Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ kinh tế

pdf
Số trang Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ kinh tế 27 Cỡ tệp Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ kinh tế 1 MB Lượt tải Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ kinh tế 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ kinh tế 5
Đánh giá Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ kinh tế
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 27 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HỒ VIẾT THỊNH TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.31.01.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hữu Tùng Phản biện 1: GS.TS Bùi Xuân Phong Phản biện 2: TS Nguyễn Duy Lạc Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Hồng Thái Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường, họp tại............................ .................................................................................... ............................................................................................................................ vào hồi …..giờ … ngày … tháng….. năm…...... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học luôn đóng vai trò quan trọng đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, nhạy bén, giàu óc sáng tạo, có đủ năng lực bắt kịp với tốc độ hội nhập và phát triển của thế giới, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Vai trò của giáo dục đại học càng trở nên vô cùng quan trọng trong thời đại cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư đang có những tác động to lớn đối với tất cả các quốc gia, dân tộc. Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, giáo dục đại học đang giữ vai trò chủ chốt, kéo cả đoàn tàu giáo dục, kinh tế và văn hóa đất nước đi vào hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động. Mặt khác, chỉ có giáo dục đại học mới góp phần thực sự, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa Việt Nam và các nước phát triển. Ch nh vì vậy, Nhà nước Việt Nam luôn ác định: đầu tư cho giáo dục cần được quan tâm và ưu tiên hàng đầu, giáo dục và đào tạo được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của quốc gia. Điều này cũng được thể hiện rõ trong Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ IV thông qua ngày 04.12.2009: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân”. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giáo dục đại học Việt Nam được tiếp cận với những u thế phát triển hiện đại, những kinh nghiệm tốt của giáo dục thế giới, đẩy mạnh hợp tác trong quá trình phát triển giáo dục. Đồng thời, có điều kiện thu hút các nguồn lực phát triển giáo dục từ nước ngoài, đặc biệt là đầu tư lớn hơn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hiện đại hoá điều kiện học tập và lực lượng chuyên gia giáo dục... Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang lại cho giáo dục đại học của Việt Nam những thách thức không nhỏ như: (1) Đảm bảo vừa thực hiện những cam kết về giáo dục trong khuôn khổ của Hiệp định chung về thương mại, dịch vụ (GATS), vừa giữ vững chủ quyền quốc gia, thực hiện được các mục tiêu cơ bản về giáo dục; (2) Chất lượng giáo dục đại học Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ; (3) Năng lực cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đại học Việt còn hạn chế, chưa đủ sức tham gia vào cuộc cạnh tranh giáo dục quốc tế, chưa đủ sức thu hút nhiều du học sinh nước ngoài vào Việt Nam… Để đối mặt với các thách thức đó, chuyển các thách thức thành cơ hội cho các cơ sở giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam cần có sự quản lý một cách khoa học và hệ thống đối với các cơ sở giáo dục đại học. Thời gian qua, hoạt động quản lý đối với giáo dục đại học đã từng bước được hoàn thiện. Tư duy quản lý đối với giáo dục đại học đã được đổi mới theo hướng quản lý chất lượng với những bước đi cụ thể và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Thể chế quản lý về tài ch nh và cơ sở vật chất của các cơ sở G ĐH cũng được ây dựng, hoàn thiện nh m bảo đảm những điều kiện cần thiết cho chất lượng giáo dục đại học. Đa kênh hóa hệ thống cung cấp và phân hóa mức tài trợ nguồn lực cho G ĐH; khuyến kh ch đầu tư nước ngoài vào G ĐH; coi trọng và thu hút các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài... Mặc dù vậy, hoạt động quản lý đối với giáo dục đại học vẫn bộc lộ nhiều hạn 2 chế, bất cập như: Chưa hoàn thiện được khung pháp lý về phân cấp quản lý đối với cơ sở G ĐH, đặc biệt là quản lý tài ch nh, đầu tư; Thể chế quản lý G ĐH chậm được đổi mới và còn tập trung nhiều vào vấn đề quản lý hành ch nh các cơ sở G ĐH; Hệ thống thể chế quản lý G ĐH còn thiếu đồng bộ, hệ thống; Ch nh sách phát triển G ĐH đã hướng tới mục tiêu nhưng chưa thể hiện được hiệu quả và t nh hiện thực. Chưa phát huy được các công cụ của ch nh sách tài ch nh và ch nh sách đầu tư đối với G ĐH; Thể chế, ch nh sách về học ph , lệ ph và học bổng chưa thực sự đảm bảo sự công b ng trong G ĐH về quyền và nghĩa vụ của sinh viên; Cơ chế kiểm tra, giám sát và lý vi phạm pháp luật về hoạt động G ĐH chưa được thực hiện hiệu quả. Những hạn chế, bất cập trên trên đang đặt ra yêu cầu cấp bách phải có các giải pháp khoa học, khả thi nh m tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó, việc lựa chọn nghiên cứu vấn đề “Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ kinh tế” làm đề tài Luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế vừa có t nh cấp thiết vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích nghiên cứu Đề uất các căn cứ khoa học và thực tiễn cho các giải pháp tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ kinh tế trong những năm tới nh m định hướng phát triển, nâng cao cao chất lượng, hiệu quả quản lý giáo dục đại học đáp ứng mục tiêu xây dựng phát triển của đất nước. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án bao gồm các nội dung, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế đối với giáo dục đại học. b. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung, đề tài luận án chủ yếu nghiên cứu các nội dung của Quản lý nhà nước về kinh tế đối với giáo dục đại học ở Việt Nam. - Phạm vi không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2017; Các giải pháp được áp dụng đối với giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề thực hiện định hướng nghiên cứu, Luận án s dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: - Tổng hợp lý thuyết: được s dụng nh m thu thập thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu lý luận thông qua các tài liệu, báo cáo chính thức về quản lý đối với G ĐH. - Phương pháp thống kê mô tả: được s dụng nh m nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan, tìm ra khoảng trống nghiên cứu, định hướng cho đề tài nghiên cứu, đồng thời phân tích thực trạng, nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế ở nước ta trong thời gian vừa qua, làm căn cứ đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý về kinh tế đối với G ĐH ở nước ta. 3 - Phương pháp phân t ch và tổng hợp, đánh giá: Được s dụng để nghiên cứu các tài liệu liên quan đến luận án thông qua việc phân chia những nội dung thành từng bộ phận, khía cạnh, yếu tố cấu thành để phát hiện ra u hướng, luận điểm trong nghiên cứu, đồng thời sắp xếp hệ thống các nội dung nghiên cứu để chắt lọc dữ liệu và rút ra suy luận logic bám sát đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của luận án. - Phương pháp chuyên gia: được s dụng nh m nêu ra những nguyên nhân về thực trạng quản lý về kinh tế đối với G ĐH tại Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2017 và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý về kinh tế đối với G ĐH ở Việt Nam trong thời gian tới. - Phương pháp quy nạp: ựa vào các cách tư duy, tiếp cận khác nhau để tổng hợp, phân t ch, đánh giá và kết hợp ý kiến cá nhân để khái quát thành những vấn đề chung và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học của u n n Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ, bổ sung thêm vào hệ thống cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học. 5. . Ý nghĩa th c ti n của lu n án Thứ nhất: Đánh giá thực trạng của quản lý giáo dục đại học. Chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý dục đại học từ góc độ kinh tế. Thứ hai: Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. 6. Những đóng góp mới của đề tài Thứ nhất, về mặt phát triển khoa học: Luận án hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế, trong đó, hoạt động quản lý giáo dục về kinh tế được tiếp cận từ góc độ quản lý nhà nước. Trên cơ sở nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đại học, Luận án đã đưa ra được những tiêu ch đánh giá quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế. Các tiêu ch và hệ thống thang đó này cũng có thể được s dụng làm căn cứ phân t ch thực trạng và đề uất các giải pháp tăng cường quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục đại học của nước ta trong thời gian tới và phù hợp với u hướng toàn cầu hóa giáo dục đại học. Thứ hai, về mặt thực tiễn: Trên cơ sở các tiêu chí đã được ây dựng, Luận án tiến hành khảo sát số liệu và đánh giá quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế ở nước ta trong giai đoạn vừa qua nh m chỉ ra được các mức độ đạt được của hoạt động quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế theo các tiêu ch đã đưa ra, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đại học và đề uất những giải pháp về kinh tế giúp cho việc tăng cường quản lý lý giáo dục đại học ở nước ta trong giai đoạn tới. 7. Cấu trúc của Luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tại luận án và khoảng trống nghiên cứu a. Các công trình nghiên cứu trong nước Có thể khẳng định r ng, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến QLGDĐH. Các công trình này rất hữu ch trong việc định hướng, cung cấp nội dung và phương thức QLG ĐH nh m nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và chất lượng đào tạo đại học. Tuy nhiên, có thể khái quát một số vấn đề mang t nh tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án như sau: - Về góc độ tiếp cận: Các nghiên cứu về QLG ĐH về kinh tế ở nước ta trong thời gian vừa qua chủ yếu được tiếp cận từ góc độ các G ĐH như phân cấp quản lý, tự chủ tài ch nh.... mà chưa được tiếp cận từ góc độ QLNN về kinh tế. Các nghiên cứu QLNN về G ĐH chủ yếu giải quyết những hạn chế về chất lượng đào tạo đại học ở nước ta. Chưa có nghiên cứu nào thực sự về QLNN đối với G ĐH từ góc độ kinh tế ở nước ta. - Về phạm vi nghiên cứu: Các nghiên cứu về QLG ĐH ở nước ta trong thời gian vừa qua chủ yếu được thực hiện hoặc với khối ĐHCL hoặc ĐHNCL. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu tổng thể cho toàn bộ các trường đại học để có cái nhìn tổng thể về QLG ĐH, tạo điều kiện bình đẳng cho các trường đại học cùng phát triển. - Về nội dung: Các nghiên cứu về QLG ĐH ở nước ta trong thời gian vừa qua chủ yếu được tiếp cận theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục hoặc phân cấp quản lý đối với hoạt động G ĐH. Hiện chưa có nghiên cứu nào được thực hiện sâu sắc đối với quản lý kinh tế về G ĐH ở Việt Nam với các nội dung quản lý về kinh tế như hoạch định, thực thi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các ch nh sách kinh tế về giáo dục. - Về phương pháp: Các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến QLG ĐH và phân t ch các nhân tố ảnh hưởng đó trên cơ sở dữ liệu thứ cấp. Tuy nhiên, hoạt động quản lý thường liên quan đến đối tượng được quản lý và nhận thức, thái độ, cảm nhận của đối tượng được quản lý đối với các quyết định quản lý tác động không nhỏ tới hiệu quả quản lý. Ch nh vì vậy, cần có những nghiên cứu định lượng trên cơ sở số liệu sơ cấp, đặc biệt là số liệu khảo sát từ các đối tượng được quản lý về các quyết định quản lý cũng như số liệu định lượng đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến QLG ĐH từ góc độ kinh tế, từ đó có thể đưa ra kết luận và giải pháp tăng cường QLG ĐH từ góc độ kinh tế. b. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Các nghiên cứu ngoài nước cung cấp được một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm có giá trị về quản lý vĩ mô, cách thức điều khiển trường đại học theo hướng đề cao t nh tự quản và trách nhiệm ã hội. Tuy nhiên, có kh a cạnh không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và quan điểm trong nước. Những công trình này cũng là tài liệu tham khảo được tác giả khai thác và s dụng trong quá trình thực hiện luận án. c. Những khoảng trống và những vấn đề mà Luận án tiếp tục nghiên cứu - Về góc độ tiếp cận: quản lý G ĐH về kinh tế được tiếp cận từ góc độ QLNN 5 đối với G ĐH thông qua các công cụ quản lý về kinh tế như hệ thống pháp luật, chiến lược, chính sách phát triển G ĐH và cơ chế quản lý đối với các CSG ĐH, bao gồm: giám sát, đánh giá và lý tài ch nh đối với hoạt động QLG ĐH; - Về phạm vi nghiên cứu: quản lý G ĐH về kinh tế được nghiên cứu tổng thể với ý nghĩa tạo điều kiện bình đẳng và môi trường cho các CSG ĐH phát triển, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của quốc gia; - Về nội dung nghiên cứu: (1) Tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý đối với G ĐH từ góc độ kinh tế, đặc biệt là làm rõ nội dung và các công cụ được s dụng và các tiêu ch đánh giá QLG ĐH từ góc độ kinh tế; (2) Nghiên cứu đánh giá thực trạng QLG ĐH từ góc độ kinh tế đối với của Việt Nam trong giai đoạn 20132017 trên cơ sở những số liệu thứ cấp và sơ cấp, đặc biệt là số liệu sơ cấp về mức độ theo các tiêu chí quản lý về kinh tế đối với G ĐH được thu thập từ các đối tượng được quản lý; (3) Đề uất một số giải pháp nh m tăng cường QLG ĐH ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế. 1.2. Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu 1.2.1. Phương ph p thu th p dữ iệu a. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Tác giả thu thập, hệ thống hoá và phân t ch các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố liên quan đến G ĐH từ góc độ kinh tế như: hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến G ĐH từ góc độ kinh tế, chiến lược và các chính sách phát triển G ĐH của nước ta trong giai đoạn 2010 – 2025; các bài báo khoa học, giáo trình, đề tài NCKH, luận án tiến sĩ… Phương pháp này giúp tìm ra khoảng trống lý thuyết và thực tiễn để luận án có thể bổ sung, đóng góp. Trên cơ sở đó hệ thống hoá cơ sở lý luận về G ĐH từ góc độ kinh tế, làm căn cứ hình thành khung lý thuyết nghiên cứu cũng như ác định các biến quan sát được đưa vào mô hình phân t ch và thiết kế bảng khảo sát. ự kiến số lượng nhóm biến đưa vào khảo sát là 5: hệ thống PL về G ĐH; chất lượng của chiến lược và ch nh sách phát triển G ĐH; triển khai các chiến lược và ch nh sách phát triển G ĐH; kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật và các ch nh sách tại các CSG ĐH; Mức độ phù hợp của các ch nh sách phát triển G ĐH.... b. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ữ liệu sơ cấp của luận án được thu thập b ng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và điều tra b ng bảng hỏi đối với các nhà quản lý và các cơ sở G ĐH. - Phỏng vấn đối với chuyên gia Mục đ ch phỏng vấn là để có được thông tin đánh giá sâu và đa chiều về hoạt động QLG ĐH từ góc độ kinh tế, đồng thời định hướng giải pháp tăng cường QLG ĐH Việt Nam từ góc độ kinh tế phù hợp bối cảnh Việt Nam. - Điều tra bằng phiếu hỏi đối với các cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế đối với GDĐH và các cơ sở GDĐH Mục đ ch của điều tra nh m thu thập thông tin về thực trạng làm căn cứ phân t ch, đánh giá QLG ĐH về kinh tế và đề uất giải pháp QLG ĐH về kinh tế ở nước ta trong thời gian tới. Phiếu điều tra được thiết kế nh m thu thập thông tin dựa vào hệ thống các tiêu ch đánh giá và các chức năng QLG ĐH về kinh tế. 6 1.2.2. Phương ph p xử ý dữ iệu Dữ liệu thu thập ong được làm sạch và x lý b ng phần mềm SPSS 16.0. Theo đó, các khái niệm được kiểm định b ng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory factor analysis) nh m đưa ra các nhân tố thực sự quan trọng ảnh hưởng đến QL về kinh tế đối với G ĐH ở nước ta. Kết luận chƣơng 1 Quản lý nhà nước đối với G ĐH là một trong những nội dung quan trọng của QLNN. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về QLNN đối với G ĐH thông qua các luận án tiến sĩ, luận văn cao học, đề tài NCKH và bài báo khoa học.... Nếu tiếp cận từ góc độ kinh tế, QLNN về kinh tế đối với G ĐH được hiểu là việc ác định mục tiêu phát triển G ĐH, hoạch định chiến lược, ban hành hệ thống pháp luật... và nếu được thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa góp phần s dụng nguồn lực cho hoạt động G ĐH một cách hiệu quả, đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng NNL của quốc gia. Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ 2.1. Khái niệm và đặc điểm của giáo dục đại học 2.1.1. Kh i niệm gi o dục đại học Theo Từ điển giáo dục học, giáo dục đại học được hiểu là “bậc học đào tạo trình độ học vấn chuyên môn cao có mục tiêu đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [33]. Ở Việt Nam hiện nay, G ĐHcó thể hiểu là hình thức tổ chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thông với các trình độ đào tạo: gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Giáo dục đại học có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phồn thịnh của một nền kinh tế hiện đại- nền “kinh tế tri thức”, sẽ ngày càng có ý nghĩa quyết định đến sự thịnh vượng của nhân loại trong tương lai. 2.1.2. Đặc điểm của gi o dục đại học trong nền kinh tế thị trường - Dịch vụ GDĐH mang những tính chất của các loại dịch vụ khác - Dịch vụ GDĐH trong nền TTT v a c nội dung kinh tế của một sản phẩm hàng hoá, v a c nội dung của quan hệ sản uất hội. - Dịch vụ giáo dục đại học là một loại hàng h a đặc biệt cần có sự quản lý của nhà nước - Dịch vụ GDĐH được mua/bán như những dịch vụ thông thường - Dịch vụ GDĐH được cung cấp trên thị trường giáo dục 2.1.3. Vai trò của gi o dục đại học đối với ph t triển xã hội a. GDĐH g p phần làm tăng qui mô tập trung vốn nhân lực cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. b. GDĐH g p phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế một cách toàn diện. 2.2. Quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế 7 2.2.1. Khái niệm quản ý gi o dục đại học từ góc độ kinh tế Trong lĩnh vực giáo dục, Nhà nước là chủ thể ch nh của hoạt động G ĐH, hệ thống G ĐH do Nhà nước thống nhất quản lý, dù tồn tại dưới nhiều loại hình khác nhau: công lập, ngoài công lập hay liên kết trong nước và với nước ngoài. Sự tham gia của các thành phần ã hội vào G ĐH là cần thiết và hợp lý nhưng vai trò của Nhà nước phải là chủ chốt, với điều kiện vai trò được quan niệm một cách hợp lý, rành mạch trong khung cảnh của sự tồn tại đồng thời của hệ G ĐHCL và hệ G ĐHNCL bổ sung cho nhau. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học t g c độ kinh tế có thể được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những hoạt động và sử dụng nguồn lực của các cơ sở giáo dục đại học để đạt được những mục tiêu về giáo dục đại học đ đề ra. Từ khái niệm trên cho thấy: Chủ thể QLG ĐH là Nhà nước với hệ thống các cơ quan quyền lực của Nhà nước là Ch nh phủ và hệ thống bộ máy QLNN về G ĐH từ trung ương đến các địa phương. Đối tượng của QLG ĐH là hệ thống các cơ sở giáo dục và những người tham gia vào quá trình G ĐH. + Mục tiêu của QLG ĐH là s dụng có hiệu quả các nguồn lực của các CSG ĐH, hay nói cách khác, đó là nguồn lực của nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần hoạch định mục tiêu trong lĩnh vực G ĐH, hoạch định chiến lược phát triển G ĐH, ban hành hệ thống pháp luật và các chính sách phát triển G ĐH, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chiến lược, chính sách phát triển G ĐH của các CSG ĐH nh m đạt được mục tiêu về G ĐH đã ác định trong từng thời kỳ và tiến tới đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát triển kinh tế của đất nước. + Vai trò của quản lý G ĐH trong nền TTT là tạo lập môi trường G ĐH thuận lợi, an toàn và bình đẳng thông qua các yếu tố như: hạ tầng cơ sở tốt, hệ thống pháp luật đầy đủ, ổn định, nền hành ch nh rõ ràng và bộ máy công quyền trong sạch, lành mạnh... Những yếu tố trên đều do nhà nước (và chỉ có nhà nước) tạo dựng nh m thu hút đầu tư trong và ngoài nước đáp ứng mục tiêu phát triển G ĐH. . . . Nội dung quản ý về gi o dục đại học từ góc độ kinh tế 2.2.2.1. Hoạch định chiến lược phát triển giáo dục đại học nhằm đạt được mục tiêu trong lĩnh vực giáo dục đại học và giáo dục nói chung. Việc hoạch định và thực thi chiến lược phát triển G ĐH là một trong những nội dung quan trọng của quản lý về kinh tế đối với G ĐH, giúp cho hoạt động G ĐH phát triển đúng hướng, thực hiện tốt mục tiêu đã ác định về G ĐH. 2.2.2.2. Ban hành hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý giáo dục đại học t g c độ kinh tế Pháp luật liên quan đến QLG ĐH từ góc độ kinh tế bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động G ĐH. 2.2.2.3. Xây dựng chính sách phát triển giáo dục đại học trong t ng thời kỳ nhằm thực hiện chiến lược giáo dục đại học đ được hoạch định. 8 Trên cơ sở chiến lược giáo dục đại học cùng với mục tiêu đã ác định, Nhà nước tiến hành hoạch định chính sách phát triển G ĐH với tính chất là sự cụ thể hóa của các chủ chương của Đảng và nhà nước trong lĩnh vực G ĐH. 2.2.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý về kinh tế đối với giáo dục đại học Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là tiền đề của hiệu quả quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế. Bộ máy QLNN về kinh tế vừa có vai trò ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn thực thi các chiến lược, chính sách phát triển giáo dục đại học vừa là cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực thi các chính sách, chiến lược phát triển G ĐH của các cơ sở G ĐH. 2.2.2.5. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện mục tiêu chiến lược, chính sách phát triển giáo dục của các cơ sở GDĐH Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện mục tiêu chiến lược, chính sách phát triển giáo dục của các cơ sở G ĐH bao gồm: thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý tài chính G ĐH và cơ sở vật chất của các cơ sở G ĐH; quản lý NNL của G ĐH: thanh tra giáo dục; kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về G ĐH, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, ch nh sách; bảo vệ lợi ch của người học và cơ sở giáo dục; đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, x lý vi phạm pháp luật về G ĐH. 2.2.3. C c công cụ quản ý gi o dục đại học từ góc độ kinh tế - Công cụ pháp luật: ao gồm các văn bản pháp luật quy định các điều kiện, hành lang pháp lý cho các hoạt động của các cơ sở G ĐH. Đây là công cụ quan trọng nhất trong QLG và G ĐH. - Công cụ chiến lược: Chiến lược phát triển G ĐH bao gồm hệ thống mục tiêu, các giải pháp và các kế hoạch thực hiện hoạt động G ĐH để đạt được mục tiêu đã ác định. - Công cụ chính sách: Chính sách kinh tế của nhà nước về giáo dục đại học là tổng thể các quan điểm tư tưởng, mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu phát triển về G ĐH trong từng thời kỳ. Các chính sách kinh tế nh m phát triển G ĐH ở Việt Nam hiện nay chủ yếu bao gồm ch nh sách đầu tư, chính sách tài chính và chính sách về nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các cơ sở G ĐH. 2.3.Tiêu chí đánh giá quản lý giáo dục đại học từ góc độ kinh tế Tiêu ch đánh giá QLG ĐH từ góc độ kinh tế trước hết phải bao gồm các tiêu ch đánh giá hoạt động quản lý, được lựa chọn, cân nhắc trên cơ sở nội hàm của QLG ĐH từ góc độ kinh tế và các nội dung của hoạt động quản lý. Từ khái niệm, nội dung của QLG ĐH từ góc độ kinh tế đã được ác định, các tiêu ch đánh giá QLG ĐH từ góc độ kinh tế bao gồm: (1) Tiêu ch hiệu lực; (2) Tiêu ch hiệu quả; (3) Tiêu ch phù hợp; (4) Tiêu ch công b ng. 2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học từ góc độ kinh tế - Tư duy quản lý nhà nước về giáo dục đại học từ góc độ kinh tế; - Năng lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học từ góc độ kinh tế; - Phương thức, cách thức quản lý nhà nước về giáo dục đại học; - Chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và lý vi phạm pháp
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.