Tình hình tàn tật trên bệnh nhân phong và một số yếu tố liên quan tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước

pdf
Số trang Tình hình tàn tật trên bệnh nhân phong và một số yếu tố liên quan tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước 5 Cỡ tệp Tình hình tàn tật trên bệnh nhân phong và một số yếu tố liên quan tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước 290 KB Lượt tải Tình hình tàn tật trên bệnh nhân phong và một số yếu tố liên quan tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước 0 Lượt đọc Tình hình tàn tật trên bệnh nhân phong và một số yếu tố liên quan tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước 0
Đánh giá Tình hình tàn tật trên bệnh nhân phong và một số yếu tố liên quan tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

2017 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE TÌNH HÌNH TÀN TẬT TRÊN BỆNH NHÂN PHONG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HAI TỈNH ĐỒNG NAI VÀ BÌNH PHƯỚC Nguyễn Văn Hai1, Trần Văn Hưởng2, Nguyễn Văn Tập3 TÓM TẮT Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng, gây ra tàn tật và biến dạng nặng nề cho bệnh nhân. Mục tiêu của nghiên cứu xác định đặc điểm bệnh nhân phong tàn tật và các yếu tố liên quan tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước năm 2010. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 460 bệnh nhân tàn tật hiện đang quản lý tại hai tỉnh Đồng Nai, Bình Phước năm 2010. Kết quả, tỷ lệ bệnh nhân phong tàn tật mức độ 0 là 20,0%, tàn tật mức độ I là 11,1% và tàn tật mức độ II là 68,9%. Các yếu tố liên quan đến mức độ tàn tật ở bệnh nhân phong bao gồm: Nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thể bệnh, thời gian phát hiện bệnh, phương pháp phát hiện bệnh, đi lại, lao động, hoạt động giao tiếp, kiến thức và thái độ về bệnh phong (p<0,05). Từ khóa: Bệnh phong, tàn tật, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Phước. ABSTRACT DISABILITY STATUS OF LEPROSY PATIENTS AND RELATED FACTORS IN DONG NAI AND BINH PHUOC PROVINCES Leprosy is a chronic infectious disease that causes severe disability and distortions in patients. This study was aimed at assessing leprosy disability status of patients registered in Dong Nai and Binh Phuoc Provinces. A cross-sectional study was carried out on 460 patients, Dong Nai and Binh Phuoc Provinces in 2010. The result showed that the rate of leprosy patients who had grade - 0 disability was 20.0%, people who had grade - 1 disability was 11.1% and people who had grade - 2 disability was 68.9%. There were some statistically significant relationships between the rate of disability in leprosy patients and age group, occupation, level of education, time of finding out, methods of disease detection, movement, working, communication, knowledge and practice of people (p<0.05). Keywords: Leprosy, disability, Dong Nai Province, Binh Phuoc Province. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, bệnh phong đã có từ lâu đời và là một trong những vấn đề xã hội trầm trọng. Hiện nay 63/63 tỉnh, thành phố đã đạt được mục tiêu loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn của WHO (tỷ lệ lưu hành dưới 1/10.000 dân) và hơn 20 tỉnh, thành phố đạt được mục tiêu loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam [6]. Ngày nay tuy không còn là tứ chứng nan y, song bệnh phong gây ra tàn tật và biến dạng nặng nề cho bệnh nhân. Người bệnh phải chịu rất nhiều đau khổ về thể xác và tinh thần do thành kiến xã hội và tàn tật. Họ cũng là gánh nặng cho gia đình và xã hội khi bị tàn tật [1]. Tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước số bệnh nhân tàn tật tiếp tục gia tăng hàng năm do số bệnh phong mới và vấn đề phòng ngừa tàn tật độ nói chung, nhất là tàn tật độ II ở bệnh nhân phong được coi là mấu chốt của hoạt động phòng ngừa tàn tật hiện nay [4]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu mô tả đặc điểm bệnh nhân Phong tàn tật tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước năm 2010 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân phong hiện đang được quản lý (với đầy đủ hồ sơ bệnh án theo mẫu của Viện Da liễu Trung ương) tại Ðồng Nai và Bình Phước năm 2010. Cỡ mẫu: 460 bệnh nhân phong hiện đang được quản lý (với đầy đủ hồ sơ bệnh án theo mẫu của Viện Da liễu Trung ương) tại Ðồng Nai và Bình Phước năm 2010. Chọn mẫu: Lấy mẫu toàn bộ. 1. Bệnh viện Da liễu Đồng Nai 2. Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội 3. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 01/02/2017 Ngày phản biện: 10/02/2017 Ngày duyệt đăng: 15/02/2017 SỐ 37 - Tháng 3+4/2017 Website: yhoccongdong.vn 87 VIỆN S EC KHỎ ỘNG G ỒN Đ ỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Phương pháp thu thập số liệu: Thống kê bệnh nhân qua hồ sơ bệnh án và báo cáo tổng kết của Chương trình Phòng chống bệnh phong. Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân bằng bộ câu hỏi. Xử lý số liệu: Sử dụng các test thống kê, phân tích bằng phần mềm Epidata, Stata 10. Đạo đức nghiên cứu: Đảm bảo quyền lợi của đối tượng tham gia nghiên cứu và bảo mật thông tin cá nhân. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 1+ 2+ 3+ Chỉ số xét nghiệm 4+ 5+ 6+ Bằng và trên Thời gian phát 12 tháng hiện bệnh Dưới 12 tháng Tổng cộng Độ 0 Độ tàn tật Độ 1 Độ 2 Kiến thức đúng Kiến thức về Kiến thức ở phòng chống mức trung bình tàn tật do bệnh Kiến thức phong bệnh chưa đúng Thái độ đúng Thái độ về Thái độ bệnh phong chưa đúng III. KẾT QUẢ 3.1 Đặc điểm của bệnh nhân phong Khảo sát 460 bệnh nhân phong, nam có tỷ lệ 65,2%, nữ có tỷ lệ 34,8%. Về độ tuổi, có tỷ lệ cao là ở nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên (29,5%), nhóm tuổi từ 50 – 59 tuổi (21,5%), nhóm tuổi từ 40 – 49 tuổi (18,3%), nhóm tuổi từ 30 – 39 tuổi (18,7%) và có tỷ lệ thấp là nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi (0,7%). Đa phần bệnh nhân phong là người kinh 60,4%. Về nghề nghiệp, nông dân (53,5%), công nhân và thợ thủ công (10,7%), buôn bán (6,3%). Về học vấn, tiểu học (52,1%), trung học cơ sở (29,6%), trung học phổ thông (13,3%), mù chữ (3,5%) và cao đẳng, đại học và trên đại học (1,5%). Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân phong Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng MB Thể bệnh PB I TT BT Phân loại khác BB BL LL Âm tính Chỉ số xét nghiệm Dương tính Tần số Tỷ lệ (%) 395 65 3 23 172 95 107 60 234 226 85,9 14,1 0,6 5,0 37,4 20,7 23,3 13,0 50,9 49,1 Tần số Tỷ lệ (%) 23 67 50 41 27 18 5,0 14,6 10,9 8,9 5,9 3,9 326 70,9 134 460 92 51 317 149 29,1 100 20,0 11,1 68,9 32,4 197 42,8 114 24,8 206 44,8 254 55,2 Đa số bệnh nhân phong nhân phong thuộc nhóm nhiều khuẩn (MB) có tỷ lệ 85,9%. Bệnh nhân phong chủ yếu ở thể BT (37,4%), thể BL (23,3%), thể BB (17,8%), thể LL (13,0%), thấp nhất là thể I (0,7%). Bệnh nhân phong nhân phong có kết quả xét nghiệm dương tính là 50,9%, có kết quả xét nghiệm dương tính 2+ là 14,6%. Thời gian phát hiện bệnh nhân phong từ 12 tháng trở lên là 70,9%. Bệnh nhân phong hiện đang quản lý tàn tật độ II là 68,9%, tàn tật độ I là 11,1%, tàn tật độ 0 là 20,0%. Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về phòng chống tàn tật do bệnh phong là 32,4% và thái độ đúng về bệnh phong là 44,8%. Bảng 2. Phân loại tàn tật theo MurRay và cộng sự Mức độ 0 1 2 3 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 73 79,3 19 20,7 27 52,9 1 2 Tổng 88 73 15,8 46 SỐ 37- Tháng 3+4/2017 Website: yhoccongdong.vn 10,0 Tần số Tỷ lệ (%) 24 47,1 54 78 4 5 6 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 17,0 154 48,6 82 25,9 27 8,5 16,9 154 33,4 82 17,8 27 5,8 2017 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE Theo phân loại của MurRay bệnh nhân phong hiện đang quản lý chủ yếu ở mức độ 4 (33,4%) và mức độ 5 (17,8%), mức độ 3 (16,9%), thấp nhất là mức độ 6 (5,8%). 3.2 Một số yếu tố liên quan đến tàn tật của bệnh nhân phong Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến tàn tật của bệnh nhân phong Đặc điểm Từ 0 – 14 tuổi Từ 15– 29 tuổi Từ 30 – 39 tuổi Từ 40 – 49 tuổi Nhóm tuổi Từ 50 – 59 tuổi Từ 60 tuổi trờ lên Nông dân Buôn bán Công nhân, thợ Nghề nghiệp thủ công Công chức Học sinh, sinh viên Khác Mù chữ Tiểu học Trình độ học vấn THCS THPT MB Thể bệnh PB Từ 12 tháng trở lên Thời gian Dưới 12 tháng phát hiện phát hiện Phương pháp Phương thụ động pháp phát Phương pháp hiện chủ động Bình Thường Đi lại Hạn chế Không đi lại được Bình Thường Hạn chế Lao động Không lao động được Người già, trẻ em Bình Thường Hoạt động Hạn chế giao tiếp Không giao tiếp Nhóm tuổi Tàn tật độ 0 Tần số Tỷ lệ (%) 1 33,3 30 57,7 26 30,2 16 19,0 8 8,1 11 8,1 46 18,7 5 17,2 Tàn tật độ I Tần số Tỷ lệ (%) 1 33,3 7 13,5 13 15,1 9 10,7 11 11,1 10 7,4 29 11,8 4 13,8 Tàn tật độ II p Tần số Tỷ lệ (%) 1 33,3 15 28,8 <0,05 47 54,7 59 70,2 80 80,8 115 84,6 171 69,5 20 69,0 23 46,9 3 6,1 23 46,9 <0,05 2 5 11 1 19 39 29 69 23 13 25,0 62,5 9,2 6,3 7,9 28,7 47,5 17,5 35,4 4,0 2 2 11 0 22 19 9 41 10 24 25,0 25,0 9,2 0,0 9,2 14,0 14,8 10,4 15,4 7,4 4 1 98 15 199 78 23 285 32 289 50,0 12,5 81,7 93,8 82,9 57,4 37,7 72,2 49,2 88,7 <0,05 79 59,0 27 20,1 28 20,9 82 39,2 33 15,8 94 45,0 <0,05 <0,05 <0,05 10 4,0 18 7,2 222 88,8 90 2 0 71 20 0 1 80 12 0 46,9 0,8 0,0 80,7 5,9 0,0 4,7 40,2 4,7 0,0 25 26 0 6 41 1 3 28 22 1 13,0 9,8 0,0 6,8 12,1 8,3 14,3 14,1 8,5 25,0 77 237 3 11 278 11 17 91 223 3 40,1 89,4 100,0 12,5 82,0 91,7 81,0 45,7 86,8 75,0 SỐ 37 - Tháng 3+4/2017 Website: yhoccongdong.vn <0,05 <0,05 <0,05 89 VIỆN S EC KHỎ ỘNG G ỒN Đ ỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đặc điểm Kiến thức Thái độ Kiến thức đúng Kiến thức trung bình Kiến thức chưa đúng Thái độ đúng Thái độ chưa đúng Tàn tật độ 0 Tần số Tỷ lệ (%) 75 50,3 14 7,1 3 2,6 88 42,7 4 1,6 Các yếu tố liên quan đến tàn tật ở bệnh nhân phong bao gồm: Nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thể bệnh, thời gian phát hiện bệnh, phương pháp phát hiện bệnh, đi lại, lao động, hoạt động giao tiếp, kiến thức và thái độ về bệnh phong (p<0,05). IV. BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm của bệnh nhân phong Tỷ lệ bệnh nhân phong nhóm nhiều khuẩn (MB) là 85,9%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Bùi Văn Thành trên bệnh nhân phong tại tỉnh Bến Tre nhóm nhiều khuẩn (MB) là 76% [1]. Tỷ lệ nhiều khuẩn (MB) cao điều đó nói nên rằng nguồn lây lan trong cộng đồng tại các tỉnh trên vẫn còn và việc duy trì hệ thống phòng chống phong trên địa phương là cần thiết. Tỷ lệ bệnh nhân phong ở thể BT là 37,4%, thể BB là 20,7%, thể BL là 23,3%, thể LL là 13,0%, thấp nhất là thể I là 0,6%. Theo tác giả Nguyễn Thanh Tân tại 4 tỉnh miền Trung Tây Nguyên năm 2008, cho thấy bệnh nhân phong mới nhiều nhất ở thể BT 53,66%, BB 7,93%, thể BL 14,02%, thể LL chỉ có 4,88% [5]. Điều đó cho thấy tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước các thể BB, BL, LL tỷ lệ vẫn còn cao sẽ là tiềm ẩn nguồn lây, cho nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục bệnh phong kết hợp phát hiện sớm, điều trị kịp thời là việc nên làm. Tỷ lệ bệnh nhân phong tàn tật độ II là 68,9%. Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Trần Duy Thạch và cộng sự tại Phú Yên năm 2007, tỷ lệ tàn tật độ II là 73,87% [6]. Nghiên cứu tại châu Phi năm 2015, tỷ lệ tàn tật cho bệnh phong gây ra trong cộng đồng độ I là 40,2%, độ II là 25,7% [7]. Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về phòng chống tàn tật do bệnh phong chỉ có 32,4% thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Tuấn Khí tại Bạc Liêu năm 2011, tỷ lệ kiến thức đúng của bệnh nhân là 61,3% [3]. 4.2 Một số yếu tố liên quan đến mức độ tàn tật của bệnh nhân phong Nhóm tuổi có liên quan đến mức độ tàn tật ở bệnh nhân phong: Bệnh nhân phong nhân tàn tật độ II ở nhóm tuổi từ 50 - 59 tuổi (80,8%), nhóm tuổi trên 60 (84,6%); còn ở nhóm tuổi khác tật độ 0 lại cao hơn nhóm tuổi khác từ 15 - 29 tuổi 90 SỐ 37- Tháng 3+4/2017 Website: yhoccongdong.vn Tàn tật độ I Tần số Tỷ lệ (%) 24 16,1 20 10,2 7 6,2 32 15,5 19 7,5 Tàn tật độ II Tần số Tỷ lệ (%) 50 33,6 163 82,7 104 91,2 86 41,8 231 90,9 p <0,05 <0,05 (57,7%), nhóm tuổi từ 0 - 15 tuổi là 33,3%, p<0,05. Tương tự, kết quả nghiên cứu của Trần Duy Thạch và cộng sự tại Phú Yên năm 2007, tỷ lệ tàn tật tăng dần theo độ tuổi [6]. Tàn tật gặp từ ở bệnh nhân phong từ 25 tuổi trở lên. Vì phải lao động kiếm sống nuôi bản thân và gia đình nên việc điều trị, chăm sóc tàn tật cho họ không được chu đáo. Điều đó sẽ dẫn tới bệnh và tàn tật sẽ nặng hơn. Đây có lẽ là vấn đề quan trọng của chương trình phòng chống tàn tật cho bệnh nhân, phải kết hợp với phục hồi kinh tế cho người bệnh và gia đình họ. Nghề nghiệp có liên quan đến mức độ tàn tật ở bệnh nhân phong: Bệnh nhân phong làm nghề khác tàn tật độ II có tỷ lệ 81,7%, bệnh nhân phong làm nghề nông 69,5%, có tỷ lệ thấp là công chức và học sinh-sinh viên là 3,3%, p<0,05. Phải chăng nông nghiệp là nghề bắt buộc phải lao động chân tay và cơ bắp, mặt khác một số bệnh nhân phong không có nghề nghiệp ổn định, họ phải làm đủ mọi thứ nghề mà chủ yếu là lao động chân tay, chính vì thế tàn tật thứ phát rất dễ xảy ra nguy cơ tàn tật ở bệnh nhân chiếm một tỷ lệ cao. Trình độ học vấn có liên quan đến mức độ tàn tật ở bệnh nhân phong: Tỷ lệ tàn tật độ II ở bệnh nhân phong mù chữ 93,8%, tiểu học 82,9%; nhưng ở THPT tỷ lệ này là 37,7%, có tỷ lệ thấp là cao đẳng và đại học 28,6%. Thể bệnh có liên quan đến mức độ tàn tật ở bệnh nhân phong: Bệnh nhân thể MB bị tàn tật độ II (72,2%) cao gấp gần 2 lần so với bệnh nhân thể PB (49,2%). Thời gian và phương pháp phát hiện bệnh phong có liên quan đến mức độ tàn tật ở bệnh nhân phong: Tỷ lệ bệnh nhân phát hiện bệnh chậm từ 12 tháng trở lên bị tàn tật độ II (88,7%) cao gấp hơn 4 lần so với bệnh nhân phát hiện sớm từ 12 tháng trở xuống (20,9%). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tân tại 4 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên tỷ lệ tàn tật ở nhóm trên 12 tháng là 60% [5]. Theo tác giả Nguyễn Khánh Hải tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014, thời gian phát hiện được bệnh từ dưới một năm bệnh nhân bị tàn tật là 4,5%, trên 1 năm là 95,5% [2]. Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi phát hiện dưới 1 năm bị tàn tật 9,5%, trên 3 năm bị tàn tật 63,9% [2]. Điều đó càng khẳng định rằng bệnh nhân phong được phát hiện muộn, tàn tật có một tỷ lệ cao [2], [6]. 2017 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE Sinh hoạt hàng ngày có liên quan đến mức độ tàn tật của bệnh nhân phong: Tất cả các hoạt động sinh hoạt trong đời sống hằng ngày đều bị ảnh hưởng cụ thể là: Việc đi lại của bệnh nhân bị hạn chế chiếm tỷ lệ 57,6%, không đi lại được 0,7% và đi lại bình thường là 41,7%. Trong lao động bị hạn chế 73,7%, không đi làm được 2,6% và lao động bình thường là 19,1%. Chúng ta cần phải hiểu biết và thông cảm đối với người bệnh và làm nhiều việc để giúp người bệnh có các phương tiện để sinh hoạt hàng ngày, có một chút vốn để sản xuất, an ủi bệnh nhân tiếp tục điều trị cho chóng khỏi bệnh. Bệnh người bệnh hạn chế giao tiếp 55,9%, không giao tiếp 0,9%. Kiến thức có liên quan đến mức độ tàn tật ở bệnh nhân phong: Bệnh nhân có kiến thức chưa đúng bị tàn tật độ II (32,8%), tàn tật độ I (13,7%), tàn tật độ 0 (3,3%) và ngược lại bệnh nhân phong có kiến thức đúng khi bị tàn tật độ II (15,8%), tàn tật độ I (47,1%), tàn tật độ 0 (81,5%), p<0,05. Nếu bệnh nhân biết các dấu hiệu sớm của bệnh phong sẽ tự tìm đến thầy thuốc sớm để phát hiện sớm và điều trị sớm, thời gian phát hiện bệnh càng muộn, tàn tật xuất hiện càng nhiều. Thái độ có liên quan đến mức độ tàn tật ở bệnh nhân phong: Bệnh nhân phong có thái độ chưa đúng bị tàn tật độ II cao nhất (72,9%), tàn tật độ I (37,3%) thấp nhất là tàn tật độ 0 (4,3%) và ngược lại bệnh nhân phong có thái độ đúng bị tàn tật độ II là thấp nhất (27,1%), tàn tật độ I (62,7%), tàn tật độ 0 (95,7%), p<0,05. Chương trình chống phong lại quan tâm rất nhiều đến cách ứng xử của cộng đồng đối với người bệnh nhằm xoá đi mặc cảm giữa người lành và người bệnh. V. KẾT LUẬN Tỷ lệ bệnh nhân phong tàn tật mức độ 0 là 20,0%, tàn tật mức độ I là 11,1% và tàn tật mức độ II là 68,9%. Các yếu tố liên quan đến mức độ tàn tật ở bệnh nhân phong bao gồm: Nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thể bệnh, thời gian phát hiện bệnh, phương pháp phát hiện bệnh, đi lại, lao động, hoạt động giao tiếp, kiến thức và thái độ về bệnh phong (p<0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Lê Kim Duệ (1982), Những kiến thức hiện đại về bệnh phong, Nhà xuất bản Y học, tr.3-24. 2. Nguyễn Khánh Hải (2014), Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa tàn tật cho bệnh nhân phong trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Trần Tuấn Khí, Bùi Thò Tú Quyên (2012), "Kiến thức, thực hành phòng chống tàn tật do bệnh phong của bệnh nhân phong tỉnh Bạc Liêu năm 2011 và một số yếu tố liên quan". Tạp chí Y tế Công cộng, Số 23 (23), tr.40-45. 4. Trần Trung Tá (2008), Tìm hiểu tình hình chậm trễ trong phát hiện bệnh nhân phong mới tại Đồng Nai từ năm 2003-2007, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I, , chuyên ngành Y tế Cộng cộng, Trường đại học Y Dược Huế. 5. Nguyễn Thanh Tân (2008), Nghiên cứu tình hình mắc bệnh và các yếu tố liên quan đến tàn tật ở bệnh nhân phong mới tại bốn tỉnh Tây Nguyên, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên ngành Y tế Cộng cộng, Trường Đại học Y khoa Huế. 6. Trần Duy Thạch, Lê Văn Thuận, Trương Công Dân (2007), "Nghiên cứu các loại hình tàn tật và biện pháp điều trị phục hồi cho bệnh nhân phong ở tỉnh Phú Yên". Tạp chí Y học Thực hành, (920), tr.1-6. 7. Shumet T., Demissie M., Bekele Y. (2015), "Prevalence of Disability and Associated Factors among Registered Leprosy Patients in All Africa Tb and Leprosy Rehabilitation and Training Centre (ALERT), Addis Ababa, Ethiopia". Ethiop J Health Sci., 25 (4), p.313-320. SỐ 37 - Tháng 3+4/2017 Website: yhoccongdong.vn 91
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.