Thực trạng thể lực và một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc

pdf
Số trang Thực trạng thể lực và một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc 5 Cỡ tệp Thực trạng thể lực và một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc 2 MB Lượt tải Thực trạng thể lực và một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc 1 Lượt đọc Thực trạng thể lực và một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc 123
Đánh giá Thực trạng thể lực và một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 228-232 THỰC TRẠNG THỂ LỰC VÀ MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO NỮ SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Trịnh Thế Linh - Trường Đại học Tây Bắc Ngày nhận bài: 25/02/2018; ngày sửa chữa: 15/05/2018; ngày duyệt đăng: 21/05/2018. Abstract: Based on common research methods of physical education, the article presents the situation of physical fitness of first-year female students at Tay Bac University. Based on that, exercises have been selected to improve physical strength for the students as well as enhance the effectiveness of Physical Education in the university. Keywords: Physical fitness, exercise, first-year female students, Tay Bac University. phát triển thể lực SV nói riêng. Thông qua tìm hiểu thực 1. Mở đầu trạng thể lực của nữ SV năm thứ nhất Trường Đại học Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận không thể Tây Bắc, bài viết lựa chọn ra hệ thống bài tập phù hợp thiếu trong đời sống xã hội. Luyện tập TDTT không trong quá trình dạy học nhằm góp phần phát triển thể lực những tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối về trí tuệ, cho đối tượng này. nhân cách mà còn đáp ứng nhu cầu về thẩm mĩ của con 2. Nội dung nghiên cứu người. TDTT là một loại hình hoạt động mà phương tiện 2.1. Khảo sát thực trạng thể lực của nữ sinh viên năm chủ yếu là các bài tập thể chất nhằm phát triển, nâng cao thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc trình độ thể lực, kĩ năng vận động, góp phần làm phong Chúng tôi đã tiến hành lấy kết quả kiểm tra thể lực phú đời sống văn hóa, tinh thần con người. của 47 nữ SV năm thứ nhất (khóa 57) Trường Đại học Với Trường Đại học Tây Bắc, mặc dù được quan tâm Tây Bắc trong năm học 2016-2017, theo bộ tiêu chuẩn nhưng công tác giáo dục thể chất vẫn còn tồn tại một số đánh giá thể lực với 5 test trong tổng số 6 test từ bộ tiêu hạn chế như: nhận thức của sinh viên (SV) về vai trò, tác chuẩn đánh giá thể lực áp dụng mới nhất cho học sinh, dụng của TDTT chưa đầy đủ; giờ học thể dục đôi khi vẫn SV hiện nay của Bộ GD-ĐT. Kết quả kiểm tra được trình còn mang nặng tính hình thức, trang thiết bị cơ sở vật bày trong bảng 1. Bảng 1. Kết quả kiểm tra thể lực của nữ SV năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc (n = 47) Mức đạt Tỉ lệ % số SV đạt tiêu chuẩn TT Nội dung σ Cv % (Theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực xếp loại thể lực) Nằm ngửa gập bụng 30 1 16,12 1,65 10,23 ≥ 15 lần 78,72 giây (sl) 2 Bật xa tại chỗ (cm) 154,1 15,4 9,99 ≥ 151 cm 82,97 3 Chạy 30m XPC (s) 6,77 0,68 10,04 ≤ 6,8 (s) 70,21 4 Chạy con thoi 4x10m (s) 13,01 1,13 8,68 ≤ 13,1 (s) 74,46 5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 865,5 86,4 9,98 ≥ 850 m 68,08 chất chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Việc lựa chọn hệ thống bài tập trong quá trình giảng dạy chưa thực sự khách quan, khoa học; chưa thực sự chú trọng tới các dạng trò chơi vận động; việc phân bổ nội dung, hình thức và lượng vận động đôi khi chưa phù hợp, tại một số lớp việc sử dụng các bài tập thể lực chưa hợp lí so với tình trạng thể lực của SV... Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng của giờ học thể chất nói chung và việc Kết quả bảng 1 cho thấy: nhìn chung thể lực của các nữ SV năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc không đồng đều (đặc biệt ở 2 nội dung nằm ngửa gập bụng và chạy 30m xuất phát cao, có hệ số biến thiên Cv > 10%), tỉ lệ SV đạt tiêu chuẩn thể lực loại tốt là thấp so với mức đánh giá do Bộ GD-ĐT ban hành. Căn cứ vào chương trình giảng dạy về nội dung, thời gian, số lượng SV, trong quá trình lên lớp, giảng viên chủ yếu trang bị cho SV các dạng bài tập về sức bền, các bài tập phát triển sức nhanh, 228 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 228-232 sức mạnh, mềm dẻo và sự khéo léo chưa được quan tâm đúng mức, phương pháp thực hiện lượng vận động như cường độ, khối lượng, quãng nghỉ, số lần lặp lại, phương pháp tiến hành bài tập đôi khi chưa hợp lí,... 2.2. Lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc 2.2.1. Xác định các dạng bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc Để lựa chọn các dạng bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nữ SV năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc, chúng tôi thiết kế phiếu hỏi được soạn thảo với 7 dạng bài tập và tiến hành phỏng vấn 27 giảng viên Khoa TDTT của Trường Đại học Tây Bắc năm học 2016-2017(với 5 mức rất cần thiết (5 điểm), cần thiết (4 điểm), bình thường (3 điểm), không cần thiết (2 điểm) và rất không cần thiết (1 điểm). Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 2: GV dạy môn Giáo dục thể chất của Nhà trường. Kết quả được trình bày ở bảng 3 (trang bên). Bảng 3 cho thấy, trong 29 bài tập đưa ra phỏng vấn, có 17 bài tập được các GV Khoa TDTT của Trường Đại học Tây Bắc lựa chọn (với điểm số trung bình [3,4-5,0], ở mức độ cần thiết đến rất cần thiết). Do vậy, chúng tôi đề xuất một hệ thống các bài tập rèn luyện thể lực cho nữ SV năm thứ nhất của Nhà trường với các mục đích, cách thực hiện và yêu cầu cơ bản như trình bày dưới đây. Bài tập 1: Chạy 30m xuất phát cao tăng tốc độ. Mục đích: Đánh giá sức nhanh và sức mạnh tốc độ. Cách thực hiện: Chạy trên đường chạy có vạch xuất phát, vạch đích. Yêu cầu lượng vận động: Thực hiện 3-5 lần x 30m cường độ 70-80% sức, nghỉ giữa 2-3 phút. Bảng 2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các dạng bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nữ SV năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc (n = 27) TT Nội dung phỏng vấn 1 2 3 4 5 6 7 Các dạng bài tập điền kinh Các dạng bài tập phát triển chung không có phụ trọng Các dạng bài tập với tạ Các dạng bài tập trò chơi vận động Các dạng bài tập mềm dẻo Các dạng bài tập phát triển sự linh hoạt, khéo léo Các dạng bài tập khác Bảng 2 cho thấy, các giảng viên đã lựa chọn các bài tập rất đa dạng, phong phú nhằm phát triển thể lực cho nữ SV. Có 4 dạng bài tập được giảng viên rất quan tâm, đó là: dạng bài tập điền kinh, dạng bài tập phát triển chung không có phụ trọng, dạng bài tập trò chơi vận động và các dạng bài tập khác(đều có điểm trung bình được đánh giá ở mức cần thiết đến rất cần thiết). Đây là các dạng bài tập rất thông dụng và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường hiện nay. 2.2.2. Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc Căn cứ vào các yêu cầu về việc lựa chọn các bài tập phát triển thể lực ứng dụng trong quá trình giảng dạy được trình bày trong [2], trên cơ sở các yêu cầu đối với việc lựa chọn bài tập, tham khảo tài liệu chuyên môn, qua kết quả kiểm tra, khảo sát công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP. Sơn La, bước đầu chúng tôi lựa chọn và đề xuất 29 bài tập (xem bảng 3). Tiếp đó, chúng tôi khảo sát xin ý kiến đánh giá của 27 5 22 18 5 18 5 5 12 Kết quả phỏng vấn 4 3 2 5 4 3 2 7 9 4 3 4 2 7 8 5 6 10 4 9 5 1 1 2 2 2  TB 130 119 90 118 89 89 113 4,81 4,47 3,33 4,37 3,29 3,29 4,18 Bài tập 2: Chạy 60m. Mục đích: Đánh giá sức nhanh. Cách thực hiện: Chạy trên đường chạy có vạch xuất phát, vạch đích. Yêu cầu lượng vận động: Thực hiện 4 lần x 60m cường độ 80-90% sức, nghỉ giữa 1-2 phút. Bài tập 3: Chạy 800m. Mục đích: Nâng cao các tố chất vận động, thể lực: Nhanh, mạnh, bền, khéo léo. Đồng thời trang bị cho SV có một nền tảng thể lực, sức bền tốt nhằm phục vụ cho việc học tập. Cách thực hiện: Chạy trên đường chạy có vạch xuất phát, vạch đích. Yêu cầu lượng vận động: Thực hiện một lần duy nhất vào phần cuối buổi tập, kết thúc bài tập cho người tập thả lỏng tích cực. Bài tập 4: Chạy nâng cao đùi tại chỗ tần số 15s. Mục đích: Đánh giá sức nhanh và sức mạnh của chân. 229 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 228-232 Bảng 3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nhằm phát triển thể lực cho nữ SV năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc (n = 27) TT Bài tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 Chạy 30m Chạy 60m Chạy 800m Chạy nâng cao đùi tại chỗ tần số tối đa trong 15s Chạy biến tốc 50m + 50m Bật cóc 15m Bật xa tại chỗ Bật cao với tại chỗ liên tục Bật bục 30-40cm liên tục Nhảy dây 2 phút Chạy ziczắc 20m Chạy biến tốc 200m x 3 tổ Các bài tập ép dẻo các khớp Các động tác xoạc ngang, dọc Đứng gập thân về trước Bóng đá sân nhỏ Đá lăng chân 15 lần x 2 tổ Di chuyển theo tín hiệu của giáo viên Nằm ngửa gập bụng Nằm sấp chống đẩy Chạy 100m xuất phát thấp Bật nhảy 1 chân 15 bước Chạy con thoi 4 x 10m Lăn bóng tiếp sức Chạy chéo sân Nhảy chữ thập Thi đấu bóng rổ Co tay xà đơn Lò cò tiếp sức Cách thực hiện: Người tập thực hiện chạy nâng cao đùi tại chỗ liên tục với tần số tối đa, mỗi lần từ 10-15 người. Yêu cầu lượng vận động: Thực hiện trong vòng 15s x 3 tổ, nghỉ giữa 30s. Bài tập 5: Bật cóc 15m. Mục đích: Tăng sức mạnh cho cơ đùi và cơ bụng. Cách thực hiện: Người tập xếp thành hàng, tay chống hông, hạ thấp trọng tâm, dùng sức bật cùng lúc cả hai chân liên tục. Bật lên cao và dài, khi bật và rơi xuống đất đều bằng cả hai chân. 5 10 7 6 7 2 7 7 6 7 5 5 6 4 4 10 1 2 2 10 10 2 2 8 8 8 2 2 3 4 Kết quả phỏng vấn 4 3 2 11 6 0 9 11 0 7 9 4 10 10 0 3 10 7 10 8 2 10 10 0 9 9 3 7 8 5 8 10 4 7 10 5 9 9 3 6 10 5 4 12 4 11 3 3 4 10 9 4 14 5 6 10 4 14 2 1 11 3 3 3 10 7 4 14 5 9 9 1 10 9 0 10 8 1 4 10 9 6 10 7 7 10 5 7 9 5 1 0 0 1 0 5 0 0 0 0 0 0 0 2 3 0 3 2 5 0 0 5 2 0 0 0 2 2 2 2  TB 112 104 94 105 71 103 105 99 97 95 93 99 86 83 109 72 80 77 114 109 71 80 105 107 106 76 80 85 87 4,15 3,85 3,48 3,89 2,63 3,81 3,89 3,67 3,59 3,52 3,44 3,67 3,19 3,07 4,04 2,67 2,96 2,85 4,22 4,04 2,63 2,96 3,89 3,96 3,93 2,81 2,96 3,15 3,22 Yêu cầu lượng vận động: 2 tổ x 15m, nghỉ giữa 60s. Bài tập 6: Bật xa tại chỗ. Mục đích: Rèn luyện sức mạnh chân, sức bật. Cách thực hiện: Người tập đứng hai chân rộng bằng vai, hai mũi chân đặt sát sau vạch giới hạn, hai tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm. Hai tay vung từ trước, xuống dưới và ra sau, sau đó đạp mạnh duỗi thẳng chân đồng thời kết hợp đánh tay từ sau, xuống dưới, ra trước và đưa người lên cao về trước, khi bật nhảy và tiếp đất hai chân 230 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 228-232 tiến hành cùng một lúc. Thành tích được tính từ vạch giới hạn đến điểm gần nhất. Yêu cầu lượng vận động: Thực hiện 5 lần, nghỉ giữa 2 phút. Bài tập 7: Bật cao với tại chỗ liên tục. Mục đích: Gia tăng sức mạnh bộc phát. Cách thực hiện: Người tập xếp hàng ngang cách nhau 2m, hai chân chụm, dùng lực hai chân kết hợp đánh tay giơ lên bật cao hết sức. Yêu cầu lượng vận động: 8-10 lần/tổ, nghỉ giữa 30s. Bài tập 8: Bật bục 30-40cm liên tục Mục đích: Phát triển cơ bụng và sức bật nhảy hiệu quả. Cách thực hiện: Bục gỗ, ghế băng hoặc bệ xi măng trên sân tập có độ cao khoảng 30-40cm. Đứng hàng ngang nhảy lên xuống bục liên tục. Yêu cầu lượng vận động: 4-5 lần x 20s, nghỉ giữa 20s. Bài tập 9: Nhảy dây 2 phút. Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của cổ tay. Cách thực hiện: Người tập đứng thành hang ngang cách nhau 2m, hai tay cầm dây bật xoay cổ tay vung dây từ sau lên trên, xuống dưới, ra trước hai chân bật nhảy đưa dây qua dưới bàn chân. Phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân. Yêu cầu lượng vận động: Thực hiện 3 lần x 2 phút, dùng 85-95% sức, nghỉ giữa 2-3 phút. Bài tập 10: Chạy ziczắc 20m. Mục đích: Phát triển các tố chất nhanh nhẹn, dẻo dai và sức mạnh cơ bắp của chân, khả năng thăng bằng và kiểm soát vận động. Cách thực hiện: Kẻ hai đường thẳng song song cách nhau 2m và dài 10m sau đó trên mỗi đường thẳng để 5 cọc (các cọc này trên hai đường thẳng được đặt so le nhau). Người tập chạy từ cọc này sang cọc bên kia và cho tới hết. Yêu cầu lượng vận động: Thực hiện 3-5 lần, chạy với cường độ 100% cường độ tối đa, nghỉ giữa 1 phút. Bài tập 11: Đứng gập thân về trước. Mục đích: Đánh giá độ dẻo thân, đó là phạm vi hoạt động của các khớp cột sống và độ co giãn của các nhóm cơ lưng và giãn cơ kheo. Cách tiến hành: Bục cao 50cm, người tập đứng trên bục gập thân về trước (chân thẳng), với tay sâu xuống dưới, gối thẳng, với sâu, đầu hơi cúi, tay cố gắng duỗi hết. Thành tích được đo bằng cm tính độ sâu với được so với mặt bục. Yêu cầu lượng vận động: Với sâu tích cực 2 lần x 30s, nghỉ giữa 1-2 phút. Bài tập 12: Nằm ngửa gập bụng. Mục đích: Nâng cao sức mạnh của cơ bụng. Cách thực hiện: Người tập thực hiện nằm ngửa gập bụng liên tục trong 30s. Yêu cầu lượng vận động: Thực hiện 2 lần x 30s, thực hiện 80-90% sức, nghỉ giữa 3-4 phút. Bài tập 13: Chạy con thoi 4 x 10m. Mục đích: Dùng test này để đánh giá khả năng phối hợp vận động và sức nhanh. Cách thực hiện: Người tập thực hiện các thao tác “vào chỗ-sẵn sàng-chạy” giống như chạy 30m xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m chỉ cần một chân chạm vạch lập tức quay người thật nhanh chạy về vạch xuất phát đến khi một chân chạm vạch lại lặp lại tương tự như lần đầu, sau đó kết thúc. Yêu cầu lượng vận động: Thực hiện 3 lần x 60s, nghỉ giữa 30s. Bài tập 14: Lăn bóng tiếp sức. Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. Cách thực hiện: Chia lớp thành 2 đội đều nhau, mỗi đội có 3 quả bóng, người đầu hàng lăn cùng một lúc 3 quả thật nhanh lên phía trước vòng qua cọc mốc, rồi lăn bóng quay về trao cho người tiếp sau của đội mình, trao bóng xong chạy về cuối hàng. Cứ như vậy cho đến khi người số một ban đầu lại trở về vị trí đầu hàng là kết thúc một lần chơi. Đội nào xong trước là đội đó thắng điểm. Yêu cầu lượng vận động: Thực hiện tích cực, bóng phải được lăn không được ôm hoặc cầm bóng chạy, không được cản trở người đang lăn bóng. Bài tập 15: Chạy chéo sân. Mục đích: Phát triển sức bền. Cách thực hiện: Người thực hiện bài tập chạy chéo sân tập, khi chân chạm vào vạch cuối cùng của góc sân thì quay lại. Thực hiện như vậy 4 lần. Yêu cầu lượng vận động: Thực hiện 2 lần, dùng 6070% sức, nghỉ giữa 3-4 phút. Bài tập 16: Nằm sấp chống đẩy. Mục đích: Tăng cường sức mạnh cơ bắp ở ngực và cánh tay. Cách thực hiện: Người tập nằm sấp và thực hiện gập duỗi tay theo chiều thẳng đứng. Động tác thực hiện liên tục, khi gập tay, thân người song song với mặt đất và sát đất. Yêu cầu lượng vận động: Thực hiện 3-4 tổ, mỗi tổ 10-12 lần, nghỉ giữa 2-3 phút. Bài tập 17: Chạy biến tốc 200m x 3 tổ. Mục đích: Được dùng để luyện tốc độ, sức chịu đựng và độ dẻo dai. 231 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 228-232 Bảng 4. Tiến trình ứng dụng bài tập thể lực cho nữ SV năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Giáo án số Bài tập Chạy 30m Chạy 60m Chạy 800m Chạy nâng cao đùi tại chỗ tần số tối đa trong 15s Bật cóc 15m Bật xa tại chỗ Bật cao với tại chỗ liên tục Bật bục 30-40cm liên tục Nhảy dây 2 phút Chạy ziczắc 20m Đứng gập thân về trước Nằm sấp chống đẩy Nằm ngửa gập bụng Chạy con thoi 4 x 10m Lăn bóng tiếp sức Chạy chéo sân Chạy biến tốc 200mx3 tổ 1 2 + 3 4 5 + + + 7 + + + + + + + + + + + Cách thực hiện: Chạy với tốc độ trung bình, xuất phát ở đường vòng chạy 200m, sau đó chạy chậm đến vạch xuất phát để chạy lần tiếp theo. Yêu cầu lượng vận động: 1lần x 200m x 3 tổ, theo thời gian quy định. Sau khi tổng hợp các ý kiến đánh giá, chúng tôi đề xuất cách thức, tiến trình thực hiện các bài tập thể lực cho đối tượng nữ SV năm thứ nhất của nhà trường như trình bày trong bảng 4. 3. Kết luận Dựa trên các nguyên tắc lựa chọn, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm, chúng tôi lựa chọn và đề xuất 17 bài tập góp phần nâng cao thể lực cho nữ SV năm thứ nhất của Trường Đại học Tây Bắc. Các bài tập cần tiếp tục được nghiên cứu triển khai, điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng SV nữ, nhằm nâng cao thể lực cho SV, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT(2008). Quyết định số 53/2008/QĐBGDĐT ngày 18/9/2008 Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. [2] Dương Nghiệp Chí - Trần Đức Dũng - Tạ Hữu Hiếu - Nguyễn Đức Văn (2004). Đo lường thể thao. NXB Thể dục Thể thao Hà Nội. + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 15 + + + + + + 14 + + + + 13 + + + + + 12 + + + + + + + + 11 + + + + + 10 + + + + 9 + + + + 8 + + + + + 6 + + + + [3] Nguyễn Võ Thuận Thành và cộng sự (2016). Đánh giá thể lực chung của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 7, tr 131-139. [4] Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2006). Lí luận và phương pháp thể dục thể thao. NXB Thể dục thể thao. [5] Phan Thị Mỹ Hoa (2015). Nghiên cứu đánh giá một số bài tập phát triển tố chất thể lực cho nữ sinh viên có thể lực yếu của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 7, tr 111-116. [6] Nguyễn Đức Văn (2008). Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao. NXB Thể dục thể thao. [7] Phạm Trường Nam - Bùi Thu Hiền - Hà Thị Liên (2017). Xây dựng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bắn súng ngành huấn luyện thể thao Trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 3 tháng 8, tr 209-212. [8] Vũ Văn Tuyên (2017). Lựa chọn bài tập thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục tiểu học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Tạp chí Giáo dục, số 416, tr 54-56. 232
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.