Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

pdf
Số trang Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 27 Cỡ tệp Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 837 KB Lượt tải Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 0
Đánh giá Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 27 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TẠO QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9.85.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Năng Dũng Hội Khoa học đất Việt Nam Phản biện 3: TS. Thái Thị Quỳnh Như Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm (đánh giá) luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam vào hồi giờ ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua từng giai đoạn, pháp luật đất đai của Việt Nam đã có những quy định ngày một cụ thể, rõ ràng đối với công tác tạo quỹ đất thông qua hình thức Nhà nước thực hiện thu hồi đất và nhà đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất để có quỹ đất tiếp tục thực hiện dự án đầu tư. Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai và các trường hợp sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ), thuê QSDĐ và nhận góp vốn bằng QSDĐ để sản xuất, kinh doanh. Do vậy, công tác tạo quỹ đất đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng hiệu quả, bền vững. Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên là đô thị loại I, trực thuộc Tỉnh. Thành phố được xác định là đô thị động lực của Vùng trung du và miền núi phía Bắc, là trung tâm Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Y tế - Đào tạo - Khoa học kỹ thuật của tỉnh Thái Nguyên và của cả Vùng. Phấn đấu xây dựng thành phố Thái Nguyên là trung tâm của tuyến hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng (Thủ tướng Chính phủ, 2013). Song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng đất của Thành phố ngày càng tăng, đặc biệt đối với quỹ đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp. Năm 2010, Thành phố đã được Chính phủ quyết định nâng lên thành đô thị loại I thuộc Tỉnh và phấn đấu đến trước năm 2020 trở thành đô thị trực thuộc Trung ương. Đến năm 2014, diện tích đất đã đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên là 18.474,6 ha (chiếm 99,1% tổng diện tích tự nhiên của Thành phố). Để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của địa phương, yêu cầu đặt ra cho Thành phố là phải quản lý, khai thác sử dụng đất đai một cách khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất; trong đó, công tác tạo quỹ đất của Thành phố đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên thực tế công tác tạo quỹ đất của Thành phố hiện còn nhiều khó khăn, các tổ chức có chức năng tạo quỹ đất chưa thực hiện hết chức năng nhiệm vụ được giao, chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, có nhiều đơn vị sự nghiệp công cùng thực hiện nhiệm vụ tạo quỹ đất trên địa bàn Thành phố. Đối với việc tạo quỹ đất thông qua hình thức thỏa thuận còn nhiều bất cập, việc bố trí tái định cư cho những hộ phải di dời chỗ ở tại một số dự án chưa kịp thời, chính sách bồi thường giữa các dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất và dự án không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đã phát sinh nhiều bất cập, các đơn vị làm nhiệm vụ tạo quỹ đất chưa có sự gắn kết, thống nhất, phương án quy hoạch sử dụng đất còn có những bất cập nhất định. 1 Để có thêm cơ sở khoa học cho công tác tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực trung du miền núi phía Bắc, đặc biệt là thành phố Thái Nguyên, việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” là cần thiết, hợp lý góp phần nhận diện rõ thêm về thực trạng tạo quỹ đất của thành phố Thái Nguyên. Từ đó đề xuất được các giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thực trạng tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện một số yếu tố ảnh hưởng đến tạo quỹ đất tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; - Đề xuất các giải pháp khi thực hiện tạo quỹ đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Không gian nghiên cứu: Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: Kết quả tạo quỹ đất trong giai đoạn 2004 - 2015 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Thời gian thực hiện điều tra, phỏng vấn: Từ 01/2014 12/2014. - Nội dung nghiên cứu: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất đai có liên quan đến công tác tạo quỹ đất của thành phố Thái Nguyên. Đánh giá thực trạng tạo quỹ đất (chủ yếu là hình thức Nhà nước thu hồi đất để tạo quỹ đất) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Xác định nhu cầu và khả năng (về tài chính, tổ chức thực hiện nhiệm vụ) tạo quỹ đất để phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2035 của thành phố Thái Nguyên. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất cho công tác tạo quỹ đất tại thành phố Thái Nguyên. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên đã xác định được 22 yếu tố thuộc 5 nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả tạo quỹ đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Xác định được thứ tự ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến tạo quỹ đất như sau: (1) Nhóm yếu tố tài chính; (2) Nhóm yếu tố chính sách pháp luật; (3) Nhóm yếu tố kinh tế, xã hội; (4) Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng và (5) Nhóm yếu tố quy hoạch. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học của đề tài: Góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. 2 - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tạo quỹ đất, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các địa phương có điều kiện tương đồng. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, nhà quản lý và người học về lĩnh vực tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN TẠO QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1.1. Một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu 2.1.1.1. Đất đai, giá đất, thu hồi đất Đất đai là tài nguyên cơ bản, không thể thiếu trong cuộc sống bền vững trên trái đất (FAO, 1996). Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước và được quản lý theo pháp luật. Pháp luật hiện nay đã quy định đất đai có giá. Giá đất là giá trị quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất. Giá trị đất đai phụ thuộc chủ yếu vào giá trị sản phẩm. Phương pháp xác định giá đất được căn cứ vào giá trị của khu/thửa đất. Giá đất được xác định đúng với giá trị của nó sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ tạo quỹ đất, bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất, nhà nước và nhà đầu tư. Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003), là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). 2.1.1.2. Sở hữu đất đai và chế độ sở hữu đất đai Chế độ sở hữu đất đai của Việt Nam rất đặc biệt so với các nước khác trên thế giới vì nhiều lý do khác nhau. Hiện nay, đất đai tại Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Những quy định của pháp luật về chế độ sở hữu, quyền và nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu về đất đai và của người sử dụng đất tại Việt Nam đã tác động trực tiếp đến việc tạo quỹ đất để phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các hình thức. 2.1.1.3. Tổ chức phát triển quỹ đất, tạo quỹ đất và quỹ phát triển đất Tổ chức phát triển quỹ đất (Trung tâm phát triển quỹ đất (PTQĐ)): Theo quy định của pháp luật đất đai, tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp có thu, được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. 3 Tạo quỹ đất: Tạo quỹ đất là một trong những nhiệm vụ của của Tổ chức PTQĐ để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội (Điều 35 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; Điều 5 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP). Quỹ phát triển đất: Quỹ phát triển đất là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn, bù đắp chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và không vì mục đích lợi nhuận. Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập hoặc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương để ứng vốn cho việc PTQĐ, trong đó có nhiệm vụ tạo quỹ đất. 2.1.2. Vai trò của đất đai trong phát triển kinh tế - xã hội Tài nguyên đất có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề phức tạp, đa dạng; bao gồm không chỉ là sự tăng trưởng về kinh tế mà còn là một xã hội phát triển tốt hơn, biểu hiện một đời sống xã hội lành mạnh (Nguyễn Duy Gia và cs., 2000). Đất đai là tài sản quốc gia có giá trị lớn, là nguồn lực tài chính, nguồn thu ổn định, lâu dài và xu thế tăng nên cho ngân sách nhà nước (NSNN). Ngoài ra, đất đai còn có ý nghĩa chính trị - pháp lý, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta (Đinh Xuân Hảo và cs., 2013). 2.1.3. Vai trò của tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế - xã hội của đất nước càng phát triển, nhu cầu về quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đất ở, xây dựng các trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, an ninh - quốc phòng ngày càng gia tăng và luôn luôn có sự biến động giữa các loại quỹ đất khác nhau. Trong điều kiện hiện nay, trên 80% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước đã giao, cho thuê; vì vậy, để tiếp tục có các quỹ đất mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì công tác tạo quỹ đất đã đóng góp vai trò quan trọng. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội 2.1.4.1. Nhóm yếu tố tài chính Nhóm yếu tố tài chính ảnh hưởng đến tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm hai vấn đề: Thứ nhất là nguồn vốn để phục tạo quỹ đất được lấy từ NSNN, từ các tổ chức tín dụng, huy động từ các nguồn khác và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Thứ hai là vấn đề xác định giá đất trong thực hiện tạo quỹ đất. 2.1.4.2. Nhóm yếu tố chính sách pháp luật Chính sách pháp luật là cơ sở pháp lý để người sử dụng đất tham gia vào các quan hệ giao dịch dân sự, hành chính về đất đai, trong đó có việc tạo quỹ đất. Những chính sách đưa vào phân tích trong luận án là các chính sách về đất đai, thu hút đầu tư, chính sách hỗ trợ và chính sách xã hội khác. 4 2.1.4.3. Nhóm yếu tố về kinh tế, xã hội Các yếu tố về kinh tế - xã hội mà luận án nghiên cứu, phân tích là thu nhập của hộ gia đình, cá nhân, trình độ dân trí, quá trình đô thị hóa, mật độ dân số và khả năng sinh lợi của đất. Các yếu tố này tác động trực tiếp đến việc tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì đất đai là tài sản lớn, đặc biệt đối với mỗi người sử dụng đất, nên khi tạo quỹ đất đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. 2.1.4.4. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng đưa vào phân tích bao gồm những vấn đề về mục đích, diện tích sử dụng đất, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tạo quỹ đất để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Nhưng mức độ ảnh hưởng rất khác nhau tại các địa phương. Vì mỗi địa phương có những nét đặc thù riêng về các điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử dụng đất của các loại dự án. 2.1.4.5. Nhóm yếu tố quy hoạch Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng được lập dựa vào nhiều căn cứ khác nhau, trong đó có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Quy hoạch sử dụng đất và các loại quy hoạch chuyên ngành khác phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện tạo quỹ đất là quy hoạch sử dụng đất. Điều này đã chứng minh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và định mức quy hoạch xây dựng có tác động nhất định đến tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TẠO QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM Luận án đã tìm hiểu về tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế -xã hội của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Liên bang Úc, Singapore và Việt Nam. 2.3. NHỮNG NỘI DUNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Tạo quỹ đất có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Kể từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành đến nay, những quy định về tạo quỹ đất đã dần một hoàn thiện, đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho công tác tạo quỹ đất thực hiện. Thực tế công tác tạo quỹ đất tại Việt Nam chưa đạt được kết quả như mong đợi, vì còn một số tồn tại như: Tiến độ tạo quỹ đất của một số dự án bị kéo dài so với thời gian đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, xác định giá đất chưa hợp lý, vấn đề thiếu vốn, khiếu nại, khiếu kiện trong quá 5 trình tạo quỹ đất; tạo quỹ đất chưa hoàn toàn giúp Nhà nước chủ động điều tiết thị trường bất động sản là quyền sử dụng đất... Công tác tạo quỹ đất bị tác động bởi nhiều yếu tố. Do đó, việc nghiên cứu thêm cơ sở khoa học về tạo quỹ đất, đánh giá giá thực trạng công tác tạo quỹ đất, phát hiện các yếu tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tạo quỹ đất, những tồn tại khó khăn trong công tác tạo quỹ đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là cần thiết. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Tiến hành thu thập tài liệu, số liệu về kết quả tạo quỹ đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh thái Nguyên từ năm 2004 đến năm 2015. Đánh giá nhu cầu và khả năng tạo quỹ đất để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên đến năm 2035. 3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (1) Cán bộ làm việc tại UBND các cấp của tỉnh Thái Nguyên. (2) Cán bộ làm việc theo cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai. (3) Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. (4) Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và không bị thu hồi đất. (5) Các chính sách, pháp luật về tạo quỹ đất, phương án điều chỉnh quy hoạch của thành phố Thái Nguyên đến năm 2035. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của TP Thái Nguyên; 2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thành phố Thái Nguyên; 3. Thực trạng tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại TP Thái Nguyên; 4. Nhu cầu và khả năng tạo quỹ đất để phát triển kinh tế - xã hội của TP Thái Nguyên; 5. Đánh giá những mặt đạt được và tồn tại của công tác tạo quỹ đất tại TP Thái Nguyên; 6. Đề xuất giải pháp cho công tác tạo quỹ đất tại thành phố Thái Nguyên 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp Thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến công tác tạo quỹ đất, quản lý nhà nước về đất đai, quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên tại một số cơ quan ở Trung ương và địa phương. 3.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đề tài lựa chọn thành phố Thái Nguyên là địa điểm nghiên cứu. Vì đây là đơn vị có Trung tâm PTQĐ được thành lập sớm nhất của tỉnh Thái Nguyên. Để phục vụ điều tra, khảo sát, đề tài chọn 15/27 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Thái Nguyên là địa điểm điều tra, khảo sát. Trong đó, điều tra, phỏng vấn hộ gia đình cá nhân trên phạm vi 07 xã/phường. 6 3.4.3. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu sơ cấp Luận án đã lựa chọn điều tra 500 tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác tạo quỹ đất của thành phố Thái Nguyên trên các nhóm đối tượng: (1) Cán bộ là 270 phiếu. (2) Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất là 90 phiếu. (4) Hộ gia đình, cá nhân là 140 phiếu. 3.4.4. Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu Kết quả tổng hợp số liệu điều tra, phỏng vấn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cho thấy: không có sự sai khác đáng kể giữa các nhóm đối tượng về đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác tạo quỹ. Do vậy NCS đã gộp chung tất cả các nhóm đối tượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả tạo quỹ đất tại thành phố Thái Nguyên, theo phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA từ 500phiếu điều tra và được xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0. Bảng 3.1. Ký hiệu các biến dùng trong đánh giá công tác tạo quỹ đất tại thành phố Thái Nguyên STT I 1 2 3 4 5 II 1 2 3 4 5 III 1 2 3 4 IV 1 2 3 Tên các biến A. Biến độc lập Yếu tố kinh tế, xã hội Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân Khả năng sinh lợi của đất Quá trình đô thị hóa Mật độ dân số Trình độ dân trí Yếu tố điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng Diện tích thửa đất Vị trí của thửa đất Mục đích sử dụng đất Cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước) Yếu tố chính sách pháp luật Chính sách về đất đai Chính sách về thu hút đầu tư Chính sách hỗ trợ Các chính sách xã hội khác Yếu tố tài chính Giá đất áp dụng trong tạo quỹ đất Kinh phí tạo quỹ đất được lấy từ ngân sách nhà nước Kính phí tạo quỹ đất được vay từ các tổ chức tín dụng 7 Ký hiệu KT KT1 KT2 KT3 KT4 KT5 TN TN1 TN2 TN3 TN4 TN5 CS CS1 CS2 CS3 CS4 TC TC1 TC2 TC3 STT 4 5 V 1 2 3 1 2 3 Tên các biến Kính phí tạo quỹ đất được huy động từ các nguồn khác Góp vốn bằng quyền sử dụng đất Yếu tố quy hoạch Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội Quy hoạch sử dụng đất Định mức sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng B. Biến phụ thuộc (Kết quả tạo quỹ đất) Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Môi trường được cải thiện Đời sống của người dân được nâng lên Ký hiệu TC4 TC5 QH QH1 QH2 QH3 KQ KQ1 KQ2 KQ3 Sử dụng thang đo Likert (Likert, 1932) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến công tác tạo quỹ đất tại thành phố Thái Nguyên. Bảng 3.2. Chỉ số đánh giá của thang đo STT Thang đo Hệ số Chỉ số đánh giá 1 Rất quan trọng 5 ≥ 4,20 2 3 4 5 Quan trọng Bình thường Ít quan trọng Không quan trọng 4 3 2 1 Từ 3,40 – 4,19 Từ 2,60 – 3,39 Từ 1,80 – 2,59 < 1,80 Nguồn: Likert (1932) 3.5.5. Phương pháp SWOT Phương pháp SWOT dùng để phân tích các mặt lợi thế (S), yếu thế (W), cơ hội (O) và thách thức (T) về đơn vị sự nghiệp công thực hiện nhiệm vụ tạo quỹ đất của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên. Có toạ độ địa lý từ 210 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 km về phía Bắc, có vị trí tiếp giáp như: Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ. Phía Nam giáp thị xã Sông Công. Phía Tây giáp huyện Đại Từ. Phía Đông giáp huyện Phú Bình. Thành phố có vị trí chiến lược, là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi, nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.