Tiểu luận môn Chính sách đối ngoại II: Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ ý thức hệ và lợi ích quốc gia trên báo Nhân dân giai đoạn 1975-1978

pdf
Số trang Tiểu luận môn Chính sách đối ngoại II: Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ ý thức hệ và lợi ích quốc gia trên báo Nhân dân giai đoạn 1975-1978 72 Cỡ tệp Tiểu luận môn Chính sách đối ngoại II: Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ ý thức hệ và lợi ích quốc gia trên báo Nhân dân giai đoạn 1975-1978 3 MB Lượt tải Tiểu luận môn Chính sách đối ngoại II: Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ ý thức hệ và lợi ích quốc gia trên báo Nhân dân giai đoạn 1975-1978 57 Lượt đọc Tiểu luận môn Chính sách đối ngoại II: Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ ý thức hệ và lợi ích quốc gia trên báo Nhân dân giai đoạn 1975-1978 14
Đánh giá Tiểu luận môn Chính sách đối ngoại II: Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ ý thức hệ và lợi ích quốc gia trên báo Nhân dân giai đoạn 1975-1978
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 72 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO MÔN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI II Đề tài: HÌNH ẢNH KẺ THÙ DƯỚI GÓC ĐỘ Ý THỨC HỆ VÀ LỢI ÍCH QUỐC GIA TRÊN BÁO NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 1975 - 1978 Giảng viên hướng dẫn :Thầy Vũ Đoàn Kết Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 8 Lớp : CT43A Hà Nội , 2018 LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4 HÌNH ẢNH “KẺ THÙ” DƯỚI GÓC NHÌN Ý THỨC HỆ VÀ LỢI ÍCH QUỐC GIA TRÊN BÁO NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 1975-1978 .................... 5 I. KHÁI QUÁT CHUNG .............................................................................. 5 1. Bối cảnh ..................................................................................................... 5 1.1. Tình hình thế giới ................................................................................ 5 1.2. Tình hình trong nước .......................................................................... 6 2. Sơ lược về một số thông tin quan trọng trong quan hệ Việt Nam với các nước giai đoạn 1975- 1978 ..................................................................... 7 2.1. Với các nước Đông Nam Á (ASEAN) ................................................ 7 2.2. Với Hoa Kì ........................................................................................... 8 2.3. Với Trung Quốc ................................................................................... 8 2.4. Với Cam-pu-chia ................................................................................. 8 3. Khái niệm về kẻ thù .................................................................................. 9 3.1. Khái niệm kẻ thù.................................................................................. 9 3.2. Kẻ thù mang tính ý thức hệ ................................................................. 9 3.3. Kẻ thù mang tính lợi ích quốc gia ...................................................... 9 4. Tổng quan về hình ảnh “kẻ thù” trong báo nhân dân ........................ 10 II. NỘI DUNG ............................................................................................ 14 1. Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ ý thức hệ trên báo nhân dân giai đoạn 1975-1978 ..................................................................................................... 14 1.1. Xét về định lượng ............................................................................ 14 1.2. Về định tính ..................................................................................... 17 1.2.1. Kẻ thù giai đoạn đầu năm 1975 đến lúc thống nhất đất nước .. 21 1.2.2. Kẻ thù từ sau khi thống nhất đất nước đến hết năm 1978 ......... 32 1.2.3. Có hay không cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam dựa trên thông tin của báo Nhân dân giai đoạn 1975-1978 ......... 34 2. Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ lợi ích quốc gia trên báo Nhân dân giai đoạn 1975-1978............................................................................................ 38 2.1. Báo nhân dân khi nói về “kẻ thù” Mỹ dưới góc độ lợi ích quốc gia giai đoạn 1975- 1978 ................................................................................ 41 2.1.1. Tham vọng của Mỹ khi tiến hành xâm lược Việt Nam............... 42 2.1.2. Về định lượng............................................................................. 43 2.1.3. Về định tính ................................................................................ 44 2.2. Báo Nhân dân khi nói về “kẻ thù” Trung Quốc dưới góc độ lợi ích quốc gia giai đoạn 1975- 1978 ................................................................. 48 2.2.1. Về định lượng ............................................................................. 50 2.2.2. Về định tính ................................................................................ 50 2.3. Báo nhân dân khi nói về “kẻ thù” Campuchia dưới góc độ lợi ích quốc gia giai đoạn 1975- 1978 ................................................................. 55 2.3.1. Quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1975-1978 ............ 55 2.3.2. Về định lượng............................................................................. 59 2.3.3. Về định tính ................................................................................ 60 III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ..................................................................... 63 1. Giọng điệu của những bài viết trên báo nhân dân về “kẻ thù”. ........ 63 2. Đánh giá ................................................................................................... 64 2.1. Ưu điểm: .......................................................................................... 64 2.2. Hạn chế: .......................................................................................... 65 3. Lợi ích của Việt Nam khi công khai lên án, chỉ trích kẻ thù trên báo nhân dân giai đoạn 1975-1978 ................................................................... 66 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 71 LỜI MỞ ĐẦU Theo suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, trong ý thức của dân tộc ta luôn có hai chữ “bạn – thù”. Những kẻ luôn có âm mưu xâm lược và chiếm hữu nước ta thì coi là kẻ thù. Chúng ta đã gặp phải nhiều “kẻ thù” khác nhau từ lớn đến nhỏ như: Đức, Pháp, Mỹ,…Tính đến nay đã hơn 40 năm kể từ khi chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mỹ và thiết lập quan hệ ngoại giao nhưng để có được kết quả này Việt Nam đã phải trải qua một thời gian đầy gian khổ. Giai đoạn sau 1975, khi kết thúc chiến tranh tưởng chừng như êm đẹp thì ta vẫn gặp phải lệnh cấm vận của Mỹ. Bên cạnh đó, vấn đề Cam-pu-chia lại liên quan trực tiếp đến quan hệ Việt – Trung nên một lần nữa Việt nam bị “chảy máu”. Về đối ngoại, Việt Nam bị cô lập về chính trị, bị bao vây về kinh tế trong khi đó chúng ta phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội rất trầm trọng trong nước. Bởi vậy, bài tiểu luận này nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích hình ảnh “kẻ thù” dưới góc nhìn của ý thức hệ và lợi ích quốc gia trong giai đoạn 19751978, một giai đoạn được coi là nhạy cảm. Bằng cách sử dụng các phương pháp: phân tích, định lượng và định tính qua các bài viết trên trang báo Nhân Dân để làm rõ hơn về tình hình các sự kiện, cái nhìn từ bao quát đến cụ thể về hành động của Mỹ cũng như Trung Quốc – Cam-Pu-Chia đối với Việt Nam và những bài học sâu sắc trong việc thiết lập quan hệ với các nước để biến từ “thù” sang “bạn”. Trong quá trình tìm hiểu, tổng hợp và phân tích tài liệu, bài tiểu luận sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, mắc phải những suy nghĩ chưa thực sự đầy đủ, chính xác. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn và của các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiên hơn! HÌNH ẢNH “KẺ THÙ” DƯỚI GÓC NHÌN Ý THỨC HỆ VÀ LỢI ÍCH QUỐC GIA TRÊN BÁO NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 1975-1978 I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Bối cảnh 1.1. Tình hình thế giới Phức tạp và biến dạng theo nhiều hướng, chiến tranh lạnh vẫn chi phối hầu hết trong quan hệ quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới diễn ra, tạo xu thế cho hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Thế giới vừa hợp tác mạnh mẽ vừa đấu tranh gay gắt, đặc biệt là hai phe, hai cực trong chiến lược lợi ích toàn cầu. Sự phân hóa mạnh mẽ trong nội bộ từng phe đặc biệt là phe các nước xã hội chủ nghĩa, nảy sinh nhiều mâu thuẫn khó có thể điều hòa được Việc Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á lục địa đã khiến cho nền chính trị thế giới bước vào thời kỳ "sau Việt Nam". Cục diện quan hệ giữa các nước lớn cũng diễn biến phức tạp. Nước Mỹ suy giảm thế và lực, khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội. Trong khi đó, Tây Âu và Nhật Bản vươn lên, trở thành các trung tâm kinh tế thế giới cạnh tranh với Mỹ, các khối quân sự trở nên lỏng lẻo hoặc tan rã ( SEATO). Xu hướng độc lập với Mỹ trong thế giới phương Tây không ngừng tăng lên. Năm 1975, Liên Xô thúc đẩy ký Định ước Helsinki, kết thúc 30 năm đối đầu ở châu Âu. Liên Xô cũng tăng cường mở rộng ảnh hưởng đến Mỹ Lantinh, châu Á, châu Phi, đặc biệt là ở các nước thuộc khối thuộc địa của Bồ Đào Nha mới giành được độc lập và bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương. Trên mặt trận quốc tế lúc này, xu thế hòa hoãn đang thay thế dần xu thế đối đầu. Trong khi đó, tình hình khu vực cũng có nhiều biến động. Tình trạng chiến tranh nóng bỏng gây nên sự mất ổn định trong khu vực kéo dài suốt 30 năm đã kết thúc, ngày nay khu vực Đông Nam Á đã im tiếng súng, đã có hòa bình, ổn định. Các nước ASEAN trước đây đã dính líu vào các cuộc chiến tranh của Mỹ sau khi ta giành độc lập rất muốn có quan hệ tốt với chúng ta. Sau khi Mỹ rút lui, Liên Xô và Trung quốc tăng cường sự hiện diện ở khu vực này. Đối với Mỹ thất bại ở Việt Nam đã khiến Mỹ như bị dội “một gáo nước lạnh”, rút khỏi khu vực Đông Nam Á. Mặc dù ảnh hưởng ở khu vực này đã bị suy giảm nhưng Mỹ vẫn vừa tìm cách khai thác mâu thuẫn Xô – Trung vừa muốn có một nước Việt Nam độc lập cả với Trung Quốc lẫn Liên Xô để duy trì cân bằng chiến lược giữa 3 nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nền kinh tế Mỹ suy yếu bởi tác động của cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 70 cùng với việc Mỹ đã quá sa lầy trong chiến tranh ở Việt Nam đã tạo ra trong lòng nước Mỹ, nhân dân Mỹ “hội chứng Việt Nam” hình ảnh nước Mỹ bị giảm đi nghiêm trọng. 1.2. Tình hình trong nước Sau hiệp định Pa-ri năm 1973, tình hình 2 miền nước ta trước những thay đổi to lớn: Miền Bắc, về cơ bản miền Bắc đang dần khôi phục các cơ sở kinh tế, các hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, công trình văn hóa, giáo dục, y tế. Kinh tế đang dần dà có bước phát triển. Miền Nam, trong cuộc đấu tranh chống “bình định – lấn chiếm”, chống âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của chính quyền Sài Gòn vào những tháng đầu sau khi kí Hiệp định Pari, quân dân ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng do không đánh giá hết âm mưu phá hoại Hiệp định của địch, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc… nên tại một số địa bàn quan trọng, chúng ta bị mất đất, mất dân. Tại các vùng giải phóng, đồng thời với cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam. Các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, các mặt hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế cũng được đẩy mạnh. Sau khi giành thắng lợi trong chiến dịch mùa Xuân năm 1975, Việt Nam bước vào thời kì mới, bảo vệ độc lập chủ quyền và xây dựng lại đất nước. Tuy nhiên, ngay sau đó Việt Nam phải tiếp tục đương đầu với các cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam. Bị các thế lực thù địch do Mỹ, Trung Quốc đứng đầu bao vây, phong toả về kinh tế, cô lập về ngoại giao, cùng với sự áp dụng cứng nhắc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, hoàn cảnh trong nước giai đoạn 1975-1978 này có nhiều khó khăn về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, xã hội. Kinh tế sa sút, lạm phát tăng nhanh, bội chi ngân sách Nhà nước càng ngày càng tăng; sản xuất trì trệ, năng suất hiệu quả kinh tế giảm sút. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không được đảm bảo. Thêm vào đó là quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung biên giới xuất hiện hiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống đối Việt Nam. 2. Sơ lược về một số thông tin quan trọng trong quan hệ Việt Nam với các nước giai đoạn 1975- 1978 2.1. Với các nước Đông Nam Á (ASEAN) Ta vẫn cho rằng tổ chức ASEAN là khối SEATO trá hình, các nước ASEAN là tay sai của Mỹ bảo vệ lợi ích của Mỹ, nên mặc dù ta đưa ra chính sách bốn điểm và đã bình thường hóa quan hệ với họ, ta vẫn dè dặt trong mối quan hệ đó và đôi khi vẫn để xảy ra những trục trặc nhỏ không cần thiết đối với họ. Mặt khác, ta vẫn cho rằng ta có nghĩa vụ quốc tế là ủng hộ phong trào cách mạng ở các nước trong khu vực trong khi các nước ASEAN rất sợ ta ủng hộ và giúp đỡ phong trào cách mạng của các lực lượng vũ trang chống đối trong nước họ. Vì vậy, mặc dù đã bình thường hóa quan hệ với ta trên cơ sở chính sách bốn điểm, các nước ASEAN vẫn không thật sự yên tâm với ý đồ lâu dài của ta1 Chính sách đối ngoại Việt Nam (1975-2006), Học viện Quan hệ quốc tế, TS. Nguyễn Vũ Tùng biên soạn , NXB Thế Giới 1 2.2. Với Hoa Kì Trong quan hệ với Mỹ, tháng 1/1977, Jimmy Carter nhậm chức Tổng thống; Đại sứ Mỹ ở Liên hợp quốc A. Young nói: Coi Việt nam như Nam Tư ở châu Á, không phải là một bộ phận của Trung Quốc hay Liên Xô, là một nước độc lập. Một nước Việt Nam mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ. Ngày 16/3/1977, Leonard Woodcock, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam. Phía Mỹ nêu vấn đề MIA, phía Việt Nam nêu vấn đề thực hiện điều 21 Hiệp định Paris. Ta và Mỹ cũng tiến hành 3 vòng hội đàm về bình thường hóa quan hệ 2 nước (3/5/1977, 1/6/1977, 19/12/1977) nhưng không kết quả; tuy nhiên, Mỹ thôi không phủ quyết việc VN gia nhập Liên Hợp quốc. 2.3. Với Trung Quốc Quan hệ Việt-Trung ngày càng xấu đi. Ngày 2-20/6/1977, đoàn quân sự ta do đồng chí Võ Nguyên Giáp dẫn đầu thăm Trung Quốc, Trung Quốc nói gay gắt là ta đã làm tổn thương quan hệ 2 nước. Ngày 7- 10/6/1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm các nước Bắc Âu về qua Bắc Kinh, Trung Quốc trao bị vong lục 7 điểm: Việt Nam công khai nói xấu Trung Quốc; vấn đề biên giới trên bộ; điểm nối ray đường sắt Việt-Trung; 2 quần đảo; vịnh Bắc bộ; Hoa kiều ở Việt Nam; Việt Nam dùng vấn đề lịch sử để chống Trung Quốc. Ngày 20/11/1977, đoàn Đảng và Chính phủ ta do đồng chí Lê Duẩn dẫn đầu thăm Trung Quốc. Trung quốc đón tiếp và hội đàm lạnh nhạt. Trung Quốc nhắc lại thuyết “3 thế giới”, từ chối việc ta yêu cầu viện trợ 50 vạn tấn thép. Trong khi đó, quan hệ Cam-pu-chia-Trung Quốc tiếp tục được tăng cường. 2.4. Với Cam-pu-chia Dưới sức ép của liên minh Trung Quốc – Khmer Đỏ, Việt Nam đã phải đưa quân vào giải phóng Campuchia khỏi tay của bè phái diệt chủng Pol Pot, mở đầu cho một thập kỷ mà Việt Nam bị cô lập về mọi mặt, phải phụ thuộc vào viện trợ của Hội đồng Tương trợ Kinh tế, phải đối phó với một cuộc xâm lược ở biên giới phía Bắc, và chịu tổn thất lớn về con người trên đất bạn. 3. Khái niệm về kẻ thù 3.1. Khái niệm kẻ thù Kẻ thù là cá nhân, thế lực, tổ chức hay quốc gia có âm ý định làm hại đến một cá nhân, tổ chức hay tập thể khác bằng những hành động gây ảnh hưởng đến nhiều mặt Có hai loại lẻ thù: kẻ thù trực tiếp và kẻ thù gián tiếp Kẻ thù trực tiếp là những cá nhân tổ chức trực tiếp hành động gây ra những tổn thất, khó khăn cho đối phương bằng mọi cách Kẻ thù gián tiếp là những thế lực đứng sau tiếp tay cho một nhóm tổ chức để âm mưu làm hại đối phương bằng cách viện trợ, giúp đỡ nhưng lại mamg ý đồ xấu 3.2. Kẻ thù mang tính ý thức hệ Ý thức hệ được định nghĩa là: Các ý tưởng, nhận thức, giá trị và niềm tin chung, thông qua đó những thành viên của một xã hội diễn dịch lịch sử và những sự kiện xã hội đương thời đã định hình các kỳ vọng và khát khao của họ đối với tương lai. Vậy kẻ thù mang ý thức hệ nghĩa là những quốc gia có âm mưu xâm chiếm nước ta và mang hệ thống tư tưởng tư bản chủ nghĩa. 3.3. Kẻ thù mang tính lợi ích quốc gia Lợi ích quốc gia - dân tộc là các mục tiêu mà quốc gia theo đuổi để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình, bao gồm: Giữ vững chủ quyền; thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; ổn định chế độ chính trị; bảo đảm an ninh và an toàn cho người dân; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm các điều kiện cho quốc gia phát triển kinh tế, xã hội,... Các lợi ích này thường được chia thành hai nhóm: nhóm lợi ích an ninh và nhóm lợi ích phát triển. Nhóm lợi ích an ninh là những mục tiêu bảo đảm cho quốc gia tiếp tục tồn tại. Nhóm lợi ích phát triển bao gồm các lợi ích bảo đảm cho quốc gia ngày càng lớn mạnh, có vị thế quốc tế ngày càng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Kẻ thù mang lợi ích quốc gia là những nước được cho là xâm lược nước ta vì mục đích phát triển kinh tế, mở rộng lãnh thổ nhằm làm cho quốc gia đó lớn mạnh hơn, phát triển thành bá chủ thế giới 4. Tổng quan về hình ảnh “kẻ thù” trong báo nhân dân Báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, là Cơ quan Trung ương, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Do đó, bằng cách chọn báo Nhân dân để phân tích sẽ cho ta thấy được cái nhìn chính xác, chân thực về tư duy, chính sách cũng như tiếng nói của Đảng và nhà nước. Báo nhân dân có số lượng phát hành 200-220 nghìn bản/ngày, phát hành rộng rãi đến từng chi bộ trên phạm vi cả nước và một số được phát hành nước ngoài. Trong giai đoạn 1975-1978 có tất cả 851 đầu báo nói về kẻ thù trong đó bao gồm có Mỹ, Thiệu, Trung Quốc và Cam-pu-chia. Dưới đây là biểu đồ thể hiện số đâu báo về kẻ thù trong giai đoạn này: Tổng số bài báo nói về kẻ thù trong các năm từ 19751978 trong báo Nhân dân 600 550 500 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0 417 231 122 81 1975 1976 1977 Số bài 1978
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.