Tiểu luận Triết Học: Quan điểm của triết học Mác- Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

pdf
Số trang Tiểu luận Triết Học: Quan điểm của triết học Mác- Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 16 Cỡ tệp Tiểu luận Triết Học: Quan điểm của triết học Mác- Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 676 KB Lượt tải Tiểu luận Triết Học: Quan điểm của triết học Mác- Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 215 Lượt đọc Tiểu luận Triết Học: Quan điểm của triết học Mác- Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 554
Đánh giá Tiểu luận Triết Học: Quan điểm của triết học Mác- Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 16 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----------000---------- TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Sinh viên thực hiện: Hán Thu Trang Mã sinh viên: 1711110707 Lớp: Anh 17, Khối 5 Kinh tế, Khóa 56 Giảng viên hướng dẫn: Trần Huy Quang Hà Nội, 12/2017 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 I. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 1 II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................... 1 III. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2 NỘI DUNG ................................................................................................................ 3 MỤC 1: CON NGƯỜI - CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................... 3 I. Triết học Mác- Lênin với bản chất con người ............................................... 3 1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội....... 3 1.1. Bản tính tự nhiên của con người ........................................................ 3 1.2. Bản tính xã hội của con người ............................................................ 3 2. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử ........................................... 4 II. Vai trò của nguồn lực con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ........ 5 1. Một số khái niệm ........................................................................................... 5 2. Vai trò của nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới đất nước ............ 6 MỤC 2: NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................. 7 I. Ưu điểm của nguồn lực con người ở Việt Nam ............................................ 7 1. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, tăng trưởng nhanh ............................. 7 2. Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện.............................................. 7 3. Phẩm chất con người lao động Việt Nam ...................................................... 8 II. Hạn chế của nguồn lực con người Việt Nam ................................................ 8 1. Cơ cấu nguồn nhân lực còn bất hợp lí ........................................................... 8 2. Nguồn nhân lực hạn chế về chất lượng.......................................................... 8 3. Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng ............................................................... 9 III. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế nguồn nhân lực ............................................. 9 MỤC 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC.. 10 I. Đối với Nhà nước ........................................................................................ 10 II. Đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực ................................. 11 III. Đối với đơn vị sử dụng lao động ................................................................ 11 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 12 TƯ LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 13 LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn lực con người luôn có vai trò quan trọng với sự phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt là trong bối cảnh thế kỉ XXI, khi thế giới đang dần chuyển sang nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nguồn lực con người ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó. Phát triển nguồn lực con người là xu hướng phát triển của thế giới, đó cũng là con đường phát triển tất yếu của Việt Nam để tiến tới hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa”. Thực tế đã chứng tỏ rằng nếu không có nguồn nhân lực chất lượng thì nền kinh tế của Việt Nam chưa thể thoát khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu. Với những yêu cầu cấp thiết đó, trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần phải xem xét, đánh giá nguồn nhân lực hiện tại ở Việt Nam đang bộc lộ những ưu điểm gì, tồn tại những hạn chế nào để xây dựng chính sách phát triển bền vững, nâng cao chất lượng lao động, phát huy sức mạnh của nhân tố con người để phục vụ tốt nhất cho mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Và tư tưởng Mác-Lênin là cơ sở, là nền tảng để xây dựng nên những chính sách, tầm nhìn chiến về nguồn lực con người ở Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của con người với sự phát triển của quốc gia em đã chọn đề tài tiểu luận: “Quan điểm của triết học Mác- Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.” II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu của đề tài là đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế nhân tố con người Việt Nam. 1 III. Nhiệm vụ nghiên cứu Bài tiểu luận tập trung triển khai, phân tích 3 nội dung chủ yếu: - Cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người - Đặc điểm nguồn lực con người tại Việt Nam. Nguyên nhân gây ra hạn chế. - Giải pháp khắc phục 2 NỘI DUNG MỤC 1: CON NGƯỜI - CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Triết học Mác- Lênin với bản chất con người 1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Con người là một thực thể “song trùng” tự nhiên và xã hội. Hai yếu tố này gắn kết với nhau, trong cái tự nhiên chứa đựng tính xã hội và không có cái xã hội tách rời cái tự nhiên. 1.1. Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai góc độ sau đây: Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa. Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, do đó những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của loài người; ngược lại sự biến đổi và hoạt động của con người luôn tác động lại môi trường tự nhiên làm biến đổi môi trường đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người và các tồn tại khác của tự nhiên. 1.2. Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các góc độ sau: 1.2.1. Loài người không chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa của tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội. Mác nhiều lần so sánh con người với các loài động vật có bản năng gần giống con người và ông chỉ ra sự khác biệt ở nhiều chỗ như chỉ con người mới có thể làm ra tư liệu sản xuất, con người biết biến đổi tự nhiên, con người là thước đo của vạn vật,…Trong đó nhân tố đầu tiên và cơ bản nhất là nhân tố lao động, chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua các loài động vật khác để tiến hóa thành người. Đó là phát hiện mới của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhờ đó mà hoàn chỉnh được học thuyết về nguồn gốc con người. 1.2.2. Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội. 3 Chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội". Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội...) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. 2. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là: con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử xã hội. C.Mác đã khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục... cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục". Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ăngghen cũng cho rằng: "Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu". Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người tham 4 gia hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình. Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Do vậy, bản chất con người, trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp. Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người. Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng (mặc dù không trùng khớp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người. Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất. Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người. II. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1. Một số khái niệm  Công nghiệp hóa: là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế.  Hiện đại hóa: là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội.  Nguồn lực nhân lực: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền 5 thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. 2. Vai trò của nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới đất nước Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn lực con người ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là yếu tố con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ nhất là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó NNL được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với NNL một cách có hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là NNL, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đất nước ta đang bước vào giai 6 đoạn đổi mới, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển bền vững. Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn. MỤC 2: NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I. Ưu điểm của nguồn lực con người ở Việt Nam 1. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, tăng trưởng nhanh Việt Nam có dân số đông 92,7 triệu người (2016), đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 2 trong khu vực ASEAN. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 54,4 triệu người chiếm 58,6% dân số cả nước. Do nguồn lực tăng nhanh nên hằng năm có them 1 triệu người gia nhập vào thị trường lao động. Vì vậy, có thể nói Việt Nam là một trong các quốc gia sở hữu nguồn nhân lực trẻ, và đó là một lợi thế trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2. Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện Nhờ chính sách cải cách đổi mới phát triển kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực đã được nâng cao nhiều. Trình độ học vấn và dân trí của nguồn nhân lực Việt Nam là khá cao. Trong những năm qua do Đảng và nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo nên đã đạt được một số thành tựu nhất định. Việt Nam được Liên Hợp Quốc đánh giá cao về chỉ số phát triển con người: chỉ số HDI đạt 0,682 cao hơn nhiều nước trong khu vực. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực không ngừng được nâng cao. Trong công tác giáo dục nghề nghiệp, cả nước ước tuyển sinh dạy nghề được 1.974,84 7
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.