Tờ trình 303/TTr-BNN-CN

pdf
Số trang Tờ trình 303/TTr-BNN-CN 8 Cỡ tệp Tờ trình 303/TTr-BNN-CN 171 KB Lượt tải Tờ trình 303/TTr-BNN-CN 0 Lượt đọc Tờ trình 303/TTr-BNN-CN 0
Đánh giá Tờ trình 303/TTr-BNN-CN
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------- -------------- Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2011 Số: 303/TTr-BNN-CN TỜ TRÌNH VỀ VIỆC HỖ TRỢ HỘ CHÍNH SÁCH VÀ HỘ NGHÈO CHỐNG RÉT CHO TRÂU BÒ Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 – 2011 Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Rét đậm, rét hại kéo dài từ ngày 27/12/2010 đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi tại một số tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, tình hình rét đậm, rét hại với cường độ lớn có thể kéo dài qua Tết Âm lịch. Tính đến ngày 28/1/2011, theo báo cáo của 20 tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra, tổng số các loại vật nuôi đã bị chết rét, chết đói trong đợt rét đậm là 37.976 con, trong đó chủ yếu là bê, nghé non khoảng 70%; bò, trâu già 27%; gia súc khác 3% (có phụ lục kèm theo). Ước tính thiệt hại do rét đậm, rét hại đối với đàn vật nuôi: Một trăm ba mươi tỷ đồng chưa tính đến công lao động, vật tư và sức sản xuất của vật nuôi giảm sút, gặp nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi sản xuất. 1. Nguyên nhân a) Khách quan - Rét đậm, rét hại với cường độ mạnh kéo dài tính đến nay là 28 ngày, nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 7 – 80C, có vùng, có nơi xuống dưới 00C kèm theo mưa phùn, độ ẩm cao. - Thời gian rét đậm, rét hại đến cùng với dịch bệnh Lở mồm long móng tại một số tỉnh vì vậy khó khăn cho công tác tiêm phòng bao vây ổ dịch. b) Chủ quan - Công tác tuyên truyền, vận động cho chống rét; dự trữ thức ăn chống đói cho vật nuôi ở một số địa phương chưa tích cực và đồng bộ. - Một số địa phương nhận thức chưa cao, người chăn nuôi còn chủ quan, còn chăn thả trâu, bò trong rừng, không che chắn; không chuồng trại, thiếu thức ăn. - Bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của một số địa phương, vẫn còn một số địa phương chưa thực sự tích cực và quyết liệt trong chỉ đạo và không có biện pháp, hành động cụ thể khi rét đậm rét hại xảy ra. - Diện tích đất làm bãi chăn thả, trồng cỏ, trồng cây thức ăn chăn nuôi đang dần thu hẹp do những bất cập trong điều hành quỹ đất của địa phương vì thế thức ăn cung cấp cho vật nuôi thiếu. 2. Biện pháp khắc phục của địa phương - Tiếp tục chỉ đạo các địa phương, các hộ gia đình không thả rông trâu, bò; che chắn chuồng nuôi đảm bảo chuồng nuôi không bị gió lùa, mưa dột, nền chuồng khô; Làm ấm khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi và vật nuôi; Cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ cho vật nuôi hàng ngày, bổ sung thêm cháo, thức ăn tinh cho những con ốm yếu. - Theo dõi, kiểm soát chặt chẽ diễn biến của vật nuôi nếu có hiện tượng bất thường vật nuôi bị ốm, đau phải báo ngay với cán bộ kỹ thuật đề phòng dịch bệnh bùng phát. - Thống kê, phân biệt rõ ràng số lượng gia súc, gia cầm bị chết, ốm nhằm kiểm soát dịch bệnh lây lan qua vận chuyển, giết mổ gia súc gia tăng vào những ngày giáp tết Âm Lịch và có những biện pháp phòng chống rét phù hợp nữa. - Sử dụng nguồn ngân sách trong khu vực (theo chương trình 135 và Nghị quyết 30a) để giúp các gia đình làm chuồng trại, chắn che cho đàn vật nuôi; Sử dụng ngân sách trung ương và địa phương theo Quyết định 142/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 để giúp dân khôi phục sản xuất. 3. Kiến nghị: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho các gia đình chính sách hộ nghèo 100.000đ/1 trâu, bò để mua thức ăn tinh bổ sung cho vật nuôi; tương đương với số tiền là 36 tỷ (có danh sách dự kiến kèm theo). Giao cho Chủ tịch UBND các tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện căn cứ theo điều kiện của địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, thực hiện hỗ trợ thiệt hại về gia súc đợt I cho các tỉnh theo Quyết định 142/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh./. KT. BỘ TRƯỞNG THỦ TƯỚNG Nơi nhận: - Như trên; - Văn phòng Chính phủ (để báo cáo); - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Tài chính; Hồ Xuân Hùng - Bộ trưởng (để báo cáo); - Lưu: VT, CN. DANH SÁCH CÁC TỈNH BỊ THIỆT HẠI TÍNH ĐẾN 16H NGÀY 28/1/2011 (Kèm theo Tờ trình số 303/TTr-BNN-CN ngày 28 tháng 01 năm 2011) STT Địa phương Ngày 27/1 Ngày 28/1 Ghi chú 1 Lạng Sơn 6,377 6,674 2 Yên Bái 1,284 1,284 Trong đó có 06 con ngựa 3 Hà Giang 2,063 2,395 23 con dê 4 Hòa Bình 1,613 1,613 5 Quảng Ninh 289 294 6 Cao Bằng 4,777 4,777 13 con chết do bệnh Lở mồm long móng 3,910 4,133 trong đó 16 ngựa 7 Lào Cai 8 Tuyên Quang 160 195 9 Bắc Kạn 873 873 73 con chết do nguyên nhân khác 10 Sơn La 2,384 5,853 Trong đó có 23 con ngựa, 635 con lợn, 383 con dê, 01 con hươu 11 Bắc Giang 12 Lai Châu 309 3,934 309 4,350 Trong đó có 20 dê, 12 lợn, 29 ngựa 93 232 Trong đó có 04 con hươu 13 Hà Tĩnh 14 Quảng Bình 714 714 15 Thừa Thiên Huế 336 336 Trong đó có 33 con dê 16 Quảng Trị 795 795 Trong đó có 20 dê và 5 con hươu, lợn 3 con 17 Điện Biên 1,342 1,342 18 Thanh Hóa 1,153 1,153 19 Phú Thọ 361 461 20 Nghệ An 193 193 Tổng cộng 32,960 37,976 DANH SÁCH SỐ LƯỢNG ĐÀN TRÂU BÒ ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CÁC TỈNH (THEO SỐ LIỆU THỐNG KÊ 1/10/2010) (Phụ lục kèm theo báo cáo số 303 ngày 28 tháng 01 năm 2011) STT Tên tỉnh Trâu (con) Bò (con) Tổng (con) 1 Hà Giang 158277 101683 259960 2 Cao Bằng 109288 129785 239073 3 Bắc Cạn 73925 27110 101035 4 Tuyên Quang 146592 46691 193283 5 Lào Cai 134922 23434 158356 6 Yên Bái 112432 34313 146745 7 Lạng Sơn 155350 44339 199689 8 Quảng Ninh 63778 24931 88709 9 Bắc Giang 83660 150985 234645 10 Phú Thọ 88454 122142 210596 11 Điện Biên 115424 39096 154520 12 Lai Châu 98785 15059 113844 13 Sơn La 170200 191308 361508 14 Hòa Bình 113408 72851 186259 15 Thanh Hóa 207947 244792 452739 16 Hà Tĩnh 94675 166346 261021 17 Quảng Bình 41698 125180 166878 18 Quảng Trị 30601 62842 93443 19 Thừa Thiên Huế 27401 23855 51256 Cộng 2026817 1646742 Tổng 3.673.559 con trong đó 10% thuộc hộ nghèo tương đương 360.000 con 360.000 con x 100.000đ/con = 36.000.000.000 đ (Ba mươi sáu tỷ đồng) 3673559
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.