Thư Pháp - Thư Đạo

pdf
Số trang Thư Pháp - Thư Đạo 14 Cỡ tệp Thư Pháp - Thư Đạo 376 KB Lượt tải Thư Pháp - Thư Đạo 0 Lượt đọc Thư Pháp - Thư Đạo 16
Đánh giá Thư Pháp - Thư Đạo
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 14 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Thư Pháp - Thư Đạo Thư pháp là phương pháp viết chữ đẹp, tiếng anh là Calligraphy, theo từ điển Merrian Webster có nghĩa: Fair or elegant hand writing or the art of producing such writing. Vậy Calligraphy hay thư pháp là cách viết chữ đẹp, không phân biệt loại chữ nào, dù là chữ Hán, Việt, La tinh, Hồi, Miên, Thái, v.v… Do đó chữ Hán không thể giành ngôi vị độc tôn trên diễn đàn nghệ thuật này. Ở Trung Hoa - thời Hán, từ khi phát minh ra bút lông thì chữ Hán được viết trong một cấu trúc có quy luật gọi là Thư Thể gồm: Triện Thư, Lệ Thư, Khải Thư, Hành Thư và Thảo Thư. Ở Nhật ngày xưa gọi môn nghệ thuật này là Thư Đạo (như Trà Đạo, Kiếm Đạo, Võ Đạo, Thiền Đạo v.v…). Bất cứ môn "Chơi" nào nếu được châm chú, nghiên cứu cho đến tận cùng để ngộ đến hư vô đều là Đạo cả. Nếu ai đó vẫn cực đoan, chỉ cho rằng thư pháp là của chữ Hán thì rất sai lầm và chưa thấu hiểu được cái huyền vi của siêu năng con người, một sinh vật duy nhất trên địa cầu có ngôn ngữ và chữ viết để diễn đạt tư tưởng. Albert Einstein với tương đối luận, lấy giới hạn của tốc độ ánh sáng tìm ra được sự chuyển hóa vật chất qua năng lượng. Nhìn vào thư họa thì cái vật chất như: giấy, bút, mực được viết lên bằng năng lượng nghệ thuật tâm linh thì nhất định phảI đi vào Đạo. Thư pháp tức là Thư Đạo vậy. Vật chất và năng lượng của Einstein bị giớI hạn 300.000km/s, nhưng siêu năng tư tưởng thì hoàn toàn không bị hạn chế bởi thời gian và không gian. Người Thư Đạo dùng năng lượng khí công thể nhập lời thơ siêu thoát chuyển vào nét bút để đến cõi hư vô. Tác phẩm Ngọ - Thư pháp Nguyễn Hiếu Tín Thư Đạo là lối viết tự nhiên không gượng ép, cái tự nhiên của trời đất, của thiên nhiên như Lão Tử đã viết: "Đạo pháp tự nhiên" (Đạo bắt chước tự nhiên). Những nét bút trên trang giấy như rồng bay, phượng múa, như gió thoảng mây bay; lúc im lìm lắng đọng, lại có khi cuồng phong bão tố, đó là cái tự nhiên của đất trời và cũng là cái Đạo vô cùng vậy. Từ ngàn xưa, các Đạo sư, Thiền sư đã dùng thư pháp làm phương tiện chuyển đạt những cao thâm của Đạo. Bất cứ Đạo nào học ở phương Đông cũng đều là Đạo sống, nghĩa là tri hành hợp nhất. Thư Đạo là vừa tri vừa hành, vừa cảm vừa ứng. Ngọn bút lông, ý đạo, lời thơ với tâm thiền đưa ta đến sự giải thoát, thực hiện được câu kinh tối thượng của Đạo gia là hư kỳ tâm, thực kỳ phúc. Đó là phép "dụng tâm nhược kính", của Trang Tử, cũng là bí quyết dùng Thái Cực Quyền với nguyên tắc "xả ký tùng nhơn", "dĩ động cầu tịnh" . Một bức thư họa cũng là sự diễn đạt luật đạI hóa du hành, cái diễn biến từ lúc khởi thủy đến hồi chung cuộc của vạn sự, vạn vật qua bốn giai đoạn: thành, thịnh, suy, hủy được thoáng diễn qua một vài nét bút tài hoa. Nhà thư pháp không những phảI thông hiểu về luật thiên nhiên mà cần phảI điêu luyện nét bút căn bản, đầy đặn, mạnh mẽ như: điểm, hoành, nét ngang, nét sổ, nét nhất lên, nét phẩy xuống v.v… Tâm, ý thân vừa hằng vừa chuyển, vừa bất di vừa biến dịch trong nghệ thuật thượng thừa của Thư Đạo. Tác phẩm Tâm - Thư pháp Hoa Nghiêm - Khắc gỗ Trần Quốc Âu Văn chương, nghệ thuật của Thư Đạo cô đọng trong tranh thư họa với sự lặng thinh, nhưng là một thứ lặng thinh hùng biện và khêu gợi để ngưòơi xem phải vận dụng công phu suy nghĩ, im thấy mà lắng nghe tiếng dội ở nơi sâu thẳm của lòng mình. Người xem phải "đắc ý vong ngôn" thì mới có thể thưởng thức được những nghệ thuật siêu đẳng thuần túy của Thư Đạo. Điều quan trọng đối với như thư họa là cốt tìm nắm lấy cái căn bản của thiên nhiên, tức là cái hư vô, cái vô cùng vô ẩn trong từng sự vật hữu hạn. Hư không trong thư họa được tượng trưng bằng những nét bút mạnh và thẳng, dường như chỉ phớt nhẹ trên mặt giấy và cảm thấy như nó bay đi vùn vụt, mất dạng trên không trung. Nét nào đã phóng ra không bao giờ đồ lại, nét đồ là nét chết. Nét bút thư họa vừa táo bạo vừa nhẹ nhàng thường gọi là Thần bút. Nhà thư họa chỉ dùng có một màu đen, khi đậm, khi nhạt, hòa với nước lã vẽ trên nền giấy, lụa trắng làm nổi bật lẫn nhau để biểu trưng cho sự gắn bó của âm dương. Muốn nắm lấy cái hư không tuyệt đối, nhà thư pháp phải phá các hình thức hữu danh để tạo những hình thức mỹ thuật vô danh, một lối cấu tạo tự do, không lề lối nhất định gì cả. Thay vì vẽ một cái cây, nhà thư họa chỉ vẽ một đoạn thân cây, không gốc, không ngọn, cũng như vậu nét chữ không cần phải chân phương. Hình thức gây nhiều mỹ cảm nhất là những hình thức bất toàn và trống không, những hình thức không hình thức rõ ràng. Chính sự cực kỳ giản đơn mới biểu trưng khái quát được hư không, cái vô cùng vô tận của vũ trụ. Giá trị mỹ thuật thượng thặng của Thư Đạo bao giờ cũng ở nơi sức khêu gợi của nó. Sự bất chấp luật viễn thị trong thư họa, dùng nguyên tắc không nguyên tắc, chú trọng đến thần khí của câu thơ, nét bút; cái màu không màu của màu trắng đen đậm nhạt của thủy mạc, đó là những đặc điểm của thư đạo, có công dụng siêu thoát không gian để được cận với hư không mới gợi được cái cảm giác vô cùng của Đạo.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.