THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN TRUYỀN

pdf
Số trang THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN TRUYỀN 14 Cỡ tệp THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN TRUYỀN 288 KB Lượt tải THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN TRUYỀN 0 Lượt đọc THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN TRUYỀN 1
Đánh giá THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN TRUYỀN
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 14 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN TRUYỀN MÁU Ở NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020 I. MỞ ĐẦU Hơn mười năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và sự nỗ lực của ngành Huyết học - Truyền máu, công tác An toàn truyền máu đã được đẩy mạnh. Tuy nhiên vấn đề này còn nhiều bất cập. An toàn truyền máu không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật mà còn liên quan nhiều đến xã hội - xã hội cung cấp nguồn người cho máu an toàn hay không? Việc này còn lệ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Để giảm tác động của đại dịch HIV/AIDS trong cộng đồng, đảm bảo An toàn truyền máu đòi hỏi phải có Chiến lược quốc gia với sự tham gia của các ngành, các cấp và toàn xã hội. Ngày 17/03/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 36/2004/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam và tầm nhìn 2020 ngày 27/07/2004 Bộ trưởng Bộ Y tế có Quyết định số 2538/QĐ BYT về phân công xây dựng chương trình hành động của Chiến lược này - Vấn đề ATTM được đưa vào chương trình hành động số 5 và số 8. 1 II.CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN TRUYỀN MÁU TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020. A. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam. 1. Trên thế giới: Nhiều nước trên thế giới, cuộc vận động toàn dân cho máu không lấy tiền đã giành thắng lợi. Năm 1948, sau hội nghị chữ thập đỏ lần thứ 17 ở Stockhom - Thuỵ Điển cuộc vận động toàn dân cho máu không lấy tiền đã được triển khai khắp hành tinh. Hơn 140 nước trên thế giới đã và đang, thực hiện mục tiêu quốc gia về truyền máu. Gần đây, Trung Quốc do tình hình nhiễm HIV/AIDS gia tăng, An toàn truyền máu bị đe doạ nên tháng 1 năm 1998 Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Luật Hiến máu. Trong luật này nêu rõ trách nhiệm của cơ quan chính quyền các cấp trong việc hướng dẫn tuyên truyền và vận động những người khoẻ mạnh phải có nghĩa vụ cho máu, khi bản thân ốm đau cần máu những người khác cho máu để cứu mình. Về An toàn truyền máu, các nước tiến tiến và các nước trong khu vực đã áp dụng kỹ thuật hiện đại để sàng lọc các bệnh nhiễm trùng qua con đường truyền máu, do đó An toàn Truyền máu được đảm bảo. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng đặc biệt là HIV vẫn còn rất lớn, họ luôn phải đối đầu với nguy cơ này như tình hình nhiễm HIV do truyền máu và các chế phẩm máu ở Pháp, Nhật Bản, Cộng hoà liên bang Đức và gần đây là ở Malaysia có 05 phụ nữ bị nhiễm HIV do truyền 2 máu, họ đòi Chính phủ phải bồi thường 26 triệu USD (báo Hà Nội mới ngày 23/05/2000) và nhiều quốc gia khác như châu Phi cũng xảy ra nhiều trường hợp tương tự. Chính vì bức xúc này ngày 07/04/2000 tổ chức y tế thế giới (WHO) lấy ngày này làm ngày "An toàn truyền máu toàn thế giới - an toàn truyền máu bắt đầu từ tôi, từ anh và từ chúng ta" 2. Việt Nam: Với số dân trên 80 triệu người, nhu cầu máu cho điều trị, cấp cứu đề phòng các thảm hoạ rất lớn, theo WHO hàng năm chúng ta cần khoảng 400.000 lít máu (2% dân số), hay 1.600.000 đơn vị máu (1 đơn vị = 250ml). Năm 2003 cả nước chúng ta mới thu khoảng 82.000 lít máu (328.000 đơn vị máu) đạt 20,3% nhu cầu đòi hỏi. Trong đó chỉ có 36,97 % là người cho máu tình nguyện (tình nguyện còn nhận tiền bồi dưỡng) còn 63% là người chuyên đi bán máu. Tiềm ẩn của lây nhiễm HIV còn rất lớn vì ở nơi nào còn có mua và bán máu thì ở đó an toàn truyền máu vẫn còn bị đe doạ. Thực trạng về An toàn truyến máu ở nước ta vẫn là vấn đề bức xúc hiện nay. Các kỹ thuật sàng lọc bằng huyết thanh chưa bảo đảm An toàn, đang ở mức độ thô sơ; Nhiều cơ sở truyền máu còn dùng kỹ thuật ngưng kết, kít nhanh để xét nghiệm sàng lọc máu (HIV). Trong khi đó nhiều nước trên thế giới đã sử dụng kít HIV hỗn hợp cả kháng nguyên và kháng thể (Ag/Ab) và kỹ thuật PCR, NAT để xét nghiệm sàng lọc máu. Do vậy chất lượng máu và An toàn truyền máu là điều hết sức bức xúc. Tình 3 trạng nhiễm HIV do truyền máu đã xảy ra, đã có hàng trăm người đi cho máu nhiễm HIV đã được xét nghiệm sàng lọc phát hiện, nguy cơ lây nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ huyết thanh còn rất cao. Truyền máu toàn phần là chủ yếu (>90% ở hầu hết các tỉnh) vừa lãng phí, vừa không an toàn. Hệ thống truyền máu lâm sàng chưa được xây dựng nên việc theo dõi và hướng dẫn sử dụng máu còn rất lạc hậu. Trước tình hình này nếu không được quan tâm đầu tư cả vật chất, trang thiết bị, đầu tư về trí tuệ một cách đúng mức thì nguy cơ nhiễm HIV/AIDS và các bệnh nhiễm trùng qua con đường truyền máu sẽ rất lớn. Bên cạnh việc thiếu kinh phí đầu tư trang thiết bị, thiếu đồng bộ, số cơ sở lấy máu ở nước ta còn quá nhiều, cả nước có 64 tỉnh thành phố (có tới 83 cơ sở thu gom máu cấp tỉnh), có tới ≥ 442 điểm lấy máu cấp quận huyện. Sự phân tán và manh mún này đang cản trở việc sử dụng các thiết bị mới và hiện đại. Từ những lý do trên việc xây dựng chương trình ATTM là một vấn đề cấp bách, góp phần nâng cao chất luợng khám chữa bệnh cho nhân dân; Thực hiện nghiêm chỉnh quyết định của Thủ tướng chính phủ về chiến lược qua phòng chống HIV/ AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. B. Công tác an toàn truyền máu. 1. Tầm quan trọng. Như phần trên đã nêu, An toàn truyền máu bao gồm. 4 a/ Nguồn người cho máu: Tiến tới xoá bỏ việc mua bán máu. Theo quyết định số 198/QĐ - TTg ngày 28/12/2001 phải đạt 50% cho máu không lấy tiền vào năm 2005 và 70% vào năm 2010. b/ Đảm bảo tốt công tác thu gom sàng lọc máu (tại đơn vị máu) thu gom 100% đơn vị máu được làm xét nghiệm HIV ( kể cả cấp cứu) và các xét nghiệm khác HBV, HCV, giang mai, sốt rét. Các nơi có điều kiện làm những xét nghiệm khác như nhóm Rh, kháng thể bất thường, ALT ... c/ Điều chế các sản phẩm máu. d/ Thực hiện truyền máu từng phần, bệnh nhân thiếu gì truyền nấy, không cần không truyền - chỉ định truyền máu đúng. g/ Phát triển kỹ thuật phát máu an toàn. h/ Lưu trữ, bảo quản, phân phối máu và chế phẩm máu an toàn. 2. Mạng lưới truyền máu. Đến năm 2010 tiến tới cả nước chỉ có 16 trung tâm truyền máu khu vực. Hiện nay dự án vay vốn ngân hàng thế giới xây dựng 4 TTTM khu vực (Hà Nội, Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Cần Thơ). Dự án này bao phủ 21 tỉnh thành phố, phục vụ 29 triệu dân. Còn lại 43 tỉnh, thanh phố sẽ sắp xếp lại để có 12 TTTM khu vực. Hệ thống truyền máu Việt Nam sẽ tập trung, dần từng bước hiện đại hoá, thực hiện tốt chức năng ngân hàng máu - đảm bảo an toàn truyền máu. 5 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG MÁU QUỐC GIA BỘ Y TẾ VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TW TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU KHU VỰC HÀ NỘI (HÀ NỘI + 4 TỈNH) TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU KHU VỰC HUẾ (HUẾ + 4 TỈNH THÀNH PHỐ TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU KHU VỰC CHỢ RẪY (BV. CHỢ RẪY + 5 TỈNH) TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU KHU VỰC CẦN THƠ (TP. CẦN THƠ + 5 TỈNH) 43 TỈNH CÒN LẠI NGOÀI DỰ ÁN WB Các trung tâm y tế quận, huyện của 21 tỉnh thành phố trong Các Trung tâm Y tế diện bao phủ dự án TTTM khu vực (WB). quận, huyện của 43 tỉnh ngoài Dự án. 6 Ghi chú: TTTM KV Hà Nội trực thuộc Viện HH - TM TW SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TRUYỀN MÁU QUỐC GIA BAN CHỈ ĐẠO VẬN ĐỘNG HMNĐ BỘ Y TẾ VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TW HỆ THỐNG TRUYỀN MÁU BỆNH VIỆN KHOA LÂM SÀNG KHOA XÉT NGHIỆM HH - TM NGÂN HÀNG MÁU     Thu gom máu. Xét nghiệm sàng lọc máu. điều chế sản phẩm máu. Bảo quản phõn phối mỏu và chế phẩm mỏu 7 3.Đội ngũ cán bộ. Chuyên ngành Huyết học - Truyền máu trong toàn quốc số lượng cán bộ đông đảo. Tuy nhiên nhiều GS, PGS, TS có kinh nghiệm theo chế độ đã và đang dần nghỉ công tác quản lý và chuyên môn. Ngành Huyết học - Truyền máu phải có kế hoạch đào tạo: - Bác sỹ chuyên khoa Huyết học - Truyền máu (BS ngân hàng máu, BS huyết học truyền máu bệnh viện). - Kỹ thuật viên chuyên khoa Huyết học - Truyền máu. - Y tá điều dưỡng chuyên khoa Huyết học - Truyền máu. Viện Huyết học - Truyền máu TW có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Bộ Các trường Đại học, trung cấp và kỹ thuật trong cả nước có kế hoạch đào tạo chuyên khoa huyết học truyền máu từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 để đảm nhận công tác chuyên khoa. 4. Các hoạt động chính. - Chỉ đạo ngành: Chỉ đạo công tác huyết học và lâm sàng bệnh máu. - Tổ chức và xây dựng hệ thống truyền máu trong toàn quốc, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. - Đẩy mạnh cuộc vận động hiến máu nhân đạo thực hiện và triển khai tốt quyết định số 43/2000/QĐ- TTg ngày 7/4/2000 của Thủ tướng chính phủ về việc vận động 8 khuyến khích nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện để tăng nguồn người cho máu an toàn, đồng thời thực hiện, triển khai tốt quyết định số 198/2001/QĐ - TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng chính phủ đến năm 2005 có 50 % và năm 2010 có 70% người cho máu tình nguyện không lấy tiền. Thực hiện tốt thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế - Bộ Tài chính (số 12/2004/TTLT - BYT - BTC ngày 25/02/2004) về tôn vinh người cho máu tình nguyện không nhận tiền. - Trình Bộ Y tế, Chính phủ, thành lập Ban chỉ đạo vận động HMNĐ toàn quốc. - Pháp lệnh hiến máu cứu người - Trách nhiệm của công dân. III/ MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ATTM 1. Mục tiêu chung. Từng bước cung cấp máu, sản phẩm máu có chất lượng và an toàn cho nhu cầu cấp cứu, điều trị, dự phòng các thảm hoạ, có máu dự trữ cho nhu cầu an ninh, quốc phòng. Sử dụng máu và chế phẩm máu hợp lý, hiệu quả góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, tăng cường hợp tác quốc tế và đầu tư quốc tế. 2. Mục tiêu cụ thể. 2.1. Tổ chức và xây dựng hợp lý hệ thống truyền máu đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế: Nhằm tăng cường cung cấp đủ máu và chế phẩm máu có chất lượng cho nhu 9 cầu cấp cứu, điều trị, dự phòng thảm hoạ, có máu dự trữ cho nhu cầu an ninh và quốc phòng. 2.2. Đẩy mạnh vận động hiến máu nhân đạo tình nguyện không lấy tiền, hợp tác với Chữ thập đỏ, thanh niên, sinh viên và các đoàn thể để có nhiều người cho máu an toàn. 2.3. Đảm bảo 100% đơn vị máu (kể cả cấp cứu) được xét nghiệm, sàng lọc cả 5 bệnh nhiễm trùng (HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét) phấn đấu đến năm 2010 các cơ sở truyền máu tuyến tỉnh không sử dụng kỹ thuật ngưng kết hạt (Serodia) trong sàng lọc HIV. Sử dụng kít hỗn hợp kháng nguyên và kháng thể (Ag/Ab) trong kỹ thuật ELISA để sàng lọc HIV. 2.4. Nâng cao chất lượng máu và sản phẩm máu đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế bao gồm tiêu chuẩn về người cho máu, về thu gom máu, sàng lọc các bệnh nhiễm trùng, điều chế các sản phẩm máu, bảo quản, vận chuyển và phân phối máu và chế phẩm máu. 2.5. Xây dựng hệ thống truyền máu bệnh viện nhằm sử dụng máu, các sản phẩm máu an toàn, hiệu quả và hợp lý. IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Tổ chức và xây dựng hợp lý hệ thống truyền máu; Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên, y tá và điều dưỡng để đảm bảo được nội dung công việc ở cả 3 tuyến: Trung ương, tỉnh, huyện. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.