Tìm hiểu quy định của bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

pdf
Số trang Tìm hiểu quy định của bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người 6 Cỡ tệp Tìm hiểu quy định của bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người 70 KB Lượt tải Tìm hiểu quy định của bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người 1 Lượt đọc Tìm hiểu quy định của bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người 38
Đánh giá Tìm hiểu quy định của bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) TÌM HIỂU QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI VŨ ĐỨC TRUNG* TÓM TẮT NỘI DUNG Bộ luật Hình sự năm 2015 (Luật số 100/2015/QH 13) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH 13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2017, cả hai Luật trên có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Trong Bộ luật Hình sự này có quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Sau đây xin trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu và giới thiệu cùng bạn đọc về các tội phạm trên. Từ khóa: Bộ luật hình sự; tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. SUMMARY Criminal Code 2015 (Law No. 100/2015/QH 13) was passed by the 13th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 6th session on 27/11/2015; Law on Amendments to the Criminal Code No. 100/2015/QH 13 was passed by the 14th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its third session on 20/6/2017. Both of these codes came into forces from 01/01/2018. In this Criminal Code, there are chapter of Offences against the person and reputation. In this article, the author presented his research of offences against the person and reputation. Key words: Criminal Code; Offences against the person and reputation. N ghiên cứu nội dung Chương XIV của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), chúng tôi thấy có những vấn đề nổi bật sau đây. 1. Bộ luật Hình sự đã cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ * Trường Đại học Cảnh sát nhân dân TẠP CHÍ KHGD CSND 27 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nghĩa Việt Nam năm 2013 đặc biệt quan tâm đến vấn đề quyền con người, quyền công dân, chính vì vậy trong quá trình lập hiến, bản Hiến pháp đã quy định vấn đề này tại chương thứ 2, ngay sau chương quy định về Chế độ chính trị. Một trong những nhóm quyền con người, quyền cơ bản của công dân là quyền sống, quyền được Nhà nước bảo hộ về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Tại Điều 19 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.” ; Khoản 1, Điều 20 Hiến pháp 2013 cũng quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”1. Với nhiệm vụ cụ thể hóa Hiến pháp, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 đã quy định tội phạm và hình phạt tại Chương XIV (từ Điều 123 đến Điều 156) đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người để bảo vệ một cách có hiệu quả các quyền trên. Đây là cơ sở pháp lý quan Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, năm 2013. 2 Khoản 1, Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015. 1 28 SỐ 99 [01 - 2018] trọng đề Nhà nước bảo vệ có hiệu quả các quyền con người trong lĩnh vực nói trên, vì: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”2. Cụ thể hóa nhiệm vụ bảo vệ của Bộ luật Hình sự, Chương XIV đã quy định về tội phạm và hình phạt, có thể chia thành các nhóm tội như sau: Nhóm thứ nhất: Các tội xâm phạm tính mạng con người được quy định từ Điều 123 đến Điều 133, gồm: Tội giết người, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, tội vô ý làm chết người, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, tội bức tử, tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát, tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tội đe dọa giết người. Nhóm thứ hai: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người được quy định từ Điều 134 đến Điều 140, gồm các tội: cố ý gây thương tích hặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, cố ý gây thương tích hặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, gây thương tích hặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, vô ý gây thương tích hặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, hành hạ người khác. Nhóm thứ ba: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự đồng thời xâm phạm đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của con người được quy định từ Điều 141 đến Điều 156, gồm tội: Hiếp dâm, hiếp dâm người dưới 16 tuổi, cưỡng dâm, cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, sử dụng người dưới 16 tuổi với mục đích khiêu dâm, lây truyền HIV cho người khác, cố ý lây truyền HIV cho người khác, mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi, đánh tráo người dưới 01 tuổi, chiếm đoạt người dưới 16 tuổi, mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, làm nhục người khác, vu khống. 2. Bộ luật Hình sự đã quy định một số tội mới Tại Chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định một số tội mới. Tội mới là tội chưa được quy định trong các đạo luật hình sự trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và nay được quy định trong Bộ luật Hình sự để tạo cơ sở pháp lý cho việc trừng trị những hành vi nguy hiểm cho xã hội cần phải bị trừng trị bằng Luật hình sự. Qua nghiên cứu cho thấy có 2 dạng tội mới đó là hành vi phạm tội mới được ghép với tội cũ trước đây và tội hoàn toàn mới được quy định tại Chương VIV Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể như sau: Thứ nhất: Hành vi phạm tội mới được ghép với tội cũ hoặc thay thế cho tội cũ trước đây: Điều 126 - Tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Đây là hành vi sử dụng các biện pháp trấn áp để bắt giữ người phạm tội nhưng vượt quá mức cần thiết, tức là vượt quá mức độ của hành vi cho phép khống chế, ngăn chặn ngay và có hiệu quả đối với hành vi phạm tội của nạn nhân làm cho người bị bắt giữ chết3. So với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi và bổ sung năm 2009) thì đây là hành vi phạm tội mới được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) vì tại điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) chỉ quy định tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Tương tự như vậy, tại Điều Nguyễn Ngọc Điệp, Bình luận khoa học phần các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2917, Nxb Thế giới, Tr.33. 3 TẠP CHÍ KHGD CSND 29 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 136 cũng quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Một số tội được quy định rõ ràng hơn so với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009): Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tương ứng với Điều 112 - Tội hiếp dâm trẻ em của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 144 Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tương ứng với Điều 114 - Tội cưỡng dâm trẻ em của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 145 - Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tương ứng với Điều 115 - Tội giao cấu với trẻ em của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), trong tội này có quy định hành vi phạm tội mới đó là: “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi là hành vi của người đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác (ngoài hành vi giao cấu) với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà việc thực hiện hành vi quan hệ tình dục đó có sự thỏa thuận, đồng ý của họ và không phải vì bất kỳ mục đích có tính Nguyễn Ngọc Điệp, Bình luận khoa học phần các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2917, Nxb Thế giới, Tr.66. 4 30 SỐ 99 [01 - 2018] vật chất nào4). Sự thỏa thuận tức là giữa người phạm tội với người cho quan hệ tình dục đều có ý chí mong muốn được quan hệ tình dục nhưng không vì mục đích có tính vật chất nào khác. Điều 146 - Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi tương ứng với Điều 116 - Tội dâm ô đối với trẻ em của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 151 Tội mua bán người dưới 16 tuổi tương ứng với Điều 120 - Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 152 - Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi tương ứng với Điều 120 Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Thứ hai: Hành vi phạm tội hoàn toàn mới và được quy định là tội mới: Điều 147 - Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Hành vi phạm tội được thể hiện người đủ 18 tuổi trở lên lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức; Điều 154 - Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Điều luật quy định 2 tội gồm: Tội mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người được thể hiện ở hành vi dùng tiền, tài sản để trao đổi lấy mô hoặc bộ phận cơ thể người nếu ở hành vi mua; dùng mô hoặc bộ phận cơ thể người để trao đổi lấy tiền, tài sản nếu ở hành vi bán. Tội chiếm đoạt Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mô hoặc bộ phận cơ thể người là hành vi chuyển dịch trái pháp luật mô hoặc bộ phận cơ thể người của người khác thành của mình. 3. Bộ luật Hình sự quy định cụ thể, rõ ràng một số tình tiết định tội, định khung mới Tình tiết định tội, định khung mới là những tình tiết định tội, tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong cấu thành cơ bản hay cấu thành tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tội đó. Trong chương XIV Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)có nhiều tình tiết như vậy được bổ sung. Qua nghiên cứu cho thấy có những quy định như sau: Thứ nhất, lượng hóa sự thiệt hại về người do hành vi phạm tội gây ra: Trong một số tội phạm, tại khung cấu thành tăng nặng đã quy định rõ số lượng người “bị giết hoặc bị chết là từ 02 người trở lên”. Cụ thể điểm a, khoản 1 của Điều 123 - Tội giết người; khoản 2, Điều 125 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; khoản 2, Điều 126 - Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; khoản 2, Điều 127 - Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ; khoản 2, Điều 128 - Tội vô ý làm chết người; khoản 2, Điều 129 - Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Thứ hai, lượng hóa đối tượng tác động của tội phạm là con người: Cũng trong một số tội phạm tại khung cấu thành tăng nặng đã quy định rõ số lượng “đối với 02 trở lên” bị tác động bởi hành vi phạm tội, cụ thể là: khoản 2, Điều 130 Tội bức tử; khoản 2, Điều 131 - Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát; khoản 3, Điều 132 - Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; khoản 2, Điều 133 - Tội đe dọa giết người; khoản 2, Điều 140 - Tội hành hạ người khác; điểm đ, khoản 1, Điều 141- Tội hiếp dâm; điểm e, khoản 2, Điều 142 - Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; điểm c, khoản 2, Điều 143 - Tội cưỡng dâm; điểm đ, khoản 2, Điều 144 Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; điểm b, khoản 2, Điều 145 Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; điểm c, khoản 2, Điều 146 - Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi; điểm c, khoản 2, Điều 147 - Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm… Thứ ba, lượng hóa tỷ lệ thương tích hoặc tỷ lệ tổn hại sức khỏa của người bị hại do hành vi phạm tội gây ra. Nhằm cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội, Bộ luật Hình sự đã quy định “tổn thương cơ thể” thay cho cụm từ “tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe” của người bị hại TẠP CHÍ KHGD CSND 31 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) do hành vi phạm tội gây ra. Tại nhóm tội gây thương tích (bao gồm cả 2 hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý) và được quy định trong 2 trường hợp: Trường hợp thứ nhất, quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị hại trong khung cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này Bộ luật Hình sự đã quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị hại từ 11% đến 30% đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác hay từ 31% đến 60% đối với các tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác còn lại. Trường hợp thứ hai, quy định tổn thương cơ thể của người bị hại trong khung cấu thành tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Trong trường hợp này Bộ luật Hình sự đã quy định tổn thương cơ thể của người bị hại từ 31% đến 60% đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và từ 61% trở lên đối với các tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác còn lại. V.Đ.T Tài liệu tam khảo 1. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. 2. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2009. 3. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. 4. Nguyễn Ngọc Điệp, Bình luận khoa học phần các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2917, Nxb Thế giới. (Nhận bài: 06/01/2018; hoàn thành biên tập: 15/01/2018; duyệt đăng: 25/01/2018) 32 SỐ 99 [01 - 2018]
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.