuyên môn cho học sinh gắn liền từng bộ môn, chuyên đề hoặc liên môn nhằm hình thành năng lực thực hành nghề ở người học. 1.2.6. Quản lý dạy học thực hành nghề Bao gồm: Quản lý nội dung chương trình, kế hoạch dạy học thực hành; Quản lý phương pháp dạy học thực hành; Quản lý hoạt động dạy thực hành của giáo viên; Quản lý hoạt động học của học sinh; Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học; Quản lý kiểm tra - đánh giá dạy học thực hành. 1.3. CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.3.1. Mục tiêu dạy học thực hành nghề Mục tiêu dạy học thực hành có ý nghĩa quan trọng đối với người học, người dạy, người quản lý và cả với người sử dụng lao động. 6 1.3.2. Nội dung dạy học thực hành nghề Trong dạy học thực hành nội dung của một bài dạy thực hành nghề thường được cấu trúc theo ba giai đoạn: hướng dẫn ban đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. 1.3.3. Phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học thực hành nghề a. PPDH thực hành nghề Trong dạy học thực hành thường sử dụng kết hợp nhiều nhóm phương pháp. b. Hình thức tổ chức dạy học thực hành nghề Hình thức tổ chức dạy học thực hành chủ yếu là các bài luyện tập hoặc các tình huống được GV xây dựng mô phỏng sát với thực tế. 1.3.4. Hoạt động học tập và hoạt động dạy học Quá trình dạy học là quá trình phối hợp thống nhất hoạt động điều khiển, tổ chức hướng dẫn của GV với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực sáng tạo của SV nhằm làm cho SV đạt tới mục tiêu dạy học. 1.3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Kiểm tra và đánh giá kết quả thành tích học tập của SV là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học và có ý nghĩa đối với GV, đối với SV học nghề và đối với người QLGD. 1.4. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.4.1. Đặc điểm của dạy học thực hành nghề Dạy học thực hành chủ yếu được tiến hành ở xưởng hoặc phòng thực hành và các cơ sở sản xuất khác. 1.4.2. Vai trò của dạy học thực hành nghề Vai trò cốt lõi của dạy học thực hành nghề là hình thành kỹ năng, rèn luyện kỹ xảo nghề và phát triển khả năng thực hành. 7 1.4.3. Sự khác nhau giữa dạy học lý thuyết nghề và dạy học thực hành nghề Dạy lý thuyết nghề và dạy thực hành nghề trong đào tạo nghề có cùng một mục đích, nhưng lại có những nhiệm vụ khác nhau. 1.5. NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN 1.5.1. Giới thiệu chung Nghề KTCBMA trình độ cao đẳng đào tạo trong vòng 3 năm với 28 mô-đun, môn học. 1.5.2. Mục tiêu đào tạo Mục tiêu đào tạo nghề kỹ thuật chế biến món ăn trình độ cao đẳng là người tốt nghiệp có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để làm việc độc lập. 1.5.3. Cơ hội nghề nghiệp Sau khi tốt nghiệp, SV có thể đảm nhiệm một trong các vị trí như: Nhân viên sơ chế; Nhân viên chế biến trực tiếp; Nhân viên chế biến chính. 1.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ 1.6.1. Quản lý nội dung, kế hoạch dạy học thực hành Bao gồm: quản lý thực hiện tiến độ; quản lý nội dung giảng dạy thực hành; quản lý hoạt động thực tập tay nghề. 1.6.2. Quản lý Phương pháp dạy học thực hành Quản lý phương pháp nhằm hình thành cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. 1.6.3. Quản lý hoạt động dạy của giảng viên Quản lý giảng dạy của GV có nghĩa là một mặt nâng cao nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và phương pháp giảng dạy của GV, mặt khác hướng dẫn kiểm tra đôn đốc, để GV hoàn thành đầy đủ các khâu trong qui định về nhiệm vụ của người GV. 8 1.6.4. Quản lý hoạt động học của sinh viên Yêu cầu của công tác quản lý là làm cho SV hăng hái tích cực trong lao động, học tập, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. 1.6.5. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bi ̣phục vụ dạy học thực hành Các yếu tố về phương tiện, điều kiện đảm bảo dạy học tuy không trực tiếp làm thay đổi quá trình dạy học tới nhận thức quá trình học tập của sinh viên nhưng các yếu tố này có ý nghĩa quan trọng làm cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao. 1.6.6. Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học thực hành Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng trong quá trình dạy học, là động lực thúc đẩy tích cực hoạt động dạy học và là công cụ đo trình độ người học. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN HỆ CAO ĐẲNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH ĐÀ NẴNG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CĐN DU LỊCH ĐÀ NẴNG 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 2.1.3. Nghề và quy mô đào tạo 2.1.4. Chương trình đào tạo 2.1.5. Đội ngũ GV và cán bộ quản lý 2.1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.