Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

pdf
Số trang Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 8 Cỡ tệp Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 343 KB Lượt tải Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 0 Lượt đọc Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 0
Đánh giá Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VẤN ĐỀ HÔM NAY TỔ CHỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-QUẢN TRỊ KINH DOANH TS. Lê Tuấn Hiệp * Tóm tắt: Đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC) không phải là vấn đề mới trong giáo dục của nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Cùng với nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh đã chuyển sang đào tạo theo HCTC bắt đầu từ năm 2010, áp dụng cho khóa cao đẳng chính quy K43. Tính đến nay, trường đã và đang đào tạo theo HCTC cho 5 khóa cao đẳng và 6 khóa đại học. Sau đây là một số kinh nghiệm của trường trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo HCTC. Từ khóa: Học chế tín chỉ, chương trình đào tạo, quản lý, cố vấn học tập. Abstract: Credit system training (CST) is not the new mode of education in many world countries and in Vietnam as well. Along with a lot of universities and colleges in the country, the University of Finance and Business Management has, since 2010, transferred from the annual to credit system training which has been applied to the full- time college course, K43 (5 college and 6 undergraduate courses up to now). The following pieces of experience in the transfer from the annual to credit system training are delivered from the University of Finance and Business management. Keywords: Credit system, training program, management, consultant. 1. Thuận lợi, khó khăn 1.1. Thuận lợi Thứ nhất, về tư tưởng. Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã thống nhất quyết tâm thực hiện đúng chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo theo HCTC, bắt đầu từ khoá tuyển sinh cao đẳng năm 2010 và tiếp tục thực hiện cho các khóa đào tạo đại học từ năm 2013. Thứ hai, về đội ngũ giảng viên và phương pháp dạy-học. Trong quá trình triển khai đào tạo theo HCTC, tất cả các môn học đều có giáo trình, đề cương chi tiết môn học, hệ thống câu hỏi, bộ bài tập chuẩn, một số môn đã xây dựng được phòng thực hành hoặc bộ bài tập lớn. Trường cũng đã triển khai phương pháp dạy học tích cực, đại đa số giảng viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ bài giảng. Điều này thuận lợi cho việc triển khai phương pháp dạy-học phù hợp với HCTC. Thứ ba, về cơ sở vật chất. Trường có hệ thống mạng được triển khai diện rộng; hạ tầng công nghệ thông tin của trường đảm bảo, thiết bị giảng dạy, máy chiếu đầy đủ ở các hội trường thuận lợi cho việc giảng dạy theo HCTC. 1.2. Một số khó khăn Thứ nhất, về chương trình, kế hoạch đào tạo. Chương trình đào tạo theo niên chế là chương trình đào tạo cứng không * Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 03/2019 23 VẤN ĐỀ HÔM NAY có môn học tự chọn. Khi chuyển đổi sang đào tạo theo HCTC chỉ đòi hỏi phải chuyển đổi chương trình đào tạo đảm bảo sự mềm dẻo nhưng phải kế thừa chương trình cũ. Khi chương trình đã mềm dẻo thì kế hoạch đào tạo cũng phải nghiên cứu và bố trí hợp lý, đảm bảo quyền lợi của người học. Thứ hai, về phương pháp dạy-học, phương pháp đánh giá người học. Chưa thực sự phù hợp với đào tạo theo HCTC. Việc giảm khối lượng giờ lên lớp, tăng thời gian tự học của sinh viên sẽ làm cho việc thiết kế bài giảng, đánh giá người học hoàn toàn khác và mới với giảng viên và sinh viên. Một loạt các vấn đề đặt ra: làm thế nào để quản lý được sinh viên trong thời gian họ tự học? cách thiết kế các bài tập nhỏ, bài tập tuần, bài tập tháng, tình huống? cách đánh giá người học trong cả quá trình (giờ lên lớp, giờ tự học),… là những vấn đề cần phải giải quyết triệt để khi chuyển sang đào tạo theo HCTC. Thứ ba, kinh phí cho việc thực hiện đào tạo theo HCTC. Chưa đáp ứng. Thu nhập của cán bộ, giảng viên chưa cao, nên khó khuyến khích họ giành nhiều thời gian để nghiên cứu và chuyển đổi phương pháp giảng dạy. Hơn nữa, tài liệu, thư viện, phần mềm tín chỉ, cơ sở vật chất khác,… cần những khoản tiền đầu tư lớn, trong khi nguồn kinh phí của trường có hạn. Thứ tư, về đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Khi mới chuyển sang đào tạo theo HCTC, quy mô đào tạo của trường rất lớn, tốc độ tăng quy mô giảng viên không theo kịp tốc độ tăng quy mô sinh viên. Số cán bộ, giảng viên đang đi học nâng cao nhiều, việc dành thời gian cho đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá, quản lý sinh viên bị hạn chế. Một bộ phận giảng viên có tâm lý ngại thay đổi, sức ỳ lớn,… 2. Quan điểm đào tạo theo học chế tín chỉ của trường Trên cơ sở thuận lợi và khó khăn, trường đã đề ra một số quan điểm định hướng khi thực hiện chuyển đổi sang đào tạo theo HCTC như sau: Thứ nhất, chuyển đổi sang đào tạo theo HCTC phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu quan trọng nhất trong đổi mới giáo dục-đào tạo nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Việc chuyển đổi sang đào tạo theo HCTC cũng là một trong các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo do những ưu thế của hình thức đào tạo này mang lại, như: hiệu quả học tập, tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao, nâng cao hiệu quả quản lý,… Thứ hai, trong chỉ đạo thực hiện, cần có lộ trình cụ thể và các bước đi thích hợp, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi. Đào tạo theo HCTC là vấn đề mới, làm thay đổi tư duy cũng như phương pháp dạy và học, thay đổi phương thức quản lý vốn đã trở thành lối mòn trong đào tạo theo niên chế kết hợp với học phần. Để đảm bảo cho việc chuyển sang đào tạo theo HCTC thành công, cần từng bước áp dụng đào tạo theo HCTC cho các hệ đào tạo, các khóa đào tạo một cách thận trọng, chắc chắn, trên cơ sở vừa làm vừa rút kinh nghiệm của các trường trong nước đã tổ chức đào tạo theo HCTC. Tránh khuynh hướng nôn nóng đốt cháy giai đoạn hoặc quá cầu toàn trong quá trình thực thi. Trường đã phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện thí điểm cho khoá đào tạo cao đẳng chính quy từ năm học 2010-2011. Trên cơ sở đó đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm và triển khai áp dụng cho tất cả các khóa học ở các năm tiếp theo. Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 03/2019 24 VẤN ĐỀ HÔM NAY 3. Triển khai tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 3.1. Tổ chức thực hiện a) Thành lập Ban đề án đào tạo theo HCTC Hiệu trưởng trường đã thành lập Ban đề án đào tạo theo HCTC. Ban đề án gồm có Ban chỉ đạo và các tiểu ban thực thi các mảng công việc cụ thể: - Tiểu ban 1: Xây dựng quy định đào tạo theo HCTC. - Tiểu ban 2: Xây dựng hướng dẫn chuyển đổi chương trình đào tạo. - Tiểu ban 3: Xây dựng hướng dẫn đề cương môn học. - Tiểu ban 4: Xây dựng hướng dẫn sử dụng phương pháp dạy-học. - Tiểu ban 5: Xây dựng hướng dẫn và thực hiện quy trình kiểm tra-đánh giá kết quả học tập. - Tiểu ban 6: Xây dựng hướng dẫn quản lý mã giảng viên, cán bộ và quản lý hồ sơ khoa học, hồ sơ cán bộ. - Tiểu ban 7: Lựa chọn phần mềm và hướng dẫn sử dụng các phần mềm quản lý đào tạo theo HTTC cho các đơn vị trong trường. - Tiểu ban 8: Xây dựng hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn học tập. - Tiểu ban 9: Xây dựng hướng dẫn sử dụng kinh phí đào tạo. Về phía các phòng chức năng: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với các tiểu ban đề án để tổ chức thực hiện thành công đào tạo theo HCTC. Cụ thể: - Dưới sự chỉ đạo của Ban đề án, Phòng Quản lý đào tạo là đầu mối chịu trách nhiệm chính, phối hợp với các tiểu ban và các bộ phận có liên quan thực hiện công tác chuẩn bị, thực hiện đào tạo theo HCTC; chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và cung cấp kế hoạch học tập từng học kỳ cho sinh viên lựa chọn, phối hợp với các khoa, bộ môn xây dựng thời khoá biểu, phối hợp với Phòng Quản trị thiết bị trong việc điều phối giảng đường. - Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng phối hợp với các tiểu ban liên quan xây dựng văn bản, hướng dẫn thực hiện quy trình kiểm tra-đánh giá kết quả học tập phù hợp với phương thức đào tạo theo HCTC; tập huấn công tác kiểm trađánh giá. - Phòng Công tác sinh viên phối hợp với các tiểu ban chức năng xây dựng, hướng dẫn quản lý mã sinh viên và quản lý hồ sơ sinh viên; xây dựng Sổ tay sinh viên áp dụng cho từng năm học; thiết kế các mẫu biểu đăng ký dự học của sinh viên và tổ chức hướng dẫn sinh viên đăng ký chọn học phần, chọn lớp học của từng học phần; tổ chức tập huấn công tác cố vấn học tập. - Phòng Tổ chức-Hành chính phối hợp với các tiểu ban liên quan có nhiệm vụ xây dựng văn bản, hướng dẫn quản lý mã giảng viên, cán bộ; quản lý hồ sơ cán bộ phù hợp với phương thức đào tạo theo HCTC. - Phòng quản lý khoa học và hợp tác quốc tế phối hợp với các tiểu ban liên quan có nhiệm vụ xây dựng văn bản, quản lý hồ sơ khoa học và điều hành hoạt động của Website; in ấn tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập. - Phòng Tài chính-Kế toán phối hợp với phòng Quản lý đào tạo xây dựng văn bản, hướng dẫn sử dụng kinh phí cho đào tạo phù hợp với phương thức đào tạo theo HCTC. - Phòng Quản trị thiết bị phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo lên kế hoạch bố trí giảng đường, phương tiện, trang thiết bị dạy học phục vụ đào tạo theo HCTC Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 03/2019 25 VẤN ĐỀ HÔM NAY - Các khoa, bộ môn phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo xây dựng chương trình đào tạo toàn khóa cho các ngành, chuyên ngành, mã học phần và đề cương chi tiết các học phần trong chương trình đào tạo theo kết cấu vừa có học phần bắt buộc, vừa có học phần tự chọn; viết giáo trình, đề cương chi tiết của học phần; đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đào tạo theo HCTC. Phối hợp với Phòng Công tác sinh viên và tiểu ban xây dựng đội ngũ cố vấn học tập, hỗ trợ sinh viên xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký học tập. b) Thống nhất lộ trình thực hiện Việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế kết hợp với học phần sang đào tạo theo HCTC chia thành 3 giai đoạn cụ thể: Giai đoạn 1 (chuẩn bị): Đây là giai đoạn khó khăn, phức tạp nhất, nhưng đóng vai trò có tính chất quyết định đến sự thành bại của tổ chức đào tạo theo HCTC. Giai đoạn này gồm các bước công việc cơ bản sau: Bước 1: Chuẩn bị nguồn lực, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm và phải thành lập ban đề án đào tạo theo HCTC, bao gồm Ban chỉ đạo và các tiểu ban xây dựng quy định và văn bản hướng dẫn. Bước 2: Xây dựng và hoàn thiện các quy định, văn bản hướng dẫn cho các đơn vị. Bước 3: Triển khai, phổ biến, hội thảo, mở lớp tập huấn cho các đơn vị thực hiện các văn bản hướng dẫn. Bước 4: Đánh giá, thẩm định thông qua Hội đồng Khoa học-Đào tạo và hoàn tất để ban hành áp dụng thí điểm từ năm học 2010-2011, triển khai áp dụng thí điểm cho hệ cao đẳng chính quy (K43). Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện, rút kinh nghiệm (2011-2014) Từ năm 2011-2012, trường tiếp tục mở rộng diện áp dụng đối với các khóa cao đẳng chính quy K44, K45. Giai đoạn 3: Giai đoạn hoàn thiện, mở rộng phạm vi áp dụng HCTC cho các hệ đào tạo. Từ năm học 2013 đến nay, trường tiếp tục hoàn thiện đào tạo theo HCTC và mở rộng phạm vi áp dụng cho tất cả các hệ đào tạo của trường, trong đó có các khóa đào tạo bậc đại học. 3.2. Những kết quả đạt được a) Hoàn thành quy chế đào tạo theo HCTC Căn cứ vào quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo HCTC ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/ BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo, trường đã ban hành Quy chế đào tạo cao đẳng, đại học hệ chính quy theo HCTC phù hợp với điều kiện của trường. Sau 3 năm áp dụng ở bậc cao đẳng, Quy chế đào tạo của trường đã thể hiện được nhiều ưu điểm, số lượng sinh viên bị thôi học không có đột biến so với đào tạo theo niên chế, sự chuyển đổi từ thang điểm 10 sang thang điểm 4 và thang điểm chữ đảm bảo quyền lợi tối đa cho sinh viên. Kế thừa Quy chế đào tạo theo HCTC đối với bậc cao đẳng, sau khi thực hiện đào tạo bậc đại học, trường đã sửa đổi, bổ sung Quy chế áp dụng cho cả bậc đại học, cao đẳng và duy trì ổn định cho đến nay. b) Xây dựng chương trình phù hợp với phương thức đào tạo theo HCTC Đối với bậc cao đẳng khi mới chuyển đổi sang đào tạo theo HCTC, trường đã xây dựng và ban hành chương trình đào tạo hệ cao đẳng chính quy theo HCTC theo quyết định số 387 ngày 27/5/2010 cho 4 ngành với 9 chuyên ngành đào tạo, trong đó: Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 03/2019 26 VẤN ĐỀ HÔM NAY - Tổng số tín chỉ (TC) sinh viên phải tích luỹ để hoàn thành một chương trình đào tạo cao đẳng (chưa tính môn học Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng) từ 92 đến 94 TC. - Dùng đơn vị đo lường là TC để chuyển đổi chương trình đào tạo hiện hành phù hợp với phương thức đào tạo theo HCTC. Số TC cho một môn học/học phần tối thiểu là 2, tối đa là 4; - Kế thừa tối đa các chương trình đào tạo hiện có của các hệ đào tạo để thực hiện việc chuyển đổi và bổ sung những khối kiến thức, học phần phù hợp với đào tạo theo HCTC. Xác định rõ các mảng kiến thức cốt lõi (bắt buộc), kiến thức bổ trợ, tự chọn,... Khi điều chỉnh thời lượng các môn học để đảm bảo tổng số TC của một chương trình đào tạo nằm trong giới hạn quy định và thực hiện chuyển đổi số lượng đơn vị học trình (đvht) của từng học phần thành số lượng TC theo tỷ lệ như sau: + Lý thuyết, bài tập trên lớp: 1,5 đvht tương đương 1 TC. + Thực hành: 1 đvht tương đương 1 TC. + Thực tập: 1,5 đvht tương đương 1 TC. + Bổ sung thời lượng thảo luận, tự học, tự nghiên cứu theo tỷ trọng trong cấu trúc giờ TC. + Thực hiện làm tròn số lượng TC của từng môn học thành số nguyên theo các cách sau: # Nếu số lượng TC của môn học không là số nguyên thì tuỳ thuộc vào nội dung và vai trò của môn học trong chương trình đào tạo có thể tăng, giảm thời lượng của môn học đó để đạt được số lượng TC nguyên hoặc có thể loại bỏ môn học đó. # Ghép một số môn học có số lượng TC không nguyên và có nội dung gần với nhau thành môn học mới có số lượng TC nguyên. + Một tiết học được tính bằng 50 phút. - Xây dựng cấu trúc giờ học theo tín chỉ của từng học phần (lý thuyết; bài tập; thảo luận; thực hành, thí nghiệm; tự học, tự nghiên cứu) theo hướng giảm thời lượng giảng lý thuyết, tăng giờ thảo luận, thực hành, thực nghiệm, thực tập và bổ sung thời lượng tự học, tự nghiên cứu có kiểm tra, đánh giá và tích lũy vào kết quả cuối cùng của môn học. Nhờ quá trình chuyển đổi từ bậc cao đẳng thành công, quá trình xây dựng chương trình đào tạo theo HCTC đối với bậc đại học ngay sau khi trường được nâng cấp đã diễn ra thuận lợi. Hiện nay, đối với bậc đại học, trường đang thực hiện đào tạo 7 ngành với 13 chuyên ngành với chương trình đào tạo được xây dựng theo HCTC và phù hợp với thực tiễn của trường. c) Xây dựng đề cương, kịch bản môn học phù hợp với phương thức đào tạo theo HCTC Đề cương môn học là tài liệu do giảng viên hoặc nhóm giảng viên cùng dạy một môn học biên soạn dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa, Trưởng bộ môn để cung cấp cho người học trước khi giảng dạy môn học. Sau ba năm đầu thực hiện chuyển đổi, trường đã hoàn thành toàn bộ đề cương các học phần hệ cao đẳng đào tạo theo HCTC. Đối với bậc đại học, trong quá trình xây dựng và ban hành chương trình đào tạo, trường đã thực hiện chuẩn hóa, xây dựng mới đề cương các học phần bậc đại học, sau đó triển khai xây dựng kịch bản môn học cho toàn bộ các học phần trong chương trình đào tạo. d) Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập Kiểm tra-đánh giá là một bộ phận cấu thành của mọi phương pháp dạy học và Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 03/2019 27 VẤN ĐỀ HÔM NAY rèn luyện các kiến thức và kỹ năng mà giảng viên mong muốn sinh viên phải đạt được, là cơ sở cho việc xếp hạng sinh viên. Trường đã xây dựng quy trình kiểm tra-đánh giá, bao gồm: Kiểm tra-đánh giá thường xuyên là hoạt động của giảng viên sử dụng các kỹ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức tổ chức thực hiện giờ TC (lý thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, hoạt động theo nhóm, tự học, tự nghiên cứu,...) như một bộ phận của phương pháp dạy học nhằm rèn luyện và kiểm tra việc rèn luyện các kiến thức, kỹ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học. Kiểm tra-đánh giá định kỳ là hoạt động của giảng viên vào những thời điểm đã được quy định trong đề cương môn học, gắn các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những phương pháp kiểm tra-đánh giá tương ứng nhằm đánh giá, định hướng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của sinh viên. Kết quả kiểm tra-đánh giá định kỳ được xem là kết quả học tập môn học của sinh viên và là cơ sở để xếp hạng sinh viên sau khi kết thúc môn học. - Bài kiểm tra giữa kỳ. Đối với các môn học có số TC lớn hơn hoặc bằng 2 có thể áp dụng hình thức kiểm tra-đánh giá giữa kỳ nhằm sơ kết, đánh giá tổng hợp kiến thức và các kỹ năng thu được sau nửa học kỳ, làm cơ sở cho việc cải tiến, điều chỉnh cách dạy-học. - Bài thi cuối kỳ. Đây là bài thi quan trọng nhất của môn học nhằm đánh giá toàn diện các mục tiêu của môn học, kết quả học tập năm học cả về kiến thức, kỹ năng (trong đó có kỹ năng phân tích, tổng hợp, phát hiện và giải quyết vấn đề, tư duy phê phán,...). Trường đã ban hành Quyết định số 536/QĐ-TCQTKD ngày 13/8/2012 quy định về ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi kết thúc học phần và quyết định số 537/ QĐ-TCQTKD ngày 13/8/2012 quy định về đánh giá học phần theo HCTC nhằm cụ thể hóa quy trình kiểm tra, đánh giá nêu trên. Hiện nay, việc kiểm tra-đánh giá tại trường đã đảm bảo được chất lượng đào tạo và góp phần thực hiện chuẩn đầu ra cho sinh viên. e) Công tác chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất và tài liệu học tập Trường đã chuẩn bị đủ số lượng giáo trình học tập và tài liệu tham khảo các môn học trong chương trình đào tạo cho sinh viên, đồng thời đã tăng cường cơ sở vật chất, hệ thống tài liệu trong thư viện, hệ thống mạng phục vụ cung cấp thông tin và đăng ký học của sinh viên,… xây dựng trang Website và hệ thống mật mã cho từng sinh viên thu thập thông tin đăng ký môn học. f) Xây dựng đội ngũ cố vấn học tập Trường đã soạn thảo và ban hành Quyết định số 620/QĐ-TCQTKD ngày 23/8/2010 quy định về cố vấn học tập, trong đó nêu rõ yêu cầu, nhiệm vụ, chức trách,… của Hội đồng cố vấn và cố vấn học tập. Trường cũng thường xuyên tổ chức giao ban công tác cố vấn học tập nhằm nâng cao vai trò, vị trí của cố vấn học tập. g) Công tác tổ chức quản lý giảng dạy, học tập Phương thức đào tạo theo HCTC đòi hỏi phải có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận, các đơn vị trong toàn trường, giữa người dạy - người học - người quản lý. Trong công tác tổ chức quản lý, nói chung, trường đã thực hiện được một số vấn đề cơ bản sau : Thứ nhất, hàng năm trường đã xuất bản được cuốn “Những điều sinh viên cần biết”. Trong đó, ngoài các phần giới thiệu Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 03/2019 28 VẤN ĐỀ HÔM NAY lịch sử thành lập và phát triển của trường, sứ mệnh của trường, cơ cấu tổ chức của trường, các đơn vị trong trường,… phần lớn cuốn sách dành cho việc thông báo những yêu cầu mà người học phải thực hiện: nội dung, chương trình đào tạo cho từng chuyên ngành; tổng số tín chỉ phải tích luỹ để được tốt nghiệp; tổng số TC tối thiểu phải tích luỹ từng năm đối với người học; số TC tối thiểu, tối đa được đăng ký học trong từng học kỳ; cách thức đăng ký học môn học hoặc rút việc đăng ký học môn học, cách kiểm tra-đánh giá, cách xếp hạng kết quả môn học và cách tính điểm trung bình chung,… Những thông tin trên đây cũng được đưa lên các trang Website của trường tạo thuận tiện cho người học nghiên cứu. Thứ hai, vấn đề tổ chức lớp sinh viên. Khi tổ chức đào tạo theo HCTC, tồn tại hai loại lớp sinh viên: - Lớp sinh viên cơ hữu: biên chế ngay từ khi sinh viên nhập học theo khoa và chuyên ngành đào tạo; - Lớp học phần: không phải là một đơn vị hành chính mà được tổ chức theo học phần do người học đăng ký. Trong một học kỳ, nếu số người đăng ký học một học phần quá đông so với điều kiện của phòng học, thì trường sẽ chỉ xếp những người học nằm trong số lượng quy định đăng ký sớm hơn hoặc đạt một số yêu cầu do ngành học đặt ra được học và thông báo ngay cho số người học còn lại đăng ký môn học khác hoặc chờ năm học sau. Nếu số người đăng ký học một môn học quá ít, trường có thể sẽ không tổ chức đào tạo và thông báo cho người học biết để chọn môn học khác. Thứ ba, quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên. Vào đầu mỗi học kỳ, giảng viên phải nộp lịch trình giảng dạy về Phòng Quản lý đào tạo theo đề cương môn học đã được phê duyệt và thực hiện đề cương môn học nói trên; Trong quá trình giảng dạy, trường tổ chức lấy ý kiến của sinh viên về giảng dạy của giảng viên. Thứ tư, quản lý học tập của sinh viên: - Sinh viên tham khảo ý kiến của cố vấn học tập để xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với mình và đăng ký với Phòng Quản lý đào tạo của trường; Bản đăng ký các môn học của sinh viên phải có chữ ký của cố vấn học tập xác nhận mới được trường xem xét để xếp lớp học. - Giảng viên đánh giá liên tục các hoạt động học tập của sinh viên thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, giữa kỳ, bài thi cuối kỳ, thảo luận, làm việc theo nhóm,… Thứ năm, xây dựng phần mềm quản lý. Đào tạo theo HCTC thường xuyên phải xử lý một khối lượng thông tin rất lớn, đòi hỏi phải cung cấp kịp thời cho người học cũng như bộ phận quản lý. Vì vậy, trường đã xây dựng phần mềm quản lý đào tạo chung trong toàn trường đảm bảo tính liên kết, phối hợp, đồng bộ các hoạt động tổ chức đào tạo, quản lý cán bộ, viên chức; quản lý sinh viên; quản lý học phí,... Phần mềm này đang từng bước được hoàn thiện và đưa vào sử dụng đảm bảo việc đào tạo theo HCTC được vận hành tốt và hiệu quả. Tóm lại, đào tạo theo HCTC tại các trường đại học, cao đẳng là hướng đi tất yếu trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam. Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh đã chuyển đổi sang đào tạo theo HCTC và bước đầu thu được một số thành công nhất định. Trong thời gian tới, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các công việc phục vụ đào tạo theo HCTC theo hướng phục vụ tốt nhất nhu cầu Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 03/2019 29 VẤN ĐỀ HÔM NAY của người học. Với những kinh nghiệm và thành công đã đạt được, chúng tôi hy vọng sẽ cùng với các trường đại học trong cả nước hoàn thành việc chuyển đổi sang đào tạo theo HCTC, đồng thời có thể công nhận TC các học phần lẫn nhau, phù hợp với quy định của của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thông lệ quốc tế./. Tài liệu tham khảo 1. Luật Giáo dục 2018. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng BGDĐT. Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2.2012. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Văn bản hợp nhất Quyết định số 43/2007/ QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2.2012 về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Ban Giám hiệu Trường Tài chính-Quản trị kinh doanh (2010). Chương trình đào tạo hệ cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ. Quyết định số 387 ngày 27/5/2010. Ngày nhận bài: 05/06/2019 Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 03/2019 30
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.