Tiểu luận: Vấn đề lao động việc làm trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay

pdf
Số trang Tiểu luận: Vấn đề lao động việc làm trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay 25 Cỡ tệp Tiểu luận: Vấn đề lao động việc làm trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay 460 KB Lượt tải Tiểu luận: Vấn đề lao động việc làm trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay 39 Lượt đọc Tiểu luận: Vấn đề lao động việc làm trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay 277
Đánh giá Tiểu luận: Vấn đề lao động việc làm trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 25 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Lời nói đầu Có thể khẳng định lao động có vai trò động lực quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Lao động có vai trò đặc biệt hơn các yếu tố khác vì lao động có vai trò 2 mặt. Thứ nhất là một nguồn lực sản xuất chính không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế. Với vai trò này lao động luôn được xem xét ở cả 2 khía cạnh, đó là chi phí và lợi ích. Lao động là yếu tố đầu vào, nó có ảnh hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng yếu tố sản xuất khác. Lao động cũng bao hàm những lợi ích tiềm tàng theo nghĩa: góp phần làm tăng thu nhập cải thiện đời sống và giảm nghèo đói thông qua chính sách(tạo việc làm, tổ chức lao động có hiệu quả, áp dụng công nghệ phù hợp…). Thứ hai lao động là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Mọi quốc gia đều nhấn mạnh đến mục tiêu “ phát triển vì con người và coi đó là động lực của sự phát triển”. Do đó kế hoạch lao động – việc làm là đặc biệt cần thiết đối với Việt Nam. Việt Nam là một nước “đang phát triển” và nguồn nhân lực có đầy đủ các tính chất của một nước kém phát triển: Tốc độ tăng dân số cao, nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, chất lượng lao động thấp,lao động dư thừa nhiều… nhưng trong những năm qua, chúng ta đã có những thay đổi đáng kể trong công tác đào tạo, sử dụng nguồn lao động, thúc đẩy sự chuyển biến nguồn lao động theo hướng tích cực nhất và cũng đã đạt được những thành quả nhưng cũng còn những bất cập nhất định. Bài viết của em được viết nhằm xem xét nội dung kế hoạch lao động – việc làm thời kỳ 2006 – 2010 và đánh giá việc thực hiện kế hoạch lao động – việc làm trong 2 năm 2006 và 2007. Đồng thời em xin phép đưa ra ý kiến về những giải pháp giải quyết những khó khăn còn vướng mắc phải trong quá trình thực hiện kế hoạch. Trong khuôn khổ thời gian và năng lực có hạn, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em xin chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. 1 PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM. I. Lao động việc làm trong phát triển kinh tế Việt Nam. 1. Tổng quan về lao động – việc làm. 1.1. Nguồn lao động và lực lượng lao động. Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Việc quy định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau ở các nước. Lực lượng lao động theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau: Lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế(tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động của xã hội. 1.2. Quan niệm về việc làm. Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người. Theo Bộ luật Lao động ở Việt Nam, khái niệm việc làm được xác định là: “mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Người có việc làm là những người làm những công việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hay những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật. Khi tiến hành 2 cuộc điều tra thống kê về lao động và việc làm, khái niệm người có việc làm được cụ thể hóa bằng một số tiêu thức khác tùy thuộc vào mỗi nước đặt ra. Có thể phần làm 2 nhóm các tiêu thức bổ sung: - Nhóm thứ nhất là nhóm có việc làm và đang làm việc, đó là những người làm bất kể công việc gì được trả công hoặc vì lợi ích làm việc hoặc làm việc không có tiền công trong các trang trại hoặc kinh doanh của gia đình. - Nhóm thứ hai là người có việc làm hiện tại nhưng không làm việc, hiện đang nghỉ việc vì đang là kỳ nghỉ(nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ phép…), ốm, do thời tiết xấu hoặc do các lý do khác. 1.3. Quan niệm về thất nghiệp. Theo khái niệm của Tổ chức lao động Quốc tế, thất nghiệp(theo nghĩa chung nhất) là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định. Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm. Theo quan niệm nêu trên, tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế được đánh giá bằng chỉ tiêu “Tỷ lệ thất nghiệp”. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp và lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Một điểm cần đề cập đến là phân loại thất nghiệp: *) Nếu phân theo tính chất của thất nghiệp, chúng ta có các dạng sau: - Thất nghiệp tạm thời: phát sinh là do sự di chuyển không ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. - Thất nghiệp có tính cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với công nhân. Sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao động nào đó tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác lại giảm đi, trong đó mức cung không điểu chỉnh kịp với sự thay đổi này. 3 - Thất nghiệp chu kỳ: xảy ra khi mức cầu chung về lao động thấp. Khi tổng mức chi và sản lượng giảm, chúng ta thấy thất nghiệp tăng hầu hết ở khắp nơi. Việc thất nghiệp tăng hầu hết ở các vùng là dấu hiệu cho thấy thất nghiệp tăng phần lớn là theo chu kỳ. *) Hình thức thất nghiệp ở các nước đang phát triển: Thất nghiệp hữu hình là hình thức thất nghiệp thường thấy ở khu vực thành thị, đặc điểm của hình thức thất nghiệp này là người lao động hoàn toàn không có một việc gì làm để tạo ra thu nhập, mặc dù anh ta luôn cố gắng đi tìm việc làm. Thất nghiệp trá hình hay còn gọi là thiếu việc làm là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển. Trong khu vực thành thị, dạng thất nghiệp này tồn tại dưới dạng khác nhau như: làm việc với năng suất thấp, không góp phần tạo ra thu nhập cho xã hội mà chủ yếu chỉ tạo thu nhập đủ sống(nhiều khi dưới mức sống tối thiểu). Trong khu vực nông thôn, thất nghiệp trá hình chủ yếu tồn tại dưới dạng thiếu việc làm. Chẳng hạn ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, trong thời gian mùa vụ, một nông dân có thể làm việc 11 giờ/ngày, trong khi đó, ở thời kỳ nông nhàn họ chỉ làm việc 3 giờ/ngày. 2. Vấn đề lao động – việc làm trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay. Giải quyết việc làm là một chính sách kinh tế - xã hội cơ bản, là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. 2.1. Nguồn lao động. Nguồn lao động của nước ta rất dồi dào. Theo điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, lực lượng lao động năm 1998 gồm 37,4 triệu người. Mặc dù mức gia tăng dân số và nguồn lao động đã giảm, mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng 1,1 triệu lao động. 4 Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có những truyền thống, kinh nghiệm sản xuất (nhất là trong nông, lâm, ngư nghiệp và sản xuất tiểu thủ công nghiệp) được tích luỹ qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật. Chất lượng nguồn lao động ngày càng cao do đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật là gần 5 triệu người, chiếm hơn 13% tổng lực lượng lao động, trong đó số người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên chiếm 23%. Tuy nhiên, từ một nước nông nghiệp đi lên, người lao động nước ta nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao vẫn còn mỏng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, nhất là ở một số thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…). Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển ở đây các ngành dịch vụ, các ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ cao. Mặt khác, sự tập trung quá cao lực lượng lao động ở vùng đồng bằng và duyên hải có thể gây căng thẳng cho việc giải quyết việc làm. Trong khi đó, vùng núi và vùng trung du giàu tài nguyên lại thiếu lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật. 2.2. Sử dụng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân a) So với những năm đầu Đổi mới, thì cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Lao động nông, lâm, ngư nghiệp chỉ còn chiếm 63,5% lao động trong công nghiệp và xây dựng đã chiếm 11,9%, lao động trong khu vực dịch vụ tăng mạnh, chiếm 24,6% lực lượng lao động. b) Việc sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế có những thay đổi quan trọng. Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần(1), có thể chia thành 2 khu vực lớn là khu vực Nhà nước (quốc doanh), và khu vực kinh tế tập thể và tư nhân (ngoài quốc doanh). Hiện nay đang có 5 sự chuyển dịch lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Sự chuyển dịch lao động như vậy là phù hợp với quá trình nước ta chuyển sang kinh tế thị trường. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không chỉ thu hút đa số tuyệt đối lao động nông, lâm, ngư nghiệp, mà còn thu hút ngày càng nhiều lao động làm công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. c) Năng suất lao động xã hội nói chung còn thấp làm cho phần lớn người lao động có thu nhập thấp, đồng thời làm chậm việc cải thiện sự phân công lao động xã hội. Thêm vào đó, vẫn còn nhiều quỹ thời gian lao động (ở nông thôn, cũng như trong các cơ quan, xí nghiệp) chưa được sử dụng. Nếu tổ chức tốt lao động, thì đây là một nguồn dự trữ lớn để nâng cao năng suất lao động xã hội. 2.3. Vấn đề việc làm a) Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, đặc biệt là ở các thành phố. Theo điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 1998 cả nước có 9,4 triệu người thiếu việc làm và 856 nghìn người thất nghiệp. Tỉ lệ thiếu việc làm ở vùng nông thôn là 28,2%. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,8%. Hiện nay, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao nhất là ở đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là ở Bắc Trung Bộ. Vấn đề việc làm ở Đông Nam Bộ trước đây cũng rất căng thẳng, nay đã được cải thiện rõ rệt. b) Vấn đề việc làm đã và đang được giải quyết theo các hướng sau - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, để vừa tạo thêm việc làm, vừa khai thác được tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng. Tây Nguyên (đặc biệt là Đắc Lắc) và Đông Nam Bộ (đặc biệt là Đồng Nai) đã tiếp nhận hàng chục vạn người đến xây dựng các vùng kinh tế mới, nhất là từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung. - Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế nông thôn. Việc khẳng định vai trò của kinh tế hộ gia đình sẽ tạo điều 6 kiện sử dụng có hiệu quả hơn lao động nông nghiệp. Nền nông nghiệp đang chuyển dần từ tự cấp, tự túc thành nông nghiệp hàng hoá, thâm canh và chuyên canh. Các nghề thủ công truyền thống, các hoạt động dịch vụ ở nông thôn được khôi phục và phát triển. Lao động thuần nông ngày càng giảm đi. Nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá nông thôn, nhờ vậy vấn đề việc làm ở nông thôn sẽ được giải quyết vững chắc hơn. - Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, trong đó có các hoạt động công nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh, sử dụng kỹ thuật tinh xảo và cần nhiều lao động, có khả năng tạo ra nhiều việc làm mới cho thanh niên ở các thành phố, thị xã. Việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo (trong đó có các hình thức đào tạo từ xa, đào tạo mở rộng…), đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp ở các nhà trường, hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm vừa giúp nâng cao chất lượng người lao động, vừa giúp cho người lao động có thể tự tạo việc làm hoặc dễ tìm việc làm hơn. Nhà nước và nhân dân ta đang tìm mọi biện pháp để giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí sức lao động, vì nguồn nhân lực có ý nghĩa cực kì quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. II. Lý luận về kế hoạch lao động – việc làm. 1. Ý nghĩa và nhiệm vụ. Kế hoạch hóa lực lượng lao động là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nó xác định quy mô, cơ cấu, chất lượng của bộ phận dân số tham gia hoạt động kinh tế, xác định những chỉ tiêu xã hội của lực lượng lao động như tỉ lệ lao động có việc làm, tỷ lệ phần trăm thất nghiệp và mức thu nhập trung bình của lực lượng lao động, xác định những chính sách chủ yếu để sử dụng và điều phối lực lượng lao động một cách có hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu phúc lợi xã hội khác của một quốc gia trong thời kỳ kế hoạch. 7 Trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển, kế hoạch hóa lực lượng lao động có ý nghĩa đặc biệt, nó bao hàm cả ý nghĩa của kế hoạch biện pháp và kế hoạch mục tiêu. Là kế hoạch biện pháp, kế hoạch phát triển lực lượng lao động nhằm vào mục tiêu của kế hoạch tăng trưởng, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát triển vùng kinh tế, tạo ra các điều kiện về lao động để thực hiện các kế hoạch này. Là kế hoạch mục tiêu vì kế hoạch phát triển lao động bao hàm một số các chỉ tiêu nằm trong hệ thống các mục tiêu phát triển xã hội như: Giải quyết lao động, khống chế thất nghiệp hay các chỉ tiêu giáo dục, sức khỏe… Quan niệm như trên có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch về lao động. Một mặt kế hoạch lao động phải được xây dựng dựa trên cơ sở các yếu tố cầu do các kế hoạch về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặt ra nhưng đồng thời kế hoạch này còn bao hàm nội dung chủ động, tích cực và đặc biệt là trong việc tìm ra các cơ chế chính sách để thực hiện các mục tiêu do chính kế hoạch lao động đặt ra. 2. Nội dung. 2.1. Định hướng các yếu tố tác động đến lao động – việc làm kỳ kế hoạch. a. Xác định nhu cầu sức lao động xã hội. Nhu cầu sức lao động xã hội chỉ nhu cầu thu hút và tiếp nhận sức lao động nảy sinh trong hoạt động kinh tế - xã hội, nó có tính khách quan nội tại. Phân tích cụ thể nhu cầu nghĩa là có bao chỗ làm việc do hoạt động kinh tế - xã hội mang lại. Những nhân tố chi phối tổng hợp nhu cầu sức lao động xã hội chủ yếu bao gồm: - Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng của nền kinh tế nếu coi các yếu tố khác không đổi thì nó phụ thuộc vào số lượng sức lao động và năng suất lao động. Nếu với mức năng suất lao động nhất định trên cùng một phương hướng, lượng nhu cầu sức lao động xã hội do quy mô và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quyết định. 8 - Trình độ và tốc độ nâng cao năng suất lao động. Khi quy mô sản xuất xã hội ở mức nhất định, năng suất lao động càng cao thì sức lao động cần càng ít. - Sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu hoạt động kinh tế - xã hội. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng sức lao động khác nhau, có hoạt động cần một lượng sức lao động lớn, có hoạt động chỉ cần tương đối ít sức lao động, bởi vậy kết cấu hoạt động kinh tế, xã hội biến đổi cũng gây ảnh hưởng đến tổng lượng nhu cầu sức lao động xã hội. - Khả năng đổi mới sức lao động. Ở một thời kỳ nhất định, do các nguyên nhân sức lao động vốn đang làm việc có một bộ phận rời khỏi chỗ làm việc, cần có sức lao động mới thay thế và bổ sung. Bởi vậy, thay thế, đổi mới sức lao động ảnh hưởng đến nhu cầu sức lao động xã hội. b. Xác định khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội. Khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội là bộ phận dân số tham gia hoạt động kinh tế; bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động có đủ khả năng tham gia lao động, đang tham gia lao động và có nhu cầu tìm việc làm. Việc xác định khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội được thực hiện qua các bước sau: Trước hết, xác định tổng nguồn nhân lực đất nước kỳ kế hoạch bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Quy mô nguồn nhân lực thường phụ thuộc vào các nhân tố sau: - Quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số. Quy mô dân số mở rộng hay thu hẹp, tăng trưởng dân số nhanh hay chậm chi phối sự biến động của bộ phận dân số trong tuổi lao động. Bởi vậy, có thể thông qua việc điều tiết có kế hoạch sự tăng trưởng dân số để điều tiết tài nguyên sức lao động xã hội. 9 - Tình hình cấu tạo tuổi tác của dân số. Cùng một tổng lượng dân số như nhau có thể hình thành lượng tài nguyên sức lao động khác nhau, nguyên nhân là do cấu tạo tuổi tác của dân số, cho nên mức độ ăn khớp giữa cấu tạo tuổi tác của dân số với quy định tuổi lao động sẽ chi phối lượng tài nguyên sức lao động của một tổng lượng dân số nhất định. Đó cũng là con đường điểu chỉnh lực lượng lao động xã hội. - Quy định tuổi lao động. Khung tuổi lao động được xác định trên cơ sở khách quan nhất định. Giới hạn trên, dưới của tuổi lao động được quy định khác nhau, trực tiếp đưa một bộ phận dân số vào hoặc loại ra khỏi phạm vi tài nguyên sức lao động, do đó làm cho tài nguyên sức lao động mở rộng hoặc thu hẹp. Căn cứ khách quan của con đường này gồm có: Tình hình thể chất của con người, mức sống, điều kiện lao động, tình hình lao động v.v… 2.2. Định hướng và mục tiêu. - Một mặt giữ cho dân số tăng trưởng không quá cao để hạn chế quy mô tăng sức lao động, giảm nhẹ áp lực xã hội do số lượng tài nguyên sức lao động quá thừa, đồng thời nâng cao chất lượng của dân số nhất là của sức lao động để thỏa mãn nhu cầu. - Mặt khác điểu chỉnh và sắp xếp hợp lý kết cấu sản nghiệp, đặc biệt là căn cứ vào tình hình nhân lực của đất nước để điều tiết phương hướng phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nhiều chỗ làm việc hơn, sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên sức lao động. 2.3. Các chỉ tiêu thường dùng trong kế hoạch lao động – việc làm - Tỷ lệ thất nghiệp: Được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp và lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. - Số lao động. - Số việc làm. - Cơ cấu lao động theo ngành. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.