Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phân tích và xây dựng chức năng giám định tự động trong hệ thống giám định bảo hiểm xã hội

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phân tích và xây dựng chức năng giám định tự động trong hệ thống giám định bảo hiểm xã hội 25 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phân tích và xây dựng chức năng giám định tự động trong hệ thống giám định bảo hiểm xã hội 651 KB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phân tích và xây dựng chức năng giám định tự động trong hệ thống giám định bảo hiểm xã hội 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phân tích và xây dựng chức năng giám định tự động trong hệ thống giám định bảo hiểm xã hội 0
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phân tích và xây dựng chức năng giám định tự động trong hệ thống giám định bảo hiểm xã hội
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 25 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ PHAN VĂN NAM PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG CHỨC NĂNG GIÁM ĐỊNH TỰ ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm Mã số: 60.48.01.03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội -2017 1 MỞ ĐẦU 1. Bài toán Hiện nay Bảo hiểm y tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc an sinh xã hội, tính đến nay cả nước đã có hơn 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Cùng theo quá trình phát triển của đất nước thì càng ngày lượng khám chữa bệnh một ngày tăng, quy trình thanh toán bảo hiểm theo hồ sơ giấy không thể đáp ứng được nhu cầu, vì vậy nhu cầu thanh quyết toán điện tử chi phí khám chữa bệnh là cấp thiết. Từ nhu cầu cấp thiết đó mà hệ thống Giám định bảo hiểm xã hội được hình thành để đáp ứng quá trình thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, phát hiện những sai phạm, tránh trục lợi trong quá trình thanh quyết toán bảo hiểm y tế. Nhưng với lượng lượt khám chữa bệnh khổng lồ, để nhằm hỗ trợ, phục vụ các giám định viên trong quá trình giám định, việc giám định tự động qua các quy tắc có sẵn là điều tất yếu. Đề tài “Phân tích và xây dựng chức năng giám định tự động trong hệ thống giám định bảo hiểm xã hội” sẽ tìm hiểu cơ sở lý thuyết kiến trúc hướng dịch vụ SOA và xây dựng chức năng giám định tự động phát hiện các sai phạm trong quá trình giám định, hỗ trợ đắc lực cho các giám định viên phát hiện sai phạm, để việc thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được rõ ràng, minh bạch tránh trục lợi. 2. Mục tiêu Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về kiến trúc hướng dịch vụ SOA và áp dụng xây dựng chức năng giám định tự động cùng bộ quy tắc giám 2 định để phát hiện sai phạm trong quá trình thanh quyết toán hồ sơ khám chữa bệnh. 3. Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về kiến trúc hướng dịch vụ SOA. Các bước xây dựng một ứng dụng dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ. Áp dụng các bước xây dựng một ứng dụng dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ, cụ thể sẽ là phương pháp top-down để xây dựng chức năng giám định tự động gồm bộ quy tắc giám định, phân tích xây dựng các bộ service thực hiện quét hồ sơ, tài liệu cần được giám định. Chức năng sẽ gồm 2 bộ service: Giám định hồ sơ và giám định danh mục. Giám định hồ sơ sẽ gồm bộ 3 service: - - GetDataKB: có nhiệm vụ quét các hồ sơ cần giám định và đẩy lên một queue trên RabbitMQ ProcessDataKB: có nhiệm vụ lấy hồ sơ trên queue do service GetDataKB đẩy lên để thực hiện giám định, sau khi giám định sẽ tiến hành đẩy vào một queue trên RabbitMQ SendDataKB: có nhiệm vụ lấy hồ sơ trên queue do service ProcessDataKB đẩy lên để thực hiện lưu kết quả vào Database. Giám định danh mục sẽ gồm bộ 3 service: - GetData: có nhiệm vụ quét các danh mục cần giám định và đẩy lên một queue trên RabbitMQ 3 - - ProcessData: có nhiệm vụ lấy danh mục cần giám định trên queue do service GetData đẩy lên, sau đó thực hiện giám định và đẩy lên một queue trên RabbitMQ SendData: có nhiệm vụ lấy danh mục trên queue do service ProcessData đẩy lên để thực hiện lưu kết quả vào Database. Áp dụng các công nghệ như RabbitMQ để giao tiếp giữa các bộ service. 4. Kết quả đạt được Luận văn đã tìm hiểu về kiến trúc hướng dịch vụ SOA, phương pháp xây dựng một ứng dụng dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ. Áp dụng vào bài toán giám định tự động. Luận văn đã xây dựng thành công: - - Bộ service giám định hồ sơ: GetDataKB, ProcessDataKB, SendDataKB Bộ service giám định danh mục: GetData, ProcessData, SendData Bộ quy tắc hồ sơ: Quy tắc thẻ, quy tắc mức hưởng, quy tắc thuốc, quy tắc dịch vụ kỹ thuật, quy tắc vật tư y tế và các quy tắc khác về máu, thanh toán ngày giường Bộ quy tắc danh mục: Quy tắc thuốc thầu tỉnh, vật tư thầu tỉnh, thuốc bệnh viện, dịch vụ kỹ thuật bệnh viện, vật tư y tế bệnh viện. Hiện tại trên toàn quốc có khoảng hơn 14 nghìn cơ sở khám chữa bệnh, với trung bình một tháng khoảng 15 triệu hồ sơ khám chữa bệnh. Bộ service giám định hồ sơ có thể xử lý được khoảng trên 40 4 hồ sơ/ giây, đóng vai trò đắc lực hỗ trợ giám định viên phát hiện xử lý sai phạm trong quá trình thanh quyết toán bảo hiểm y tế, giúp tiết kiệm ngân sách hàng năm của nhà nước. 5. Bố cục của luận văn Luận văn được trình bày thành 4 chương chính: Chương 1: Giới thiệu về bảo hiểm y tế và quy trình giám định bảo hiểm y tế Chương 2: Kiến trúc hướng dịch vụ SOA Chương 3: Phân tích và xây dựng chức năng giám định tự động Chương 4: Cài đặt, triển khai và thực nghiệm giám định tự động CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU BẢO HIỂM Y TẾ VÀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ 1.1. Quá trình hình thành Bảo hiểm y tế ở Việt Nam Từ trước những năm 1985, Việt Nam áp dụng mô hình bảo hiểm mà ngân sách nhà nước cấp cho các bệnh viện để thực hiện khám chữa bệnh để thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân. Sau khi thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam dần chuyển đổi từ bước từ bao cấp cho các bệnh viện sang cơ chế BHYT. 1.2. Vận hành Bảo hiểm y tế ở Việt Nam Sau hơn 20 năm thực hiện BHYT, đặc biệt sau 4 năm thực hiện Luật BHYT, Việt Nam đã đạt gần 70% dân số tham gia BHYT. 5 1.2.1. Về độ bao phủ Bảo hiểm y tế ở Việt Nam Việc đạt tỷ lệ bao phủ BHYT ở mức được gần 70% là cố gắng lớn của Nhà nước và mỗi người dân. Dự báo năm 2020 đạt 80% dân số có BHYT. Nhà nước tiếp tục thực hiện hỗ trợ nhân dân tham gia BHYT, nhất là gia đình chính sách, đối tượng khó khăn. 1.2.2. Thực hiện nguyên lý chia sẻ của BHYT Nguyên lý chia sẻ của BHYT là: Đóng theo lương/thu nhập, hưởng theo bệnh. 1.2.3. Về quyền lợi bệnh nhân, hiệu quả BHYT Với điều kiện Kinh Tế- Xã Hội và mức thu nhập 1750 USD/người(2013), quyền lợi hưởng BHYT khá lớn, trên cả mức dịch vụ y tế cơ bản. 1.2.4. Về quản lý quỹ Bảo hiểm y tế Việt Nam đã gộp chung cả BHYT và BHXH vào một đơn vị do BHXH Việt Nam điều hành, việc này có thể tiết kiệm được một số biên chế, trụ sở, và có thể hỗ trợ giữa hai quỹ Quy trình giám định bảo hiểm y tế tại cơ quan bảo hiểm xã hội Phòng giám định sẽ công bố danh mục thuốc, dịch vụ, vật tư được dùng chung cho các bệnh viện. Hằng năm khi có kết quả đấu thầu, hoặc có sự thay đổi danh mục, các cơ sở khám chữa bệnh tiến hành gửi dữ liệu danh mục cũng như hằng ngày, khi có phát sinh hồ sơ khám chữa bệnh cơ sở sẽ gửi hồ sơ khám chữa bệnh lên để thực hiện giám định. 1.3. 6 Hệ thống sẽ kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu cơ sở khám chữa bệnh gửi lên, nếu không hợp lệ sẽ tiến hành trả lại dữ liệu về cơ sở khám chữa bệnh, để cơ sở thực hiện sửa chữa và gửi lại. Thực hiện giám định danh mục thuốc, vật tư y tế: Kiểm tra đối chiếu tên thuốc, hoạt chất... Thực hiện giám định giá thuốc, vật tư y tế: Kiểm tra đối chiếu giá thanh toán với kết quả thầu. Thực hiện giám định giá dịch vụ kỹ thuật: kiểm tra xác định tính pháp lý của danh mục. Kiểm tra đối chiếu bảng giá DVKT so với quy định của BYT. Sau khi thực hiện giám định nếu không có yêu cầu thẩm định lại thì sẽ tiến hành trả kết quả giám định cho cơ sở khám chữa bệnh. 1.4. Kết luận CHƯƠNG 2: KIẾN TRÚC HƯỚNG DỊCH VỤ (SERVICE ORIENTED ARCHITECTURE) 2.1. Dịch vụ Dịch vụ (service) về mặt định nghĩa, dịch vụ là một hệ thống có khả năng nhận một hay nhiều yêu cầu xử lý và sau đó đáp ứng lại bằng cách trả về một hay nhiều kết quả. 2.2. Các đặc điểm chính của dịch vụ 2.2.1. Có ranh giới rõ ràng Các dịch vụ thực hiện quá trình tương tác chủ yếu thông qua thành phần giao tiếp. 7 2.2.2. Tính tự trị Các dịch vụ cần phải được triển khai và hoạt động như những thực thể độc lập mà không lệ thuộc vào một dịch vụ khác. 2.2.3. Chia sẻ lược đồ Các dịch vụ nên cung cấp thành phần giao tiếp của nó (interface) ra bên ngoài. 2.2.4. Tính tương thích của dịch vụ dựa trên chính sách Một dịch vụ khi muốn tương tác với một dịch vụ khác thì phải thỏa mãn các chính sách và yêu cầu của dịch vụ đó như mã hóa, bảo mật... Kiến trúc hướng dịch vụ Kiến trúc hướng dịch vụ (Service – oriented architecture) là một hướng tiếp cận với việc thiết kế và tích hợp các phần mềm, chức năng, hệ thống theo dạng module. 2.3. 2.4. Các tính chất của một hệ thống SOA 2.4.1. Kết nối lỏng lẻo Vấn đề kết nối thể hiện một số ràng buộc giữa các module với nhau. 2.4.2. Sử dụng lại dịch vụ Bởi vì các dịch vụ được cung cấp lên trên mạng và được đăng ký ở nơi lưu trữ dịch vụ nào đó nên chúng dễ dàng được tìm thấy và tái sử dụng. 8 2.4.3. Sử dụng dịch vụ bất đồng bộ Trong phương thức triệu gọi dịch vụ bất đồng bộ, bên gọi gửi một thông điệp với đầy đủ thông tin ngữ cảnh tới bên nhận. Bên nhận xử lí thông tin và trả kết quả về một kênh thông điệp, bên gọi không phải chờ đến khi thông điệp được xử lí xong. 2.4.4. Quản lý các chính sách Khi sử dụng chia sẻ trên mạng, tùy theo mỗi ứng dụng sẽ có một luật kết hợp riêng gọi là các chính sách. Các chính sách cần được quản lý các áp dụng cho mỗi dịch vụ cả khi thiết kế lẫn trong thời gian thực thi. 2.4.5. Khả năng cộng tác Kiếm trúc hướng dịch vụ hướng nhấn mạnh đến khả năng cộng tác, khả năng mà các hệ thống có thể giao tiếp với nhau trên nhiều nền tảng và ngôn ngữ khác nhau. 2.4.6. Tự dò tìm và ràng buộc động SOA hỗ trợ khái niệm truy tìm dịch vụ. Một người sử dụng cần đến một dịch vụ nào đó có thể tìm kiếm dịch vụ dựa trên một số tiêu chuẩn khi cần. Người sử dụng chỉ cần hỏi một dịch vụ lưu trữ về dịch vụ nào thỏa mãn yêu cầu tìm kiếm. 2.4.7. Khả năng tự phục hồi Một hệ thống tự phục hồi là một hệ thống có khả năng tự hồi phục sau khi bị lỗi mà không cần sự can thiệp của con người. 9 2.5. Kiến trúc phân tầng chi tiết SOA 2.5.1. Tầng kết nối Mục đích của tầng kết nối là kết nối đến các ứng dụng enterprise hoặc tài nguyên bên dưới và cung cấp chúng thành những dịch vụ. 2.5.2. Tầng orchestration Tầng orchestration chứa các thành phần vừa đóng vai trò là những dịch vụ vừa là những dịch vụ cung cấp. 2.5.3. Tầng ứng dụng tổng hợp Dữ liệu truyền qua lại giữa những dịch vụ cuối cùng cũng định hướng đến người sử dụng theo nhiều giao diện khác nhau. Các bước triển khai một ứng dụng theo mô hình SOA Hai phương pháp cơ bản để xác định các dịch vụ là: phương pháp top-down (xuất phát từ yêu cầu nghiệp vụ) và phương pháp bottom-up (xuất phát từ thực trạng của hệ thống hiện có). 2.6. Trong phương pháp top-down các bước chính để xây dựng hệ thống dựa trên SOA đó là:        Phân rã domain Xây dựng mô hình Goal-service Phân tích hệ thống con Đưa ra các dịch Đặc tả thành phần Cấu trúc thành phần và dịch vụ Lựa chọn công nghệ thực hiện
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.