Thực trạng hệ thống STI trong doanh nghiệp Việt Nam

pdf
Số trang Thực trạng hệ thống STI trong doanh nghiệp Việt Nam 9 Cỡ tệp Thực trạng hệ thống STI trong doanh nghiệp Việt Nam 141 KB Lượt tải Thực trạng hệ thống STI trong doanh nghiệp Việt Nam 0 Lượt đọc Thực trạng hệ thống STI trong doanh nghiệp Việt Nam 0
Đánh giá Thực trạng hệ thống STI trong doanh nghiệp Việt Nam
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2 (2015) 33-41 Thực trạng hệ thống STI trong doanh nghiệp Việt Nam Đào Thanh Trường* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 09 tháng 6 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 7 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 8 năm 2015 Tóm tắt: Khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) từ lâu đã là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp các doanh nghiệp tăng cường năng lực nội tại của tổ chức và tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Ngày nay, trong một thế giới ngày càng biến đổi phức tạp, thì STI vừa là cơ hội nhưng cũng đồng thời là thách thức đối với các tổ chức, nhất là doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một thực tế rất đáng lo ngại là hệ thống STI của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa thực sự được chú trọng, chỉ có một số lượng không nhiều các doanh nghiệp lớn là sử dụng ngân sách đầu tư cho hệ thống STI, cho R&D còn phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa có sự đầu tư nào cho vấn đề này. Về lâu dài, việc này sẽ tạo ra những bất lợi cho chính các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Từ khóa: Hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới, nghiên cứu và triển khai, doanh nghiệp. Dẫn nhập∗ cuộc “Đổi mới” tại Việt Nam trong các bài nghiên cứu tiếng Anh gọi là “Renovation”2 hoặc “Reform”3, hoàn toàn khác nghĩa với “innovation”. Như vậy, đúng ra trên phương diện ngữ nghĩa, công cuộc “Đổi mới” đang diễn ra tại Việt Nam nên được gọi là “Cải cách”, tiếng Anh gọi là “Renovation”, hoặc “Reform” còn từ “innovation” hoàn toàn có thể dùng theo đúng nghĩa là “đổi mới”. Do vậy, trong bài nghiên cứu này, khi nhắc đến khái niệm “Science, Technology and Innovation– STI”, tác giả muốn sử dụng thống nhất chung khái niệm là “khoa học, công nghệ và đổi mới”. Trong vài năm trở lại đây, “đổi mới” – một cụm từ hay được nhắc đến trong lĩnh vực chính trị, liên quan nhiều đến chính sách mới được nhắc đến và nghiên cứu nhiều trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN). “Đổi mới” được hiểu là “quá trình của chuỗi các hoạt động tổ chức và sáng tạo mang lại giá trị bền vững”1. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý hay dùng cụm từ “đổi mới/sáng tạo” để không lẫn với khái niệm về công cuộc “Đổi Mới” năm 1986 và được viết trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực ra, công Không thể phủ nhận rằng, lĩnh vực KH&CN thời gian qua đạt được nhiều thành _______ ∗ ĐT.: 84-913016429 Email: truongkhql@gmail.com 1 Theo Mai Hà, Khái niệm đổi mới – innovation, 17/12/2013 _______ 2 3 33 Xem https://en.wikipedia.org/wiki/Doi_Moi Xem https://en.wikipedia.org/wiki/Meiji_Restoration 34 Đ.T. Trường/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2 (2015) 33-41 tựu, đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, việc đầu tư vào KH&CN đã giúp cho nhiều doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Nếu như trong hoạt động KH&CN, việc đăng một công trình nghiên cứu trên tạp chí khoa học là việc đáng khích lệ nhưng đối với các doanh nghiệp thì khác. Đây không phải là điều mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đặt ưu tiên hàng đầu. Điều họ quan tâm là tìm hiểu thị trường nào, áp dụng KH&CN vào việc gia tăng chất lượng sản phẩm như thế nào, triển khai sản phẩm mới ra sao, có đáp ứng được nhu cầu thị trường và giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp mình hay không. Mục đích hướng đến của doanh nghiệp là lợi nhuận và thị trường kinh doanh. Tương tự, các tổ chức nghiên cứu và triển khai (R&D) phải tạo ra các kết quả nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp hoặc đáp ứng nhu cầu của thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới. Doanh nghiệp sẽ phải chọn lựa, phân tích những giá trị, lợi ích tiềm năng và cân bằng chi phí đối với những kết quả nghiên cứu khoa học từ các tổ chức R&D. Vai trò của Nhà nước là đưa ra chính sách định hướng thích hợp cho việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học hoặc tài trợ kinh phí R&D cho doanh nghiệp [231: 1]. Tại Việt Nam, Nhà nước cũng tạo nhiều chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển KH&CN như: đặt hàng cho doanh nghiệp nghiên cứu các đề tài khoa học để tạo ra những sản phẩm phục vụ thiết thực cho đời sống xã hội; khuyến khích doanh nghiệp trích doanh thu lợi nhuận hàng năm để đầu tư vào phát triển KH&CN; hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao…Thế nhưng với những gì đạt được thì KH&CN Việt Nam chưa thực sự đem lại hiệu quả và tăng trưởng cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa tận dụng được lợi ích và tiềm năng của nền KH&CN nước nhà. Nhìn một cách tổng thể toàn hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) của Việt Nam thì dấu ấn của doanh nghiệp hoàn toàn mờ nhạt trong khối liên kết với viện, trường và Nhà nước. Vậy đâu là điểm yếu và đâu là điểm thiếu và cần có định hướng chính sách nào để thúc đẩy khối doanh nghiệp xây dựng và phát triển hệ thống STI của Việt Nam? Bài nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng hoạt động STI trong doanh nghiệp và đưa ra nhận định, định hướng phát triển cho doanh nghiệp để thúc đẩy vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong hệ thống STI Việt Nam. 1. Thực trạng nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập Khoa học và Công nghệ thế giới Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, khi mà sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì nguồn nhân lực đóng vai trò ngày càng quan trọng. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đứng trước đòi hỏi phải bằng mọi cách chuyển từ lợi thế so sánh dựa trên lao động giá rẻ và nhờ cậy vào tài nguyên, môi trường sang lợi thế cạnh tranh chủ yếu dựa trên phát huy nguồn lực con người, dựa vào nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao. Theo kết quả từ cuộc khảo sát của Đề tài cấp Nhà nước mã số KX06.06/11-15 được triển khai với 208 phiếu dành cho các doanh nghiệp và cụ thể là 104 phiếu dành cho 104 doanh nghiệp, 104 phiếu dành cho các cá nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp cho thấy các cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật trong các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp có quy mô lớn đều chỉ chiếm dưới 40%. Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ, nhân lực KH&CN có tỷ lệ phần trăm cao nhất là 37.1%. Nhân lực khác chỉ chiếm Đ.T. Trường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2(2015) 33-41 4.4%, nhân viên hỗ trợ chiếm 17.4%. Đối với doanh nghiệp vừa thì tỷ lệ nhân lực kỹ thuật cao nhất với 36.4%, tiếp đến là nhân lực hỗ trợ với 29.5% và nhân lực khác vẫn thấp nhất với 6.8%. Doanh nghiệp lớn lại có cơ cấu khác hẳn 60 40 20 0 39.139.1 17.4 so với hai doanh nghiệp còn lại. Ở doanh nghiệp có quy mô lớn, nhân lực khác chiếm tỷ lệ cao nhất với 39.7%, nhân lực hỗ trợ và cán bộ nghiên cứu chiếm dưới 25% trong đó cán bộ kỹ thuật có tỷ lệ thấp nhất với 18.1%. 39.7 21.618.120.6 36.4 27.3 29.5 6.8 4.4 Doanh nghiệp nhỏ Cán bộ nghiên cứu 35 Doanh nghiệp vừa Cán bộ kỹ thuật Doanh nghiệp lớn Nhân viên hỗ trợ Khác Biểu đồ 1. Tỷ lệ phần trăm nhân sự theo nhiệm vụ trong hoạt động KH&CN của doanh nghiệp phân theo quy mô doanh nghiệp (tỷ lệ %). Nguồn: Số liệu khảo sát từ đề tài KX06.06/11-15 56%. Trong đó, thấp nhất là tỷ lệ nhân lực có chức danh phó giáo sư ở các doanh nghiệp đều dưới 6%, tiếp đến là trình độ tiến sỹ ở mức dưới 12%. Trình độ đại học có chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 55%. Như vậy, chúng ta có thể thấy cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật trong các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá thấp, không tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ về khoa học công nghệ và đổi mới cần trong doanh nghiệp. Xét theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên đều dưới 60 50 40 30 20 10 0 55.6 55.7 42.9 16.7 16.6 11.1 0 32.9 28.6 19.9 5.72.9 7.6 1.32.5 Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn Phó giáo sư Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Biểu đồ 2. Tỷ lệ nhân sự theo trình độ chuyên môn và chức danh phân theo quy mô doanh nghiệp (tỷ lệ %). Nguồn: Số liệu khảo sát từ đề tài KX06.06/11-15 36 Đ.T. Trường/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2 (2015) 33-41 Trong số 3 loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp vừa có tỷ lệ nhân lực có trình độ thạc sỹ cao nhất với tỷ lệ 42.9% và có tỷ lệ phó giáo sư cao nhất với 5.7%. Nhìn chung, trong điều kiện còn hạn chế của môi trường khoa học, đội ngũ nhân lực KH&CN trong các doanh nghiệp còn ít về số lượng và hạn chế về năng lực, chưa đáp ứng được yêu cầu về khoa học, công nghệ và đổi mới của doanh nghiệp. Việc phân bố nhân lực và cơ cấu trình độ chưa hợp lý theo quy mô các doanh nghiệp và tình trạng thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, các “kỹ sư trưởng”, “tổng công trình sư”, đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Phần lớn nhân lực KH&CN hiện đang tập trung làm việc ở khu vực nhà nước (viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý về KH&CN) còn trong khu vực tư nhân và doanh nghiệp tỷ lệ này còn rất thấp. Mối liên kết nghiên cứu và trao đổi, hợp tác trong các dự án nghiên cứu KH&CN giữa các doanh nghiệp và các đơn vị KH&CN khác còn ở mức hạn chế. Chỉ có một số doanh nghiệp chú trọng liên kết với các trường đại học, các viện nghiên cứu cùng lĩnh vực chuyên môn để thu hút, tuyển dụng lao động KH&CN và đặt hàng các dự án KH&CN như Công ty cổ phần khoáng sản 80 60 40 20 0 71.4 68.6 FECON liên kết với Viện Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Mỏ hay như Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông liên kết với Viện đào tạo quốc tế về Khoa học Vật liệu, Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ (Đại học Bách khoa Hà Nội),… 2. Đầu tư tài chính của doanh nghiệp cho các hoạt động Khoa học và Công nghệ Hàng năm, Việt Nam đầu tư cho KH&CN khoảng 2% trong tổng chi ngân sách, tương đương 0,5% GDP, nhưng hầu hết lại được phân chia cho các viện nghiên cứu, công ty, xí nghiệp do Nhà nước quản lý. Với các công ty cổ phần (vốn nhà nước dưới 50%) và doanh nghiệp tư nhân lại không được cấp kinh phí nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới. Theo số liệu Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trong cuốn sách “Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2013” thì doanh nghiệp Việt Nam chi 1.377.01 tỷ đồng cho hoạt động R&D, cao thứ hai sau các viện, trung tâm nghiên cứu (2.311.02 tỷ đồng). Nghiên cứu cơ bản 60 31.4 28.6 25.7 14.3 0 0 Dưới 20 Từ 20 - Trên 50 50 Nghiên cứu ứng dụng Triển khai thực nghiệm Biểu đồ 3. Ước tính chi phí của doanh nghiệp dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo mục trên trong năm 2013 (tỷ lệ %). Nguồn: Số liệu khảo sát từ đề tài KX06.06/11-15 Đ.T. Trường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2(2015) 33-41 Xét về mức độ chi cho từng loại hình hoạt động của hoạt động R&D (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm) thì doanh nghiệp có những mức chi là khác nhau. Có 31.4% doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát dành cho nghiên cứu cơ bản ở mức dưới 20% tổng chi. Phần lớn doanh nghiệp (khoảng 68.6%) dành 20% – 50% kinh phí cho nghiên cứu cơ bản và không có doanh nghiệp nào chi trên 50% ngân sách cho loại hình hoạt động này. Về nghiên cứu ứng dụng thì các doanh nghiệp dành mức chi cao hơn so với nghiên cứu cơ bản. Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát có 71.4% doanh nghiệp chi từ 20% – 50% kinh phí và có 28.6% doanh nghiệp chi trên 50% kinh phí cho hoạt động này. Xét về hoạt động triển khai thực nghiệm, khoảng 60% doanh nghiệp chi trên 50% cho hoạt động này. Điều này khác hẳn so với các viện nghiên cứu khi hầu hết các viện tập trung nguồn ngân sách cho nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu cơ bản. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trên 95% doanh nghiệp thuộc loại nhỏ và siêu nhỏ với nguồn lực hạn chế, nhất là về vốn, nên phần lớn các doanh nghiệp này tập trung vào việc đổi mới công nghệ hơn là các hoạt động R&D. Theo kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong giai đoạn từ 2007 đến 2010 thì xét trong tổng đầu tư cho hoạt động KHCN, tỷ trọng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu triển khai đã giảm mạnh từ 55,3% năm 2007 xuống chỉ còn 38,35% năm 2010. Trong khi đó, chi phí bình quân của mỗi doanh nghiệp cho việc đổi mới công nghệ đã không ngừng tăng lên cả 37 về giá trị và tỷ trọng. Nếu năm 2007, bình quân một doanh nghiệp chỉ đầu tư khoảng 712 triệu đồng, chiếm 33% tổng mức đầu tư cho KH&CN, thì đến năm 2010, mức chi phí cho đổi mới công nghệ đã tăng lên gấp 3 lần, đạt trên 2 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng mức đầu tư cho KH&CN của doanh nghiệp. Một điều rất đáng lưu ý là các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có đầu tư cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp. Tỷ lệ nguồn vốn của doanh nghiệp trong tổng nguồn vốn đầu tư cho KH&CN không chỉ chiếm tỷ lệ lớn mà còn có xu hướng ngày càng tăng lên, từ mức 75,89% năm 2007 lên đến 86,06% năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp từ nguồn vốn ngân sách ngày càng giảm, từ 15,06% năm 2007 xuống chỉ còn 8,48% năm 2010. Điều đáng suy nghĩ là toàn bộ các số liệu phân tích kể trên chỉ dựa trên số liệu được cung cấp bởi các doanh nghiệp tham gia trả lời về tình hình đầu tư cho KH&CN của doanh nghiệp, mà số doanh nghiệp này chỉ chiếm không đến 0,2% tổng số doanh nghiệp được khảo sát. (Năm 2007 số doanh nghiệp trả lời về KH&CN/Tổng số doanh nghiệp khảo sát là 271/155.771, năm 2010 là 509/290.767). Như vậy, còn khoảng 99,8% số doanh nghiệp khảo sát chưa quan tâm đến hoạt động KH&CN hoặc chưa đủ sức đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đầu tư vào các hoạt động R&D mới hoặc có cải tiến dựa trên công nghệ sẵn có trên thị trường. Xét về nguồn vốn dành riêng cho các hoạt động R&D tại các doanh nghiệp thì nguồn vốn mạo hiểm dành cho hoạt động đầy rủi ro này từ các quỹ là rất ít. 38 Đ.T. Trường/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2 (2015) 33-41 100 83.3 82.1 81.5 80 60 40 20 0 18.5 17.9 16.7 Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ vừa lớn Có Không Biểu đồ 4: Tỷ lệ doanh nghiệp nhận vốn đầu tư mạo hiểm theo quy mô (tỷ lệ %) Nguồn: Số liệu khảo sát từ đề tài KX06.06/11-15 Theo biểu đồ, chúng ta có thể thấy trên 80% các doanh nghiệp không nhận được vốn đầu tư mạo hiểm. Trong đó các doanh nghiệp nhỏ có tỷ lệ không nhận được vốn đầu tư nhiều nhất với 83.3%.Và nhóm doanh nghiệp lớn là nhóm nhận được vốn nhiều nhất trong 3 nhóm doanh nghiệp với 18.5%. Xem xét khía cạnh thị trường vốn mạo hiểm, thì tuy hiện tại số quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam khá nhiều khoảng 56 quỹ, và phân loại theo hình thức đầu tư: Đầu tư chủ yếu vào cổ phần tư nhân: 3 quỹ; đầu tư công nghệ cao và đầu tư mạo hiểm: 3 quỹ (Mekong Capital, IDGVV- IDG Venture VietNam, VinaCapital); Đầu tư vào bất động sản: 7 quỹ. Đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần và các khoản đầu tư cơ hội: 43 quỹ. Như vậy, tuy có khá nhiều quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam nhưng các quỹ mang tính chất đầu tư vốn mạo hiểm thì chiếm tỷ trọng rất thấp (3/56 quỹ). Cần phải thừa nhận rằng hầu hết nguồn vốn đầu tư mạo hiểm tại nước ta chưa thực sự hoạt động với đầy đủ chức năng vốn có của nó. 3. Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp Hiện nay, các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động điển hình như Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) với việc thành lập Viện nghiên cứu riêng, năm 2010, trích 10% lợi nhuận trước thuế cho Quỹ Phát triển KH&CN, tương đương với 2.500 tỷ đồng. Hay như, tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã phối hợp với Bộ KH&CN chế tạo các thế hệ giàn khoan mới, đáp ứng đòi hỏi của hoạt động khai thác dầu khí đặt ra [266: 2]. Tuy nhiên, xét trên một khía cạnh khác, hai doanh nghiệp kể trên đều là các doanh nghiệp lớn và là doanh nghiệp nhà nước nên tiềm lực để đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng KH&CN sẽ rất lớn, còn đa phần doanh nghiệp nước ta là vừa và nhỏ lại là doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên khả năng đầu tư là không có. Ở nước ta hiện nay, còn tới 95% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ lạc hậu từ 3-4 thế hệ so với thế giới và năng lực nghiên cứu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Đ.T. Trường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2(2015) 33-41 này còn rất hạn chế. Tình trạng công nghệ, thiết bị lạc hậu là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến việc lãng phí năng lượng, khiến doanh nghiệp phải tăng chi phí đầu tư. Bảng 5. Các hình thức doanh nghiệp sử dụng tư vấn về các vấn đề liên quan KH&CN và đổi mới Các hình thức tư vấn Tham gia hội thảo, tập huấn Tự nghiên cứu thông tin Thuê tư vấn Tuyển cán bộ có chuyên ngành Tổng Số lượng 4 % 7.1 17 32 3 30.3 57.1 5.5 56 100 Nguồn: Số liệu khảo sát từ đề tài KX06.06/11-15 39 Khi hỏi 104 cá nhân trong các doanh nghiệp có được tư vấn về chính sách liên quan đến khoa học công nghệ và đổi mới thì chỉ có 56 doanh nghiệp nhận được tư vấn chiếm gần 54%. Trong số đó thì có 32 doanh nghiệp thuê tư vấn chiếm 57.1% và 5.5% tương ứng 3 doanh nghiệp tuyển cán bộ chuyên ngành. Có tới 30.3% tương ứng 17 doanh nghiệp tự nghiên cứu thông tin chính sách và 7.1% tham gia hội thảo, tập huấn. Xét về hoạt động nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể nhận thấy rằng không phải doanh nghiệp KH&CN nào ở Việt Nam cũng đang thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, chỉ có khoảng 79% đang thực hiện hoạt động này. Không 21% Có 79% Biểu đồ 6. Tỷ lệ doanh nghiệp triển khai thực hiện hoạt động hoạt động nghiên cứu khoa học. Nguồn: Số liệu khảo sát từ đề tài KX06.06/11-15 Chỉ có một số ít doanh nghiệp thực sự làm được việc này, như vậy có nghĩa là đa số kết quả cải tiến sản phẩm/quy trình có được là nhờ doanh nghiệp Việt Nam cải tiến công nghệ sẵn có. Từ những hoạt động nghiên cứu và triển khai, trong năm 2013 các doanh nghiệp đạt được một số kết quả khá khả quan. Theo số liệu khảo sát, trên 50 % các doanh nghiệp đạt được kết quả “cải thiện hiệu quả quá trình sản xuất” (59.3%), “đưa ra các quy trình mới” (63%), “cải thiện chất lượng sản phẩm” (59.3%), “đưa sản phẩm mới ra thị trường “(60.6%) từ hoạt động R&D. Bên cạnh đó, kết quả đạt được từ hoạt động R&D là “được cấp bằng sáng chế” chỉ có 8% doanh nghiệp đạt được. Lý do được doanh nghiệp đưa ra là thủ tục đăng ký sáng chế mất thời gian, rườm rà và luật chưa chặt chẽ. Tóm lại, trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tự đổi mới bị hạn chế trong khi Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách hiệu quả. Hơn 40 Đ.T. Trường/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2 (2015) 33-41 nữa, sự gắn kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp còn rời rạc, nhỏ lẻ. Mặt khác, việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ tại nhiều doanh nghiệp chưa nghiêm túc, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra tại nhiều nơi. Điều này cũng gây rào cản cho việc thu hút đầu tư cho R&D tại Việt Nam và việc hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN trong thời điểm hiện nay. 100 100 100 74.3 74.3 80 60 40 25.7 14.3 20 11.4 0 0 0 0 0 0 Tự doanh Từ các Từ các Từ các nghiệp doanh viện trường tiến hành nghiệp nghiên đại học khác cứu Dưới 25 % Từ 25 - 75% Trên 75% Biểu đồ 7. Tỷ lệ các sản phẩm/quy trình mới mà doanh nghiệp đang triển khai trong năm 2013. Nguồn: Số liệu khảo sát từ đề tài KX06.06/11-15 Kết luận Phải nói rằng, KH&CN đã trở thành mục tiêu và phương tiện chính cho sự phát triển của một quốc gia. Tầm quan trọng của sự đổi mới và phát triển công nghệ đối với một nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng là không thể phủ nhận. Mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất ngày càng quan trọng đối với Việt Nam. Có thể thấy rõ từ kết quả điều tra rằng các doanh nghiệp chưa nhận thức được lợi ích của việc đầu tư công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ nhân lực KH&CN đến tài chính chi cho hoạt động KH&CN tại các doanh nghiệp đều ở mức yếu và thiếu. Do xác suất thất bại cao của hoạt động R&D và chi phí tốn kém, có thể sẽ có lợi hơn cho các doanh nghiệp khi tiếp nhận và cải tiến công nghệ sẵn có thay vì đầu tư vào R&D khi doanh nghiệp có thể tìm công nghệ phù hợp với điều kiện của mình, trong khi nhận chuyển giao bị giới hạn bởi trình độ công nghệ của doanh nghiệp. Và hơn nữa, nhiều trở ngại đang tồn tại có thể cản trở doanh nghiệp đầu tư ở mức thu lại được lợi ích thực sự. Doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều cơ hội và sự hỗ trợ từ môi trường kinh doanh cho các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới. Và đây thực sự là vấn đề cần được xem xét và nghiên cứu trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo [1] OECD, Propsed standard practice for survey of research and development – Fracasti Manual, Paris, 2002 [2] Nguyễn Hữu Khải, Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2007 Đ.T. Trường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2(2015) 33-41 41 Current Situation of STI System in Vietnam Enterprises Đào Thanh Trường VNU University of Social Sciences and Humanities, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hanoi, Vietnam Abstract: Science, technology and innovation (STI) has long been one of the most important factors to help enterprises enhance their internal capacity and give more competitive opportunities in domestic and foreign markets. Now, STI is both an opportunity but also a challenge for organizations in a complex changing world, especially, enterprises. However, it is a fact that the Vietnam enterprise’s STI system has not yet really been focused, only a very small part of large enterprises is used to invest budget for R & D. In long term, that will create disadvantages for Vietnam enterprises in the international integration process. Keywords: Science, technology and innovation system, research and development, enterprise.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.