TIỂU LUẬN: Phát triển hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương

pdf
Số trang TIỂU LUẬN: Phát triển hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương 85 Cỡ tệp TIỂU LUẬN: Phát triển hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương 1 MB Lượt tải TIỂU LUẬN: Phát triển hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương 5 Lượt đọc TIỂU LUẬN: Phát triển hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương 83
Đánh giá TIỂU LUẬN: Phát triển hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 85 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TIỂU LUẬN: Phát triển hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua,cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường chứng khoán cũng đã có những bước phát triển nhảy vọt. TTCK đang trong quá trình hoàn thiện vì vậy vai trò của các công ty chứng khoán ngày càng trở nên quan trọng. Công ty chứng khoán có các hoạt động cơ bản như : Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành… Tại công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APECs) hoạt động môi giới chúng khoán là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho công ty. Tuy nhiên cũng như các công ty chứng khoán khác, hoạt động môi giới chưa thực sự có một định hướng phát triển tốt để tận dụng tối đa nguồn lực con người và công nghệ. Trong quá trình thực tập tại APECS tôi đã có điều kiện tiếp xúc với các hoạt động của công ty, đặc biệt là hoạt động môi giới. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu là: “Phát triển hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả hoạt động môi giới tại CTCK Châu á - Thái Bình Dương kết hợp với nghiên cứu sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam để tìm ra những yếu tố tác động tới hoạt động của các CTCK, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiệt hoạt động môi giới tại CTCK Châu Á-Thái Bình Dương. 3. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề được nghiên cứu dựa trên cơ sở kết hợp sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Chuyên đề đã hệ thống lý thuyết, kết hợp với việc đánh giá phân tích thực tiễn để rút ra những kết luận và những đề xuất liên quan đến vấn đề hoàn thiện hoạt động môi giới tại CTCK Châu Á-Thái Bình Dương. 4. Kết cấu đề tài Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán. Chương 2: Thực trạng hoạt động môi giới của CTCK Châu Á-Thái Bình Dương. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới. 5. Lời cảm ơn Để hoàn thành được đề tài này em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Lê Trung Thành, cùng toàn thể ban giám đốc và các nhân viên trong công ty APECS. CHƯƠNG 1 HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. Khái quát về công ty chứng khoán 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về CTCK 1.1.1.1. Khái niệm Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK cho thấy ban đầu các nhà môi giới thường là cá nhân hoạt động độc lập sau đó trải qua quá trình hoạt động cùng với sự tăng lên của quy mô và khối lượng giao dịch các nhà môi giới có xu hướng tập hợp theo một tổ chức nhất định – đó là các công ty chứng khoán. Điều này chứng tỏ rằng người môi giới có thể là thể nhân hoặc pháp nhân nhưng trên thực tế môi giới pháp nhân được nhà đầu tư và pháp luật tin tưởng hơn. Theo Giáo trình Thị trường chứng khoán của Đại học Kinh tế quốc dân “Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên TTCK”. Ở Việt Nam, Cty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán. Theo Luật chứng khoán năm 2006 thì: “ Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo giấy phép kinh doanh chứng khoán do Ủy ban chứng khoán Nhà Nước cấp”. 1.1.1.2. Đặc điểm của công ty chứng khoán Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của CTCK ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU Hội đồng quản trị Chủ tịch Công ty BAN ĐIỀU HÀNH Giám đốc/Tổng Giám đốc Phó Giám đốc/PTGĐ KHỐI KINH DOANH (Front office) Môi giới Tự doanh Bảo lãnh phát hành Tư vấn đầu tư Phụ trợ KHỐI HỖ TRỢ (Back office) Kế toán Kho quỹ Văn phòng IT Kiểm soát (Nguồn Trung Tâm Pháp đào tạo chế UBCKN) Là một chủ thể kinh doanh, CTCK cũng có những điểm tương đồng với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, sản phẩm và dịch vụ mà CTCK cung cấp đều liên quan đến chứng khoán đã làm cho CTCK mang những đặc trưng khác riêng. Không những thế các CTCK ở các nước khác nhau cũng có thể có điểm khác nhau, thậm chí ở trong cùng một quốc gia các CTCK vẫn có nhiều sự khác biệt tùy thuộc vào tính chất hoạt động của CTCK và mức độ phát triển của thị trường. Hiện nay, trên thế giới có hai mô hình phổ biến về CTCK: - Mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán. Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các CTCK độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không đuợc tham gia vào kinh doanh chứng khoán. Với ưu điểm hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho TTCK phát triển, mô hình này đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó có các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Thái Lan… Những năm gần đây, các nước áp dụng mô hình này có xu hướng nới lỏng dần những hạn chế đối với NHTM trong nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, từng bước xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa loại hình kinh doanh tiền tệ và kinh doanh chứng khoán. - Mô hình công ty đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ. Theo mô hình này, các NHTM được phép thực hiện các nghiệp vụ chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này chia thành 2 loại: + Loại đa năng một phần: Muốn tham gia kinh doanh chứng khoán trên TTCK, các NHTM phải thành lập CTCK trực thuộc, hạch toán độc lập và hoạt động tách rời với hoạt động kinh doanh tiền tệ. + Loại đa năng hoàn toàn: Các NHTM được phép tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Mô hình đa năng có ưu điểm là các NHTM có thể thực hiện đa dạng hóa, giảm bới rủi ro, tăng khả năng chịu đựng những biến động của thị trường tài chính. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tận dụng được thế mạnh về chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn, mạng lưới khách hàng để kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, mô hình này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như không thúc đẩy được thị trường cổ phiếu phát triển vì các ngân hàng có xu hướng bảo thủ thích hoạt động cho vay hơn là thực hiện các nghiệp vụ trên TTCK như: bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư. Và một khi thị trường có biến động thì nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng nếu các ngân hàng không tách bạch giữa hai loại hình kinh doanh tiền tệ và kinh doanh chứng khoán.  Một đặc điểm nữa của CTCK là các CTCK chuyên môn hóa ở mức độ cao trong từng bộ phận, từng phòng ban, từng đơn vị kinh doanh nhỏ. Nếu như ở các doanh nghiệp sản xuất, trong quy trình sản xuất sản phẩm giữa các khâu phải có mắt xích kết nối, một sản phẩm ra đời nó phải trải qua tất cả các công đoạn một, không thể thiếu một công đoạn nào. Trong khi đó, toàn bộ các nghiệp vụ của CTCK đều phục vụ cho các giao dịch chứng khoán những mỗi một nghiệp vụ lại liên quan đến một góc cạnh riêng. Các phòng ban khác nhau đảm nhiệm các công việc khác nhau như: môi giới, tự doanh,bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và ngay cả trong từng bộ phận các công việc đều được phân công cụ thể, rõ ràng đến từng nhân viên. Từ trình độ chuyên môn hóa cao độ dẫn đến phân cấp quản lý và làm nảy sinh việc có quyền tự quyết. Các bộ phận trong CTCK nhiều khi không phụ thuộc lẫn nhau (ví dụ bộ phận môi giới và bộ phận tự doanh, hay môi giới và bộ phận bảo lãnh phát hành). Giữa các phòng ban có một sự độc lập tương đối, mối liên kết không phải mật thiết, hữu cơ như trong các doanh nghiệp sản xuất khác. Chính vì vậy hoạt động hay cơ cấu của phòng ban này không tác động nhiều đến phòng ban khác.  Do đặc điểm về hàng hoá nên CTCK còn thể hiện một số đặc điểm đặc biệt của mình. - Về tài sản Tài sản chính của Công ty và của khách hàng mà Công ty giữ hộ cho khách hàng là tài sản tài chính. Đây là loại tài sản rất khó xác định giá trị, mang yếu tố vô hình, có tính rủi ro cao. - Về lĩnh vực hoạt động CTCK hiện các dịch vụ về tài chính tức là nó hoạt động trên thị trường tài chính và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính khi khách hàng có nhu cầu. Các sản phẩm dịch vụ tài chính ở đây có thể tư vấn tài chính, môi giới, thực hiện giúp khách hàng một số hoạt động uỷ quyền...  Ngoài ra CTCK còn là một tổ chức tài chính trung gian thể hiện ở các đặc điểm sau: - Là tổ chức trung gian mua bán: Thể hiện rõ nhất ở hoạt động môi giới, các nhà đầu tư không thể tự thực hiện mua bán cho riêng mình mà phải thông qua CTCK, nếu các nhà đầu tư có thể mua bán thông qua giao dịch thoả thuận thì họ có thể tiến hành nhưng như vậy thì sẽ chứa nhiều rủi ro và mất rất nhiều thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm kiếm được khách hàng phù hợp với nhu cầu mua bán của họ. - Trung gian thanh toán: Tất cả mọi hoạt động của nhà đầu tư đều được thông qua CTCK bao gồm cả hoạt động thanh toán. Nếu nguời mua và người bán cùng mở tài khoản và cùng lưu ký tại một CTCK thì việc thanh toán sau giao dịch của họ đơn giản hơn rất nhiều, họ chỉ việc chuyển tiền hay chứng khoán từ tài khoản này sang tài khoản khác. Còn nếu họ không mở tài khoản cùng CTCK thì mọi thanh toán của họ cũng do CTCK đảm nhận. Công ty có trách nhiệm thanh toán tiền và nhận chứng khoán cho các nhà đầu tư. - Trung gian rủi ro: Trên TTCK luôn luôn tiềm ẩn mọi rủi ro, vì vậy tất cả các thành viên tham gia thị trường đều có thể gặp nhiều rủi ro. CTCK trong phạm vi hoạt động của mình cũng có thể gặp nhiều rủi ro. Khi các nhà đầu tư gặp rủi ro nhiều thì họ có lẽ sẽ đầu tư ít đi hoặc có thể sẽ không tham gia nữa mà sẽ chuyển sang có hình thức đầu tư khác. Trung gian rủi ro thể hiện ở việc công ty là người đứng giữa và thực hiện các giao dịch cho khách hàng, trong giao dịch đó có thể có người được lợi và có người gặp rủi ro. - Trung gian đầu tư: CTCK là người đứng giữa các nhà đầu tư và tổ chức phát hành, khi các khách hàng đầu tư vào công ty niêm yết nào đó đều phải thông qua CTCK và ngược lại khi các nhà phát hành muốn mở rộng quy mô vốn của công ty thì phát hành chứng khoán ra ngoài và việc phân phối chứng khoán đều cần đến CTCK. - Trung gian tín dụng: Nhất là các CTCK trực thuộc Ngân hàng mẹ thì vai trò trung gian tín dụng được thể hiện rõ nhất. Vốn đầu tư của các nhà đầu tư tham gia vào thị trường sau sẽ là vốn thu về của các nhà đầu tư trước đó. Tiền của các nhà đầu tư được luôn chuyển qua nhau khi họ thực hiện các giao dịch. Họ là người gắn kết các nhu cầu cần vốn ( người bán chứng khoán) và nhu cầu của người cần đầu tư ( người mua chứng khoán ). 1.1.2. Vai trò của công ty chứng khoán 1.1.2.1. Tạo hàng cho TTCK Trên lý thuyết, khi doanh nghiệp cần huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, họ có thể tự chào bán khối lượng chứng khoán đến các nhà đầu tư. Tuy nhiên, họ khó có thể làm tốt điều này bởi một lẽ họ không có bộ máy chuyên nghiệp. Cần có những nhà chuyên nghiệp mua bán chứng khoán cho họ. Mặt khác nguyên tắc trung gian của TTCK không cho phép nhà đầu tư và nhà phát hành trực tiếp mua bán chứng khoán mà phải thông qua tổ chức trung gian mua bán. Do vậy, các CTCK với cơ cấu tổ chức thích hợp, trình độ chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ thông qua hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành giúp di chuyển dòng vốn từ nhà đầu tư đến tổ chức phát hành. 1.1.2.2. Vai trò đối với TTCK - Thứ nhất, CTCK góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Trên thị trường sơ cấp, khi thực hiện hoạt động bảo lãnh chứng khoán cho các tổ chức phát hành, CTCK thông qua việc xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá chào bán hợp lý đối với các chứng khoán. Thông thường mức giá phát hành do các CTCK xác định trên cơ sở tiếp xúc, tìm hiểu và thoả thuận với các nhà đầu tư tiềm năng lớn trong đợt phát hành đó và tư vấn cho tổ chức phát hành. Trên thị trường thứ cấp, dù là thị trường đấu giá hay thị trường đấu lệnh, CTCK luôn có vai trò giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng và chính xác về các khoản đầu tư của họ, bởi vì giá đó được xác định theo quy luật cung cầu thị trường. Ngoài ra, ở một số nước theo quy định của pháp luật các CTCK phải dành một tỉ lệ nhất định trong giao dịch của mình để mua vào khi giá chứng khoán giảm và bán ra khi giá chứng khoán tăng. Hoạt động này đã có tác dụng lớn trong việc điều tiết giá chứng khoán, bình ổn thị trường. - Thứ hai, tạo tính thanh khoản cho các tài sản tài chính. Các CTCK thực hiện cơ chế giao dịch chứng khoán trên cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Từ đó, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại một cách thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng, ít tốn kém và ít thiệt hại nhất. 1.1.2.3. Vai trò đối với cơ quan quản lý thị trường Với ưu thế nắm rõ tình hình các tổ chức phát hành cũng như các nhà đầu tư thông qua vai trò bảo lãnh phát hành, trung gian mua bán, CTCK là nơi cung cấp tình hình về các giao dịch, về các loại chứng khoán, về tổ chức phát hành, về nhà đầu tư, về các biến động của thị trường một cách cập nhật, chính xác và tổng hợp nhất. Qua đó giúp cho cơ quan quản lý thị trường đưa ra những quyết định chính xác và kịp thời nhất. 1.1.2.4. Vai trò đối với nhà đầu tư Trên TTCK, giá cả các loại hàng hóa biến động thường xuyên. Trong khi đó các nhà đầu tư không phải ai cũng có đủ điều kiện, khả năng nắm bắt hoặc xử lý được các thông tin, diễn biến trên TTCK để xác định đúng giá trị các chứng khoán đó. CTCK là nơi tập hợp những nguồn thông tin đáng tin cậy nhất của thị trường, họ có trình độ và kỹ thuật sàng lọc thông tin từ đó làm cơ sở cho tư vấn. Từ đó, thông qua các nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư các CTCK cung cấp một cơ chế giá cả giúp nhà đầu tư đưa ra được nhận định đúng giá trị khoản đầu tư của mình cũng như giảm chi phí và thời gian giao dịch. Với trình độ của một chuyên gia tài chính các CTCK giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách có hiệu quả. Sự uy tín của các CTCK làm khơi dậy niềm tin và quan trọng hơn nữa là tạo ra nhu cầu đầu tư vào TTCK của công chúng. CTCK là một chủ thể quan trọng không thể thiếu trên TTCK. Họ là tổ chức trung gian kết nối giữa tổ chức phát hành với nhà đầu tư, họ cũng có thể là nhà tạo lập thị trường và đồng thời là tổ chức cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ cho hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường. 1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Công Ty chứng khoán 1.1.3.1. Hoạt động Môi Giới chứng khoán Hoạt động môi giới là một trong những nghiệp vụ quan trọng của CTCK. Với vai trò là trung gian trong các giao dịch mua bán giữa các khách hàng, nghiệp vụ môi giới đã thu được một khoản phí không nhỏ cho CTCK. Ngoài ra nhân viên môi giới là những người tiếp xúc gần nhất, hiểu rõ khách hàng của mình nhất và cũng là bộ mặt của CTCK. Khách hàng lựa chọn CTCK để tham gia thị trường thông qua chủ yếu là bộ mặt của phòng môi giới. Những sản phẩm được CTCK đưa ra để phục vụ khách hàng hay những đánh giá về khách hàng của mình đều được thực hiện thông qua các hoạt động môi giới.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.