Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đắk Lắk

pdf
Số trang Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đắk Lắk 24 Cỡ tệp Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đắk Lắk 395 KB Lượt tải Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đắk Lắk 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đắk Lắk 35
Đánh giá Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đắk Lắk
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 24 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở nước ta theo Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến cuối năm 2013, DNNVV chiếm gần 97%, sử dụng hơn 50% lao động, tạo 47% GDP và đóng góp khoảng 40% nguồn thu ngân sách. Thời gian qua, các DNNVV tỉnh Đắk Lắk có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 98% tổng số doanh nghiệp là DNNVV, hằng năm các DNNVV đóng góp trên 50% tổng thu ngân sách trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động của các DNNVV vẫn còn nhiều khó khăn. Do vậy, việc tìm ra hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV tại Đắk Lắk là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn nhằm tận dụng được những cơ hội do hội nhập Kinh tế quốc tế mang lại. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: phân tích thực trạng phát triển phát triển DNNVV tại tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất giải pháp nhằm khuyến khích phát triển DNNVV tại tỉnh Đắk Lắk. - Mục tiêu cụ thể: (1) Góp phần bổ sung, phát triển lý luận và tiêu chí đánh giá sự phát triển DNNVV, trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ được các khía cạnh về phát triển DNNVV tại Đắk Lắk; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV tại Đắk Lắk; (3) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV tại Đắk Lắk; (4) Đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục phát triển DNNVV tại Đắk Lắk đến năm 2020. 3. Các câu hỏi nghiên cứu (1) Thực trạng phát triển DNNVV tại Đắk Lắk như thế nào?; (2) Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển DNNVV tại Đắk Lắk?; (3) Những kết quả đạt được, những hạn chế đối với phát triển DNNVV tại Đắk Lắk là gì?; (4) Cần có giải pháp gì để phát triển 1 DNNVV tại Đắk Lắk đến năm 2020? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề về phát triển DNNVV tại tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu các DNNVV tại tỉnh Đắk Lắk, phân loại theo tiêu chí quy mô, không phân biệt loại hình doanh nghiệp. - Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2009 - 2013. Số liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu khảo sát của 200 DNNVV tỉnh Đắk Lắk. Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất đến năm 2020. - Phạm vi nội dung: Đánh giá thực trạng phát triển DNNVV tỉnh Đắk Lắk. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển DNNVV tỉnh Đắk Lắk. 5. Điểm mới và đóng góp của luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: Luận án đã góp phần bổ sung, phát triển lý thuyết về DNNVV (khái niệm, đặc điểm, vai trò của DNNVV) và phát triển DNNVV (khái niệm phát triển, điều kiện để phát triển, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV). Luận án đã tổng hợp và xây dựng nội dung, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển DNNVV. Bao gồm i) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá số lượng, quy mô (số lượng, cơ cấu, nguồn vốn, lao động); ii) Nhóm chỉ tiêu đánh giá về năng lực cạnh tranh (Nguồn lực của doanh nghiệp, Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp, Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, Khả năng liên kết và hợp tác, Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thị trường tiêu thụ sản phẩm). Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án: Luận án đã phân tích thực trạng phát triển DNNVV tỉnh Đắk Lắk, cụ thể: (1) DNNVV tăng nhanh về số lượng, vốn, lao động, đóng góp đáng kể vào ngân sách và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, tuy 2 nhiên phát triển DNNVV còn mang tính tự phát, chưa tập trung vào các ngành mũi nhọn. (2) Năng lực cạnh tranh của DNNVV đã được cải thiện, tuy nhiên còn hạn chế về quy mô, công nghệ, trình độ quản lý, vốn, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, thị trường tiêu thụ và khả năng liên kết. (3) Các điều kiện để phát triển DNNVV đã được quan tâm cải thiện, tuy nhiên còn nhiều bất cập về môi trường kinh doanh, khả năng tiếp cận các nguồn lực và chính sách hỗ trợ về thị trường. Luận án đã nhận diện và đo lường được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển DNNVV tỉnh Đắk Lắk, theo thứ tự quan trọng lần lượt là: (1) Khoa học kỹ thuật, (2) Năng lực chủ doanh nghiệp và trình độ người lao động, (3) Vốn, (4) Chính sách của Nhà nước, (5) Thủ tục hành chính và dịch vụ hỗ trợ, (6) Thị trường. Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DNNVV tỉnh Đắk Lắk. Đó là nhóm giải pháp: i) Cung cấp điều kiện để phát triển DNNVV (Một là, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự tạo lập và hoạt động của DNNVV, gồm: Tăng cường tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Tăng cường nỗ lực cải cách hành chính; Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức; Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời doanh nghiệp; Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Nâng cao tính năng động tiên phong của đội ngũ lãnh đạo; Hoàn thiện môi trường kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh; Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế. Hai là, Hoàn thiện chính sách về thị trường. Ba là, Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực), ii) Nâng cao năng lực cạnh tranh (Nâng cao năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp; Vốn; Nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại; Trình độ người lao động; Công nghệ; Hợp tác, liên doanh liên kết). 6. Kết cấu của luận án Bố cục luận án: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận án gồm có 4 chương. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả (1) Các nghiên cứu hiện tại chưa có một công trình nào nghiên cứu về tình hình phát triển DNNVV ở tỉnh Đắk Lắk; (2) Một số nghiên cứu chỉ đánh giá phát triển về số lượng DNNVV, chứ chưa quan tâm đến các yếu tố về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp; (3) Một số nghiên cứu có xem xét đến chính sách phát triển doanh nghiệp và môi trường kinh doanh, nhưng chưa đề cập đầy đủ các điều kiện để phát triển DNNVV; (4) Một số nghiên cứu về phát triển DNNVV dựa trên các chỉ tiêu đánh giá khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào dựa trên các chỉ tiêu số lượng, quy mô và năng lực cạnh tranh; (5) Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp, nhưng chưa có nghiên cứu nào lượng hóa được các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến phát triển DNNVV. 1.2. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng 1.2.1. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính - Phương pháp diễn dịch và quy nạp: Qua các công trình khoa học đã được công bố, những quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, cùng với những quan điểm, chính sách của Nhà nước từ đó hệ thống hoá và phát triển cơ sở lý luận, xác định một số chỉ tiêu đánh giá phát triển DNNVV tại Đắk Lắk. - Phương pháp chuyên gia: Thông qua việc thảo luận nhóm với các nhà quản trị, các cán bộ quản lý, làm cơ sở để phân tích định lượng với mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy. 1.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 4 Được sử dụng nhằm đánh giá thực trạng và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV tại Đắk Lắk: - Thống kê mô tả: Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được nhằm rút ra những nét nổi bật, những đặc điểm qua các năm để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV tại Đắk Lắk. - Phân tích so sánh: Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, để có được những nhận xét xác đáng về thực trạng phát triển DNNVV tại Đắk Lắk. - Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha: sử dụng để đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo. - Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): được sử dụng để đánh giá độ giá trị cấu trúc của phép đo. - Phân tích hồi quy: Sau khi thang đo của các yếu tố được kiểm định, nghiên cứu dùng phương pháp phân tích hồi quy bội để xác định các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển DNNVV tại Đắk Lắk. 1.2.2. Dữ liệu nghiên cứu 1.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp Các thông tin được thu thập từ báo cáo của Sở kế hoạch đầu tư Đắk Lắk, Cục thống kê Đắk Lắk, Báo cáo của VCCI, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk, tạp chí chuyên ngành và các thông tin từ các nghiên cứu có liên quan. 1.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp - Chọn mẫu điều tra: nghiên cứu chọn 5 điểm đại diện để điều tra, đó là Thành phố Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn hồ, Huyện Krông pắk, Huyện Eakar, Huyện Eahleo. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện. - Thời điểm tiến hành điều tra: từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2014. - Đối tượng trả lời phiếu điều tra là: chủ doanh nghiệp/giám đốc công ty, phó giám đốc công ty. - Quy trình điều tra: Tác giả đã thiết kế phiếu điều tra, sau đó xin ý 5 kiến các nhà khoa học và chuyên gia để hoàn thiện. Phiếu điều tra đã được phỏng vấn thử và hoàn thiện trước khi triển khai khảo sát trên diện rộng, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ lãnh đạo tại 250 DNNVV. Kết quả thu về, số phiếu khảo sát là 250, tuy nhiên số phiếu hợp lệ là 200 phiếu. Dữ liệu này được xử lý bằng phần mềm SPSS16. 1.3. Khung nghiên cứu của luận án LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DNNVV - Lý luận về DNNVV - Lý luận về phát triển DNNVV(Khái niệm; Nội dung ; Chỉ tiêu đánh giá) - Điều kiện để phát triển DNNVV - Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV - Kinh nghiệm phát triể n DNNVV Từ báo cáo của Sở KH&ĐT Đắk Lắk, Cục Thống kê Đắk Lắk, Báo cáo VCCI, Tạp chí chuyên ngành. Số liệu thứ cấp Đánh giá về số lượng, quy mô DNNVV tỉnh Đắk Lắk Đánh giá năng lực cạnh tranh của DNNVV tỉnh Đắk Lắk Đánh giá điều kiện để phát triển DNNVV tỉnh Đắk Lắk Kết quả đạt được Số liệu sơ cấp Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV tỉnh Đắk Lắk Thông qua bảng câu hỏi khảo sát các DNNVV tỉnh Đắk Lắk Hạn chế ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020 Hình 1.1: Khung nghiên cứu của luận án CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.1. Lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.1.1. Khái niệm DNNVV của một số nước trên thế giới Khái niệm DNNVV mang tính chất tương đối nó thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển kinh tế, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội từng nước. Nhìn chung, các nước trên thế giới sử dụng hai 6 nhóm tiêu thức phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng để định nghĩa DNNVV. 2.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa về DNNVV theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV. Theo Nghị định này, DNNVV đã được phân theo khu vực kinh doanh và có phân loại cụ thể cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. 2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (1) Đây là những doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân, có quy mô nhỏ; (2) Dễ khởi nghiệp; (3) Quy mô vốn thấp; (4) Chưa chú trọng về văn hóa doanh nghiệp; (5) Khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp và trình độ tay nghề của người lao động thấp; (6) Công nghệ lạc hậu, tốc độ đổi mới chậm; (7) Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài. 2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (1) Các DNNVV đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế; (2) các DNNVV góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (3) các DNNVV tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần xoá đói giảm nghèo; (4) các DNNVV làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; (5) các DNNVV đóng góp vào quá trình tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới; (6) các DNNVV có khả năng hợp tác với các doanh nghiệp lớn; (7) các DNNVV tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp lớn; (8) các DNNVV còn là tiền đề để tạo ra một môi trường văn hoá kinh doanh mang tính kinh tế thị trường, tạo ra những nhà kinh doanh giỏi. 2.2. Lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.2.1. Khái niệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.2.1.1. Quan điểm về phát triển Trong nghiên cứu này, chúng ta quy ước khi nói đến sự phát triển là nói đến phát triển cả về chiều rộng và về chiều sâu. 2.2.1.2. Quan điểm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Thuật ngữ phát triển DNNVV sử dụng trong nghiên cứu này: "Phát 7 triển DNNVV là một quá trình nỗ lực của cả cơ quan quản lý nhà nước (Chính phủ và địa phương) để tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động của DNNVV, cũng như nỗ lực của bản thân doanh nghiệp nhằm gia tăng về số lượng, quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV trong một thời gian nhất định, đảm bảo rằng lợi nhuận cao hơn, tức là mức độ hài lòng của chủ doanh nghiệp cao hơn". 2.2.2. Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Nội dung phát triển DNNVV Gia tăng số lượng, quy mô DNNVV Nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV Hình 2.1: Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Đánh giá rõ thực trạng phát triển của các DNNVV một cách đầy đủ, cần phải phân tích trên hai góc độ: một là, phân tích sự gia tăng số lượng, quy mô DNNVV; hai là, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của DNNVV. 2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của DNNVV: i) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá số lượng, quy mô DNNVV; ii) Nhóm chỉ tiêu đánh giá về năng lực cạnh tranh. Được thể hiện qua hình 2.2: Chỉ tiêu đánh giá về năng lực cạnh tranh Nguồn lực của doanh nghiệp (nguồn vốn, lao động, trình độ công nghệ) Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp Khả năng liên kết và hợp tác Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh thu, nộp ngân sách) Thị trường tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu đánh giá về số lượng, quy mô DNNVV Số lượng DNNVV (hiện đang hoạt động, đăng ký mới, ngừng hoạt động) Cơ cấu DNNVV(theo loại hình doanh nghiệp, theo ngành kinh tế) Nguồn vốn Lao động Đánh giá sự phát triển doanh nghiệp Hình 2.2: Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 8 2.3. Điều kiện để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.3.1. Môi trường kinh doanh đối với sự tạo lập và hoạt động DNNVV Để đánh giá môi trường kinh doanh tại địa phương, luận án đánh giá một số khía cạnh sau: (1) Chi phí gia nhập thị trường; (2) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; (3) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; ( 4) Chi phí không chính thức; (5) Cạnh tranh bình đẳng; ( 6) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; (7) Thể chế pháp lý; (8) Cơ sở hạ tầng. 2.3.2. Chính sách thị trường Đánh giá nỗ lực của địa phương trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm thị trường. Gồm các nội dung đo lường sự sẵn có của các dịch vụ hỗ trợ thị trường như xúc tiến thương mại; cung cấp thông tin kinh doanh; tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp; dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh; số lượng các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và chất lượng các dịch vụ này. 2.3.3. Khả năng tiếp cận các nguồn lực Đánh giá nỗ lực của địa phương trong việc hỗ trợ cho DNNVV tiếp cận 3 nguồn lực chính là (1) đất đai; (2) lao động; (3) vốn. 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của DNNVV (1) Chính sách của Nhà nước; (2) Thủ tục hành chính và dịch vụ hỗ trợ; (3) Trình độ nguồn nhân lực; (4) Khoa học kỹ thuật; (5) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật; (6) Thị trường; (7) Năng lực của chủ doanh nghiệp và trình độ của người lao động; (8) Vốn. 2.5. Kinh nghiệm phát triển DNNVV ở một số quốc gia và địa phương tại Việt Nam 2.5.1. Kinh nghiệm ở một số quốc gia 2.5.1.1. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trung quốc 2.5.1.2. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản 2.5.1.3. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Singapore 2.5.1.4. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đài Loan 2.5.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương tại Việt Nam 2.5.2.1. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bắc Ninh 9 2.5.2.2. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Khánh Hòa 2.5.1.3. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đà Nẵng 2.5.2.4. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội 2.5.2.5. Phát triển DNNVV tại thành phố Hồ Chí Minh 2.6. Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển DNNVV Đắk Lắk (1) Cần xây dựng kế hoạch phát triển DNNVV địa phương, phù hợp với nguồn vốn, điều kiện và công nghệ, kỹ năng hiện có của địa phương; (2) Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội; (3) Cải thiện môi trường kinh doanh địa phương, thông qua cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các chi phí giao dịch hành chính, tiết kiệm thời gian, hỗ trợ các DNNVV tham gia vào thị trường một cách thuận lợi; (4) Cần kết hợp cả sự hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp của địa phương. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 3.1.2. Điều kiện kinh tế 3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế 3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế 3.1.2.3. Các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của Tỉnh 3.1.3. Điều kiện xã hội 3.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển DNNVV 3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Đắk Lắk 3.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk 3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá về số lượng, quy mô 3.2.1.1. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa Số lượng DNNVV hiện đang hoạt động không ngừng gia tăng qua các năm. Từ chỗ chỉ có 672 doanh nghiệp năm 2004 thì đến năm 2013 toàn 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.