TIỂU LUẬN: Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước tại Cục thuế Hà Nội

pdf
Số trang TIỂU LUẬN: Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước tại Cục thuế Hà Nội 62 Cỡ tệp TIỂU LUẬN: Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước tại Cục thuế Hà Nội 691 KB Lượt tải TIỂU LUẬN: Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước tại Cục thuế Hà Nội 4 Lượt đọc TIỂU LUẬN: Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước tại Cục thuế Hà Nội 82
Đánh giá TIỂU LUẬN: Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước tại Cục thuế Hà Nội
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 62 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TIỂU LUẬN: Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước tại Cục thuế Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII về công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH – HĐH) đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước đã tiến hành cải cách thuế bước một (1990 – 1995), cải cách thuế bước hai (1996 – nay). Qua hai cuộc cải cách thuế, chúng ta đã hoàn thành được một hệ thống chính sách thuế bao quát được phần lớn các nguồn thu của đất nước và luôn được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện kịp thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đã trở thành công cụ của Đảng và nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo hướng khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống quản lý thuế đã xây dựng và không ngừng được kiện toàn, đảm bảo thực thi tốt và thống nhất các luật thuế trong cả nước. Hiệu lực của bộ máy quản lý thuế ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên trước những yêu cầu mới của CNH – HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, công tác thuế, phí của nước ta phải được huy động đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách nhà nước, chẳng những đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của nhà nước mà còn giành được một phần lớn nguồn lực tài chính cho tích luỹ phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Do chính sách khuyến khích phát triển các thành phần phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, hàng năm có thêm hàng chục vạn doanh nghiệp và hộ kinh doanh ra đời; đồng thời, quy mô của doanh nghiệp ngày một lớn, không còn bó hẹp trong một địa phươn mà ngày càng quốc gia hoá, toàn cầu hoá; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng phong phú. Việc quản trị kinh doanh và các hoạt động thương mại của doanh nghiệp ngày càng tiên tiến, điện tử hoá và tin học hóa. Vì vậy, nếu không hiện đại hoá công tác quản lý thuế thì không theo kịp và đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng và hiện đại hoá của doanh nghiệp. Thẳng thắn nhìn nhận, trình độ quản lý thuế ở nước ta hiện nay còn thấp, có khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực và càng xa hơn so với các nước tiên tiến trên thế giới cả về cơ chế quản lý, công nghệ quản lý, tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý. Nhận thức được ý nghĩa của công tác quản lý thuế cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, em chọn đề tài: “Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước tại Cục thuế Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về thuế và quản lý thuế Chương II: Thực trạng quản lý thuế TNDN đối với DNNN tại Cục thuế Hà Nội Chương III: Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế TNDN đối với DNNN tại Cục thuế Hà Nội Chương I TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ 1.1 . Lý luận chung về thuế 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế 1.1.1.1. Khái niệm về thuế Sự ra đời của thuế luôn gắn liền với sự ra đời của nhà nước.Trong tiến trình phát triển của lịch sử đã có nhiều quan niệm về thuế khác nhau. Ban đầu, với mô hình nhà nước giản đơn thì thuế chỉ được hiểu đơn thuần là sự cung cấp dịch vụ trực tiếp của người bị trị cho người thống trị (theo Joseph E.stiglitz). Cùng với sự lớn mạnh của nhà nước thì quan niệm về thuế cũng thay đổi: “Thuế được cấu thành từ phần của chính phủ lấy trong sản phẩm đất đai và lao động trong nước và xét cho cùng thì thuế từ tư bản hay thu nhập từ người chịu thuế” (David Ricardo). Nhà nước ra đời, muốn tồn tại và phát triển thì cần nguồn thu quan trọng là thuế. Như vậy “thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn giản tiện để nhà nước thu tiền” (C.Mac). Với quyền lực tối cao của nhà nước, “thuế là cái mà nhà nước thu của dân mà không bù lại” (V.I.Lênin). Vậy khái niệm về thuế có thể hiểu là khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành ngân sách nhà nước. Thuế có thể thu bằng tiền, hiện vật, hoặc ngày công lao động, hay có thể nói: “Thuế là khoản hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân”. 1.1.1.2.Đặc điểm của thuế Theo từ điển tiếng việt: “thuế là một khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp, … buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật”. Với quan niệm đó, thuế có ba đặc trưng cơ bản: * Thuế là một khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc. Nó được thể hiện ở nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế do luật pháp nhà nước quy định. Do vậy, thuế khác với các khoản đóng góp tự nguyện, các khoản hỗ trợ, viện trợ, hay các khoản vay. * Thuế là một khoản thu của nhà nước, không được hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Đặc điểm này thể hiện ở số tiền nộp thuế từ cá nhân, tổ chức kinh tế. Đó chính là sự chuyển giao quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức kinh tế sang nhà nước. Thứ nữa, mức thuế nộp không dựa trên phúc lợi xã hội mà từng cá nhân, tổ chức được hưởng. Nó căn cứ vào thu nhập của cá nhân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với đặc điểm này, thuế khác với phí và lệ phí. * Thuế có tính ổn định, tức số thuế phải nộp được giữ ổn định trong một thời gian. Từ ba đặc trưng trên, thuế trở thành một “chính sách”. Chính sách thuế được sử dụng để khuyến khích hay hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng một loại hàng hoá nào đó. Thuế trở thành một công cụ điều tiết vô cùng nhanh, nhạy. 1.1.1.3.Vai trò của thuế Có câu nói rằng: “Trong đời có hai thứ mà bạn không thể tránh là chết và thuế. Có người còn cho rằng thuế còn tệ hơn là chết”. Tại sao chúng ta phải đóng thuế? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần xem xét vai trò của thuế. * Thứ nhất, thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách nhà nước. Sự ra đời của khái niệm thuế gắn liền với sự ra đời của ngân sách nhà nước. Không có nguồn thu nào của ngân sách nhà nước thể đa dạng phong phú như thuế. Với hàng loạt các sắc thuế khác nhau đánh trên thu nhập của cá nhân, tổ chức kinh tế, hay kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hay khối tài sản, sẽ là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước. Bên cạnh nguồn thu từ thuế thì ngân sách nhà nước có thể huy động nguồn thu bằng nhiều cách khác nhau như: đi vay, bán tài nguyên hay tài sản quốc doanh, nhận viện trợ, in tiền,…Nhưng không có nguồn thu nào mang tính chất bền vững và cơ bản như thuế. Vì khi nhà nước đi vay rồi cũng phải tính phương án trả nợ; khi bán tài nguyên hay tài sản thì cũng đến ngày tài nguyên cạn kiệt; ngân sách nhà nước không thể chỉ trông chờ vào các khoản viện trợ; giải pháp in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách trong thời gian dài thì sẽ gây nguy cơ lạm phát cao và không khuyến khích tăng trưởng. Như vậy, thuế là nguồn thu vô cùng quan trọng của ngân sách nhà nước, là cơ sở tồn tại của nhà nước và ngân sách nhà nước. * Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà ngân sách lại là nội dung chính của chính sách tài khóa, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Xét về mặt tiêu dùng, thuế làm giảm thu nhập mà cá nhân có thể sử dụng mua sắm hàng hoá, dịch vụ. Song doanh thu từ thuế của chính phủ lại được dùng để cung cấp các loại hàng hoá, dịch vụ công mà thông thường thị trường không cung cấp được một cách hiệu quả. Như vậy, thuế đã phân bổ lại nguồn lực từ cách sử dụng tư nhân sang cách sư dụng công cộng. Xét về mặt sản xuất, thuế có thể làm thay đổi quyết định đầu tư vào sản xuất của các hãng.Thông qua các loại thuế khác nhau, nhà nước có thể khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của các ngành các lĩnh vực. Với mỗi một loại thuế khác nhau thì có mức điều tiết khác nhau. Ví dụ, thuế nhập khẩu đánh trên hàng hoá nhập khẩu nhằm hạn chế nhập khẩu để bảo vệ hàng hóa trong nước. Bằng công cụ đánh thuế, chính phủ có thể thay đổi cơ chế khuyến khích đối với các hãng, nhờ đó điều chỉnh được cơ cấu kinh tế theo định hướng của mình. * Thứ ba, thuế tham gia thiết lập sự công bằng xã hội. Tính công bằng trong thuế bao gồm: - Công bằng theo chiều dọc: là sự đối xử có phân biệt giữa các tổ chức, cá nhân nhằm giảm bớt sự khác biệt sẵn có, tức là người có thu nhập cao sẽ nộp thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp. - Công bằng theo chiều ngang: là sự đối xử không phân biệt giữa các tổ chức, cá nhân, tức là ai cũng phải nộp thuế giống nhau. Theo khái niệm trên, thuế tạo ra công bằng dọc thì hiển nhiên sẽ có công bằng ngang.Bất cứ một loại thuế nào cũng tạo ra sự công bằng nhưng tạo ra công bằng dọc thì tốt hơn. Tính công bằng trong thuế được phản ánh thông qua hệ số Gini. Hệ số Gini trước khi có thuế lớn hơn hệ số Gini sau khi có thuế. Vậy thuế đã làm cho xã hội công bằng hơn. * Thứ tư, thuế có chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình thu thuế, cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp vì Nhà nước muốn thu thuế thì nhà nước phải quản lý được đối tượng nộp thuế. Nội dung quan lý đối tượng nộp thuế bao gồm tên, địa chỉ, vốn, phản ứng của doanh nghiệp… Các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau nên nhà nước quản lý doanh nghiệp cần kết hợp với việc phân nhóm quản lý đối tượng nộp thuế. Bốn vai trò của thuế tồn tại khách quan, chúng ra đời cùng với hệ thống thuế. Hiệu quả của bốn vai trò này đạt được đến đâu là do hiệu quả của hệ thống thuế quyết định. 1.1.2.Mục tiêu và nội dung của quản lý thuế 1.1.2.1. Mục tiêu của quản lý thuế Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Khoảng 90% nguồn thu của ngân sách nhà nước là từ thuế. Khi nhà nước ban hành một loại thuế mới thì mục đích đầu tiên là đem lại bao nhiêu nguồn thu cho ngân sách. Tiền thuế được coi là tài sản quốc gia dùng để phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia quản lý thuế. Công tác quản lý thuế trong nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được các mục tiêu sau: * Đảm bảo nguồn thu ổn định cho chính phủ Thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, mỗi một quốc gia vẫn cần làm tốt công tác quản lý thuế để tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho ngân sách trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Công tác quản lý thuế trong quá trình hội nhập thương mại là vấn đề nhận được nhiều chú ý. Một vấn đề được đặt ra, khi Việt Nam thực hiện các cam kết gia nhập như giảm thuế mạnh có làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước hay không? Xét nguồn thu nội địa, khi thuế suất một số mặt hàng giảm 0% hoặc 5% thì thu ngân sách nhà nước giảm từ thuế đi không nhiều. Mặt khác khi thuế suất giảm làm giá cả hàng hoá đó cũng giảm theo, do đó nó có tác dụng kích thích tiêu dùng. Nhờ vậy, nguồn thu vẫn được đảm bảo, thậm chí còn có thể tăng lên rất nhiều. Trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO thì các cam kết gia nhập không bao gồm cắt giảm thuế mạnh mà chủ yếu cắt giảm các mức thuế cao và nhiều sắc thuế có thể tăng từ 0 đến 5%. Bên cạnh vấn đề hội nhập thương mại, công tác quản lý thuế cũng cần quan tâm tới vấn đề thay đổi quy mô của doanh nghiệp để đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Hiện nay doanh thu từ thuế chủ yếu phụ thuộc vào các đối tượng đóng thuế lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, còn số lượng các doanh nghiệp lớn ngày một thu hẹp. Xu hướng tất yếu là doanh thu từ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng nhanh do các doanh nghiệp này rất linh hoạt và có khả năng thích ứng cao. Vì vậy, công tác quản lý thuế cần quan tâm nhiều hơn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. * Tăng hiệu suất nền kinh tế Như đã trình bày ở phần “1.1.1.3.Vai trò của thuế”, vai trò của thuế tồn tại khách quan. Nhưng muốn phát huy tốt nhất vai trò của thuế nhằm tăng hiệu suất nền kinh tế thì cần những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế. Qua đó: - Không lãng phí nguồn lực vào các sáng kiến đầu tư dư thừa không cần thiết. - Không làm tổn hại việc chính thức hoá hoạt động kinh tế, tức chính sách kinh tế không làm méo mó giữa các ngành, các thành phần kinh tế,…như: bỏ chính sách thuế đang có hiệu quả, ưu đãi thuế tràn lan… - Dùng thuế để buộc những bên gây ô nhiễm phải trả tiền. - Ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn cơ sở hạ tầng( từ đường đến điện) - Cung cấp nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương. * Giải quyết các vấn đề xã hội và thể chế - Thuế có thể giúp làm giảm bất bình đẳng giữa các hộ gia đình, giữa các địa phương. - Lợi nhuận từ vốn đầu tư vào đất đai sẽ trở thành một nguồn gây tham nhũng lớn. Vì vậy, cần điều tiết bằng thuế tài sản. - Một số loại thuế mang tính chất luỹ tiến, một số là luỹ thoái. Để đạt được các mục tiêu trên, công tác quản lý thuế cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế. - Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của luật quản lý thuế và các quy định của pháp luật có liên quan. - Việc quản lý thuế phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. 1.1.2.2. Nội dung quản lý thuế Quản lý thuế là một bộ phận của quản lý thu ngân sách nhà nước. Do vậy quản lý thuế phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước nói chung, cụ thể: - Các khoản thu ngân sách nhà nước đều phải nộp trực tiếp vào kho bạc bằng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán hoặc chuyển khoản. - Các khoản thu ngân sách nhà nước đều phải được hạch toán bằng VNĐ theo đúng niên độ, đúng mục lục ngân sách, và theo đúng chế độ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. - Các khoản thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ (nếu có) phải tập trung về quỹ ngoại tệ do kho bạc nhà nước trung ương quản lý. - Trong quá trình thu, nếu có những khoản thu không đúng chế độ quản lý hiện hành hoặc khoản thu vượt quá so với nghĩa vụ thì kho bạc nhà nước phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho các đối tượng một cách kịp thời. Nội dung quản lý thuế bao gồm: -Lựa chọn ban hành các luật thuế -Tổ chức thực hiện các luật thuế -Thanh tra, kiểm tra * Lựa chọn ban hành các luật thuế
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.