Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

pdf
Số trang Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 33 Cỡ tệp Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 480 KB Lượt tải Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 8 Lượt đọc Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 271
Đánh giá Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 33 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ÐÀO TẠO SAU ÐẠI HỌC Tiểu luận môn học: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Đề tài: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GVHD : TS. Nguyễn Thanh Hội Lớp : QTKD Đêm 2 – K21 Nhóm 5 : 1. Lê Công Năm 2. Phạm Khánh Ngọc 3. Trần Thị Ngọc Nhi 4. Nguyễn Kim Như 5. Liêu Ngọc Oanh TP HCM, năm 2012 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hội MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 A.TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ............... 2 1. Khái niệm và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................................. 2 1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 2 1.3. Vai trò của đào tạo và phát triển ........................................................................ 4 1.4. Vì sao cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................................................ 5 2. Nguyên tắc, mục tiêu và quy trình của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............ 5 2.1. Nguyên tắc........................................................................................................ 5 2.2. Mục tiêu ........................................................................................................... 6 2.3. Quy trình chung về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................................. 7 3. Xác định nhu cầu đào tạo ......................................................................................... 8 3.1. Phân tích doanh nghiệp ..................................................................................... 8 3.2. Phân tích tác nghiệp .......................................................................................... 8 3.3. Phân tích nhân viên ........................................................................................... 8 4. Phân loại hình thức đào tạo ...................................................................................... 8 4.1. Theo nội dung đào tạo ....................................................................................... 8 4.2 Theo hình thức tổ chức đào tạo .......................................................................... 9 5. Phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................................................. 9 5.1. Phương pháp ..................................................................................................... 9 5.2. Ưu điểm và khuyết điểm của các phương pháp đào tạo ................................... 11 6. Đánh giá kết quả đào tạo ........................................................................................ 14 6.1. Mục đích đánh giá hiệu quả đào tạo ................................................................ 14 6.2. Thực hiện đánh giá hiệu quả đào tạo ............................................................... 14 6.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo .......................................................... 15 B. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.......................................... 15 1. Mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và các chiến lược nguồn nhân lực .......... 15 Nhóm 5 – Lớp QTKD đêm 2 – K21 Trang i Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hội 2. Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ nhân sự kế cận ......................................... 17 C. ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP........................................... 17 1. Vai trò của định hướng và phát triển nghề nghiệp .................................................. 17 2. Định hướng phát triển nghề nghiệp ........................................................................ 17 3. Các giai đoạn phát triển nghề nghiệp ..................................................................... 18 4. Các bước xây dựng chương trình đào tạo ............................................................... 18 5. Lộ trình công danh ................................................................................................. 20 D. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL TẠI VIỆT NAM ..................... 20 1. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ....................................................... 20 2. Đề xuất giải pháp .................................................................................................. 24 E. TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ .................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 30 Nhóm 5 – Lớp QTKD đêm 2 – K21 Trang ii Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hội LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cuộc cạnh tranh giữa các nước và các công ty ngày càng khốc liệt. Cuộc cạnh tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt: công nghệ, quản lý, tài chính, chất lượng, giá cả, v.v... Nhưng trên hết, yếu tố quyết định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp là con người. Thực tế đã chỉ ra rằng đối thủ cạnh tranh đều có thể sao chép mọi bí quyết của công ty về sản phẩm, công nghệ, v.v... Chỉ có đầu tư vào yếu tố con người là ngăn chặn được đối thủ cạnh tranh sao chép bí quyết của mình. Do đó để có thể cạnh tranh thành công, việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều tất yếu. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành bại trong cạnh tranh. Điều này càng trở nên bức bách trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đầu tư này, nhiều công ty đã chú trọng vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên phương pháp thực hiện công tác này còn có nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất là nhiều công ty chưa có phương pháp làm công việc này một cách bài bản, hệ thống như thiếu một tầm nhìn dài hạn xuyên suốt các hoạt động khác nhau, thiếu hoạch định kế hoạch, thiếu sự đồng bộ giữa các hoạt động khác nhau... Những vấn đề này được đưa ra bàn luận thông qua đề tài “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”. Nhóm 5 – Lớp QTKD đêm 2 – K21 Trang 1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hội A.TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1. Khái niệm và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 1.1. Khái niệm a) Theo Cherrington:  Giáo dục mang tính chất chung, cung cấp cho học viên các kiến thức chung có thể sử dụng vào trong các lĩnh vực khác nhau.  Đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt nhằm thực hiện những công việc cụ thể.  Phát triển liên quan đến việc nâng cao khả năng trí tuệ và cảm xúc cần thiết để thực hiện các công việc tốt hơn. b) Theo Carrel và cộng sự:  Có 2 loại đào tạo: - Đào tạo chung: để nhân viên có những kỹ năng có thể sử dụng ở mọi nơi. Ví dụ nâng cao khả năng đọc, viết, tính toán, … - Đào tạo chuyên: giúp nhân viên có các thông tin và kỹ năng chuyên biệt, áp dụng cho công việc của mình tại nơi làm việc.  Khái niệm đào tạo sử dụng trong trường hợp nhân viên (không phải quản trị gia) học tập, lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật.  Khái niệm phát triển quản trị liên quan tới các phương pháp và hoạt động nhằm nâng cao khả năng quản trị bằng cách truyền đạt các kiến thức, thay đổi quan điểm, nâng cao kỹ năng thực hành cho quản trị gia. c) Quan điểm truyền thống:  Đào tạo là dành cho nhân viên cấp dưới, chú trọng kỹ năng tay chân  Phát triển là dành cho nhân viên cấp cao, chú trọng kỹ năng giao tiếp, ra quyết định,… d) Theo Wayne: Khái niệm đào tạo và phát triển sẽ dùng thay đổi cho nhau và đều bao gồm các chương trình hoạch định nhằm hoàn thiện việc thực hiện công việc ở các cấp: cá nhân, nhóm và doanh nghiệp. Nhóm 5 – Lớp QTKD đêm 2 – K21 Trang 2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hội e) Theo Cenzo và Robbins:  Đào tạo là quá trình học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành. Đào tạo có định hướng vào hiện tại, chú trọng vào công việc hiện thời của cá nhân, giúp cá nhân có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại.  Phát triển nhằm chú trọng công việc tương lai trong tổ chức, doanh nghiệp. Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cần thiết khi một người thăng tiến lên chức vụ mới. Tóm lại:  Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một loạt hoạt động có tổ chức, được điều khiển trong một thời gian xác định và nhằm đem đến sự thay đổi nhân cách. Có 3 loại hoạt động khác nhau theo định nghĩa này: đào tạo, giáo dục và phát triển liên quan đến công việc, cá nhân con người và tổ chức. o Đào tạo: là quá trình học tập làm cho người lao động có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ. o Giáo dục: là quá trình học tập, để chuẩn bị con người cho tương lai, có thể cho người đó chuyển tới công việc mới trong một thời gian thích hợp. o Phát triển: là quá trình học tập nhằm mở ra cho cá nhân những công việc mới dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức.  So sánh giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Giống nhau: Giúp cho người lao động có kiến thức và kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý, kỹ năng mềm (thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý công việc hiệu quả…) Khác nhau: Đặc điểm STT Đào tạo 1 Tập trung Công việc hiện tại 2 Kinh nghiệp làm Thấp Phát triển Công việc tương lai Cao việc 3 Mục tiêu Chuẩn bị cho công việc hiện Chuẩn bị cho sự thay đổi tại 4 Tham gia Yêu cầu Nhóm 5 – Lớp QTKD đêm 2 – K21 Tự nguyện Trang 3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hội 1.3. Vai trò của đào tạo và phát triển  Đào tạo giúp thu hút nguồn nhân lực tiềm năng: Doanh nghiệp biết cách tạo cơ hội học tập và phát triển cho nhân viên sẽ thu hút được những người trẻ đầu quân cho họ. Cơ hội được học hỏi và phát triển bản thân cũng như sự nghiệp là là mong muốn đặc biệt cháy bỏng của những sinh viên mới ra trường.  Đào tạo giúp bù đắp sự thiếu hụt về nhân lực: Chuẩn bị một lực lượng lao động có đủ trình độ để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu trong công việc là chìa khóa để rút ngắn khoảng cách giữa cung - cầu nhân lực và chuẩn bị cho những đòi hỏi của thị trường nhân lực trong tương lai.  Đào tạo giúp nâng cấp nguồn nhân lực hiện có, hoàn thiện khả năng người lao động (nhiệm vụ hiện tại cũng như nhiệm vụ tương lai một cách có hiệu quả): Đầu tư vào công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện có sẽ đem lại hiệu quả trong việc nâng cấp nhân viên dưới quyền, khẳng định vai trò và năng lực của nhà quản lý, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ và phát triển hình ảnh công ty trong mắt khách hàng và đối tác.  Để chuẩn bị cho những người lao động thực hiện được những trách nhiệm và nhiệm vụ mới do có sự thay đổi trong mục tiêu: Cơ cấu, thay đổi về luật pháp, chính sách và kỹ thuật công nghệ mới tạo ra.  Bù đắp vào những chỗ bị thiếu, bị bỏ trống. Sự bù đắp và bổ sung này diễn ra thường xuyên nhằm làm cho doanh nghiệp hoạt động trôi chảy. Ví dụ: Nhiều công ty ở Nhật bản đã bố trí cho nhân viên thao tác thang máy trong các cửa hàng bách hóa tham gia đợt tập huấn trong thời gian dài tới vài tháng. Hoạt động này giúp họ làm quen với khách hàng và cửa hàng, dễ dàng hướng dẫn cho khách hàng. Sau đợt tập huấn dài này, họ không những đảm nhiệm tốt chức trách của nhân viên thao tác thang máy, mà trên thực tế đã tương đương với đặc sứ của cửa hàng.  Giảm bớt được sự giám sát, vì đối với người lao động được đào tạo, họ là người có thể tự giám sát; Giảm bớt những tai nạn, do những hạn chế của con người hơn là do những hạn chế của trang bị; Sự ổn định và năng động của tổ chức Nhóm 5 – Lớp QTKD đêm 2 – K21 Trang 4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hội tăng lên, chúng được bảo đảm có hiệu quả ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế. 1.4. Vì sao cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Trong quá trình phát triển của xã hội và sự hội nhập của nền kinh tế hiện nay yêu cầu phải luôn đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết:  Nguồn nhân lực là lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp. Việc thực hiện phát triển lực lượng lao động chất lượng cao là vấn đề sống còn của doanh nghiệp bởi vì đây là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm.  Số và chất lượng Nguồn nhân lực chất lượng cao ở đây là nói đến việc đào tạo kiến thức quản lý, trình độ kỹ năng tay nghề trong công việc của lao động. Chất lượng tăng, giá thành hạ sẽ tạo ra sức mạnh vững chắc để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.  Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện quyết định để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.  Làm gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển.  Nâng cao tính ổn định và năng động của doanh nghiệp.  Phát triển Nguồn nhân lực giúp người lao động tự tin, tạo cho họ cảm giác yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp, đem hết khả năng của mình phục vụ cho doanh nghiệp coi sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp là sự phát triển của bản thân mình. 2. Nguyên tắc, mục tiêu và quy trình của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2.1. Nguyên tắc  Một là: Con người sống hoàn toàn có năng lực để phát triển. Do đó mọi người trong một tổ chức đều có khả năng phát triển và sẽ cố gắng thường xuyên phát triển như sự tăng trưởng của doanh nghiệp và cá nhân.  Hai là: Mỗi người đều có giá trị riêng. Vì vậy, mỗi người là một con người cụ thể, khác với những người khác và đều có khả năng đóng góp những sáng kiến. Nhóm 5 – Lớp QTKD đêm 2 – K21 Trang 5 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hội  Ba là: Lợi ích của người lao động và lợi ích của tổ chức có thể kết hợp được với nhau. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm: o Động viên, khuyến khích mọi thành viên cố gắng tăng cường sự đóng góp của họ cho tổ chức. o Thu hút và sử dụng tốt những người có đủ năng lực và trình độ. o Đạt được những giá trị lớn nhất, thông qua những sản phẩm của người lao động làm ra để bù lại những chi phí bỏ ra cho đào tạo và phát triển họ.  Mặt khác, những mong đợi của người lao động qua đào tạo và phát triển là:  Ổn định để phát triển.  Có những cơ hội thăng tiến.  Có những vị trí làm việc thuận lợi để đóng góp, cống hiến được nhiều nhất.  Được cung cấp những thông tin về đào tạo có liên quan đến họ.  Bốn là: Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo người lao động là một sự đầu tư sinh lợi đáng kể, vì phát triển và đào tạo nguồn nhân lực là những phương tiện để đạt được sự phát triển tổ chức có hiệu quả nhất. 2.2. Mục tiêu Sử dụng tối đa nguồn nhân lực là mục đích chính của phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. Muốn vậy, cần phải phát triển những kỹ năng và hiểu biết nhất định trong quản lý đảm bảo sự hợp tác đầy đủ giữa các bộ phận và cấp dưới của họ. Mục tiêu cuối cùng của phát triển nguồn nhân lực là đạt được hiệu quả cao nhất về tổ chức. Vì vậy, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực liên quan chặt chẽ đến quá trình phát triển tổ chức, những mục tiêu của phát triển tổ chức là:  Nâng cao thành tích của tổ chức thông qua những chỉ tiêu như sự đổi mới về lợi nhuận, quay vòng vốn, thị trường chiếm lĩnh được.  Tăng sự thích nghi của tổ chức với mọi hoàn cảnh, kể cả ý thức tự giác của mọi thành viên trong tổ chức; đương đầu với mọi khó khăn và tìm ra giải pháp sáng tạo, phù hợp để giải quyết khó khăn một cách hiệu quả nhất.  Hoàn thiện hình thức đối xử trong nội bộ như là sự hiệp tác giữa các nhóm, các cá nhân vì nhau, tin tưởng và ủng hộ, giúp đỡ, thừa nhận ý kiến, cảm thông, cởi Nhóm 5 – Lớp QTKD đêm 2 – K21 Trang 6 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hội mở trong giao tiếp và tham gia đóng góp một cách rộng rãi vào xây dựng chiến lược của tổ chức.  Những mục tiêu cơ bản:  Xây dựng và thực hiện một kế hoạch phát triển NNL của toàn doanh nghiệp bằng những hoạt động phát triển và đào tạo có tổ chức của những nhóm khác nhau, thực hiện phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo của người lao động ở mọi trình độ.  Chuẩn bị chuyên gia để quản lý, điều khiển và đánh giá chương trình phát triển và đào tạo.  Xây dựng một phương án nghề nghiệp và một kế hoạch phát triển từng thời kỳ nhất định, phù hợp với tiềm năng của công ty, sắp xếp theo thứ tự những nghề chủ yếu.  Nghiên cứu về nhân lực, chuẩn bị những số liệu về cơ cấu lao động, và lĩnh vực có liên quan.  Tạo thuận tiện cho thông tin nội bộ giữa các bộ phận quản lý và người lao động. Thông tin ngược liên quan đến bộ phận, động cơ của người lao động. 2.3. Quy trình chung về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo và phát triển Tuyển chọn đối tượng được đào tạo Xác định kế hoạch chương trình về phương pháp đào tạo Dự tính kinh phí Tuyển chọn người hoặc cơ quan huấn luyện (giảng viên) Đánh giá kết quả Nhóm 5 – Lớp QTKD đêm 2 – K21 Trang 7
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.