Tiểu luận: Ứng dụng bảo trì thiết bị dây chuyền sản xuất bê tông nhựa nóng tại công ty CP bê tông Becamex

pdf
Số trang Tiểu luận: Ứng dụng bảo trì thiết bị dây chuyền sản xuất bê tông nhựa nóng tại công ty CP bê tông Becamex 18 Cỡ tệp Tiểu luận: Ứng dụng bảo trì thiết bị dây chuyền sản xuất bê tông nhựa nóng tại công ty CP bê tông Becamex 368 KB Lượt tải Tiểu luận: Ứng dụng bảo trì thiết bị dây chuyền sản xuất bê tông nhựa nóng tại công ty CP bê tông Becamex 0 Lượt đọc Tiểu luận: Ứng dụng bảo trì thiết bị dây chuyền sản xuất bê tông nhựa nóng tại công ty CP bê tông Becamex 34
Đánh giá Tiểu luận: Ứng dụng bảo trì thiết bị dây chuyền sản xuất bê tông nhựa nóng tại công ty CP bê tông Becamex
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 18 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Lớp 12CH02 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG LỚP 12CH04 - KHÓA 5 - CUỐI TUẦN  j BÀI TẬP NHÓM 3 MÔN HỌC: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH Đề tài: ỨNG DỤNG BẢO TRÌ THIẾT BỊ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÊTÔNG NHỰA NÓNG TẠI CÔNG TY CP BÊTÔNG BECAMEX Bình Dương, năm 2014 Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG LỚP 12CH04 - KHÓA 5 - CUỐI TUẦN  BÀI TẬP NHÓM 3 MÔN HỌC: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH Danh sách nhóm: 1. Trần Thị Kim Quy 2. Nguyễn Thanh Phú 3. Trần Thị Toan 4. Đoàn Quang Trung 5. Nguyễn Thị Hồng Nhung 6. Nguyễn Huỳnh Yến Phượng 7. Nguyễn Xuân Hương 8. Nguyễn Cao Mỹ Đăng 9. Vương Thị Minh Thu 10. Nguyễn Thuý Vy 11. Nguyễn Thành Sang 12. Khuất Quang Thái 13. Vương Thái Dương 14. Nguyễn Thị Phương Thảo Bình Dương, năm 2014 i Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng Mục lục BÀI TẬP: BẢ O TRÌ & ĐỘ TIN CẬ Y ..................................................................................5 Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬ N CHUN G .................................................................................6 I. Độ tin cậy: .................................................................................................................................6 1. Khái n iệm:.......................................................................................................................6 2. Phương pháp xác đ ịnh độ tin cậy của toàn hệ thống :...........................................6 3. Đơn vị đo lường củ a độ tin cậy: ................................................................................7 4. Cung cấp dư thừa: .........................................................................................................7 II. Bảo trì: ......................................................................................................................................8 1. Khái niệm: ................................................................................................................................8 2. Bảo t rì: .......................................................................................................................................8 2.1 Bảo t rì phòng ngừa: ....................................................................................................8 2.2 Bảo t rì sửa ch ữa: .........................................................................................................9 3. Lựa chọn phương án bảo t rì tố i ưu:....................................................................................9 3.1 Mối quan hệ g iữa ch i ph í b ảo t rì phòng ngừa và bảo t rì hư hỏng : .................9 3.2 Nguyên tắc chọn phương án bảo t rì tố i ưu: ........................................................10 3.3 Đ iều kiện, phạm vị áp dụng: ..................................................................................10 4. Các hệ thống chuyên môn được áp dụng để bảo t rì:....................................................11 III. Thẩm định sự t in cậy và Bảo t rì: ....................................................................................11 Phần 2: ỨNG DỤNG BẢO TRÌ THIẾT BỊ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÊTÔNG NHỰA NÓNG TẠI CÔNG TY CP BÊTÔNG B ECAMEX ...............13 I. Giới thiệu về Công ty cổ phần Bêtông Becamex: ......................................................... 13 1. Lịch sử hình thành : .....................................................................................................13 2. Lĩnh v ực, ngành nghề kinh doanh: ......................................................................... 14 II. Nhu cầu sử dụng dây chuyền sản xuất b êtông nhựa nóng : ....................................... 14 1. Giới thiệu d ây chuyền sản xuất bêtông nh ựa nóng:............................................ 14 2. Nhu cầu sử dụng:......................................................................................................... 15 3. Những đóng góp của dây chuyền sản xuất bêtông nhựa nóng vào hiệu quả họat động của công ty :.................................................................................................... 15 III. Tình hình thực hiện công tác bảo trì dây chuyền sản xuất bêtông nhựa nóng tại Cty CP bêtông Becamex. ........................................................................................................ 16 1. Các nộ i dung bảo trì đang được thực hiện: ........................................................... 16 2. Chi tiết về công tác bảo trì dây chuyền sản xuất bêtông nhựa nóng tại Công ty CP Bêtông Becamex. ................................................................................................. 16 IV. Đề xuất giải pháp bảo trì cho công ty :......................................................................... 18 KẾT LUẬ N ................................................................................................................................19 i Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng BÀI TẬP: BẢO TRÌ & ĐỘ TIN CẬY Độ tin cậy là một nhân tố rất quan trọng đối với các nhà quản trị và điều hành sản xuất. Bảo trì cũng có tầm quan trọng không kém trong hệ thống. Việc nghiên cứu về lý thuyết độ tin cậy và bảo trì giúp chúng ta hiểu được độ tin cậy trong việc cải thiện từng thành phần trong hệ thống điều hành sản xuất và nắm được công việc bảo trì trong hệ thống như thực hiện sự bảo trì phòng ngừa, gia tăng phục hồi các khả năng, giả lập mô hình cho chính sách bảo trì, v.v…. Một chính sách bảo trì hợp lý và hiệu quả sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản chi phí đáng kể. Trong bảo trì hiện đại, không thể tập trung nguồn lực quá nhiều vào việc sửa chữa thiết bị khi chúng bị hư hỏng. Mỗi lần xảy ra ngừng máy thì rõ ràng là chiến lược bảo trì không hiệu quả. Quản lý bảo trì hiện đại là giữ cho thiết bị luôn hoạt động ổn định theo lịch trình mà bộ phận sản xuất đã lên kế hoạch. Thiết bị phải sẵn sàng hoạt động để tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng. Nhà quản lý bảo trì và sản xuất cần phải xác định được chỉ số khả năng sẵn sàng để từ đó đề ra chỉ tiêu sản xuất hợp lý nhất. Thực hiện: Nhóm 3 Trang 5 Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng 1. Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG I. Độ tin cậy: 1. Khái niệm: - Độ tin cậy là khả năng mà một phần máy móc hoặc sản phẩm sẽ hoạt động một cách thích đáng trong một khoảng thời gian cho trước. - Độ tin cậy của toàn hệ thống là tổng hợp các chức năng của số lượng các thành phần và độ tin cậy cấu thành của thành phần trong dây chuyền. Hệ thống điều hành SXKD bao gồm một chuỗi các thành phần có mối quan hệ riêng biệt nhau, cho mỗi thành phần thực hiện một công việc cụ thể. Nếu có bất kỳ một trong các thành phần bị hỏng với bất kỳ lý do gì thì toàn bộ hệ thống có thể hỏng theo. Các sự cố hư hỏng xảy ra có liên quan đến độ tin cậy. Nếu con số các bộ phận trong một chuỗi càng nhiều thì sự tin cậy của toàn hệ thống sẽ giảm rất nhanh. 2. Phương pháp xác định độ tin cậy của toàn hệ thống: - Công thức tính độ tin cậy của hệ thống (Rs): Rs = R1 x R2 x R3 x … x Rn Trong đó: R1 : Độ tin cậy của thành phần 1. R2 : Độ tin cậy của thành phần 2. Rn : Độ tin cậy của thành phần n. Ví dụ: Nếu độ tin cậy riêng lẻ của từng thành phần trong công tác phản hồi điện tử là R1 = 0,90; R2 = 0,80 và R3 = 0,99. Thì độ tin cậy của công tác phản hồi sẽ là: Thực hiện: Nhóm 3 Trang 6 Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng Rs = R1xR2xR3 = 0,90 x 0980 x 0,99 = 0,713 hay 71,3% Phương trình cho thấy độ tin cậy của một bộ phận riêng lẻ không phụ thuộc vào độ tin cậy của các bộ phận khác. Các độ tin cậy được thể hiện như các xác suất xảy ra. Độ tin cậy A. 90 có nghĩa là đơn vị này sẽ hoạt động dự kiến là 90% thời gian, có nghĩa là sẽ có độ hư hỏng là 1 – 0,9 = 0.10 tức 10%. 3. Đơn vị đo lường của độ tin cậy: - Đơn vị đo lường cơ bản đối với sự tin cậy là tỷ lệ hư hỏng sản phẩm. - Tỷ lệ hư hỏng là tỷ lệ phần trăm giữa lượng sản phẩm hư hỏng với tổng số sản phẩm được thử nghiệm FR (%) hoặc số lượng hư hỏng trong suốt chu kỳ thời gian FR (N): Số lượng hư hỏng FR (% ) = X 100% Số lượng sản phẩm được kiểm tra Số lượng hư hỏng FR (N) = Số lượng của giờ hoạt động - Điều kiện thông thường nhất trong sự phân tích sự tin cậy là thời gian trung bình giữa các hư hỏng (MTBF), chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với FR (N). 1 MTBF = FR (N) 4. Cung cấp dư thừa: - Trong thực tế hoạt động sản xuất đôi lúc việc hư hỏng của một thiết bị thành phần sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống, gây ra nhiều tổn thất. Để giảm thiểu Thực hiện: Nhóm 3 Trang 7 Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng hư hỏng (tức tăng thêm sự tin cậy của các hệ thống), sự dư thừa (dự phòng) được thêm vào. - Sự dư thừa sẽ được cung cấp nếu một bộ phận bị hỏng và hệ thống cần sự giúp đỡ tới hệ thống khác. Để tăng thêm sự tin cậy của các hệ thống, sự dư thừa (dự phòng) được thêm vào. Ví dụ: Khi nói độ tin cậy của một bộ phận là 0,8 và chúng ta dự phòng với một bộ phận có độ tin cậy là 0,8. Khi đó, kết quả của sự tin cậy là khả năng làm việc của bộ phận thứ nhất cộng với khả năng làm việc của bộ phận dự phòng nhân với khả năng cần thiêt của bộ phận dự phòng (1-0,8=0,2). Do đó, độ tin cậy của toàn hệ thống là: 0,8 + 0,8 (1- 0,8) = 0,96 II. Bảo trì: 1. Khái niệm: Bảo trì chứa đựng tất cả các hoạt động bao gồm bảo quản trang thiết bị của một hệ thống trong trật tự làm việc. Bảo trì được đặc trưng bởi các hoạt động phát hiện hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa. 2. Bảo trì: Có 2 loại bảo trì: 2.1 Bảo trì phòng ngừa: Bao gồm thực hiện việc kiểm tra thường kỳ và bảo quản giữ các phương tiện còn tốt. Các hoạt động bảo trì phòng ngừa là dùng để xây dựng một hệ thống mà tìm ra được các hư hỏng tiềm năng và tạo ra những thay đổi hoặc sửa chữa để ngăn ngừa hư hỏng. Các hoạt động của bảo trì hòng ngừa là dủng để xây dựng một hệ thống tiềm năng. Bảo trì phòng ngừa thích hợp khi:  Ít có biến động trong thời gian hư hỏng, chúng ta biết được khi nào cần bảo trì.  Có một hệ thống khả năng cung cấp dư thừa khi có đề xuất cần bảo trì.  Chi phí hư hỏng rất tốn kém. Thực hiện: Nhóm 3 Trang 8 Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng 2.2 Bảo trì sửa chữa: Khi độ tin cậy không đạt được và bảo trì phòng ngừa không thích hợp hoặc không được thực hiện, việc điều hành có thể mở rộng hoặc cải thiện điều kiện dễ dàng cho sửa chữa. Bảo hành sửa chữa xảy ra khi thiết bị hư hỏng và như vậy phải được sửa chữa khẩn cấp hoặc mức độ ưu tiên thiết yếu. Một điều kiện bảo trì tốt bao hàm:  Nhân viên được huấn luyện kỹ;  Nguồn tài nguyên đầy đủ;  Có khả năng thiết lập 1 kế hoạch sửa chữa;  Có khả năng và thẩm quyền lập kế hoạch nguyên vật liệu;  Có khả năng thiết kế các phương thức để kéo dài thời gian trung bình giữa các hư hỏng (MTBF). 3. Lựa chọn phương án bảo trì tối ưu: 3.1 Mối quan hệ giữa chi phí bảo trì phòng ngừa và bảo trì hư hỏng: Chi phí bảo trì Đồ thị cho thấy việc chỉ định nhiều tiền và nhân lực vào bảo trì phòng ngừa sẽ giảm được số lượng hư hỏng. Nhưng ở một vài điểm nào đó, việc giảm chi phí bảo trì hư hỏng sẽ ít hơn trong việc tăng chi phí bảo trì phòng ngừa, và tổng đường cong chi phí sẽ hướng lên. Xung quanh điểm tối ưu này, công ty sẽ chờ đợi xảy ra hư hỏng rồi mới sửa chữa chúng. Thực hiện: Nhóm 3 Trang 9 Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng 3.2 Nguyên tắc chọn phương án bảo trì tối ưu: Sơ đồ lựa chọn phương án bảo trì tối ưu. Bước 1: Tính toán số lượng hư hỏng kỳ vọng. Công thức tính: Số lượng hư hỏng kỳ vọng = ∑(số lượng hư hỏng x chi phí của mỗi hư hỏng) Bước 2: Tính toán chi phí hư hỏng kỳ vọng mỗi tháng khi không bảo trì phòng ngừa. Công thức tính: Chi phí hư hỏng kỳ vọng = (chi phí hư hỏng kỳ vọng) x (chi phí của mỗi hư hỏng). Bước 3: Tính toán chi phí bảo trì phòng ngừa. Công thức tính: Chi phí bảo trì phòng ngừa = (chi phí hư hỏng kỳ vọng nếu ký hợp đồng bảo trì) + (chi phí của hợp đồng bảo trì) Bước 4: So sách và lựa chọn chính sách bảo trì có chi phí thấp hơn. 3.3 Điều kiện, phạm vị áp dụng: Phạm vi áp dụng của nguyên tắc chọn phương án bảo trì nêu ở mục 3.2 là không tính đến các trường hợp yêu cầu phải có bảo trì phòng ngừa bắt buộc mà không tính đến lợi ích chi phí như bảo trì máy bay, máy móc thiết bị phục vụ cho Thực hiện: Nhóm 3 Trang 10 Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng chăm sóc y tế, v.v…. vì tầm quan trọng của máy móc, thiết bị. Việc bảo trì phòng ngừa lúc này là bắt buộc, không thể để xảy ra hư hỏng mới sửa chữa; Bảo trì phòng ngừa giúp tránh những hậu quả xảy ra. 4. Các hệ thống chuyên môn được áp dụng để bảo trì: - Việc sử dụng hệ thống chuyên môn là cung cấp tính hữu ích của các hệ thống bảo trì; giúp các nhân viên bảo trì trong việc đơn lập và sữa chữa những hư hỏng khác nhau của máy móc, trang thiết bị. - Ví dụ: Hệ thống DELTA của GE hỗ trợ trong việc sửa chữa và bảo trì đầu máy điện diesel. Đầu tiên hệ thống đó thể hiện các danh mục các phạm vi hư hỏng có thể xảy ra. Sau đó, khi người sử dụng đã chọn được một phạm vi hư hỏng, phần mềm sẽ hỏi một loạt các câu hỏi chi tiết để hướng dẫn và hỗ trợ người sử dụng xác định nguyên nhân. Hệ thống DELTA bao gồm khoảng 500 quy tắc, để chuẩn đoán hư hỏng, các thủ tục sửa chữa và hướng dẫn, huấn luyện. III. THẨM ĐỊNH SỰ TIN CẬY VÀ BẢO TRÌ: Thực hiện: Nhóm 3 Trang 11
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.