THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG

ppt
Số trang THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG 29 Cỡ tệp THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG 1 MB Lượt tải THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG 0 Lượt đọc THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG 113
Đánh giá THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG 1. Đặc điểm và các cách tiếp cận thương lượng: 1.1. Các đặc điểm của thương lượng lao động: • Nội dung thương lượng: là vấn đề thường gây xung đột về lợi ích giữa các bên. Lợi ích xung đột trong thương lượng là sự phân chia sản phẩm đối với mỗi bên. • • • • • Hình thức thương lượng Cấp độ của thương lượng Quá trình thương lượng là tương đối Mục đích của thương lượng Kết quả của thượng lượng có thể xảy ra 4 dạng là: thắng-thua, thua – thắng, thua –thua, thắng –thắng. • Thương lương dựa trên nguyên tắc: “cho để mà nhận” 1.2.Cách tiếp cận cơ bản trong thương lượng: • Cách tiếp cận hợp tác • Biểu hiện của cách tiếp cận này là: + Thương lượng hợp tác là quá trình của sự phát triển mối quan hệ + Thương lượng hợp tác chính là quá trình giao tiếp + Thương lượng hợp tác chính là quá trình hướng dẫn + Thương lượng hợp tác là một quá trình giải quyết vấn đề + Thương lượng hợp tác trên cơ sở các nguyên tắc • Cách tiếp cận cạnh tranh: 1.3. Điều kiện đặt ra thương lượng: • Thương lượng đặt ra khi: + Hai bên có mong muốn tham dự vào cuộc thương lượng + Thương lượng đặt ra khi có những lĩnh vực mà sự nhượng bộ có thể xảy ra + Thương lượng khi cả hai bên có quyền điều chỉnh lập trường của mình. + Thương lượng khi mỗi bên đã chuẩn bị kỹ càng lập trường thương lượng của mình • Không thương lượng nếu: + Không có khả năng thương thuyết. + Không có gì để thương thuyết. + Mục tiêu quá lớn có thể làm cho bên kia bị định kiến. + Không chuẩn bị gì cho thương lượng. + Không biết chính xác những gì mong muốn trong thương lượng. 2. Khái niệm, đặc điểm và lợi ích của thương lượng tập thể về quan hệ lao động 2.1. Khái niệm thương lượng tập thể. • Thương lượng tập thể là một trong những hình thức biểu hiện của quan hệ lao động, là một trong những phương thức cơ bản của đối thoại xã hội, là công cụ để xác định điều kiện lao động và sử dụng lao động tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quan hệ lao động phát triển hài hòa, lành mạnh, bền vững, làm cân bằng lợi ích của cả hai bên; đồng thời góp phần phòng ngừa, hạn chế và giải quyết tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình quan hệ lao động. 2.2. Các đặc điểm của thương lượng tập thể. • Các dạng kết quả của thương lượng tập thể : + Dạng “ Thắng – Thua” + Dạng “Thua- Thắng” + Dạng “ Thua – Thua” Dạng “ Thắng – Thắng”  Trong bốn dạng kết quả của quá trình thương lượng trong quan hệ lao động cần chú ý đặc biệt tới dạng kết quả “thắng – thắng” 2.3. Lợi ích của thương lượng tập thể: • Có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của quan hệ lao động thể hiện ở khía cạnh: + Cân đối vị thế của các bên trong thỏa thuận + Phát triển quan hệ lao động lành mạnh + Thương lượng tập thể có tác dụng phòng ngừa tranh chấp lao động + Thương lượng là một trong các phương pháp hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động. 3. Thời điểm, nội dung và hình thức của quan hệ tập thể : 3.1. Thời điểm tiến hành thương lượng tâp thể : • Thương lượng tập thể được tiến hành thích hợp và có hiệu quả nhất vào thời điểm thiết lập quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể và trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. • Mỗi thỏa ước lao động tập thể thường có thời hạn nhất định khi hết hạn thỏa ước tập thể, hai bên có thể thương lương để kéo dài thời hạn thỏa ước tâp thể hoặc ký kết thỏa ước tập thể mới. 3.2. Nội dung của quan hệ tập thể: • Những quy tắc mang tính nội dung • Những quy tắc mang tính thủ tục 3.3. Hình thức của thương lượng tập thể - Thương lương tập thể giữa công đoàn hoặc một nhóm người lao động với người sử dụng lao động trong doanh nghiệp - thương lượng tập thể giữa nhóm các tổ chức công đoàn, đại diện người lao động với nhóm người sử dụng lao động ở cấp ngành, quốc gia. - thương lượng chủ chốt - thương lượng trong hình mẫu 4. Quy trình của thương lượng tập thể:  Giai đoạn chuẩn bị thương lượng: o Thu thập thông tin o Xác định mục tiêu và thứ tự ưu tiên của các mục tiêu o Xác định hậu quả của thương lượng không thành công o Đánh giá đối tác o Xây dựng cách tiếp cận thương lượng thích hợp Giai đoạn thảo luận: • Giao tiếp • Hỏi câu hỏi có một số chức năng sau đây: + Để nhận thông tin +Để khêu gợi những lời tuyên bố và khẳng định + Để kiểm tra xem xét liệu đối tác đã hiểu mọi việc chính xác chưa + Cho thấy mối quan tâm về những gì người khác đang nói • Đưa ra các tín hiệu • Trình bày các lập luận • Giai đoạn đàm phán, thương lượng: Trong giai đoạn đàm phán, thương lượng cần phải: Chuẩn bị để đưa ra những nhượng bộ để đánh đổi lại những vấn đề mà bên này muốn Chuẩn bị để thay đổi lập trường khi cần thiết Chuẩn bị gắn các điểm nhượng bộ với các khung thời gian khác nhau Trong giai đoạn đàm phán, thương lượng cần đưa ra các đề xuất như: Nêu các đề xuất cụ thể mà nó bắt buộc bên kia phải tập trung vào vụ việc của bên này Đặt ra mục tiêu cao cho đề xuất nhưng cần lưu ý rằng, những điều phi thực tế có thể đưa cuộc thương lượng đến chỗ đổ vỡ. Cần cụ thể khi nêu các điều kiện mà bên này có thể chấp nhận lời đề nghị hoặc nhượng bộ Cố gắng sáng tạo trong khi nêu các đề xuất • Giai đoạn kết thúc và thỏa thuận • • • • • • • • • Hiểu rõ ràng về những gì thực tế được thỏa thuận Xác định quy mô của thỏa thuận Ghi lại những gì đã được thỏa thuận Ký bản thỏa thuận một khi thấy đã rõ ràng, cụ thể Đảm bảo rằng những gì được thỏa thuận phải gắn với khung thời gian Đồng ý với những hậu quả trong trường hợp cả hai bên không tuân thủ bản thỏa thuận Quy định thủ tục giải quyết tranh chấp Dự tính nội dung thỏa thuận có thể thay đổi Những việc phải làm tiếp theo sau khi thỏa thuận được ký kết • Bế tắc :cách giải quyết sau đây đối với tình trạng bế tắc: • Làm rõ các nguyên nhân vì sao phía bên kia nói không • Tìm kiếm vấn đề mới để đưa ra sự nhượng bộ • Cố gắng thỏa thuận tạm thời đặt sang một bên các vấn đề hóc búa • Xem xét các khả năng đánh đổi của một nhóm những nhượng bộ nhỏ lấy một sự nhượng bộ lớn hơn và quan trọng hơn • Khi vẫn có khả năng để tiếp tục đàm phán thì: + Không mở rộng phạm vi các hoạt động + Không trở lại những tranh chấp cũ 5. Kết quả thương lượng tập thể Là ký kết, ban hành áp dụng: thỏa thuận doanh nghiệp, thỏa thuận khung. • Thỏa thuận doanh nghiệp là kết quả của thương lượng tập thể giữa hai bên ở cấp doanh nghiệp. • Thỏa thuận khung là kết quả của thương lượng hai bên ở cấp cao là cấp ngành, cấp quốc gia. 6. Ghi chép và lưu trữ hồ sơ • Là công việc ghi lại diễn biến của quá trình thương lượng tập thể, giúp các bên có được thông tin chính xác phục vụ cho các cuộc thương lượng kế tiếp. • Nội dung ghi chép là các vấn đề mà hai bên đã và đang thảo luận, những kết quả mà hai bên đã đạt được hoặc còn vướng mắc, đang trao đổi và giải quyết. • Báo cáo về thương lượng tập thể thường có cấu trúc ba phần: phần giới thiệu, các vấn đề chính và kết luận. 7. Một số kỹ năng thương lượng tập thể hiệu quả 7.1. Các điều kiện để tiến hành thương lượng tập thể hiệu quả: Để quá trình thương lượng tập thể đạt hiệu quả mong đợi, cần đảm bảo: • Các bên thừa nhận là đối tác của nhau • Các bên cam kết làm cho quá trình thương lượng đạt hiệu quả • Khả năng thương lượng của các bên, những rang buộc về chính sách và những quyền lực • Pháp luật quốc gia tạo điều kiện cho các bên thương lượng 7.2 Một số kỹ năng thương lượng tập thể hiệu quả Kỹ năng giao tiếp trong thương lượng • Là hoạt động xác lập mối quan hệ và sự tiếp xúc giữa những con người với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định. Các nguyên tắc cơ bản sau:  Nhân ái  Tính thẩm mỹ cao của hành vi  Hài hòa giữa các lợi ích  Lựa chọn giải pháp tối ưu Kỹ năng quan sát • Cho phép ghi nhận những ứng xử, sự kiện, quá trình đang xảy ra và sự biến đổi chúng và ấn tượng về đối tượng được quan sát. Chỉ mang lại những thông tin có tính chất mô tả. Kỹ năng lắng nghe • Lắng nghe tốt biểu hiện sự quan tâm đến đối tác, tạo bầu không khí cởi mở, thân mật giúp họ nói lên suy nghĩ của mình. Biểu lộ sự tôn trọng người nói, không phê phán, đánh giá mà cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và giúp đỡ đối tác tìm giải pháp. Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời • Cần đặt câu hỏi có mục đích rõ ràng, từ ngữ phải đúng nghĩa, đúng ngữ pháp để không bị hiểu nhầm. Câu hỏi phải ngắn gọn, diễn tả đủ ý, phù hợp với chủ đề đang được đề cập và không nên quá trừu tượng. Kỹ năng trình bày lập luận • Phải trình bày các lập luận để dễ hiểu rõ lập trường của mỗi bên. Để trình bày có hiệu quả: xác định mục tiêu trình bày, đối tượng người nghe, lựa chọn nội dung, xác định cấu trúc của bài trình bày, thời gian cần thiết để trình bày. Có thể kết hợp cả ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ cử chỉ để minh họa. Kỹ năng đưa đề xuất, nhượng bộ, từ chối, thoát khỏi tình huống bế tắc • Các đề xuất cần phải cụ thể, trọng tâm, khi nêu các đề xuất hoặc đề xuất phản hồi nên cố gắng sáng tạo. • Có những tình huống phải nhượng bộ đối tác • Cần sự từ chối trong quá trình thương lượng. • Khi gặp những nội dung cần tránh né, cần bình tĩnh, trả lời khéo léo để tránh sự nghi ngờ và tỏ rõ sự chân thành hoặc hợp lý chuyển sang vấn đề khác.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.