Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tình hình thoái hoá và giải pháp bảo vệ đất gò đồi tỉnh Lạng Sơn

pdf
Số trang Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tình hình thoái hoá và giải pháp bảo vệ đất gò đồi tỉnh Lạng Sơn 28 Cỡ tệp Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tình hình thoái hoá và giải pháp bảo vệ đất gò đồi tỉnh Lạng Sơn 382 KB Lượt tải Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tình hình thoái hoá và giải pháp bảo vệ đất gò đồi tỉnh Lạng Sơn 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tình hình thoái hoá và giải pháp bảo vệ đất gò đồi tỉnh Lạng Sơn 3
Đánh giá Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tình hình thoái hoá và giải pháp bảo vệ đất gò đồi tỉnh Lạng Sơn
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 28 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI VŨ XUÂN THANH NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THOÁI HOÁ VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ ðẤT GÒ ðỒI TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: ðẤT VÀ DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG Mã số : 62.62.15.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2012 Công trình hoàn thành tại: TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Người hướng dẫn: 1. TS. Nguyễn Văn Toàn 2. TS. Cao Việt Hà Phản biện 1: PGS.TS. Trần Văn Chính Phản biện 2: PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm Phản biện 3: TS. Bùi Huy Hiền Luận án ñược bảo vệ tại hội ñồng chấm luận án cấp trường họp tại: Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2012 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội 1 MỞ ðẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có tới 36,5% tổng diện tích tự nhiên, tương ñương 303.641 ha là ñất gò ñồi, ñây là vùng ñược khai thác sử dụng cho mục ñích nông nghiệp rất sớm và là vùng trọng ñiểm sản xuất, nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị hàng hóa cao. Tuy nhiên còn nhiều diện tích ñất ñược sử dụng chưa hợp lý, chưa chú ý ñến biện pháp canh tác thích hợp, nặng về bóc lột ñất thêm vào ñó là những bất lợi về ñiều kiện tự nhiên nên ñã bị thoái hóa dẫn tới mất khả năng sản xuất. Dù vậy, cho ñến nay chưa hề có một nghiên cứu nào về thực trạng thoái hóa, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn thoái hóa ñất gò ñồi Lạng Sơn. Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu sinh ñã lựa chọn ñề tài: “Nghiên cứu tình hình thoá hoá và giải pháp bảo vệ ñất gò ñồi tỉnh Lạng Sơn” ñể xây dựng luận án. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác ñịnh thực trạng thoái hóa ñất gò ñồi tỉnh Lạng Sơn, bao gồm xói mòn ñất và suy thoái ñộ phì. - ðánh giá thoái hóa tổng hợp gắn với xây dựng bản ñồ thoái hóa ñất tỷ lệ 1/100.000. - ðề xuất giải pháp ngăn chặn thoái hóa và bảo vệ ñất gò ñồi. 3. ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI 3.1. ðối tượng nghiên cứu ðất: Các loại ñất gò ñồi tỉnh Lạng Sơn và hiện trạng sử dụng ñất. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Là các loại ñất ñồi núi có ñộ chia cắt sâu 10 – 100 m và có ñộ cao tuyệt ñối nhỏ hơn 500 m thuộc tỉnh Lạng Sơn. + Thời gian: Từ năm 2007 ñến năm 2011. 2 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 4.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược sử dụng ñất bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với việc ngăn chặn thoái hóa ñất và phục hồi ñất ñã bị giảm hoặc mất sức sản xuất. Bổ sung vào phương pháp luận ñánh giá thoái hóa ñất trong ñiều kiện Việt Nam. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các nhà quản lý ở ñịa phương chỉ ñạo chuyển ñổi cơ cấu sử dụng ñất theo hướng phát triển một nền nông nghiệp bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ñất vùng gò ñồi và cải thiện ñời sống nhân dân. 5. NHỮNG ðÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Xác ñịnh ñược thực trạng thoái hóa ñất gò ñồi tỉnh Lạng Sơn. - Ứng dụng thành công phương pháp ñánh giá thoái hóa ñất tổng hợp trong ñiều kiện Việt Nam. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1.1. Khái niệm về ñất gò ñồi Trong nghiên cứu này, sử dụng tiêu chí xác ñịnh ñất gò ñồi của Nguyễn Văn Toàn, 2010 là: ñộ cao tương ñối (chia cắt sâu) 10 – 100 m và ñộ cao tuyệt ñối nhỏ hơn 500 m. 1.1.2. Khái niệm về thoái hóa ñất Hiện nay khái niệm thoái hóa ñất ñược sử dụng rộng rãi và ñều thống nhất ñó là quá trình làm xấu tính chất và chất lượng ñất. Theo FAO (1979), thoái hóa ñất là quá trình làm suy giảm khả năng sản xuất ra hàng hóa hoặc các nhu cầu sử dụng ñất khác của con người. 3 1.2. TỔNG QUAN VỀ THOÁI HÓA ðẤT 1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 1.2.1.1. Thực trạng thoái hoá ñất Theo kết quả ñánh giá toàn cầu về sự thoái hoá ñất của L.R Oldeman (1992), ñất bị thoái hoá trên thế giới có khoảng 1965 triệu ha, trong ñó châu Á 749 triệu ha (38%), châu Âu 218 triệu ha (11,1%), châu ðại Dương 102 triệu ha (5,2%). 1.2.1.2. Các loại hình thoái hoá Theo Eswaran (2001), thoái hóa ñất trên thế giới ñược chia theo 4 loại hình: xói mòn do nước, xói mòn do gió, thoái hóa hóa học và thoái hóa vật lý; Trong ñó thoái hóa ñất do xói mòn do nước lớn nhất, chiếm 55,5% diện tích ñất bị thoái hóa 1.2.1.3. Nguyên nhân thoái hoá ñất Sự thoái hóa ñất do 2 nguyên nhân chính: a. Nguyên nhân tự nhiên Nhiều nghiên cứu (L.R Oldeman, 1992, M Velaytham, 1994, …) ñã chỉ ra rằng, ñiều kiện tự nhiên có tác ñộng rất lớn ñến quá trình thoái hóa ñất. Các ñiều kiện này có thể là ñá mẹ, ñịa hình, lượng mưa, lượng bốc hơi, chế ñộ nhiệt, khô hạn, …... b. Nguyên nhân do hoạt ñộng của con người Theo L.R Oldeman và cs, 1992 bao gồm: Chặt phá rừng, chăn thả quá mức, quản lý yếu kém, khai thác quá mức và hoạt ñộng công nghiệp; trong ñó chủ yếu là do Chặt phá rừng, chăn thả quá mức, quản lý yếu kém (chiếm tới 92% diện tích ñất thoái hóa). 1.2.1.4. Hậu quả của thoái hoá ñất Thoái hoá ñất ñã gây tổn thất cho sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới ước tính khoảng 42 tỷ USD mỗi năm và ñang ảnh hưởng ñến 1/3 diện tích ñất, ñe doạ an ninh lương thực, gây ñói nghèo cho hơn 1 tỷ người dân của hơn 110 quốc gia. 1.2.1.5. Nghiên cứu về giải pháp hạn chế thoái hóa ñất Cho ñến nay chưa có những nghiên cứu riêng biệt và toàn diện 4 TT 1 2 3 4 5 6 7 về các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ ñất gò ñồi, tuy nhiên ñã có khá nhiều nghiên cứu ñề cập về các giải pháp sử dụng và bảo vệ ñất dốc. Các giải pháp này tập trung ở các khía cạnh sau ñây: i/ Giải pháp về chống xói mòn, ii/ Giải pháp về cải tạo ñất, iii/ Giải pháp về tín dụng, iv/ Giải pháp về tạo lập quyền sở hữu ñất ñai. 1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.2.1. Thực trạng thoái hóa ñất Trong số 21 triệu ha ñất ñang ñược sử dụng trong canh tác nông, lâm nghiệp ở Việt Nam, phần lớn diện tích có hàm lượng dinh dưỡng thấp. Trong ñó tổng diện tích ñất bị thoái ñã lên tới 9,34 triệu ha. Trong số 7,85 triệu ha ñang chịu tác ñộng sa mạc hoá, thì có tới gần 90% là ñất trống, ñồi trọc bị thoái hoá mạnh; ñất bị ñá ong hoá do hậu quả của nạn phá rừng và sử dụng ñất không hợp lý kéo dài trong nhiều năm. Thoái hóa ñất ñồi núi ở Việt Nam ñược chia ra các dạng sau: a/ Xói mòn Xói mòn ñất là loại hình thoái hóa phổ biến trên ñất ñồi núi vùng nhiệt ñới ẩm, hậu quả làm suy giảm ñộ dày tầng ñất mịn. Số liệu ở bảng 1.1 cho thấy trong số 23,4 triệu ha ñất ñồi núi ở Việt Nam, tới 6,1 triệu ha có ñộ dày tầng ñất mịn <50 cm. Bảng 1.1. Tổng hợp diện tích ñất ñồi núi Việt Nam theo tầng dày ðVT: ha Tầng dày (cm) Nhóm ðất Tổng >100 100<50 ðất xám và bạc màu 1076,5 373,7 220,8 1671,0 ðất ñỏ nâu và xám nâu vùng bán 26,0 88,0 0,5 114,5 ðất ñen 79,5 109,3 124,0 312,8 ðất ñỏ vàng 5594,7 7371,9 4466 17432,8 ðất mùn vàng ñỏ trên núi 1201,8 1161,5 899,5 3262,8 ðất mùn trên núi cao 15,3 131,0 58,0 204,3 ðất xói mòn trơ sỏi ñá 373,0 373,0 TỔNG 7994,0 9235,4 6141,8 23371,2 Nguồn: Vũ Năng Dũng, Cẩm nang sử dụng ñất nông nghiệp, (2009) 5 Theo Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm và cs, có tới 80% diện tích ñất vùng Trung du miền núi phía Bắc bị thoái hoá do xói mòn; ngay như Tây nguyên là một vùng ñất ñồi núi ít bị chia cắt hơn thì tỷ lệ này cũng lên tới 60% (bảng 1.2). Bảng 1.2. Thoái hoá ñất do xói mòn theo các vùng kinh tế sinh thái Diện Tỷ lệ Tỷ lệ Thoái Vùng kinh tế sinh tích ñất diện tích hoá ñất TT thái dốc có rừng do xói (triệu (%) (%) mòn (%) ha) 1 Miền núi và trung du 9,8 95 9 80 2 Khu IV cũ 5,2 80 12 70 3 Duyên hải miền Trung 4,4 70 13 65 4 Tây Nguyên 5,2 90 23 60 Nguồn: Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 2002 b/ Thoái hoá vật lý Các nhà khoa học Nguyễn Tri Chiêm, Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, Nguyễn ðình Kỳ, ... ñều cho rằng, thoái hoá vật lý ñược biểu hiện thông qua các dấu hiệu như: Suy giảm tỷ lệ sét ở tầng mặt, phá vỡ kết cấu ñất và theo ñó các tính chất vật lý khác như: dung trọng, ñộ xốp, khả năng trữ ẩm, ... cũng biến ñổi theo. ðiều này ñã ñược nhiều nghiên cứu ñề cập. c/ Thoái hoá hoá học Theo các nhà khoa học Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn ðình Kỳ, ðào Châu Thu, Hồ Quang ðức, Lê Thái Bạt, ..., thoái hóa hóa học là ñất bị chua hóa và suy giảm các chỉ tiêu hóa học: suy giảm hàm lượng hữu cơ, suy giảm chất dinh dưỡng khoáng như N, P, K, Ca, Mg … Ngoài ra còn một số dạng thoái hóa khác như: Khô hạn dẫn ñến hoang mạc hóa; Kết von, ñá ong 1.2.2.2. Nguyên nhân thoái hoá Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa ñất ở Việt Nam, như: ðất dốc, lượng mưa lớn và phân bố không ñều, khô hạn, tình trạng mất rừng do chiến tranh, phá rừng lấy ñất canh tác nông nghiệp, sử 6 dụng các hệ thống canh tác không phù hợp trên ñất dốc, và thiếu một chiến lược bảo vệ khai thác ñất một cách toàn diện. 1.2.2.3. Nghiên cứu xây dựng bản ñồ thoái hóa ñất ðể có thể mô tả tình hình thoái hóa ñất một cách tổng hợp, ñịnh lượng, Nguyễn ðình Kỳ ñã nghiên cứu những tiêu chuẩn và kỹ thuật trong hướng dẫn ðánh giá Thoái hoá ñất toàn cầu (GLASOD) và ñiều chỉnh cho phù hợp với ñiều kiện Việt Nam và ñã áp dụng thành công trong việc xây dựng bản ñồ thoái hóa ñất cho nhiều vùng lãnh thổ. 1.2.2.4. Nghiên cứu giải pháp bảo vệ ñất và hạn chế thoái hóa ñất Ở Việt Nam, ñã có rất nhiều cơ quan (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hội Khoa học ðất, ...) và các cá nhân ñã tiến hành nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên ñất, ñề xuất giải pháp ngăn chặn thoái hóa và từng bước phục hồi ñất bị thoái hóa; trong các giải pháp pháp này, chống xói mòn ñược ưu tiên nghiên cứu nhiều hơn cả. 1.2.3. Những nghiên cứu ở Lạng Sơn Nghiên cứu về ñất ở Lạng Sơn cũng ñã ñược bắt ñầu từ việc xây dựng bản ñồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước. Năm 2004, cũng với mục tiêu xây dựng bản ñồ ñất tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/100.000, Nguyễn Văn Toàn, Vũ Xuân Thanh ñã tiến hành “ðiều tra, phân loại lập bản ñồ ñất tỉnh Lạng sơn theo phương pháp ñịnh lượng FAO-WRB” .… Nhận xét Vấn ñề thoái hóa ñất ñã và ñang trở thành thách thức mới trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên ñất. Do vậy vấn ñề này ñang ñược sự quan tâm của cả thế giới. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước ñã giúp nhận diện ñược các loại hình thoái hóa, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn, ñó là những tiền ñề cho việc nghiên cứu về tình hình thoái hóa ñất trong ñiều kiện Lạng Sơn. Các phương pháp xây dựng bản ñồ xói 7 mòn ñất, xây dựng bản ñồ thoái hóa ñất … dựa trên ứng dụng của công nghệ thông tin, hệ thống thông tin ñịa lý và các phần mềm chuyên dụng ñã ñược áp dụng trong nghiên cứu thoái hóa ñất Lạng Sơn thay vì các phương pháp truyền thống mang tính ñịnh tính. Cho ñến nay ñã có một số nghiên cứu về ñất và sử dụng ñất trên ñịa bàn tỉnh Lạng Sơn, kết quả ñã ñưa ra ñược những ñánh giá về các ñiều kiện liên quan ñến quá trình hình thành và sử dụng ñất, ñến các ñặc ñiểm lý hóa học của ñất, … và trên cơ sở ñó cũng ñã có những ñề xuất về việc khai thác và sử dụng tài nguyên ñất của tỉnh cho sản xuất nông – lâm nghiệp. Tuy nhiên vẫn chưa nghiên cứu nào ñược tiến hành một cách có hệ thống và toàn diện về tình hình thoái hóa ñất gò ñồi Lạng Sơn, qua ñó xác ñịnh ñược thực trạng, nguyên nhân thoái hóa làm cơ sở khoa học cho việc quản lý, sử dụng hợp lý và cải tạo ñất gò ñồi. Chính vì vậy ñề tài “Nghiên cứu tình hình thoá hoá và giải pháp bảo vệ ñất gò ñồi tỉnh Lạng Sơn” ñã ñược lựa chọn ñể xây dựng luận án. CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng gò ñồi có quan hệ ñến thoái hóa ñất 2.1.1.1. ðiều kiện tự nhiên. 2.1.1.2. ðiều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2. Xác ñịnh thực trạng thoái hóa ñất gò ñồi 2.1.2.1. Một số loại hình thoái hóa ñặc trưng ñất gò ñồi 1/ Xói mòn rửa trôi. 2/ Suy thoái ñộ phì. 2.1.2.2. ðánh giá tổng hợp thoái hóa ñất gò ñồi gắn với xây dựng bản ñồ: 8 1/ Thoái hóa tiềm năng. 2/ Thoái hóa hiện tại. 2.1.3. ðề xuất các giải pháp bảo vệ ñất gò ñồi 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Phương pháp này ñược sử dụng ñể thu thập thông tin có liên quan ñến các nội dung nghiên cứu của ñề tài, bao gồm: Tài liệu về khí tượng, các loại bản ñồ (Bản ñồ về ñịa chất, ñịa mạo, vỏ phong hóa và bản ñồ ñất, ...), tài liệu về kinh tế - xã hội và tài liệu về hiện trạng sử dụng ñất, hiện trạng cơ cấu cây trồng. 2.2.2. Phương pháp ñiều tra nông thôn Theo phương pháp ñiều tra nhanh ông thôn có sự tham gia của cộng ñồng (PRA) trên mẫu phiếu ñiều tra của Viện QH&TKNN. Phiếu ñiều tra là bảng câu hỏi có in sẵn các thông tin ñể thu thập như ñiều tra tình hình sử dụng ñất và phân bón, ñiều tra tình hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. 2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích ñất Mẫu ñất ñược lấy theo hướng dẫn của TCVN 5297:1995 Mẫu ñất phân tích ñược chọn từ những phẫu diện ñiển hình theo loại ñất, ñịa hình, loại sử dụng ñất khác nhau và tuân thủ theo Quy phạm ñiều tra lập bản ñồ ñất tỷ lệ lớn (10 TCN 68-84) của Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT); và ñược phân tích theo phương pháp thống nhất tại Phòng phân tích ðất và Môi trường Viện QH&TKNN. 2.2.4. Phương pháp phân loại ñất theo phân loại phát sinh 2.2.5. Phương pháp bản ñồ và GIS 2.2.6. Phương pháp xây dựng bản ñồ xói mòn ñất Theo phương trình mất ñất tổng quát (RUSLE) do Wischmeier và Smith ñề xuất năm 1965 và sửa chữa năm 1978 với sự trợ giúp của hệ thống thông tin ñịa lý (GIS) và phần mềm RUSLE2
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.