Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm tại tòa án

pdf
Số trang Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm tại tòa án 12 Cỡ tệp Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm tại tòa án 214 KB Lượt tải Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm tại tòa án 0 Lượt đọc Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm tại tòa án 85
Đánh giá Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm tại tòa án
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 12 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM TẠI TÕA ÁN Phan Thị Hồng Nguyễn Thị Lê Huyền Người phản biện:TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng Tóm tắt Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 đã có những sửa đổi đáng quan tâm nhƣ: điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng đã loại bỏ yếu tố lỗi, cấu trúc của chƣơng XX đã đƣợc xây dựng lại theo hƣớng sắp xếp logic hơn, điều luật đƣợc gọt dũa cô đọng, súc tích phản ánh quá trình luật hóa thực tiễn xét xử. Điều đó chứng minh rằng, thực tiễn xét xử tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đã có những đóng góp không nhỏ trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLDS 2015. Tuy nhiên, bên cạnh những bản án có giá trị nghiên cứu lập pháp vẫn còn tồn tại những trƣờng hợp Tòa án vận dụng chƣa đúng những quy định của BLDS dẫn đến việc giải quyết các tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm chƣa thực sự thuyết phục, chƣa bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Bài viết tập trung phân tích một số bản án đã đƣợc Tòa án giải quyết từ sau khi BLDS 2015 có hiệu lực nhằm làm rõ thực trạng giải quyết tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xét xử. Từ khóa: giải quyết tranh chấp, bồi thƣờng thiệt hại, tính mạng, sức khỏe, xâm phạm. Résumé Le Code civil 2015 a eu des modifications intéressantes sur la responsabilité pour dommages non contractuels telles que: les conditions qui donnent lieu à une indemnisation éliminant le facteur d'erreur; la reconstruction de la structure du chapitre XX vers un arrangement plus logique, les dispositions plus nette et concise reflètent la  ThS., GV khoa Luật dân sự, trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế. ThS., GV khoa Luật dân sự, trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế.  71 légifération du procès judiciaire. Cela prouve que, la résolution en pratique des litiges relatifs à l'indemnisation des dommages non contractuels a contribué de manière significative à la révision et l‟addition du Code civil de 2015. Cependant, outre les jugements à valeur de recherche législative, il existe encore des cas où la Cour n'applique pas correctement les dispositions du Code civil. Par conséquent, la résolution des litiges relatifs aux litiges de dommages - intérêts pour la violation de la vie humaine et de la santé n‟est pas vraiment convaincu, et pas encore protéger les droits légaux et les intérêts des parties. L'article se concentre sur l'analyse de plusieurs arrêts résolus par la Cour après l'entrée en vigueur du Code civil de 2015 afin de clarifier le statut du règlement des litiges de dommages - intérêts pour la violation de la vie humaine et de la santé. Sur cette base, l‟auteur propose des solutions pour améliorer l'efficacité des procès devant les tribunaux. Mots clés: résolution de litige, réparation des dommages, la vie humaine, la santé, infraction. 1. Đặt vấn đề Bồi thƣờng thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm là một loại trách nhiệm dân sự, trong đó chủ thể bị áp dụng những chế tài bất lợi về mặt vật chất khi có hành vi trái pháp luật hoặc để tài sản gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của chủ thể khác. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm do hành vi của con ngƣời gây ra hoặc do tài sản gây ra đều phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng. Bộ luật dân sự 2015 đã có những quy định cụ thể về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng tại Điều 584. Đây là lần đầu tiên BLDS có sự phân biệt rạch ròi giữa căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng do ngƣời gây ra và trách nhiệm bồi thƣờng do tài sản gây ra. Theo đó, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời gây ra đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 584 gồm ba căn cứ làm phát sinh: (1) Có thiệt hại xảy ra; (2) Có hành vi trái pháp luật; (3) Có mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra đƣợc quy định tại khoản 3 điều này với nội dung: trƣờng hợp 72 tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 269 điều này. Về nguyên tắc chung, khi có thiệt hại do ngƣời hay do tài sản gây ra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con ngƣời thì vấn đề trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đƣợc đặt ra và các căn cứ nêu trên sẽ đƣợc Tòa án vận dụng vào từng trƣờng hợp cụ thể để quyết định có phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng hay không và mức bồi thƣờng cụ thể nhƣ thế nào. Công việc tƣởng chừng rất đơn giản nhƣng khi vận dụng vào thực tiễn lại không hề đơn giản do nhiều nguyên nhân khác nhau: đánh giá không đúng các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng, nhầm lẫn giữa các loại trách nhiệm bồi thƣờng do ngƣời gây ra và do tài sản gây ra, xác định thiệt hại đƣợc bồi thƣờng mang tính chất chủ quan, định tính. 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp bồi thƣờng thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm Khi tính mạng, sức khỏe của một cá nhân bị xâm phạm thì đặt ra vấn đề trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm đã đƣợc đề cập đến từ lâu trong cổ luật Việt Nam không phân biệt do lỗi cố ý hay vô ý. Chẳng hạn, theo Điều 466 Bộ Quốc Triều hình luật: "đánh ngƣời gẫy răng, sứt tai mũi, chột một mắt, gẫy ngón chân, ngón tay, giập xƣơng, hay lấy nƣớc sôi lửa làm ngƣời bị thƣơng và rụng tóc, thì xử tội đồ làm khao đinh" 70 . Tƣơng tự, Điều 494: "ngƣời trông nom công dịch mà đánh ngƣời phục dịch đến chết, thì xử tội đồ, và phải phạt một nửa số tiền đền mạng"; theo Điều 497 "trong khi đánh nhau lỡ đánh nhầm phải ngƣời xung quanh bị thƣơng hay đến chết, thì xử nhẹ hơn tội đánh chết ngƣời một bậc".71 Bộ luật dân sự 2015 tại khoản 1 Điều 584 cũng quy định rõ: "ngƣời nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe (…) của ngƣời khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng". Tƣơng tự, tại khoản 3 Điều này: "trƣờng hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu tài sản phải bồi thƣờng". Nhƣ vậy, khi tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm bởi hành vi trái pháp luật của con ngƣời hoặc bởi tài sản mà có thiệt hại xảy ra thì phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng. Quy định nêu trên của BLDS 69 Khoản này quy định về các trƣờng hợp loại trừ trách nhiệm bồi thƣờng: ngƣời gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng trong trƣờng hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại. 70 Viện sử học Việt Nam, Nhà xuất bản tƣ pháp, Quốc triều hình luật, Hà Nội, 2013, tr 205. 71 Viện sử học Việt Nam, Tlđd, tr. 219, 220. 73 2015 đã phân biệt căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thành hai loại cụ thể: trách nhiệm bồi thƣờng do tài sản gây ra và trách nhiệm bồi thƣờng do ngƣời gây ra. Đối với trƣờng hợp tài sản gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho ngƣời khác, BLDS quy định trách nhiệm bồi thƣờng thuộc về chủ sở hữu, ngƣời chiếm hữu tài sản không phân biệt chiếm hữu hợp pháp hay bất hợp pháp. Vì vậy, đối với loại trách nhiệm bồi thƣờng này, khi phát sinh thiệt hại chỉ cần xác định tài sản gây thiệt hại đang thuộc sở hữu hoặc chiếm hữu của chủ thể nào để xác định trách nhiệm bồi thƣờng. Trƣờng hợp hành vi của con ngƣời gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho ngƣời khác khi xác định trách nhiệm bồi thƣờng cần phân tích đầy đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng tại khoản 1 Điều 584. Theo quy định này, có thể xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng gồm ba căn cứ sau đây: thứ nhất, có thiệt hại xảy ra; thứ hai, có hành vi trái pháp luật và thứ ba, có mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Về căn cứ thứ nhất, thiệt hại xảy ra trong trƣờng hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm là thiệt hại do nạn nhân chết hoặc tổn hại về sức khỏe. Vì vậy, sẽ phát sinh các chi phí về vật chất nhƣ tiền thuê xe cấp cứu, tiền nhập viện, thuốc men, chi phí nhằm phục hồi sức khỏe, chức năng bị mất, bị giảm sút, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút,….; trƣờng hợp tính mạng bị xâm phạm thì ngoài các khoản thiệt hại về sức khỏe nêu trên (nếu có), thiệt hại còn bao gồm chi phí mai táng, tiền cấp dƣỡng cho những ngƣời mà ngƣời bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dƣỡng trƣớc khi chết,…gọi chung là thiệt hại về vật chất. Ngoài những thiệt hại về vật chất kể trên, việc tính mạng, sức khỏe của cá nhân bị xâm phạm sẽ gây nên những tổn thất về tinh thần cho chính họ hoặc cho những ngƣời thân thích của họ, chính vì vậy, BLDS còn quy định bên gây thiệt hại còn phải bồi thƣờng khoản tiền nhằm bù đắp tổn thất về tinh thần cho ngƣời bị thiệt hại hoặc những ngƣời thân thích của ngƣời chết. Tuy nhiên, khi tính mạng, sức khỏe một ngƣời bị thiệt hại, để có căn cứ quyết định việc bồi thƣờng còn cần phải dựa vào hai căn cứ khác nữa là có hành vi trái pháp luật hay không và có mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi và thiệt hại hay không. Hành vi trái pháp luật của con ngƣời có thể thể hiện bằng hành động hoặc không hành động nhƣng phải thể hiện ra bên ngoài và cách xử sự đó là pháp luật không cho phép hoặc pháp luật yêu cầu mà chủ thể không thực hiện. Mọi suy nghĩ dù có tàn ác đến đâu nhƣng không thể hiện ra hành vi thì không bị coi là hành vi trái pháp luật. Hành vi trái 74 pháp luật và hậu quả cá nhân chết/ bị thiệt hại về sức khỏe phải có mối quan hệ với nhau trên cơ sở cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả của phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lê nin. Theo nguyên lý này, nguyên nhân chỉ sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tƣợng hoặc giữa các mặt trong một sự vật, hiện tƣợng dẫn đến những biến đổi nhất định. Kết quả chỉ sự biến đổi do sự tác động giữa các sự vật, hiện tƣợng hay giữ các mặt trong một sự vật, hiện tƣợng với nhau. Điều đó có nghĩa rằng, về mặt thời gian nguyên nhân là hành vi trái pháp luật phải có trƣớc, kết quả là tính mạng, sức khỏe bị thiệt hại có sau. Hành vi là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại và thiệt hại là kết quả do hành vi gây nên. Nếu đáp ứng đủ ba căn cứ kể trên thì phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại mà không cần xem xét yếu tố lỗi của ngƣời gây ra thiệt hại. Việc xem xét lỗi chỉ có ý nghĩa trong trƣờng hợp có nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại hoặc trong trƣờng hợp bên gây ra thiệt hại xin giảm mức bồi thƣờng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn72. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử của Tòa án nhiều trƣờng hợp vẫn chƣa đánh giá đầy đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng hoạt động xét xử và chƣa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đƣơng sự. Một số vụ việc đƣợc viện dẫn sau đây là những ví dụ cụ thể. Vụ việc thứ nhất xảy ra vào năm 2016 đƣợc Tòa án nhân dân huyện V tỉnh Hà Giang xét xử sơ thẩm vào ngày 18/6/2018 và Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang xử phúc thẩm vào ngày 22/10/201873, Tòa án áp dụng BLDS 2015 để giải quyết. Nội dung vụ việc có thể tóm lƣợc nhƣ sau: Vào ngày 03/4/2016, anh Nông Văn L điều khiển xe mô tô mang biển kiểm soát 23D1-020.38 đi ăn đám cƣới về đến đoạn Km18 cổng nghĩa trang liệt sĩ huyện V thì va chạm với xe ô tô của anh Phùng Đình H2 khi đó đang xi nhan rẽ trái tại đoạn đƣờng đƣợc phép quay đầu để quay đầu xe. Khi xe sang đƣờng thì xe mô tô của anh L đâm vào xe ô tô anh H2 khiến xe mô tô va vào dƣới gầm xe anh H2 còn anh L bị văng ra ngoài đƣờng. Sau khi sự việc xảy ra, anh H2 xuống xe hô hoán mọi ngƣời đƣa anh L đi cấp cứu. Do bị thƣơng quá nặng, anh L đã tử vong, anh 72 Bộ luật dân sự quy định: Trƣờng hợp nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại thì những ngƣời đó phải liên đới bồi thƣờng chi ngƣời bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thƣờng của từng ngƣời đƣợc xác định tƣơng ứng với mức độ lỗi của mỗi ngƣời (Điều 587). Ngƣời chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại có thể đƣợc giảm mức bồi thƣờng nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình (khoản 2 Điều 585). 73 http://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta173619t1cvn/chi-tiet-ban-an, Bản án số 16/2018/DS-PT của TAND tỉnh Hà Giang "Vv đòi bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng", cập nhật lần cuối ngày 19/5/2019. 75 H2 sợ hãi bỏ trốn. Đến ngày 04/4/2016, anh H2 ra công an huyện V trình báo sự việc và đã tự nguyện hỗ trợ gia đình nạn nhân 10 triệu đồng để mai táng cho anh L. Theo kết luận của công an huyện V tại bản Thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm số 17 ngày 09/9/2016 thì anh Nông Văn L điều khiển xe mô tô trong tình trạng hơi thở có nồng độ cồn 0,599mg/lít khí thở, không chú ý quan sát khi phía trƣớc có xe ô tô đi cùng chiều đang quay đầu, vƣợt ẩu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ tai nạn. Tại Bản án số 02/2018/DS-ST ngày 18/6/2018, Tòa án nhân dân huyện V đã áp dụng BLDS 2015, xử chấp nhận đơn yêu khởi kiện về việc "đòi bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng bị xâm phạm do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra" của chị H1 (vợ anh L), buộc anh H2 chịu trách nhiệm bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại về vật chất và tinh thần cho gia đình chị H1. Bản án sau đó bị kháng cáo, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã xét xử theo thủ tục phúc thẩm và nhận định: "trong vụ án này tai nạn giao thông xảy ra thuộc trƣờng hợp cả hai bên cùng có lỗi gián tiếp" và xác định anh Phùng Đình H2 có lỗi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là vi phạm khoản 17 Điều 8 Luật giao thông đƣờng bộ. Tòa án cũng đã căn cứ khoản 3 Điều 601 BLDS nhận định trƣờng hợp này thuộc loại trách nhiệm bồi thƣờng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Vì vậy, Tòa án quyết định chấp nhận một phần yêu cầu của chị H1, buộc anh H2 bồi thƣờng ½ thiệt hại cho gia đình anh L. Trong vụ việc này, Tòa án hai cấp chƣa đánh giá đầy đủ các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng. Đặc biệt, chƣa làm rõ đƣợc mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Đây là căn cứ quan trọng nhất ảnh hƣởng đến quyết định của Tòa án vì nó kết luận có phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng hay không và bồi thƣờng ở mức độ nào. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Tòa án đã thiếu sót trong việc đánh giá chứng cứ. Thứ nhất, Tòa án cấp sơ thẩm đã bỏ qua kết luận của cơ quan công an huyện V kết luận về nguyên nhân dẫn đến tai nạn để tuyên anh H2 hoàn toàn có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và phải bồi thƣờng, Tòa án cấp phúc thẩm có đánh giá chứng cứ này nhƣng lại cho rằng thiệt hại bị gây ra thuộc trƣờng hợp lỗi hỗn hợp. Thứ hai, Tòa án đánh giá sai hành vi của anh H2 sau khi tai nạn xảy ra. Hành vi bỏ trốn của anh H2 xảy ra sau khi có thiệt hại nên không có mối quan hệ nhân – quả với thiệt hại xảy ra. Mặt khác, sau khi tai nạn xảy ra, anh H2 đã hô hoán mọi ngƣời 76 đƣa nạn nhân đi cấp cứu, sau khi biết anh L chết thì anh H2 mới bỏ trốn cho nên hành vi này không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh L và cái chết của anh L cũng không phải là kết quả do hành vi này gây ra. Nếu xét về mặt thời gian, hành vi xuất hiện sau khi có thiệt hại xảy ra nên không đáp ứng nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả. Chƣa kể đến việc Tòa án cho rằng đây là hành vi trái pháp luật, vi phạm quy định tại khoản 17 Điều 8 Luật giao thông đƣờng bộ. Luật này quy định hành vi bị cấm là bỏ trốn sau khi "gây" tai nạn nhƣng anh H2 không "gây" tai nạn theo kết luận của công an huyện V. Phán quyết của Tòa án hai cấp tỉnh Hà Giang đã xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của anh H2. Xét ở một góc độ khác, theo quy định của BLDS 2015 thì thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đƣợc nhà làm luật xây dựng theo hƣớng xác định là trách nhiệm bồi thƣờng do tài sản gây ra. Tuy nhiên, cách hƣớng dẫn trong Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP74 của Tòa án nhân dân tối cao lại nhập nhằng giữa thiệt hại do nguồn nguy hiểm tự thân vận động gây ra và thiệt hại do hành vi con ngƣời gây ra có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ75. Điều này tác động không nhỏ tới quá trình giải quyết tranh chấp của Tòa án cấp dƣới, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Bởi vì, nếu đồng nhất thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ tự thân vận động gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi con ngƣời sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra sẽ áp dụng không chính xác căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng tại khoản 1 và khoản 3 Điều 584 BLDS 2015. Tất cả thiệt hại bị gây ra bởi hành vi của con ngƣời đều phải đƣợc xác định thuộc trách nhiệm bồi thƣờng do ngƣời gây ra quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015. Trên cơ sở đó, cần phải phân tích đầy đủ ba căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng quy định tại khoản này để có cơ sở kết luận phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng hay không và trách nhiệm bồi thƣờng ở mức độ nào. Một vụ việc khác xảy ra vào năm 2016 đƣợc Tòa án nhân dân huyện B tỉnh Bình Dƣơng xét xử sơ thẩm vào năm 2018 và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dƣơng xét xử 74 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. 75 Chẳng hạn, một ví dụ mà Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP đƣa ra để minh họa khi hƣớng dẫn về việc xác định ai là ngƣời chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ: "A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt: nếu B chỉ đƣợc A thuê lái ô tô và đƣợc trả tiền công, có nghĩa B không phải là ngƣời chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sủ dụng; do đó, A phải bồi thƣờng thiệt hại". Ví dụ này đã đồng nhất giữa việc thiệt hại bị gây ra do chính nguồn nguy hiểm cao độ (xe ô tô) và thiệt hại do hành vi con ngƣời sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 77 phúc thẩm vào tháng 4/2019. Tòa án cấp sơ thẩm đánh giá chƣa đầy đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng, Tòa án cấp phúc thẩm nhận định Tòa sơ thẩm giải quyết nhƣ vậy chƣa đúng với quy định của BLDS 2015 nhƣng do đƣơng sự không kháng cáo nội dung này nên Tòa phúc thẩm không xem xét. Tuy nhiên, Tòa này cũng không yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm. Nội dung vụ việc thứ hai có thể tóm lƣợc nhƣ sau: Trong quá trình thi hành án dân sự của một bản án đã đƣợc Tòa án xét xử trƣớc đó, giữa bên đƣợc thi hành án là ông P và ngƣời phải thi hành án là bà A đã xảy ra cãi vã và xô xát. Ông P và con ông P là C2 bị công an huyện B xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây thƣơng tích cho bà A. Quá trình giằng co, bà A cũng có hành vi dùng cây củi đánh C2 nhƣng không trúng, nắm tóc, cào xé nhau và cả hai bên đều có thƣơng tích. Kết luận giám định pháp y xác định thƣơng tật của bà A là 02%, thiệt hại này có một phần lỗi của bà A. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định buộc ông P và C2 phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thƣờng cho bà A số tiền 10.590.859 đồng, không tính thiệt hại về tinh thần do cả hai bên cùng có lỗi và thiệt hại không nghiêm trọng. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định trƣờng hợp thiệt hại nêu trên bị gây ra có lỗi hỗn hợp nhƣng do bị đơn không kháng cáo nên không xem xét, tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm.76 Trong vụ việc thứ hai này, thiệt hại bị gây ra có mối quan hệ nhân – quả với hai hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật của ông P và C2 là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại cho bà A nhƣng hành vi của bà A dùng cây củi đánh tuy không trúng, nắm tóc, cào xé cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thiệt hại cho bà A. Đặc biệt, kết luận giám định pháp y cũng chỉ rõ trong tỉ lệ thƣơng tật 02% cũng có một phần lỗi của bà A. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm đã không đánh giá đầy đủ mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi và thiệt hại nên chỉ buộc ông P và C2 liên đới bồi thƣờng cho bà A mà không buộc bà A phải chịu một phần trách nhiệm là thiếu sót trong đánh giá chứng cứ, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của ông P và C2. Bên cạnh đó, Tòa án cấp sơ thẩm xác định bà A có bị thiệt hại về sức khỏe và đƣợc bồi thƣờng nhƣng lại không tính thiệt hại về tinh thần cho bà A, quan điểm này cũng đƣợc Tòa án cấp phúc thẩm đồng tình là hoàn toàn không phù hợp với quy định 76 https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta278178t1cvn/chi-tiet-ban-an, Bản án số 80/2019/DS-PT ngày 26/4/2019 của TAND tỉnh Bình Dƣơng "Vv tranh chấp bồi thƣờng thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm", cập nhật lần cuối vào 19/5/2019. 78 của BLDS và hƣớng dẫn tại nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP: "trong mọi trƣờng hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, ngƣời bị thiệt hại đƣợc bồi thƣờng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần"77. Thực tế không hiếm trƣờng hợp, Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận hƣớng xử lý tƣơng tự nhƣ trên của Tòa sơ thẩm. Chẳng hạn, theo một Bản án, Tòa phúc thẩm đã nhận định: "Riêng về tổn thất tinh thần, chị L yêu cầu bồi thƣờng 7.000.000 đồng, Tòa sơ thẩm không chấp nhận là không đúng quy định của pháp luật. Với lý do thƣơng tích do tai nạn gây ra là gãy cổ tay kín, không ảnh hƣởng đến thẩm mỹ, không bị bạn bè xa lánh, không bị mất hoặc giảm sút uy tín. Trong khi luật không đặt ra các điều kiện để có tổn thất tinh thần nhƣ Tòa sơ thẩm đã liệt kê. Vì vậy cần phải buộc chị D bồi thƣờng một khoản tiền tổn thất tinh thần cho chị L là phù hợp."78 Những trƣờng hợp quyết định nhƣ Tòa sơ thẩm nêu trên có lẽ nguyên nhân xuất phát từ việc vẫn còn "dƣ âm" của hƣớng dẫn trong Nghị quyết số 01/2004/NQHĐTP khi áp dụng BLDS 1995. 3. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả xét xử Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong thời gian qua đã góp phần tích cực trong hoạt động xét xử của Tòa án. Trong quá trình xét xử, các Tòa án đã thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc độc lập xét xử và nguyên tắc suy đoán vô tội; các phán quyết của Tòa án bảo đảm đúng pháp luật, bảo vệ công lý, quyền con ngƣời, quyền công dân79. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi của Tòa án giảm dần qua các năm (năm 2016 là 1,3%; năm 2017 là 1,2% và năm 2018 là 1,14%), đáp ứng đƣợc yêu cầu của Quốc hội; chất lƣợng xét xử đƣợc bảo đảm80. Tuy nhiên, nhƣ đã trình bày, bên cạnh đó còn có một số trƣờng hợp cần rút kinh nghiệm về mặt thực tiễn cũng nhƣ cần có sự điều chỉnh về văn bản để hoạt động xét xử đảm bảo tốt hơn nữa. Trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp bồi thƣờng thiệt hại do tính mạng, sức 77 Tiểu mục 1.5 mục 1 phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. 78 https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta273241t1cvn/chi-tiet-ban-an, Bản án số 69/2019/DS-PT của TAND tỉnh Kiên Giang ngày 24/4/2019 "Vv tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại sức khỏe, tài sản bị xâm phạm", cập nhật lần cuối vào ngày 19/5/2019. 79 https://congly.vn/hoat-dong-toa-an/tieu-diem/tand-thuc-hien-co-hieu-qua-cac-giai-phap-dot-pha-hoan-thanhtot-nhiem-vu-duoc-giao-240108.html, cập nhật lần cuối ngày 18/5/2019. 80 https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-chi-dao-dieu-hanh?dDocName=TAND058690, Tòa án nhân dân Tối cao, Báo cáo tóm tắt công tác Tòa án từ đầu nhiệm kỳ đến nay và năm 2018 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, cập nhật lần cuối ngày 18/5/2019. 79 khỏe bị xâm phạm, tác giả mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau đây nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án các cấp: Thứ nhất, khi giải quyết tranh chấp bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm nói riêng, Tòa án cần tuân thủ triệt để nguyên tắc đánh giá đầy đủ các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng. Đảm bảo đáp ứng đủ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng mới phải chịu trách nhiệm. Trƣờng hợp thiệt hại do nhiều hành vi gây ra cần phân biệt nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, vận dụng triệt để nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả trong đánh giá chứng cứ để có phán quyết phù hợp với thiệt hại do mỗi hành vi gây ra. Thứ hai, Tòa án cần xác định trƣờng hợp vụ việc đƣợc thụ lý giải quyết thuộc loại trách nhiệm bồi thƣờng do ngƣời gây ra hay do tài sản gây ra để có cơ sở áp dụng đúng căn cứ pháp lý. Tránh nhầm lẫn giữa các loại trách nhiệm bồi thƣờng dẫn đến quá trình áp dụng pháp luật không có căn cứ, nhận định trong bản án thiếu tính thuyết phục. Thứ ba, việc xác định các loại thiệt hại về vật chất và tinh thần cần tuân thủ quy định của BLDS và hƣớng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Đặc biệt, thiệt hại về tinh thần trong mọi trƣờng hợp khi tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm thì bên bị thiệt hại đều đƣợc bồi thƣờng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thƣờng tùy thuộc vào mức độ tổn thất tinh thần trong từng trƣờng hợp và phụ thuộc vào các chứng cứ mà đƣơng sự cung cấp cũng nhƣ Tòa án thu thập đƣợc, ví dụ: vị trí của ngƣời bị thiệt hại trong gia đình và xã hội, nghề nghiệp họ đang làm, thiệt hại nặng hay nhẹ,…để có cơ sở quyết định mức bồi thƣờng về tinh thần. Thứ tƣ, khi có điều kiện, Tòa án nhân dân Tối cao cần ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 03/2006 vì văn bản này hƣớng dẫn cho BLDS 2005. Phần trích yếu của Nghị quyết rõ ràng không còn phù hợp kể từ thời điểm BLDS 2015 có hiệu lực. Hơn nữa, tại Phần III hƣớng dẫn về bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã gây nhầm lẫn trong quá trình áp dụng. Một số ví dụ mà Nghị quyết dùng để minh họa trong quá trình hƣớng dẫn đã đồng nhất thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi con ngƣời sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Điều này đã không còn phù hợp với tinh thần của BLDS 2015. Trong 80
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.