Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu và cài đặt một công cụ trên nền tảng Eclipse để hỗ trợ phát triển các ứng dụng Java

pdf
Số trang Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu và cài đặt một công cụ trên nền tảng Eclipse để hỗ trợ phát triển các ứng dụng Java 32 Cỡ tệp Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu và cài đặt một công cụ trên nền tảng Eclipse để hỗ trợ phát triển các ứng dụng Java 1 MB Lượt tải Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu và cài đặt một công cụ trên nền tảng Eclipse để hỗ trợ phát triển các ứng dụng Java 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu và cài đặt một công cụ trên nền tảng Eclipse để hỗ trợ phát triển các ứng dụng Java 3
Đánh giá Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu và cài đặt một công cụ trên nền tảng Eclipse để hỗ trợ phát triển các ứng dụng Java
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 32 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

MỞ ĐẦU Một ứng ứng dụng có thể được phát triển với kiến trúc tốt, sử dụng công nghệ mới nhất và có giao diện tốt nhất, … nhưng nếu nó không giải quyết được yêu cầu nghiệp vụ được đề ra thì ứng dụng đó không thể được xem là hữu ích. Do đó, thiết kế hướng miền DDD được đưa ra. Thiết kế hướng miền DDD nhằm phát triển phần mềm một cách lặp đi lặp lại xung quanh một mô hình miền thực tế. Cả phần mềm và mô hình miền đều nắm bắt triệt để các yêu cầu miền và khả thi để cài đặt xét về mặt kỹ thuật [9]. Ý tưởng chính của DDD là mô hình hóa miền cho phát triển phần mềm [2]. Về lý thuyết, đội phát triển chỉ cần tập trung chủ yếu vào xây dựng mô hình miền, và tuân thủ các nguyên tắc DDD khi cài đặt. Khi bộ xương của hệ thống rắn chắc, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn và việc triển khai các tính năng mới tương tự như việc lắp ghép các viên gạch xếp hình. Trên thực tế, việc xây dựng một phần mềm hướng miền không hề đơn giản, quá nhiều công việc cần phải thực hiện: từ phân tích miền, xây dựng mô hình miền, cài đặt dưới dạng mã nguồn sử dụng ngôn ngữ lập trình nhất định, đảm bảo các nguyên tắc của DDD là gắn chặt cài đặt với mô hình, cô lập lớp miền và chứa các thành phần cơ bản cấu thành nên DDD. Để tăng hiệu suất tạo ra phần mềm, một công cụ Java hỗ trợ phát triển phần mềm hướng miền tên là DomainAppTool, đã được nhóm tác giả [7] đề xuất. Công cụ này sử dụng các nghiên cứu gần đây trong DDD là tập trung vào mở rộng các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng dựa trên annotation để xây dựng mô hình miền. Mô hình này không chỉ là cơ sở cho ngôn ngữ chung giữa các thành viên nhóm phát triển mà còn được sử dụng như đầu vào để sinh ra phần mềm [8]. DomainAppTool tự động hóa tạo ra phần mềm từ một tập các lớp miền được thiết kế với các tính năng thiết kế hướng miền. Lợi ích chính của công cụ là cho phép các nhà phát triển chỉ tập chung vào thiết kế mô hình miền để đưa ra một tập các lớp miền của phần mềm, toàn bộ phần mềm bao gồm giao diện đồ họa người dùng và đối tượng lưu trữ sẽ được tạo ra tự động vào thời gian chạy. Một trong những hạn chế của công cụ là chưa có giao diện người dùng, người sử dụng phải thực hiện thủ công một loạt các lệnh command line để tạo ra phần mềm. Phát triển phần mềm là một quá trình lặp đi lặp lại để sinh ra phần mềm cuối cùng. Trong mỗi vòng lặp phát triển, nếu sử dụng công cụ thì người dùng lại phải thực hiện các lệnh đó, gây ra không ít khó khăn và tốn nhiều thời gian. Vì vậy, tôi xin chọn đề tài “Nghiên cứu và cài đặt một công cụ trên nền tảng Eclipse để hỗ trợ phát triển các ứng dụng Java” . Mục tiêu của luận văn là tạo ra một gói mở rộng plug-in cài trên công cụ hỗ trợ lập trình Eclipse cho DomainAppTool. Từ đó, các chức năng của nó sẽ được trực quan hóa, người dùng có thể sử dụng bất kỳ khi nào trong quá trình phát triển phần mềm. Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp cho công cụ hỗ trợ phát triển phần mềm hướng miền được sử dụng rộng rãi hơn. Trong luận văn, tôi tập trung vào trình bày chi tiết hai đóng góp của mình là xây dựng thuật toán tạo ra cấu hình phần mềm và xây dựng gói Eclipse plug-in; cuối cùng, các bước thực hiện thực nghiệm và kết quả đạt được. Về phần bố cục, luận văn được chia thành 3 chương chính như sau: Chương 1. Kiến thức nền tảng : Trình bày cơ sở lý thuyết và các công nghệ chính được sử dụng trong luận văn. Bao gồm: Thiết kế hướng miền, phương pháp phát triển phần mềm hướng miền, công cụ hỗ trợ phát triển phần mềm hướng miền và thành phần mở rộng Eclipse Plug-in. Chương 2. Xây dựng Eclipse Plug-in cho phần mềm hướng miền : Trình bày mô hình thiết kế Plugin và cài đặt chi tiết của thiết kế. Các thuật toán tự động sinh phương thức cho lớp miền và cấu hình mô-đun phần mềm cũng được giới thiệu nhưng trọng tâm tập trung vào trình bày chi tiết thuật toán sinh cấu hình phần mềm. Chương 3. Cài đặt và thực nghiệm : Trình bày các yêu cầu về môi trường cài đặt thực nghiệm, bài toán thực nghiệm và cuối cùng là các kết quả đạt được. CHƯƠNG 1. KIẾN THỨC NỀN TẢNG 1.1. Giới thiệu chương Chương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và các công nghệ chính được sử dụng trong luận văn. Bao gồm ba nội dung chính:     Thiết kế hướng miền DDD: khái niệm, ngôn ngữ chung, thiết kế hướng mô hình và kiến trúc ứng dụng sử dụng DDD Phương pháp phát triển phần mềm hướng miền DDSDM: khái niệm, các pha trong phát triển các nguyên mẫu phần mềm từ mô hình miền. Công cụ hỗ trợ phát triển phần mềm hướng miền: lịch sử phát triển, tổng quan kiến trúc, phát triển các lớp miền và các bước xây dựng nguyên mẫu phần mềm từ các lớp miền. Thành phần mở rộng Eclipse Plug-in: Kiến trúc mở của Eclipse và môi trường phát triển Plug-in. 1.2. Thiết kế hướng miền Thiết kế hướng miền là một cách tiếp cận để phát triển phần mềm có các yêu cầu phức tạp về việc liên kết cài đặt với mộ mô hình phát triển. Tiền đề của thiết kế hướng miền là:    Đặt trọng tâm chính của dự án tập trung vào miền lõi và logic miền. Các thiết kế phức tạp được xây dựng dựa trên một mô hình miền. Sự cộng tác giữa chuyên gia miền và chuyên gia phát triển để trau dồi lặp đi lặp lại một mô hình miền khái niệm giải quyết các vấn đề miền cụ thể. Thiết kế hướng miền phát triển từ tiền đề coi trái tim của phát triển phần mềm là kiến thức về vấn đề cần giải quyết và tìm các cách hữu ích nhất để hiểu vấn đề đó. Sự phức tạp cần giải quyết chính là sự phức tạp của miền chứ không phải là kiến thức kỹ thuật, không phải là giao diện người dùng hay thậm chí không phải chức năng cụ thể. Điều này có nghĩa là thiết kế mọi thứ xung quanh hiểu biết và quan niệm về hầu hết các khái niệm cần thiết của nghiệp vụ, chứng minh cho bất kỳ sự phát triển nào khác bằng cách nó hỗ trợ miền lõi đó như thế nào. 1.2.1. Xử lý kiến thức Phát triển phần mềm là quy trình xây dựng ra phần mềm để giải quyết các bài toán nghiệp vụ thực tế hay miền vấn đề. Phần mềm bắt nguồn và liên quan chặt chẽ với miền này. Mặt khác, phần mềm được làm từ mã nguồn. Nhà phát triển thường xa đà vào việc dành nhiều thời gian tạo ra mã nguồn và nhìn phần mềm như các đối tượng và phương thức đơn giản. Xem xét ví dụ sản xuất ô tô. Công nhân liên quan trực tiếp đến việc lắp ráp linh kiện ô tô có góc nhìn hạn chế về quy trình sản xuất một chiếc ô tô. Họ coi ô tô là một tập khổng lồ những linh kiện và cần lắp ráp chúng với nhau; thực ra quy trình tạo ra một chiếc ô tô phức tạp hơn thế nhiều. Một chiếc xe tốt bắt nguồn từ một tầm nhìn và nó được đặc tả một cách chi tiết, tiếp theo là thiết kế (rất, rất nhiều thiết kế). Sau nhiều tháng, thậm chí có thể vài năm; thiết kế đó lại được thay đổi, cải tiến cho tới khi thiết kế trở nên hoàn hảo nhất. Quá trình thiết kế có thể không làm luôn trên giấy, nhiều phần thiết kế bao gồm việc mô hình hóa và kiểm thử dưới điều kiện cụ thể để xem xe hoạt động hay không. Sau đó, thiết kế được thay đổi theo kết quả kiểm thử. Cuối cùng, chiếc xe được đưa vào sản xuất bao gồm sản xuất linh kiện và lắp ráp chúng vào nhau. Việc phát triển phần mềm cũng tương tự như vậy, không thể tạo ra phần mềm phức tạp mà chỉ ngồi viết mã nguồn. Để tạo ra phần mềm tốt, nhà phát triển cần hiểu về miền vấn đề mà phần mềm cần giải quyết thông qua việc trao đổi với chuyên gia miền. Những kiến thức thô về nghiệp vụ không dễ dàng chuyển hóa thành cấu trúc phần mềm trừ khi miền được “trừu tượng hóa”. “Trừu tượng hóa” miền vấn đề là việc xây dựng một mô hình miền. Theo Eric Evans, một mô hình miền không phải là một giản đồ cụ thể, quan trọng là ý tưởng mà giản đồ đó muốn truyền đạt; quan trọng không phải là kiến thức trong đầu của chuyên gia miền mà là sự trừu tượng hóa miền kết hợp chặt chẽ với kiến thức đó và cả nhóm phát triển có thể hiểu được. Mô hình là một sự thể hiện của miền cần xem xét và rất cần thiết trong suốt quá trình phát triển phần mềm. Mô hình hóa miền đòi hỏi kiến thức xử lý theo cách tương tự các nhà phân tích tài chính xử lý những con số để hiểu hiệu suất hàng quý của một công ty. Khi làm việc với chuyên gia miền, người mô hình hóa miền sẽ thử đưa ra một số ý tưởng tổ chức tập các khái niệm, sau đó, tạo các mô hình, dùng thử chúng, một số mô hình bị loại bỏ trong khi một số khác bị biến đổi. Phát triển là lặp đi lặp lại, xử lý kiến thức là liên tục trong suốt vòng đời của dự án. Các nỗ lực mô hình hóa được tạo ra trong các vòng lặp đầu tiên thường hời hợt. Sự trừu tượng hóa xuất hiện theo thời gian và phải được tái cấu trúc và sử dụng vào trong mô hình. Để đạt được điều này cần duy trì một mối quan hệ chặt chẽ, liên tục với các chuyên gia miền. 1.2.2. Ngôn ngữ chung Yêu cầu đầu tiên của cách tiếp cận DDD là ngôn ngữ chung cho phép chuyên gia miền và chuyên gia phần mềm có thể hiểu nhau và cộng tác với nhau. Thông thường, lập trình viên chỉ nghĩ tới lớp, phương thức, thuật toán và khuynh hướng diễn đạt mọi vấn đề dưới dạng mã nguồn. Khi nhìn vào các đối tượng nào đó và quan hệ mô hình giữa chúng, lập trình viên nghĩ đến kế thừa, đa hình, lập trình hướng đối tượng,… Tuy nhiên, chuyên gia miền thường không hiểu những khái niệm đó. Để vượt qua rào cản giao tiếp này, DDD khuyến khích xây dựng mô hình, trao đổi ý tưởng về mô hình, về những thành phần liên quan đến mô hình. Giao tiếp tốt ở mức này rất quan trọng cho sự thành công của dự án. Khi trao đổi về mô hình, có nhiều khái niệm chuyên ngành rất dễ bị hiểu sai với người ngoài ngành. Vì vậy, cần có một từ điển thuật ngữ dự án giải thích chi tiết các khái niệm đó, đảm bảo tất cả các bên liên quan đến dự án đều hiểu đúng về mô hình. Nguyên tắc cốt lõi của thiết kế hướng miền là sử dụng ngôn ngữ dựa trên mô hình. Vì mô hình là xuất phát điểm chung, là đầu vào cho phần mềm giải quyết miền vấn đề. Ngôn ngữ chung kết nối mọi phần của thiết kế cũng như hoạt động của nhóm phát triển. 1.2.3. Rằng buộc mô hình và cài đặt Đối tượng điển hình trong mô hình có các liên kết phức tạp với các đối tượng khác và mạng lưới liên kết này có một vài đường biên tự nhiên. Khi nhà phát triển bắt đầu cài đặt ứng dụng, họ nhanh chóng phát hiện ra rằng mớ hỗn độn các liên kết không chuyển thành các đơn vị có thể lữu trữ, có thể phục hồi cùng nhờ tính toàn vẹn dữ liệu. Nếu dự án sử dụng cơ sở dữ liệu đối tượng thì nhà phát triển thậm chí phải đối mặt với những thách thức của việc ánh xạ các đối tượng vào các bảng quan hệ. Ở mức độ cơ bản, mô hình không cung cấp hướng dẫn để cài đặt. Mô hình là “chính xác” nếu là kết quả của sự cộng tác chặt chẽ giữa chuyên gia nghiệp vụ và nhà phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, các nhà phát triển đã đi đến kết luận rằng các đối tượng dựa trên khái niệm không thể là nền tảng thiết của họ. Vì vậy, họ tiến hành phát triển thiết kế sử dụng một vài tên lớp và thuộc tính giống nhau cho việc lưu trữ dữ liệu, nhưng nó không dựa trên bất kì mô hình đang tồn tại. Dự án có một mô hình miền nhưng mô hình chỉ tốt trên giấy trừ khi nó trực tiếp trợ giúp sự phát triển phần mềm. Mô hình đến từ nhiều nguồn và phục vụ nhiều vai trò, thậm chí những vai trò được giới hạn trong từng hoàn cảnh của một dự án phát triển phần mềm. Thiết kế hướng miền đề xuất một mô hình không chỉ hỗ trợ phân tích sớm mà còn là nền tảng của thiết kế. Việc liên kết chặt chẽ mã nguồn với một mô hình bên dưới mang lại ý nghĩa lớn cho mã nguồn, đồng thời làm cho mô hình trở nên thích hợp. Nhiều dự án phức tạp áp dụng một số mô hình miền nhưng không duy trì kết nối chặt chẽ giữa mô hình và mã nguồn. Mô hình được phát triển có thể hữu ích như một công cụ thăm dò ban đầu nhưng nó ngày càng trở nên không liên quan đến mã nguồn và thậm chí gây hiểu lầm khi mã nguồn ko gắn chặt với mô hình. Thiết kế hướng mô hình Nhiều phương pháp thiết kế ủng họ mô hình phân tích khá khác biệt so với thiết kế và thường được phát triển bởi những người khác nhau. Nó được gọi là một mô hình phân tích bởi vì nó là sản phẩm phân tích miền nghiệp vụ nhằm sắp xếp các khái niệm mà không quan tâm đến các phần khác trong hệ thống phần mềm. Một mô hình phân có ý nghĩa như là một công cụ để chỉ để hiểu miền vấn đề; việc kết hợp với cài đặt sẽ làm sao nhãng việc tập trung vào phân tích vấn đề. Do đo, thiết kế được tạo ra có thể chưa tương ứng với mô hình phân tích. Một số kiến thức được xem xét, nghiền ngẫm xảy ra trong mô hình phân tích nhưng hầu hết nó laị bị quên khi lập trình, khi nhà phát triển buộc phải đưa ra các trừu tượng hóa cho thiết kế. Sau đó, không có gì đảm bảo rằng các thông tin chi tiết thu được từ chuyên gia phân tích được nhúng vào mô hình, sẽ được lưu lại và tái sử dụng. Tại thời điểm này, việc duy trì bất kì sự ánh xạ nào giữa thiết kế và mô hình là không hiệu quả chi phí. Thậm chí, mô hình phân tích thuần túy còn thiếu mục tiêu chính của nó là hiểu miền vấn đề do những khám phá quan trọng luôn xuất hiện trong quá trình thiết kế/cài đặt. Kết quả là mô hình phân tích không được sử dụng ngay sau khi việc viết mã nguồn bắt đầu và kiến thức nền tảng phải được xem xét lại. Nếu thiết kế hoặc một số phần trung tâm của nó không ánh xạ lên mô hình miền thì mô hình đó không mang lại giá trị lớn và tính chính xác của phần mềm vẫn còn bị nghi ngờ. Đồng thời, các ánh xạ phức tạp giữa các mô hình và các chức năng thiết kế rất khó hiểu và trên thực tế không thể duy trì khi thay đổi thiết kế. Quá trình phân tích phải nắm bắt được các khái niệm cơ bản từ miền vấn đề theo một cách dễ hiểu. Thiết kế phải xác định một tập các thành phần có thể được xây dựng cùng với các công cụ lập trình được sử dụng trong dự án, các công cụ này sẽ thực hiện trong môi trường triển khai đích một cách hiệu quả và giải quyết chính xác các vấn đề đặt ra cho ứng dụng. Mô hình hướng mô hình loại bỏ sự phân tách giữa mô hình phân tích và mô hình thiết kế để tìm ra một mô hình duy nhất phục vụ cả hai mục đích. Đặt vấn đề kỹ thuật sang một bên, mỗi đối tượng trong thiết kế đóng vai trò một khái niệm được mô tả trong mô hình. Có nhiều cách trừu tượng hóa một miền và cũng có nhiều cách thiết kế có thể giải quyết vấn đề của ứng dụng. Đây chính là thứ làm cho việc liên kết chặt chẽ mô hình và thiết kế trở nên thực tế. Liên kết này không khiến cho mô hình phân tích bị suy yếu, tổn hại bởi việc xem xét các yêu tố kỹ thuật; hay phải chấp nhận các thiết kế phản ánh ý tưởng miền vụng về nhưng không sử dụng các nguyên tắc thiết kế phần mềm. Khi một mô hình dường như không phù hợp với thực tế cài đặt hoặc không thể hiện một cách trung thực các khái niệm thì một mô hình khác nên được tìm kiếm. Do đó, quy trình mô hình hóa và thiết kế trở thành một vòng lặp tiếp tục. Yêu cầu liên kết chặt chẽ giữa mô hình miền và thiết kế cung cấp thêm một tiêu chí cho việc lựa chọn các mô hình hữu ích trong vô số mô hình có thể có. Từ mô hình, thuật ngữ được sử dụng trong thiết kế và phân công công việc. Mã nguồn trở thành sự thể hiện của mô hình, vì vậy, một sự thay đổi mã nguồn có thể là một thay đổi mô hình. Ảnh hưởng của nó chắc chắn sẽ lan ra hoạt động còn lại của dự án. Việc gắn cài đặt với mô hình thường yêu cầu các công cụ và ngôn ngữ phát triển phần mềm hỗ trợ mô hình hóa như lập trình hướng đối tượng. Thiết kế hướng mô hình là trái tim của thiết kế hướng miền. Hình 1.1. mô tả các thành phần cơ bản cấu thành nên thiết kế hướng mô hình. Hình 1.1: Các thành phần cơ bản của thiết kế hướng mô hình 1.3. Phương pháp phát triển phần mềm hướng miền DDSDM DDSDM là một phương pháp phát triển lặp cho việc phát triển các nguyên mẫu phần mềm từ mô hình miền. Các nguyên mẫu này được sử dụng theo hai cách: Cách sử dụng đầu tiên và cũng là chủ yếu dành cho các chuyên gia miền và các nhóm phát triển để phát triển mô hình miền một cách tăng dần, hợp tác và tương tác. Cách sử dụng thứ hai là nguyên mẫu sẽ được tái sử dụng trong giai đoạn sau để phát triển ra phần mềm thương mại. Hình 1.4 mô tả DDSDM bao gồm các pha sau:     Pha 1: Phát triển mô hình miền khái niệm Pha 2: Định nghĩa các vòng lặp phát triển Pha 3: Thực hiện các vòng lặp để phát triển một tập các nguyên mẫu phần mềm Pha 4: Tích hợp các nguyên mẫu phần mềm để tao ra nguyên mẫu cuối cùng. Hình 1.4: Tổng quan về phương pháp phát triển phần mềm hướng miền 1.3.1. Phát triển một mô hình miền khái niệm Đây là một mô hình miền ở mức cao, sẽ được sử dụng làm điểm khởi đầu cho quá trình phát triển. Mô hình này được sử dụng để định nghĩa ra các vòng lặp phát triển, hiệu suất phát triển và dần dần làm phóng phú thêm mô hình miền với tính năng chi tiết mới. Mô hình miền ở mức cao chỉ bảo gồm các lớp miền lõi (có cấu trúc không hoàn thiện) và các liên kết ban đầu giữa các lớp miền đó. Các lớp miền và liên kết này được xác định từ yêu cầu chức năng của phần mềm. Các yêu cầu đó thường được mô tả dưới dạng các ca sử dụng. Về nguyên tắc, mỗi chức năng được xác định từ một tập các lớp miền liên quan trong mô hình gọi là mô hình con. Hình 1.4 mô tả các yêu cầu chức năng sử dụng mô hình ca sử dụng. Mỗi ca sử dụng được kết nối tới một mô hình con của mô hình miền. Ranh giới của mỗi mô hình con được biểu diễn bởi một hình ô-van đây có chứa một hoặc nhiều lớp miền cùng với liên kiết giữa chúng (nếu có). Ví dụ, ca sử dụng F1 được kết nối đến mô hình con chứa hai lớp miền (tên là Cz và Cw) cùng với kết nối giữa chúng. Các mô hình con của hai chức năng chồng lên nhau ở một lớp miền được chia sẻ và/hoặc một liên kết giữa các hai lớp miền của hai mô hình con. Thông qua các điểm chồng lẫn này mà các mô hình con được kết hợp để tạo thành toàn bộ mô hình miền. Ví dụ, hình 1.4 cho thấy cách mô mình con F1 chồng lên một môt hình con khác chứa hai lớp là Cz và Cx thông qua lớp Cz, mô hình con này lại chồng lên một mô hình con khác chỉ chứa lớp Cy thông qua kết nối giữa Cx và Cy. 1.3.2. Định nghĩa các vòng lặp phát triển Khi mô hình miền ở mức cao đã được tạo, pha tiếp theo là định nghĩa ra các vòng lặp. Cùng với nhau, các vòng lặp này sẽ xây dựng kết hoặc phát triển cho phần mềm. Ý tưởng chính là định nghĩa ra mỗi vòng lặp theo ranh giới của một mô hình con. Đầu ra của mỗi vòng lặp là một nguyên mẫu phần mềm cho mô hình con đó. Một mô hình con có thể là mô hình con được định nghĩa cho mỗi chức năng trong pha trước hoặc là mô hình con nhỏ hơn trong mô hình con này. Kích thước chính xác của mô hình con phụ thuộc tài nguyên phát triển (quan trọng nhất là nguồn tài nguyên con người) sẵn có cho dự án. Mỗi vòng lặp liên quan đến việc thực hiện bốn hoạt động của một quy trình phát triển phần mềm điển hình là phân tích, thiết kế, lập trình và kiểm thử. Sự khác biệt duy nhất ở dây là thực hiện các hoạt động này để phát triển một nguyên mẫu phần mềm cho một mô hình con chứ không phải toàn bộ mô hình miền. Về mặt khái niệm, các vòng lặp phát triển hình thành một chu trình phát triển liên tục. Hình 1.4 minh họa chu trình phát triển này bằng một đường cong bên ngoài có mũi tên đi qua và kết nối bốn hoạt động phát triển phần mềm. 1.3.3. Thực hiện các vòng lặp phát triển Mỗi vòng lặp phát triển được thực hiện bởi việc phân tích, thiết kế, lập trình và kiểm thử để tạo ra một nguyên mẫu phần mềm của một mô hình con. Thông qua các vòng lặp này, các mô hình con trở nên phong phú hơn với các tính năng chi tiết hơn bao gồm các lớp miền mới, các thuộc tính và phương thức mới. Thực tế là các vòng lặp được thực hiện lặp đi lặp lại trên các mô hình phần mềm (mô hình chức năng và mô hình miền) bằng cách đóng gói chu trình phát triển bao hàm cả mô hình ca sử dụng và mô hình miền. Tính năng chính của chu trình phát triển DDSDM là ở chỗ các vòng lặp phát triển có thể được tổ chức để thực hiện song song do các mô hình con của
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.