Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động ở Việt Nam

pdf
Số trang Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động ở Việt Nam 27 Cỡ tệp Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động ở Việt Nam 369 KB Lượt tải Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động ở Việt Nam 0 Lượt đọc Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động ở Việt Nam 9
Đánh giá Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động ở Việt Nam
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 27 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN BÌNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỐI THOẠI XÃ HỘI TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 62.38.40.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2013 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đào Thị Hằng 2. PGS. Nguyễn Hữu Viện Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp ……… họp tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia. Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối thoại xã hội (ĐTXH) trong quan hệ lao động (QHLĐ) là khái niệm đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài trên thế giới, song mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây, sau khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống QHLĐ có sự thay đổi căn bản về chất. Nhà nước không trực tiếp quy định và bảo đảm thực hiện mọi chế độ, quyền lợi của các bên QHLĐ. Vai trò của Nhà nước hiện nay chủ yếu là xây dựng thể chế, luật pháp; bảo đảm thực thi pháp luật thông qua hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra; cung cấp một số dịch vụ công; và làm trung gian hoà giải, trọng tài, xét xử để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trong QHLĐ, quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên QHLĐ chủ yếu do chính các bên tự xác lập và thực hiện thông qua các cơ chế, công cụ của QHLĐ hiện đại trên cơ sở các tiêu chuẩn lao động tối thiểu. QHLĐ sẽ hài hòa, ổn định và phát triển nếu điểm cân bằng về phân chia lợi ích của các bên được xác lập thông qua thương lượng, thỏa thuận và các cơ chế, công cụ khác. Ngược lại, nếu không có các cơ chế, công cụ hợp lý, phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường nhằm điều hoà lợi ích giữa các bên, sẽ thường xuyên có nguy cơ mất cân bằng lợi ích trong QHLĐ. Nếu tình trạng mất cân bằng lợi ích giữa các bên QHLĐ không được nhận biết và dàn xếp bằng các biện pháp hoà bình, phù hợp với yêu cầu của QHLĐ hiện đại, sẽ dẫn tới xung đột, tranh chấp, ảnh hưởng xấu tới quyền, lợi ích của các bên và lợi ích chung của xã hội. Thực tế thời gian qua cho thấy, ở cấp trên doanh nghiệp, sự khác biệt về lợi ích kinh tế giữa các đối tác xã hội mà cụ thể là giữa đại diện người sử dụng lao động (NSDLĐ), đại diện người lao động (NLĐ) và Nhà nước đã và đang bộc lộ ngày càng rõ nét. Điển hình là trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về lao động thời gian qua, xuất phát từ các lợi ích khác nhau, đại diện Nhà nước và các đối tác xã hội là Công đoàn và một 1 số tổ chức đại diện NSDLĐ đã có những quan điểm khá khác nhau về một loạt nội dung, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chính sách tiền lương. Ở cấp doanh nghiệp, những xung đột lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ đã được bộc lộ qua hàng nghìn vụ tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể, đình công. Điều đáng quan tâm là tất cả các cuộc đình công xảy ra đều là những cuộc đình công tự phát, không diễn ra các quá trình thương lượng, đối thoại trước đó theo quy định của pháp luật, và không do Công đoàn tổ chức và lãnh đạo. Thực tiễn trên của QHLĐ đòi hỏi phải có cơ chế, công cụ phù hợp và hiệu quả, có khả năng dung hoà, cân bằng lợi ích của các đối tác xã hội nói chung, của các bên QHLĐ nói riêng; từ đó tạo ra sự hài hoà, ổn định của QHLĐ; góp phần phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững. Sự cân bằng lợi ích này phải được thể hiện ngay từ khi xây dựng, hoạch định chính sách, pháp luật; trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật đó; cũng như trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh. Theo kinh nghiệm của hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường, ĐTXH chính là cơ chế, công cụ điều chỉnh QHLĐ phù hợp, có khả năng giải quyết các yêu cầu trên. Bên cạnh việc cân bằng, dung hoà lợi ích, ĐTXH còn góp phần giúp các đối tác xã hội cũng như các bên QHLĐ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ gánh nặng và sự hy sinh trong những trường hợp cần thiết vì mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài. Chính vì thế, ĐTXH còn được xem là cơ chế, công cụ đóng vai trò chính trong việc phân phối lợi ích và thành quả của sự phát triển trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù có vai trò và tầm quan trọng như trên, song trên thực tế thời gian qua ở Việt Nam, ĐTXH chưa được coi trọng đúng mức và chưa có vai trò, đóng góp xứng đáng trong việc cân bằng lợi ích, xây dựng QHLĐ hài hoà, vì mục tiêu phát triển ổn định, bền vững. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân do các quy định pháp luật về ĐTXH còn thiếu và chưa hoàn thiện. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động ở Việt Nam” có ý nghĩa lý 2 luận, pháp lý và thực tiễn, hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về ĐTXH với tư cách là quá trình bao gồm tổng thể các hình thức tương tác khác nhau giữa các chủ thể của hệ thống QHLĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, trên cơ sở bảo đảm quyền có tiếng nói và phân phối hài hòa lợi ích của các bên. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, đề tài xác định những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu là: – Những vấn đề lý luận về ĐTXH và sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với ĐTXH trong QHLĐ. – Phân tích, đánh giá những mặt tích cực, những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về ĐTXH và tác động của những hạn chế đó đối với thực tiễn ĐTXH trong QHLĐ ở Việt Nam. – Đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và thúc đẩy ĐTXH trong QHLĐ ở Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu vấn đề ĐTXH trong QHLĐ dưới góc độ pháp lý. Đối tượng nghiên cứu của luận án là các quy định pháp luật và thực tiễn ĐTXH, bao gồm cả các quy định của pháp luật và thực tiễn Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn và thực tiễn pháp lý quốc tế có liên quan. Theo cách tiếp cận của luận án, QHLĐ và ĐTXH trong QHLĐ được hiểu rất rộng, bao gồm nhiều hình thức tương tác cụ thể với sự tham gia của nhiều hệ thống chủ thể khác nhau. ĐTXH cũng có thể diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau như cấp doanh nghiệp, cấp vùng, miền, cấp ngành, cấp quốc gia. Luận án không nghiên cứu sâu và cụ thể về tất cả các hình thức, cấp độ ĐTXH. Chương 2 của Luận án về những vấn đề lý luận sẽ thảo luận về ĐTXH theo nghĩa rộng, làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo; 3 tuy nhiên, từ Chương 3 và Chương 4, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu về hai hình thức cụ thể của ĐTXH là hình thức tham vấn và thương lượng tập thể tại cấp doanh nghiệp với tư cách là hai hình thức đối thoại quan trọng nhất, diễn ra phổ biến nhất, và tại cấp ĐTXH quan trọng nhất đối với sự phát triển lành mạnh của QHLĐ. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và xây dựng QHLĐ hài hoà, ổn định. Lý thuyết về ĐTXH và QHLĐ của Tổ chức Lao động Quốc tế đóng vai trò là nền tảng lý luận khoa học cho cách tiếp cận, các phân tích, nhận định, đánh giá và các đề xuất của luận án. Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm: i) phương pháp khảo cứu tài liệu và kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có; ii) phương pháp quan sát thực tiễn và tham khảo ý kiến chuyên gia; iii) tổng hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận lôgíc. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, hệ thống hoá và phân tích những lý luận chuyên sâu về ĐTXH với tư cách là quá trình bao gồm tổng thể các hình thức tương tác khác nhau giữa các chủ thể của hệ thống QHLĐ ở các cấp, và là phương thức quản trị QHLĐ hiện đại trên cơ sở bảo đảm quyền có tiếng nói và phân phối hài hòa lợi ích của các bên. Đóng góp này của luận án góp phần khắc phục khoảng trống trong các nghiên cứu trước đây, đó là chỉ nghiên cứu từng hình thức hoặc cấp độ ĐTXH cụ thể và không nhìn chúng với tư cách là công cụ phân phối lợi ích trong nền kinh tế thị trường. Đối với một vấn đề còn tương đối mới, việc nghiên cứu lý luận còn chưa thực sự phát triển thì việc luận án đưa ra một hệ thống lý thuyết tương đối chỉnh thể về ĐTXH là có ý nghĩa khoa học trong việc cung cấp cơ sở lý luận chung cho các công trình nghiên cứu chuyên sâu đối với từng hình thức 4 hay từng cấp ĐTXH cụ thể. Đóng góp này của luận án cũng có ý nghĩa bước đầu góp phần vào việc phát triển và hoàn thiện lý thuyết về ĐTXH trong QHLĐ hiện đại trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Hai là, với trọng tâm nghiên cứu không chỉ quan tâm đến kết quả ĐTXH, mà quan trọng hơn là chính bản thân quá trình (trình tự, thủ tục) ĐTXH, luận án đã đưa ra cách tiếp cận mới khi nghiên cứu các vấn đề, khía cạch khác nhau của QHLĐ. Theo đó, giữa hai yếu tố: quá trình tương tác giữa các chủ thể QHLĐ và kết quả của sự tương tác đó thì quá trình tương tác đóng vai trò quan trọng hơn. Chỉ có thể có kết quả ĐTXH tốt trên cơ sở có quy trình, thủ tục ĐTXH tốt, và ngược lại, quá trình ĐTXH tốt là điều kiện để có kết quả ĐTXH tốt. Quá trình ĐTXH đề cập trong luận án không chỉ là sự tương tác giữa các chủ thể QHLĐ với nhau, mà còn cả quá trình tương tác nội bộ của mỗi bên, cụ thể là sự tương tác giữa công đoàn với đoàn viên công đoàn; giữa tổ chức đại diện NSDLĐ (nếu có) với từng NSDLĐ thành viên; giữa các cơ quan chính phủ với nhau trong suốt quá trình thực hiện các hình thức ĐTXH cụ thể ở mỗi cấp. Đóng góp này của luận án góp phần xây dựng cách tiếp cận mới đối với pháp luật về QHLĐ, theo đó, những quy định nhằm bảo đảm quá trình ĐTXH hiệu quả, bao gồm cả quá trình tương tác giữa các bên với nhau và quá trình tương tác trong nội bộ mỗi bên, cần phải được quan tâm đặc biệt. Ba là, những nghiên cứu của luận án về những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ĐTXH như tính độc lập và năng lực đại diện của các chủ thể ĐTXH, các thiết chế ĐTXH, bao gồm cả các thiết chế thực hiện sự tương tác và các thiết chế hỗ trợ đối với từng hình thức ĐTXH cụ thể… có ý nghĩa trong việc cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về ĐTXH. Theo đó, khi nghiên cứu cũng như hoàn thiện pháp luật về ĐTXH, sự quan tâm không chỉ dành cho những nội dung trực tiếp liên quan đến trình tự, thủ tục tương tác giữa các bên trong từng hình thức ĐTXH cụ thể, mà phải giải quyết cả những vấn đề có liên quan thì mới mong có ĐTXH thực chất và hiệu quả. 5 Ý nghĩa thực tiễn và tính ứng dụng của luận án Kết quả nghiên cứu luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu học thuật của các cơ sở nghiên cứu, trường đại học; trong quá trình hoàn thiện pháp luật về QHLĐ của các cơ quan hoạch định chính sách; và trong việc thúc đẩy ĐTXH trên thực tế của các cơ quan nhà nước, các đối tác xã hội và các bên QHLĐ ở các cấp. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu làm 4 chương: Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Đã có khá nhiều nghiên cứu ở trong nước liên quan đến ĐTXH. Đặc điểm chung của các nghiên cứu này là thường đề cập đến một khía cạnh hoặc một hình thức hay một cấp cụ thể của ĐTXH mà chủ yếu là vấn đề cơ chế ba bên ở cấp quốc gia và thương lượng tập thể (TLTT) ở cấp doanh nghiệp. Trong khi các nghiên cứu về cơ chế ba bên đã được nghiên cứu khá sâu và toàn diện thì các nghiên cứu về TLTT chủ yếu chỉ tập trung vào nghiên cứu thỏa ước lao động tập thể với tư cách là kết quả của quá trình đàm phán tập thể. TLTT với tư cách một quá trình tương tác giữa các bên QHLĐ chưa được quan tâm nghiên cứu sâu. Chưa có nhiều nghiên cứu về hình thức ĐTXH tham vấn, hợp tác hai bên ở các cấp. Đặc biệt, chưa có các công trình nghiên cứu về ĐTXH với tư cách là tổng thể các hình thức tương tác khác nhau giữa các chủ thể QHLĐ ở các cấp . 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, ĐTXH trong QHLĐ đã có lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm và việc nghiên cứu về nó cũng khá phát triển. Các nghiên cứu này bao trùm hầu hết các nội dung, khía cạnh của ĐTXH như 6 các tiền đề và điều kiện cho ĐTXH; các nguyên tắc, hình thức và cấp độ ĐTXH; khuôn khổ luật pháp về ĐTXH; đặc điểm, yêu cầu và năng lực chủ thể của các đối tác tham gia ĐTXH; các thiết chế thực hiện và các thiết chế hỗ trợ ĐTXH. Những nghiên cứu này là tài liệu tham khảo quý, cung cấp các thông tin so sánh có giá trị trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và luận giải trong khuôn khổ nhiệm vụ nghiên cứu đề tài của luận án này bao gồm: i) Nghiên cứu ĐTXH với tư cách một quá trình bao gồm tổng thể các hình thức tương tác khác nhau giữa các chủ thể của hệ thống QHLĐ ở các cấp. Việc nghiên cứu từng hình thức ĐTXH cụ thể như TLTT, tham vấn hai bên, ba bên ở các cấp cũng được đặt ra, song phải được xem xét trên cơ sở hệ thống lý thuyết chung về ĐTXH; ii) Khác với các nghiên cứu trước đây, thường chú trọng nhiều vào kết quả của quá trình tương tác, luận án không chỉ quan tâm đến kết quả của sự tương tác, mà quan trọng hơn là bản thân các quá trình tương tác, bao gồm cả sự tương tác giữa các chủ thể QHLĐ với nhau và quá trình tương tác nội bộ của mỗi bên; iii) ĐTXH là một quá trình bao gồm nhiều hình thức tương tác cụ thể giữa các chủ thể QHLĐ, trong đó có những hình thức rất khó khăn và phức tạp. Do đó, luận án cũng nghiên cứu cả những yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến các hình thức tương tác cụ thể của ĐTXH như chủ thể tương tác, các thiết chế thực hiện sự tương tác và các thiết chế hỗ trợ sự tương tác. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỐI THOẠI XÃ HỘI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỐI THOẠI XÃ HỘI TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG 2.1. Quan hệ lao động và đối thoại xã hội trong quan hệ lao động của nền kinh tế thị trường 2.1.1. Quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường Hiện có nhiều quan niệm khác nhau về QHLĐ. Trong khuôn khổ luận 7 án, QHLĐ được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là quan hệ giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ, mà còn bao gồm cả quan hệ giữa tổ chức đại diện NLĐ (công đoàn) với NSDLĐ; không chỉ là quan hệ giữa NLĐ và/hoặc tổ chức đại diện của họ với NSDLĐ ở cấp doanh nghiệp, mà còn bao gồm cả quan hệ giữa tổ chức đại diện NLĐ và tổ chức đại diện NSDLĐ ở cấp ngoài doanh nghiệp như cấp ngành, cấp vùng, cấp quốc gia. Chủ thể tham gia QHLĐ không chỉ là NLĐ, NSDLĐ và các tổ chức đại diện của họ, mà bao gồm cả nhà nước trong các mối quan hệ ba bên. Vì QHLĐ được hiểu theo nghĩa rộng như trên, nên khi nghiên cứu về nó, người ta không chỉ quan tâm đến hình thức, trình tự, thủ tục và kết quả của quá trình tương tác giữa các chủ thể QHLĐ mà cả những vấn đề về thiết chế đại diện của mỗi bên cũng như các thiết chế thực hiện và thiết chế hỗ trợ quá trình tương tác giữa các bên QHLĐ. 2.1.2. Đối thoại xã hội trong quan hệ lao động Trong điều kiện kinh tế thị trường, đặc điểm căn bản, chi phối tính chất của QHLĐ là sự khác biệt về lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ, trong mối quan hệ với lợi ích công do nhà nước đại diện. ĐTXH chính là hình thức và công cụ để giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các bên QHLĐ. Về phương diện học thuật, ĐTXH trong QHLĐ là một khái niệm mở, có thể được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Đến nay, vẫn không có một định nghĩa chung, thống nhất trong phạm vi toàn cầu về ĐTXH. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, “ĐTXH bao gồm tất cả các hình thức thương lượng, tham vấn hoặc chỉ đơn giản là sự trao đổi thông tin giữa đại diện của chính phủ, NSDLĐ và NLĐ về những vấn đề lợi ích chung liên quan đến các chính sách kinh tế, xã hội”. Trong các định nghĩa về ĐTXH, tác giả luận án cho rằng, định nghĩa ĐTXH của Tổ chức Lao động Quốc tế có thể được dùng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam vì nó phản ánh phù hợp và đầy đủ thực tiễn ĐTXH trong QHLĐ ở nước ta. Chủ thể tham gia ĐTXH truyền thống là các tổ chức đại diện của NLĐ, NSDLĐ và/hoặc các tổ chức đại diện NSDLĐ và Nhà nước. Để có 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.