Thuyết minh dự án: Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới

pdf
Số trang Thuyết minh dự án: Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 70 Cỡ tệp Thuyết minh dự án: Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 4 MB Lượt tải Thuyết minh dự án: Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 1 Lượt đọc Thuyết minh dự án: Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 7
Đánh giá Thuyết minh dự án: Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 70 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI ĐỊA ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ : LIÊNG SRÔNH, ĐAM RÔNG, LÂM ĐỒNG : CÔNG TY TNHH SX TM PHƯỚC LÂM Lâm Đồng - Tháng 7 năm 2012 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI PHƯỚC LÂM ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH PHẠM THỊ TUYẾT HẠNH NGUYỄN VĂN MAI Lâm Đồng - Tháng 7 năm 2012 MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN .............................................. 1 I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư .......................................................................................... 1 I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án ..................................................................................... 1 I.3. Cơ sở pháp lý ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG .............................................................. 4 II.1 Hiện trạng ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam............................................................ 4 II.1.1. Vị trí của bò thịt trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam .................................... 4 II.1.2. Sản xuất và tiêu thu bò chất lượng cao ở Việt Nam ............................................ 5 II.1.3. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 của Chính phủ .................................. 6 II.2. Hiện trạng ngành cao su Việt Nam ........................................................................ 7 II.2.1. Diễn biến chung ngành cao su............................................................................. 7 II.2.2. Ảnh hưởng của thị trường dầu mỏ đến thị trường cao su ................................... 7 II.2.3. Thị trường tiêu thụ cao su của Việt Nam sau khi ra nhập WTO......................... 8 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ............................................. 10 III.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 10 III.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 10 III.1.2. Địa hình ............................................................................................................ 11 III.1.3. Khí hậu ............................................................................................................. 11 III.2. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án ......................................................................... 11 III.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ..................................................................................... 11 III.2.2. Đường giao thông ............................................................................................ 12 III.2.3. Hiện trạng thông tin liên lạc............................................................................. 12 III.2.4. Hạ tầng khác.................................................................................................... 12 III.3. Kinh tế - xã hội.................................................................................................... 12 III.3.1 Về kinh tế .......................................................................................................... 12 III.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội ....................................................................................... 13 III.3.3. Chương trình trọng tâm.................................................................................... 13 III.3.4. Công trình trọng điểm: ..................................................................................... 13 III.4. Nhận xét chung ................................................................................................... 13 CHƯƠNG IV: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ................................................................. 14 IV.1. Sự cần thiết đầu tư dự án .................................................................................... 14 IV.2. Mục tiêu của dự án.............................................................................................. 14 CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN ...................................................... 15 V.1. Về chăn nuôi bò thịt............................................................................................ 15 V.1.1. Giống bò thịt ..................................................................................................... 15 V.1.2. Nguồn thức ăn ................................................................................................... 16 V.1.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng ................................................................................... 20 V.2. Về trồng cao su..................................................................................................... 24 V.2.1. Đặc điểm thực vật học....................................................................................... 24 V.2.2. Giống cao su ...................................................................................................... 25 V.2.3. Kỹ thuật trồng ................................................................................................... 25 V.2.4. Chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản (KTCB) ................................................. 27 V.2.5. Chăm sóc vườn cây kinh doanh ........................................................................ 28 V.2.6. Quản lý và khai thác vườn cao su kinh doanh .................................................. 30 VI.1.Giải pháp thiết kế mặt bằng ................................................................................. 36 VI.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án ............................................................ 36 VI.1.2. Giải pháp quy hoạch ........................................................................................ 36 VI.1.3. Giải pháp kết cấu ............................................................................................. 37 VI.1.4. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................ 38 VI.1.5 Kết luận ............................................................................................................. 38 VI.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ................................................................. 39 VI.2.1. Đường giao thông ............................................................................................ 39 VI.2.2. Hệ thống thoát nước mặt.................................................................................. 39 VI.2.3. Hệ thống thoát nước bẩn – vệ sinh môi trường ............................................... 39 VI.2.4. Hệ thống cấp nước ........................................................................................... 39 VI.2.5. Hệ thống cấp điện – chiếu sáng công cộng ..................................................... 39 CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG........................................ 40 VII.1. Đánh giá tác động môi trường ........................................................................... 40 VII.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................. 40 VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường .............................................. 40 VII.2. Các tác động môi trường ................................................................................... 40 VII.2.1. Các loại chất thải phát sinh............................................................................. 40 VII.2.2. Khí thải ........................................................................................................... 41 VII.2.3. Nước thải ........................................................................................................ 42 VII.2.4. Chất thải rắn ................................................................................................... 43 VII.3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường ....................................................... 43 VII.3.1. Xử lý chất thải rắn .......................................................................................... 43 VII.3.2. Xử lý nước thải ............................................................................................... 44 VII.3.3. Xử lý khí thải, mùi hôi ................................................................................... 45 VII.3.4. Giảm thiểu các tác động khác......................................................................... 45 VII.4. Kết luận ............................................................................................................. 45 CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ....................................................... 46 VIII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ............................................................................... 46 VIII.2. Nội dung tổng mức đầu tư ............................................................................... 46 VIII.2.1. Nội dung ........................................................................................................ 46 VIII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư ............................................................................... 51 CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN ................................ 52 IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án ............................................................................... 52 IX.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư ..................................................... 52 IX.1.2. Tiến độ sử dụng vốn ........................................................................................ 52 IX.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án.............................................................................. 53 IX.1.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay................................................ 53 IX.2. Tính toán chi phí của dự án ................................................................................ 54 IX.2.1. Chi phí nhân công ............................................................................................ 54 IX.2.2. Chi phí hoạt động............................................................................................. 55 CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH ................................................... 58 X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán ................................................................ 58 X.2. Doanh thu từ dự án ............................................................................................... 58 X.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án .............................................................................. 61 X.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội ....................................................................... 63 CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 64 XI.1. Kết luận ............................................................................................................... 64 XI.2. Kiến nghị............................................................................................................. 64 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư  Chủ đầu tư : Công ty TNHH SX TM PHƯỚC LÂM  Giấy phép ĐKKD : 5800517702  Ngày đăng ký lần 1 : 9/1/2007  Ngày đăng ký lần 3 : 19/6/2012  Đại diện pháp luật : Phạm Thị Tuyết Hạnh Chức vụ : Giám đốc  Địa chỉ trụ sở : Số 130, thôn P’Ré, Xã Phú Hội, Đức Trọng, Lâm Đồng  Ngành nghề chính : - Trồng rừng, chăm sóc rừng - Chăn nuôi  Vốn điều lệ : 8.500.000.000 VNĐ (Tám tỷ năm trăm triệu đồng) I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án  Tên dự án : Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới  Địa điểm xây dựng : xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới  Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. I.3. Cơ sở pháp lý  Văn bản pháp lý  Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Nhà ở 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 1 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI  Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;  Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;  Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;  Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;  Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;  Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ tùng ống, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;  Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;  Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;  Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;  Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;  Quyết định số 252/QĐ-UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 25/1/2011;  Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 2 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI  Các tiêu chuẩn Việt Nam Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới được thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:  Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);  Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);  TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;  TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;  TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;  TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;  TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;  TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;  TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;  TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;  TCVN 6305.1-1997 : (ISO 6182.1-92)  TCVN 6305.2-1997 : (ISO 6182.2-93);  TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;  TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;  TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;  TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;  TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;  TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;  11TCN 19-84 : Đường dây điện;  11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;  TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;  TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;  TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng; --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 3 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG II.1 Hiện trạng ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam II.1.1. Vị trí của bò thịt trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam Vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu với cây lúa nước là cây trồng chính, vì thế vị trí con bò trong hệ thống nông nghiệp của nước ta cũng có vai trò rất khiêm tốn. Bò được nuôi trong mỗi gia đình nông dân với mục đích trước hết là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như cày ruộng, lấy phân bón ruộng, sau đó mới sử dụng bò vào mục đích kéo xe, mà cũng chỉ một số ít nơi biết chế ra xe cho bò kéo. Với mục đích cày ruộng nên trâu được nuôi nhiều ở vùng trũng, đất thịt nặng. Bò được nuôi nhiều ở vùng trung du, ven biển đất cát nhẹ. Nuôi trâu bò với phương thức chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ bãi cỏ tự nhiên và rơm rạ dự trữ cho mùa khan hiếm thức ăn. Mùa Đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam là thời gian bò bị thiếu hụt thức ăn trầm trọng và phải sống trong môi trường sống bất lợi như quá lạnh, quá nóng, bệnh dịch và thiếu nước. Có những năm trâu bò đổ ngã lên tới trên 20% tổng đàn tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc hay Ninh Thuận ở miền Trung. Trong cuộc sống tự nhiên khắc nghiệt như vậy chỉ những con bò có khối lượng nhỏ mới có cơ hội tồn tại vì chúng cần ít dinh dưỡng hơn cho duy trì sự sống. Quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên này đã hình thành nên giống trâu bò địa phương của ta nhỏ con, dễ nuôi, sinh ra để “cày ruộng”. Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp của nhà nước đã coi trâu bò là tư liệu sản xuất (như là máy cày vậy). Nhiều chính sách đã ban hành nhằm duy trì và phát triển đàn trâu bò để tạo nguồn sức kéo cho nông nghiệp. Việc giết mổ trâu bò là phạm pháp, những con trâu bò già không còn khả năng cày kéo khi đổ ngã muốn giết thịt cũng phải xin phép chính quyền địa phương. Sự kiện giết mổ chia thịt trâu bò già thời đó là ngày vui hiếm hoi ở những vùng quê nghèo. Từ năm 1995, đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, trâu bò cũng đang được chuyển dần từ mục đích cày kéo sang mục đích sản xuất thịt và sữa. Mặc dầu vậy, một nước chủ yếu là nông nghiệp như nước ta, với người nông dân, con trâu, con bò vẫn giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp với những lợi ích như sau: + Tăng sản phẩm thịt, sữa cho xã hội, do vậy mà giảm nhập khẩu sữa bột, thịt đỏ (thịt trâu và bò). Tăng thu nhập từ bán bê giống, bò thịt cho người chăn nuôi. + Giải quyết sức kéo: Kéo cày, kéo xe cho nhiều vùng chưa có điều kiện cơ khí hóa. + Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho trồng trọt. + Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng được các phụ phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến như rơm rạ, thân cây ngô, hèm bia, vỏ quả dứa, ngọn và lá mía… và chuyển chúng thành thịt bò. + Chăn nuôi bò còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động phụ hay lao động nhàn rỗi trong gia đình. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 4 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI II.1.2. Sản xuất và tiêu thu bò chất lượng cao ở Việt Nam Năm 2005, nước ta có gần 3 triệu con trâu và trên 5 triệu con bò. Đàn trâu tập trung nhiều ở vùng Đông Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có đàn trâu trên 200 ngàn con là: Nghệ An, Thanh Hóa và Lạng Sơn. Những năm gần đây số lượng đàn trâu có sự giảm nhẹ, trong khi đó số lượng đàn bò tăng từ 3-4% mỗi năm. Số lượng đàn bò và sản phẩm chăn nuôi bò qua các năm Năm Bò(ngàn con) Thịt hơi(ngàn tấn) 1990 3,117 111.9 1995 3,639 118.0 2000 4,127 184.6 2005 5,540 220.2 Nguồn : FAO 2007 Đàn bò tập trung nhiều ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có đàn bò nhiều hơn 200 ngàn con là: Gia Lai, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Vì số đầu con tăng chậm nên sản lượng thịt bò cũng ít có sự biến động qua các năm, dao động vào khoảng 120-220 ngàn tấn thịt hơi mỗi năm. Trâu bò đưa vào giết thịt gồm đủ lọai từ bò đực tơ, bò đực già đã thiến hoặc chưa thiến loại thải, bò cái tơ và bò cái sinh sản già loại thải. Bao gồm đủ các giống từ bò Vàng, bò lai Sind, bò lai thịt và bò lai sữa. Từ nguồn cung cấp thịt bò như trên cho thấy chỉ có rất ít bò tơ được giết thịt trong giai đoạn từ 18-24 tháng tuổi để đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt cao. Chính vì chất lượng không phân định như vậy nên giá thịt bò nạc ở ta cũng chỉ cao hơn từ 2 đến 2.5 lần thịt nạc heo. Giá thịt bò ngon ở các nước chăn nuôi bò thịt tiên tiến rất cao, khoảng 10 USD/kg, khi nhập vào Việt Nam giá có thể lên tới 15-16 USD/kg. Một loại thịt bò chất lượng cao như vậy hiện chưa được sản xuất ở trong nước. Hàng năm chúng ta phải nhập một lượng lớn thịt bò chất lượng cao phục vụ cho các khách sạn nhà hàng cao cấp hay người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam. Mấy năm trước đây mỗi năm ta nhập từ 200-300 tấn. Năm 2006 ước nhập 17,000 tấn, chủ yếu từ úc, Argentina và Mỹ. Thịt bò loại ngon bán trong siêu thị liên tục tăng, giá cao nhất từ 270 ngàn đồng/kg (tháng 12/2006) lên tới 350 ngàn đồng/kg (tháng 3/2007). Mỗi năm nước ta giết thịt trên 600 ngàn con bò (năm 2004 là 696 ngàn con) và trên 450 ngàn con trâu (năm 2004 là 470 ngàn). Tổng khối lượng thịt hơi cả trâu và bò mỗi năm cũng chỉ đạt trên dưới 200 ngàn tấn, năm 2005 đạt 220 ngàn tấn, như vậy bình quân đầu người trong một năm thịt trâu và bò cũng mới đạt khoảng 2.4- 2.6kg thịt hơi. Nếu tỷ lệ thịt tinh đạt 40% so với thịt hơi thì trung bình mỗi người dân nước ta được hơn 1kg thịt tinh mỗi năm, nghĩa là còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Nhu cầu thịt bò trong nước rất lớn, chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày bình quân tiêu thụ gần 160 tấn thịt trâu bò các loại. Giá thịt bò khá ổn định, nên so với một số ngành chăn nuôi khác thì chăn nuôi bò bán thịt ổn định hơn. Tất cả những số liệu trên cho thấy tiềm năng thị trường to lớn của ngành chăn nuôi bò thịt tương lai. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 5
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.