Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên Đại học sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm

pdf
Số trang Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên Đại học sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm 24 Cỡ tệp Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên Đại học sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm 557 KB Lượt tải Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên Đại học sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm 0 Lượt đọc Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên Đại học sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm 8
Đánh giá Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên Đại học sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 24 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hiểu biết và tri thức của con người đều bắt nguồn từ quá trình trải nghiệm cuộc sống thông qua quan sát, lắng nghe, thực hành, trải nghiệm thực tiễn. Quá trình này là tiền đề cho sự khái quát hóa những kinh nghiệm riêng lẻ thành hệ thống lí thuyết tương ứng. Đối với mỗi cá nhân, sự trải nghiệm giúp họ tích lũy những kinh nghiệm mới mà kinh nghiệm lại là nguồn gốc của học tập và phát triển. Do vậy, trong dạy học cần coi trọng tính chủ thể và kinh nghiệm của người học thông qua việc tổ chức cho người học trải nghiệm trong những bối cảnh thực tiễn, nhằm tích lũy những kinh nghiệm và phát triển năng lực cá nhân. 1.2. Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm là chiến lược dạy học lấy hoạt động trải nghiệm của người học làm trung tâm. Có giá trị rèn luyện và phát triển năng lực hành động cho người học. Vì vậy, chiến lược dạy học này hiện nay đang được các nhà trường ở Việt Nam và trên thế giới quan tâm. 1.3. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trong đó đã đặt ra những yêu cầu về đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Trong các nhà trường, dạy cái gì và dạy như thế nào để người học có thể vận dụng được những hiểu biết và kinh nghiệm của mình vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống là một trong những yêu cầu hết sức cấp thiết. 1.4. Các trường ĐHSP ở Việt Nam đang thực hiện đổi mới đào tạo theo chuẩn đầu ra, cần phải đổi mới PPDH môn học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV. Phương thức hữu hiệu cho việc đổi mới này là tăng cường tổ chức cho SV trải nghiệm các vấn đề của thực tiễn nghề nghiệp trong dạy học các môn học dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm của họ, coi hoạt động trải nghiệm của SV là trung tâm của việc dạy học. Như vậy dạy học theo tiếp cận trải nghiệm cần được vận dụng vào trong dạy học ở các trường ĐHSP hiện nay mới có thể phát triển được năng lực nghề nghiệp cho SV và đáp ứng được chuẩn đầu ra. 1.5. Giáo dục học là môn nghiệp vụ trong các trường sư phạm. Môn học này chứa đựng những khái niệm, phạm trù rất gần gũi với thực tiễn giáo dục nhưng lại không dễ vận dụng chúng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nên sau khi học xong môn học này, SV ĐHSP hiện nay mới chỉ có được hệ thống những tri thức về dạy học và giáo dục, chưa phát triển 2 được những năng lực nghề nghiệp cần thiết. Do vậy, nếu GV tăng cường tổ chức cho SV nghiên cứu các vấn đề của thực tiễn giáo dục sẽ giúp họ khai thác, vận dụng những kinh nghiệm của bản thân để phát hiện và giải quyết vấn đề, từ đó SV sẽ tích lũy được những kinh nghiệm mới và phát triển được năng lực của người giáo viên. Như vậy, đổi mới dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm là hết sức cần thiết trong các trường ĐHSP. Từ những phân tích trên, đề tài nghiên cứu của luận án được chọn là “Dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên ĐHSP theo tiếp cận trải nghiệm” 2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng quy trình tổ chức dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm nhằm nâng cao kết quả học tập, đồng thời phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ĐHSP. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn GDH ở ĐHSP. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Sự tương quan giữa quy trình tổ chức dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm ở trường ĐHSP với kết quả học tập của sinh viên 4. Giả thuyết khoa học: Dạy học môn GDH ở Đại học Sư phạm chưa chú trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp cho SV thông qua hình thức dạy học trên lớp, nên năng lực sư phạm của đa số SV còn hạn chế. Nếu GV tăng cường tổ chức, định hướng, hỗ trợ, tạo cơ hội và khuyến khích SV được trải nghiệp kỹ năng nghề nghiệp theo đúng quy trình thì sẽ nâng cao được kết quả học tập môn GDH, đồng thời phát triển được các năng lực nghề nghiệp cho SV sư phạm. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Về nội dung: Luận án dựa vào chu trình học tập trải nghiệm của David A.Kolb để tập trung thiết kế và tổ chức dạy học môn GDH cho SV ngành sư phạm (không chuyên Tâm lí - Giáo dục) ở các trường đại học. Luận án tập trung vào việc tổ chức hoạt động dạy học môn GDH của GV, đảm bảo trong hoạt động dạy học đó, mọi SV đều được định hướng, tạo cơ hội, điều kiện học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, giá trị nghề nghiệp thông qua trải nghiệm. 5.2. Về địa bàn: Khảo sát ở 5 trường đại học đào tạo SV sư phạm: Trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, Đại học Hải Phòng, Đại học Vinh, Đại học Tân Trào. Đối tượng khảo sát là GV giảng dạy môn GDH và SV năm thứ 3 ngành sư phạm ở các khoa cơ bản (không thuộc chuyên ngành Tâm lí - 3 Giáo dục). Tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm việc vận dụng quy trình tổ chức dạy học GDH theo tiếp cận trải nghiệm vào dạy học tình huống trên khách thể là SV năm thứ 2 trường ĐHSP Hà Nội 2. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc DH GDH theo tiếp cận trải nghiệm ở ĐHSP; 6.2. Khảo sát thực trạng dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm ở ĐHSP; 6.3. Đề xuất quy trình tổ chức DH GDH theo tiếp cận trải nghiệm ở ĐHSP; 6.4. Tiến hành thực nghiệm quy trình tổ chức dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm ở ĐHSP mà đề tài đề xuất. 7. Quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu đề tài - Tiếp cận trải nghiệm; Tiếp cận năng lực; Tiếp cận hệ thống 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 1) Quan sát sư phạm; 2) Đàm thoại; 3) Sử dụng phiếu hỏi; 4) Phương pháp chuyên gia; 5) Nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục; 6) Thực nghiệm sư phạm 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS và Microsoft Excel 2010 để xử lí số liệu thu được từ điều tra và thực nghiệm sư phạm. 8. Những luận điểm cần bảo vệ - Dạy học GDH cho SV sư phạm ở các trường đại học hiện nay tuy đã có sự đổi mới phương pháp, nhưng vẫn chưa chú trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp thông qua hình thức dạy học trên lớp để hướng tới phát triển các năng lực chung và năng lực nghề nghiệp cho SV. Do đó kết quả học tập môn học chưa được như mong muốn, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. - Dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm cần thiết phải dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có của sinh viên và coi hoạt động trải nghiệm của sinh viên là trung tâm của việc dạy học. - Dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm sẽ giúp phát triển năng lực lực chung và năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. 4 - Dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm ở ĐHSP chỉ đạt hiệu quả khi: 1) Bài tập trải nghiệm phải gắn với thực tiễn nghề nghiệp và phục vụ thực tiễn; 2) GV tuân thủ đúng quy trình tổ chức dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong dạy học; 3) Có sự quan tâm, hỗ trợ của Ban Giám hiệu nhà trường; 4) GV nắm vững nội dung môn GDH, luôn chủ động dạy học theo tiếp cận trải nghiệm; 5) Có tài liệu tham khảo về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm. 9. Những đóng góp mới của Luận án 9.1. Xác định phạm trù khái niệm dạy học theo tiếp cận trải nghiệm và khung lý luận về dạy học GDH theo tiếp cận trải nghiệm ở ĐHSP, là cơ sở lý luận cho các GV giảng dạy GDH ở ĐHSP có thể dạy học môn học này theo tiếp cận trải nghiệm 9.2. Nhận diện thực trạng dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm ở một số trường ĐHSP, là cơ sở thực tiễn quan trọng cho các GV giảng dạy GDH nâng cao chất lượng dạy học nói chung và nâng cao chất lượng dạy học GDH theo tiếp cận trải nghiệm nói riêng ở các trường ĐHSP. 9.3. Đưa ra được quy trình tổ chức dạy học môn GDH cho SV ĐHSP theo tiếp cận trải nghiệm, giúp cho các GV có thể vận dụng vào dạy học môn GDH và đã bước đầu được thực nghiệm và khẳng định tính hiệu quả, khả thi của quy trình đó. 10. Cấu trúc của Luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của việc dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm. Chương 2: Thực trạng dạy học môn GDH cho SV ĐHSP theo tiếp cận trải nghiệm. Chương 3: Tổ chức dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm Chương 4: Thực nghiệm sư phạm 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC CHO SINH VIÊN ĐHSP THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Những nghiên cứu về học tập qua trải nghiệm Lí thuyết học tập qua trải nghiệm được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX, John Dewey, Jean Piaget, Kurt Lewin là những người đại diện lớn của lí thuyết này. Bên cạnh đó, William James, Carl Jung, Paulo Freire, Carl Rogers, D.A. Kolb,... là những người có những đóng góp đáng kể cho việc phát triển lí thuyết học tập qua trải nghiệm. Khi phát triển và ứng dụng lí thuyết học tập qua trải nghiệm, đa số tác giả đều đề cao kinh nghiệm chủ quan và cảm xúc cá nhân trong học tập. Do vậy, cần kích thích sự trải nghiệm một cách tích cực thông qua tổ chức sự tương tác giữa người học với môi trường, tạo không khí học tập cởi mở, lành mạnh nhằm giúp người học huy động kinh nghiệm sẵn có để giải quyết tốt nhiệm vụ học tập. Cùng những nghiên cứu về bản chất của học tập qua trải nghiệm,có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về các phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, tiêu biểu là: Mellor; Sprau and Keig; Hickox; Roger Greenaway, Garry Shirts, Lorraine Ukens, Terrence L Gargiulo, Brian Remer trong công trình nghiên cứu của Melvin L. Silberman; Kurt Lewin; Osland, Kolb, Rubin, Turner; Schoel, Prouty and Radcliffe; Kolb, Rubin, and McIntyre: 1.1.2. Những nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm Có nhiều tác giả nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm nhưng lại đi sâu vào những góc độ khác nhau như: 1) Về vai trò của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm 2) Về thiết kế giảng dạy theo tiếp cận trải nghiệm 3) Những nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục đại học ở nước ta 4) Những nghiên cứu về dạy học GDH theo tiếp cận trải nghiệm ở ĐHSP Như vậy, vấn đề học tập qua trải nghiệm đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đã đưa ra quan niệm về học tập qua trải nghiệm, đã khẳng định được ưu điểm lớn nhất của học tập trải nghiệm là góp phần thay đổi tư duy giáo dục từ chỗ đặt người dạy vào vị trí trung tâm sang lấy hoạt động học của người học làm trung tâm nhằm hướng tới sự phát triển năng lực cá nhân, đảm bảo cho một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng. Do 6 đó, hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ở cấp luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ khoa học giáo dục về vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm vào dạy học. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn là những nghiên cứu có phạm vi hẹp và trên đối tượng cụ thể, chưa thể hiện tính đại diện cho toàn bộ giáo viên phổ thông, các đề xuất dạy học theo tiếp cận trải nghiệm chưa phản ánh đúng vai trò của người dạy đó là định hướng, hỗ trợ, khuyến khích quá trình học tập trải nghiệm của người học. Vì vậy, việc vận dụng các lí thuyết học tập trải nghiệm vào dạy học cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu, phát triển. Trong đó, lí thuyết học tập của Kolb luôn được đánh giá cao và việc vận dụng lí thuyết này để xây dựng quy trình tổ chức dạy học môn GDH cho SV ĐHSP có thể nâng cao chất lượng các hoạt động trong lớp học của GV và SV hướng tới hình thành và nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tương lai. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Trải nghiệm: Trong phạm vi của luận án, chúng tôi cho rằng: Trải nghiệm là quá trình chủ thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn của cuộc sống thông qua sử dụng một cách có điều chỉnh, đổi mới, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của bản thân trong môi trường, điều kiện cụ thể. 1.2.2. Học tập qua trải nghiệm: Có một số tác giả đưa ra những quan niệm về học tập qua trải nghiệm như: Kolb (1984); Đặng Thành Hưng (2002); Dewey (2012) Trong phạm vi của luận án, chúng tôi cho rằng: Học tập qua trải nghiệm là kiểu học không chỉ bằng cảm xúc mà còn là quá trình cá nhân huy động tối đa kiến thức và kinh nghiệm sẵn có qua trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn nhằm tạo ra những kiến thức, kinh nghiệm mới cho bản thân để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 1.2.3. Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm là quá trình người dạy dựa vào những vấn đề lí luận tổng quát như: Triết lí, quan điểm, đặc điểm,.... về trải nghiệm, học tập qua trải nghiệm để lãnh đạo, tổ chức, điều khiển người học bằng những kiến thức, kinh nghiệm sẵn có chủ động sử dụng các giác quan và các thao tác tư duy để tham gia trực tiếp, liên tục vào các hoạt động thực tiễn trong môi trường, điều kiện cụ thể nhằm tạo ra kiến thức, kinh nghiệm mới cho bản thân đáp ứng được mục tiêu dạy học. Đây là hoạt 7 động dạy học có sự phản hồi, đánh giá và điều chỉnh đồng thời luôn đề cao kinh nghiệm chủ quan của người học. 1.2.4. Quy trình tổ chức dạy học theo tiếp cận trải nghiệm Quy trình tổ chức dạy học theo tiếp cận trải nghiệm là quá trình dạy học gồm các giai đoạn, các bước, các thao tác và hành vi của người dạy và người học, được sắp xếp và tiến hành theo quy luật trải nghiệm nhằm tạo cơ hội cho người học chủ động, trực tiếp tham gia vào các hoạt động trải nghiệm để tạo ra kiến thức, kinh nghiệm mới cho bản thân. 1.3. Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học 1.3.1. Đặc trưng của quá trình dạy học đại học 1.3.2. Đặc điểm dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học 1) Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học làm thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của giảng viên đối với hoạt động dạy và sinh viên đối với hoạt động học. 2) Trong dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học, quá trình học tập của SV liên tục khởi nguồn từ kinh nghiệm sẵn có để tạo ra kinh nghiệm mới. 3) Nội dung dạy học theo tiếp cận trải nghiệm mang tính phân hóa cao. 4) Trong dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học, quá trình học tập của sinh viên là quá trình thích nghi toàn diện. 5) Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học giúp sinh viên lĩnh hội được kinh nghiệm đối với một số lĩnh vực tri thức mà không có phương thức học tập nào thực hiện được, qua đây họ nhận ra được giá trị của sự trải nghiệm. 6) Trong dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học, sinh viên luôn phải tương tác với tài liệu và môi trường học tập để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 7) Trong dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học, GV luôn khuyến khích SV cân bằng giữa những trải nghiệm tích cực và trải nghiệm tiêu cực. 8) Trong dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học, việc đánh giá sinh viên không chỉ cho điểm mà còn tập trung chủ yếu vào việc đánh giá quá trình (Đánh giá cách sinh viên học để tạo ra kiến thức, kinh nghiệm mới) 8 1.3.3. Ưu và nhược điểm của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học Ưu điểm lớn nhất của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học là giúp phát triển tối đa năng lực người học. Nhược điểm lớn nhất của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học là: Kết quả của quá trình học tập qua trải nghiệm dựa chủ yếu vào cách học do SV tự đánh giá; mang tính cá nhân và khiến chúng ta khó hiểu và giải thích được sự thay đổi kiến thức, kinh nghiệm của mỗi SV. 1.3.4. Sự phù hợp của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm với đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên đại học Việc dạy học theo tiếp cận trải nghiệm hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hoạt động học tập của SV đại học 1.4. Dạy học môn Giáo dục học ở Đại học Sƣ phạm 1.4.1. Đặc trưng dạy học ở Đại học Sư phạm. Trường ĐHSP là nơi: - Đào tạo SV trở thành các nhà nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học ứng dụng đạt trình độ tiên tiến. - Là môi trường dạy học, giáo dục SV thành những người chuyên làm công tác dạy học, quản lí giáo dục trong các cơ sở giáo dục, có trình độ đại học và trên đại học, có lí tưởng, niềm tin, có phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị tốt đẹp của người giáo viên hiện đại. - Vì đối tượng của người giáo viên là con người nên nội dung dạy học ở ĐHSP không chỉ là hệ thống kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, kĩ năng nghiệp vụ và thái độ, đạo đức nghề dạy học mà còn tập trung vào những gì người giáo viên cần biết, cần làm để đảm bảo rằng tất cả học sinh của họ đều được học. 1.4.2. Dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm 1.4.2.1. Mục tiêu dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm GDH là môn học nằm trong nội dung khoa học sư phạm, mục tiêu chính của dạy học GDH theo tiếp cận trải nghiệm là nâng cao kết quả học tập môn học, đồng thời phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV thông qua tổ chức cho họ học tập trải nghiệm tri thức GDH. Các năng lực cụ thể cần hướng tới phát triển cho sinh viên trong dạy học GDH theo tiếp cận trải nghiệm được xác định là: 1) Năng lực ứng dụng tri thức GDH vào thực tiễn nghề nghiệp như: * Năng lực dạy học: Năng lực vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học bộ môn: Năng lực tổ chức hoạt động học tập của học sinh; Năng lực tổ chức, quản lí lớp học, tạo môi trường học tập hiệu quả 9 * Năng lực giáo dục: Năng lực giáo dục qua giảng dạy môn học; Năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh; Năng lực vận dụng phương pháp giáo dục; Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục; Năng lực xử lí các tình huống giáo dục 2) Các năng lực khác như: Năng lực làm việc độc lập; Năng lực hợp tác; Năng lực khám phá và sáng tạo; Năng lực nhận thức và tích cực hóa bản thân 1.4.2.2. Nội dung dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm Để xác định nội dung nào của môn GDH phù hợp với dạy học theo tiếp cận trải nghiệm, GV cần dựa vào những căn cứ sau: * Đặc điểm dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học * Ưu và nhược điểm của dạy học dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học * Mục tiêu dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm ở ĐHSP * Thực tiễn hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. * Căn cứ vào những vấn đề mới, thời sự phục vụ cho việc dạy học, giáo dục * Căn cứ vào cấu trúc nội dung dạy học GDH ở ĐHSP. Với những căn cứ trên, nội dung dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm chính là nội dung của hoạt động dạy và học, ở đó GV thiết kế bài học trong nội dung chương trình môn GDH dưới dạng các bài tập trải nghiệm phục vụ thực tiễn nghề nghiệp như: tình huống, hệ thống Cases, chủ đề dự án... Sau đó, GV tổ chức, lãnh đạo, điều khiển SV tự lập kế hoạch, tự giải quyết bài tập trải nghiệm, tự nhìn nhận, đánh giá vấn đề dưới góc nhìn mới, qua đó đạt được mục tiêu dạy học GDH theo tiếp cận trải nghiệm đã đề ra. 1.4.2.3. Phương pháp dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm Có một số phương pháp điển hình, cốt lõi của dạy học GDH theo tiếp cận trải nghiệm, đó là: 1)Phương pháp dạy học dựa vào dự án; 2) Phương pháp tình huống; 3) Phương pháp giải quyết vấn đề; 4) Phương pháp thảo luận nhóm. 1.4.2.4. Hình thức tổ chức dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm Có nhiều hình thức tổ chức dạy học, song mỗi hình thức lại có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm có thể sử dụng những hình thức tổ chức dạy học sau: 1) Hình thức 10 dạy học trên lớp; 2) Hình thức tự học; 3) Hình thức nghiên cứu khoa học; 4) Hình thức tham quan học tập; Hình thức thực hành. 1.4.2.5. Hoạt động dạy học của giảng viên trong dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm GV dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm ở ĐHSP luôn giữ vai trò tổ chức, lãnh đạo, điều khiển hoạt động học tập của SV và được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể đó là: Tạo ra môi trường học tập tương tác; Tổ chức cho SV làm bài tập dự án môn học; Định hướng SV nghiên cứu tình huống gắn với thực tiễn nghề nghiệp; Điều khiển, khuyến khích SV thực hành tri thức GDH ở trên lớp; Tổ chức cho SV xem phim ảnh, băng hình về các vấn đề liên quan đến môn học; Khuyến khích SV viết nhật kí học tập; hướng dẫn SV tự đánh giá và đánh giá chéo 1.4.2.6. Đánh giá kết quả học tập môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm Căn cứ vào đặc điểm của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ở đại học, chúng tôi cho rằng: Việc đánh giá kết quả học tập môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm cần hướng vào đánh giá quá trình SV tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm môn GDH và đánh giá bài kiểm tra định kì và sản phẩm hoạt động giáo dục. 1.4.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học môn GDH theo tiếp cận trải nghiệm * Các yếu tố khách quan: 1) Nội dung chương trình môn Giáo dục học; 2) Kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của sinh viên liên quan đến nội dung môn Giáo dục học; 3) Tính tự giác, tích cực, tự lực học tập qua trải nghiệm của sinh viên; 4) Điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết cho giảng dạy theo tiếp cận trải nghiệm trên lớp; 5) Số lượng sinh viên trong lớp học; 6) Tài liệu hướng dẫn và tài liệu tham khảo về dạy học môn Giáo dục học theo tiếp cận trải nghiệm ở nước ta. * Các yếu tố chủ quan: 1) Năng lực dạy học theo tiếp cận trải nghiệm của giảng viên giảng dạy Giáo dục học; 2) Việc áp dụng rộng rãi - phổ biến chiến lược dạy học theo tiếp cận trải nghiệm của giảng viên ĐHSP; 3) Sự đầu tư của giảng viên giảng dạy Giáo dục học đối với việc tìm tòi, nghiên cứu, triển khai thực hiện các chiến lược dạy học hiện đại trong đó có dạy học theo tiếp cận trải nghiệm. Kết luận chƣơng 1
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.