THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ, ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP VÀ ĐẠI HỌC AN GIANG

pdf
Số trang THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ, ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP VÀ ĐẠI HỌC AN GIANG 8 Cỡ tệp THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ, ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP VÀ ĐẠI HỌC AN GIANG 302 KB Lượt tải THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ, ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP VÀ ĐẠI HỌC AN GIANG 0 Lượt đọc THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ, ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP VÀ ĐẠI HỌC AN GIANG 74
Đánh giá THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ, ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP VÀ ĐẠI HỌC AN GIANG
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tạp chí Khoa học 2011:19a 78-85 Trường Đại học Cần Thơ THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ, ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP VÀ ĐẠI HỌC AN GIANG Trần Văn Hiếu1 ABSTRACT Improving the quality of teaching and learning political theory subjects in universities today is a matter of urgency. To be able to correctly assess the situation, then find a solution, the article went to find out through social surveys at the three universities in the Mekong Delta: the Can Tho University, An Giang University and Dong Thap University. Since then the author has found that the weakness of the teaching and learning of the subject of political theory has many causes, but in which the teaching methods of teachers are important factors. Author proposes need to use active teaching methods in teaching the subject of political theory. However, the methodological innovation can not be separated with the renovation of facilities, how organized and renewal mechanisms and policies for teaching, in which benefits are important issues. Keywords: Improving the quality of teaching and learning - political theory subjects social surveys - teaching methods - use active teaching methods - facilities - benefits Title: Current status of teaching and learning the political theory subjects surveyed at Can Tho University, Dong Thap University An Giang University TÓM TẮT Nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị trong các trường đại học hiện nay là vấn đề cấp bách. Để có thể đánh giá đúng thực trạng, từ đó tìm ra giải pháp, bài viết đã đi tìm hiểu qua khảo sát, điều tra xã hội hội ở 3 trường đại học đồng bằng sông Cửu Long là: Trường Đại học Cần Thơ, đại học An Giang và đại học Đồng tháp. Từ đó tác giả đã nhận thấy rằng thực trạng yếu kém của việc dạy và học các môn Lý luận chính trị có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó phương pháp giảng dạy của giảng viên là nhân tố quan trọng. Tác giả kiến nghị cần phải sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp không thể tách rời với việc đổi mới phương tiện, cách thức tổ chức và đổi mới cơ chế chính sách đối với người dạy, trong đó vấn đề lợi ích là quan trọng. Từ khóa: Cải tiến chất lượng dạy và học, các môn Lý luận chính trị, Điềurtra xã hội học, Phương pháp giảng dạy, Phương pháp dạy học tích cực, Phương tiện, Lợi ích 1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Trong những năm qua, việc dạy và học các môn Lý luận chính trị ở các trường Đại học cả nước nói chung và đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) nói riêng có nhiều bất cập. Tuy vậy chưa đến nay chưa có một nghiên cứu nào nhằm đánh giá đúng thực trạng và đưa ra giải pháp khoa học nhằm cải thiện thực trạng nêu trên. Vì vậy, tác giả đề tài đã đi tìm hiểu đánh giá thực trạng, để từ đó đề ra giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng ở ĐBSCL. 1 Khoa khoa học chính trị, Trường Đại học Cần Thơ 78 Tạp chí Khoa học 2011:19a 78-85 Trường Đại học Cần Thơ 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ đề tài cấp bộ: “ Nghiên cứu phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở các trường đại học”, mã số B2009-15-140, chúng tôi đã tiến hành điều tra xã hội học trực tiếp từ sinh viên về thực trạng việc dạy và học các môn lý luận chính trị ở 03 trường đại học điển hình của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Đại học Cần Thơ, Đại học Đồng Tháp và Đại học An Giang vào thời điểm học kỳ I/2009 (09/2009) và xử lý bằng phần mềm Atatistic Package for Social Science (SPSS - phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và xử lý thống kê chuyên nghiệp, linh hoạt đa năng). 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả cụ thể như sau: Số phiếu phát ra: 2.000 phiếu, số phiếu hợp lệ thu vào là 1909 phiếu, trong đó: Số phiếu phát ra và thu vào cho các trường: Đại học Cần Thơ: 750 phiếu, thu vào 688 phiếu hợp lệ, Đại học Đồng Tháp: 650 phiếu, thu vào 650 phiếu hợp lệ, Đại học An Giang 600 phiếu thu vào 571 phiếu hợp lệ. Thứ nhất: Khi hỏi về “Thái độ của bạn như thế nào khi học các môn lý luận chính trị?”. Kết quả đạt được: tỉ lệ sinh viên cảm thấy hứng thú khi học các môn lý luận chính trị chiếm 25.7%, trong khi có 20.7% sinh viên có thái độ học đối phó; 8.3% sinh viên cảm thấy chán nản và có đến 45.3% sinh viên cho rằng khó đánh giá. Như vậy, thực trạng sinh viên có thái độ học thờ ơ, đối phó khi học các môn lý luận chính trị là vấn đề có thực, cần phải được xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc. 50.00% 40.00% 30.00% East West 20.00% North 10.00% 0.00% Hứng thú Học đối phó Chán nản Khó đánh giá Thứ hai: Khi hỏi “Bạn có thích học các môn lý luận chính trị không ?”, có đến 35.2% trả lời có thích và 26.0% trả lời là không thích; 34.7% trả lời là tùy ở từng môn học sẽ có thái độ khác nhau. Như vậy, với câu hỏi thứ hai, chúng ta xác định lại thái độ của sinh viên với các môn Lý luận chính trị, đó là sinh viên có thích học nhiều hơn là không thích học. Tuy nhiên, kết quả trên đây hoàn toàn không mâu thuẫn với thái độ học của sinh viên qua khảo sát bên trên. Bởi việc sinh viên thích học các môn học với thái độ học nó trên lớp học hoàn toàn khác nhau. Vấn đề cần đặt ra là vì sao sinh viên thích học các môn lý luận chính trị nhưng khi được học thì các em lại có thái độ nhàm chán? Phải chăng do phương pháp giảng dạy của giáo viên? Để trả lời câu hỏi trên đề tài tiến hành đưa ra câu hỏi thứ ba cho sinh viên. 79 Tạp chí Khoa học 2011:19a 78-85 Trường Đại học Cần Thơ 40% 35% 30% 25% East 20% West 15% North 10% 5% 0% Thích Không thích Tùy từng môn Không trả lời Thứ ba: “Vì sao bạn thích học các môn lý luận chính trị?”. Kết quả thu được như sau: 31.4% trả lời vì môn học bổ ích; 10.4% trả lời do phương pháp giảng dạy hấp dẫn của giảng viên. Đối với những trường hợp không thích học các môn lý luận chính trị, chúng tôi có đặt câu hỏi nguyên nhân và nhận được có 22.6% trả lời do nội dung môn học khô khan, trừu tượng; 66,2% do phương pháp dạy của giáo viên không hay; 7.8% do lớp học quá đông và 3.4% do sinh viên xác định đây không phải là môn học quan trọng. Trong đó, khi tìm hiểu tình hình học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên ở ba trường, kết quả cho thấy, thái độ của sinh viên ở các trường gần tương đồng với nhau trong việc học các môn Lý luận chính trị. Nếu như ở trường Đại học Đồng Tháp có 26.5% sinh viên có thái độ hứng thú với các môn lý luận chính trị, thì trường Đại học Cần Thơ là 25.6% và ở Đại học An Giang là 24.8%; và việc có thích học các môn lý luận chính trị ở Trường Đại học Đồng Tháp chiếm 38.8%, trong khi Trường Đại học Cần Thơ và Đại học An Giang lần lượt là 31.3% và 35.8%. Như vậy, tuy không có sự khác biệt lớn về thái độ học và việc thích học của sinh viên giữa các trường, xong, ta vẫn thấy phần nào trường Đại học Đồng Tháp có ưu thế hơn các trường khác trong việc dạy các môn học trên. So sánh về thái độ học của sinh viên ở ba trường khi học các môn lý luận chính trị Hung thu Hoc doi pho Chan nan Kho danh gia Group Total Thai do hoc 80 TRƯỜNG ĐH Cần Thơ ĐH Đồng Tháp Col % Count Col % Count 176 172 25.6% 26.5% ĐH An Giang Col % Count 142 24.8% TỔNG Col % Count 25.7% 490 19.2% 132 19.4% 126 24.1% 138 20.7% 396 9.6% 66 7.9% 51 7.3% 42 8.3% 159 45.6% 314 46.2% 300 43.7% 250 45.3% 864 100.0% 688 100.0% 649 100.0% 572 100.0% 1909 Tạp chí Khoa học 2011:19a 78-85 Trường Đại học Cần Thơ So sánh về việc có thích học các môn lý luận chính trị ở ba trường Đại học TRƯỜNG ĐH Cần Thơ Có Không ĐH Đồng Tháp Col % Count Col % 31.3% 215 38.8% 25.8% 177 27.2% Ban co Tùy từng thich 39.6% 272 môn hoc Không trả 23 3.3% lời 100.0% 687 Group Total TỔNG ĐH An Giang Col % Count Count Col % Count 251 35.8% 205 35.2% 176 25.0% 143 26.0% 671 496 29.2% 189 35.3% 202 34.8% 663 4.8% 31 3.8% 22 4.0% 76 100.0% 647 100.0% 572 100.0% 1906 Qua số liệu trên cho thấy, việc sinh viên không thích học các môn Lý luận chính trị, ngoài lý do nội dung khô khan, trừu tượng thì phương pháp giảng dạy của giáo viên là một trong những yếu tố tác động đến thái độ học tập của sinh viên đối với môn học. Vậy trong thời gian qua, giảng viên đã sử dụng phương pháp gì trong việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị ? Gỉang viên có thường xuyên sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực khi giảng dạy trên lớp không? Sau đây là số liệu thống kê giáo viên đã sử dụng các phương pháp trong giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đang khảo sát . Thứ tư: với câu hỏi “Ở trường bạn, giáo viên đã sử dụng phương pháp nào trong việc giảng dạy các môn lý luận chính trị?”. Kết quả như sau: giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình chiếm 69.8%1; phương pháp thảo luận trên lớp (xemina) 53.1% ; phương pháp thảo luận nhóm 50.2%; phương pháp thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử 47.8%; phương pháp nêu vấn đề 42.4%; giáo viên sử dụng tất cả các phương pháp chiếm 15.4%. 100.00% 80.00% 60.00% 40.00% East 20.00% West 0.00% North Thuyết Nêu Thảo Thảo Thuyết Tất cả trình vấn đề luận luận trình nhóm trên lớpkết hợp GDT Mức độ áp dụng phương pháp thuyết trình (phương pháp giảng dạy truyền thống) ở Trường Đại học Cần Thơ là: 72.2%, Đại học An Giang là 66.5%, trong khi Đại học Đồng Tháp là 62.9% 1 69.8/100% - tác giả cho giả thuyết ở mỗi phương pháp là 100%, tương tự phương pháp thảo luận trên lớp là 53.1/100% 81 Tạp chí Khoa học 2011:19a 78-85 Trường Đại học Cần Thơ ĐH Cần Thơ Col % Count Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Không trả lới Group Total Muc do ap dung pp thuyet trinh TRƯỜNG ĐH Đồng Tháp Col % Count ĐH An Giang Col % Count TỔNG Col % Count 72.2% 497 62.9% 407 66.5% 380 67.4% 1284 20.3% 140 29.1% 188 28.4% 162 25.7% 490 2.9% 20 3.6% 23 1.9% 11 2.8% 54 4.5% 31 4.5% 29 3.2% 18 4.1% 78 100.0% 688 100.0% 647 100.0% 571 100.0% 1906 Mức độ áp dụng các phương pháp tích cực ở các trường như sau: + Phương pháp nêu vấn đề: Trường Đại học Đồng Tháp chiếm 41.0%, Đại học An Giang chiếm 37.4%; Đại học Cần Thơ chiếm 25.4% + Phương pháp thảo luận nhóm: Trường Đại học An Giang chiếm 45.1%; Đại học Đồng Tháp chiếm 37.4%; Đại học Cần Thơ chiếm 37.4% + Phương pháp thảo luận trên lớp (xemina): Trường Đại học An Giang chiếm 46.7%, Đại học Đồng Tháp chiếm 32.7%, Đại học Cần Thơ chiếm 10.6%. + Phương pháp thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử: Trường Đại học Đồng Tháp chiếm 63.4%, Đại học An Giang chiếm 22.4%, Đại học Cần Thơ chiếm 16.4%. Từ những số liệu trên cho thấy, việc áp dụng các phương pháp tích cực trong giảng dạy đã có ảnh hưởng không nhỏ vào sự yêu thích và hứng thú trong học tập của sinh viên. Tuy nhiên, phương pháp nào giúp cho sinh viên tiếp thu bài tốt và có hiệu quả tốt nhất cũng là một trong những mục tiêu mà đề tài hướng đến nhằm đưa ra định hướng trong việc giảng dạy các môn lý luận chính trị. Do đó, câu hỏi thứ 5 sẽ trả lời điều này: Thứ năm: “Bạn thích giáo viên sử dụng phương pháp nào khi giảng dạy các môn lý luận chính trị?”. Kết quả như sau: 45.7% trả lời thích phương pháp thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử; 39.4% thích phương pháp thảo luận trên lớp (xemina); 36.0% thích phương pháp thảo luận nhóm; 29.9% thích phương pháp nêu vấn đề và 25.3% trả lời thích phương pháp thuyết trình; 2.8% thích tất cả phương pháp trên. Từ kết quả trên cho thấy, phương pháp giảng dạy tích cực đã được đông đảo sinh viên nhiệt tình ủng hộ ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình (phương pháp truyền thống) vẫn có sức hấp dẫn của nó, nếu như được giáo viên sử dụng đúng và phát huy được những ưu điểm của phương pháp này. Qua kết quả có đến 54.6% sinh viên cho rằng nếu giáo viên dụng tốt phương pháp thuyết trình thì sinh viên vẫn thích học các môn Lý luận chính trị. Vấn đề đặt ra là phải phát huy ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của phương pháp tích cực như thế nào để thu hút được nhiều sinh viên hơn. Để trả lời câu hỏi 82 Tạp chí Khoa học 2011:19a 78-85 Trường Đại học Cần Thơ trên chúng tôi đã đi tìm hiểu xem đâu là ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp trên nhìn từ góc độ của sinh viên để có sự điều chỉnh phù hợp. Thứ sáu: với câu hỏi “Những ưu điểm của phương pháp tích cực”? Chúng tôi đã nhận được sự trả lời như sau: phương pháp tích cực giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề trước đám đông chiến 79.3%; phương pháp giúp lớp sinh động chiếm 63.7%; giúp sinh viên khắc sâu kiến thức chiếm 50.0%; giúp sinh viên hiểu bài nhanh chiếm 34.5% và tất cả ưu điểm trên chiếm 10.1%. 80.00% 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% East West North Sinh động Khăc sâu Hiểu nhanhRèn kỹ năng Không TL KT Tất cả Đồng thời, khi hỏi “Những hạn chế của phương pháp tích cực?" Sinh viên trả lời như sau: phương pháp làm cho một số sinh viên ỷ lại vào người khác và thụ động chiếm 65.7%; phương pháp làm cho sinh viên chỉ hiểu rõ kiến thức do nhóm trình bày chiếm 45.1%; mất thời gian chiếm 26.6%, tất cả những hạn chế trên chiếm 3%. 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% East 30.00% West 20.00% North 10.00% 0.00% Hiểu 1 nội dung Ỷ lại Mất thời gian Không trả lời Tất cả Riêng phương pháp thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử được sinh viên nhận xét ưu khuyết điểm như sau: Ưu điểm: Sinh động, nhờ hình ảnh, âm thanh : 70.2%1, hứng thú học tập 43.7%, dễ tiếp thu bài: 38.9%, tất cả ưu điểm trên: 0.6%. 1 70.2%(70/100%) – tác giả lấy giả thuyết ở mỗi ưu điểm là 100% phiếu trả lời, tương tự ưu điểm “Hứng thú học tập” là 43.7/100% phiếu trả lời. 83 Tạp chí Khoa học 2011:19a 78-85 8000.00% 7000.00% 6000.00% 5000.00% 4000.00% 3000.00% 2000.00% 1000.00% 0.00% Trường Đại học Cần Thơ East West North Sinh Hứng thú Dể hiểu Không Không động cần động biết não Tất cả Hạn chế: thay đọc chép bằng chiếu chép: 40%, ghi chép nhiều: 22.2%, mệt mỏi: 18.9%, tất cả những hạn chế trên chiếm 0.5%, không biết 31.1%. 45.00% 40.00% 35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% East West North Chiếu chép Không biết Ghi nhiều Mệt mõi Tất cả 4 MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nhìn chung, mức độ áp dụng phương pháp truyền thống ở các trường trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị vẫn còn cao. Một số giáo viên ở các Trường khảo sát bước đầu có vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực nhưng chưa nhiều và hiệu quả thu được còn thấp. Từ những phân tích trên, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau đây: Một là, trong điều kiện hiện nay, không có một phương pháp nào là tối ưu trong việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị, mặc dù phương pháp giảng dạy tích cực có nhiều ưu thế, do đó trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần phải sử dụng nhiều phương pháp, phù hợp với từng môn học và đối tượng. Thậm chí trong một bài giảng, một chương cũng có thể sử dụng nhiều phương pháp. Trong thời đại kỹ thuật thông tin phát triển mạnh như hiện nay, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học các môn Lý luận chính trị là điều cần thiết và nên làm nếu giảng việc muốn nâng cao chất lượng môn học. Tuy nhiên, dù đổi mới thế nào, vai trò của người giảng viên cũng không thể thiếu. Hai là, đổi mới phương pháp phải gắn liền với đổi mới phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức lớp học. Yếu tố cần thiết để tiến hành dạy và học theo phương pháp tích cực đó là phải có đầy đủ thiết bị như máy chiếu, số lượng sinh viên hợp lý trên một phòng học… Do đó các trường cần phải đảm bảo trang bị đủ cho cán bộ và 84 Tạp chí Khoa học 2011:19a 78-85 Trường Đại học Cần Thơ sinh viên những yếu tố trên. Trong khi hiện nay, lớp học lý thuyết của các môn Lý luận chính trị rất hiếm lớp học có dưới 40 sinh viên, ngược lại lớp hơn 100 sinh viên thì rất nhiều, điều đó khó cho giáo viên áp dụng phương pháp tích cực vào trong giảng dạy. Ba là, đổi mới phương pháp phải gắn liền với đổi mới về cơ chế, chính sách. Thực tế cho thấy việc giảng viên ngại sử dụng các phương pháp dạy tích cực phải tốn mất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ, song nếu như các trường không có chính sách động viên, khuyến khích, ưu đãi gì thì giảng viên cũng rất ngại đổi mới. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống còn rất nhiều…nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần là do khách quan (cơ sở vật chất không đảm bảo…). Tuy nhiên, cũng phải kể đến nguyên nhân chủ quan đó là do chính giáo viên không tích cực đổi mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Gia Lưu, (2007) “Dạy và học các môn khoa học Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường ĐH, CĐ”, Báo Nhân Dân điện tử, Ngày 23 tháng 4. Huỳnh Văn Sơn (2005), “ Những giảng đường đọc chép”, Báo Tuổi trẻ, ngày 1 tháng 5. Trần Minh Trọng, (2005)“ Tìm hiểu phương pháp giảng dạy”, Báo Tuổi Trẻ ngày 30 tháng 11. Nguyễn Viết Thông (2007) “Giảng dạy các môn Khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bao giờ chấm dứt "đọc - chép"? Báo Hà Nội mới, Ngày 23 tháng 4. 85
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.