Thông tư liên tịch số 1/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC

pdf
Số trang Thông tư liên tịch số 1/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC 5 Cỡ tệp Thông tư liên tịch số 1/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC 176 KB Lượt tải Thông tư liên tịch số 1/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC 0 Lượt đọc Thông tư liên tịch số 1/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC 0
Đánh giá Thông tư liên tịch số 1/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH ******** Số: 01/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Hà Nội , ngày 05 tháng 1 năm 2001 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 01/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC NGÀY 5 THÁNG 01 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 77/2000/NĐ-CP NGÀY 15/12/2000 CỦA CHÍNH PHỦ Thực hiện khoản 3 Điều 1 Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lượng, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau: I/ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Đối tượng được điều chỉnh mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 3 điều 1 Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ bao gồm: Người hưởng lương hưu (bao gồm hưu cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, hưu quân đội, công an nhân dân); hưởng trợ cấp mất sức lao động (trừ đối tượng hưởng trợ cấp theo mức cố định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ); trợ cấp công nhân cao su; trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất; cán bộ xã, phường nghỉ việc hưởng trợ cấp theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ. II/ CÁCH TÍNH LẠI MỨC LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI Các đối tượng nêu tại mục I nêu trên được tính lại mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau: 1. Những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì mức lương hưu hoặc mức trợ cấp được tính lại như sau: Mức lương hưu hoặc trợ cấp thực hiện từ 1/1/2001 = Mức lương hưu hoặc trợ cấp hiện hưởng tháng x 1,167 12/2000 Ví dụ 1: Ông Trần Văn N, nghỉ hưu tháng 10/1996, có mức lương hưu hiện hưởng tháng 12/2000 tính theo Nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999 là 550.000 đồng. Từ 1/1/2001 mức lương hưu được tính theo Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 như sau: 550.000 đồng x 1,167 = 641.850 đồng. Trường hợp đang hưởng trợ cấp tăng thêm 25.000 đồng/tháng theo Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 22/12/1999 thì cũng được cộng vào lương hưu để tính mức tăng thêm theo Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000. Ví dụ 2: Ông Lê Văn T, nghỉ hưu tháng 7/1985, có mức hưu hiện hưởng tháng 12/2000 bao gồm: - Mức lương hưu tính theo Nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999: 350.000 đồng - Mức tăng thêm vào tiền lương hưu hàng tháng theo Quyết định số 234/1999/QĐ-TTg ngày 22/12/1999: 25.000 đồng - Tổng mức lương hưu hiện hưởng tháng 12/2000 350.000 đồng + 25.000 đồng = 375.000 đồng - Từ ngày 1/1/2001, mức lương hưu được tính theo Nghị định số 77/2000/NĐ-CP như sau: 375.000 đồng x 1,167 = 437.625 đồng. 2. Những người bắt đầu từ 1.1.2001 trở đi mới hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thì tính hưởng như sau: a. Người nghỉ hưu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương của hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định thì khi tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu được tính theo các mức tiến lương đã được điều chỉnh lại theo mức tiền lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng quy định tại Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000. Ví dụ 3: Một cán bộ nghỉ hưu tháng 2/2001, có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu là: - Từ tháng 2/1996 đến tháng 1/1999 hệ số lương 3,63 - Từ tháng 2/1999 đến tháng 1/2001 hệ số lương 3,91 Cách tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu như sau: - Từ tháng 12/1996 đến tháng 1/1999, tổng mức tiền lương tính theo hệ số: 3,63 x 210.000 đ x 36 tháng = 27.442.800 đ - Từ tháng 2/1999 đến tháng 1/2001, tổng mức tiền lương theo hệ số : 3,91 x 210.000 đ x 24 tháng = 19.706.400 đồng - Tổng cộng mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu là: 27.442.800 đ + 19.706.400 đ = 47.149.200 đ - Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là: 47.149.200 đ : 60 tháng = 785.820 đ b. Người nghỉ hưu vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương của hệ thống, thang, bảng lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương không thuộc hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định thì việc tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trong khu vực Nhà nước được tính theo mức tiền lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương của hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định. c. Đối với cán bộ xã, phường nghỉ việc hưởng trợ cấp theo quy định tại điều 4 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ thì mức trợ cấp được tính trên cơ sở mức sinh hoạt phí đã được điều chỉnh tương ứng với mức nâng tiền lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 72/2000/TTLTBTCCCBCP-BTC ngày 26/12/2000 của Liên tịch Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính. d. Người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, trợ cấp 1 lần bảo hiểm xã hội, thì mức trợ cấp được tính trên cơ sở mức lương hoặc mức sinh hoạt phí được tính theo mức tiền lương tối thiểu 210.000đ/tháng. Riêng đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước ngày 1/1/2001 hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp 1 lần, trợ cấp ốm đau, thai sản hoặc chết trước ngày 1/1/2001 nhưng sau ngày 1/1/2001 vẫn còn thời hạn hưởng trợ cấp hoặc mới tính hưởng trợ cấp thì tính như sau: - Đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp điều trị và ra viện trước ngày 1/1/2001 thì mức trợ cấp 1 lần hoặc trợ cấp hàng tháng của thời kỳ trước 1/1/2001 được trả theo mức trợ cấp tháng 12/2000. Trường hợp điều trị trước ngày 1/1/2001 và ra viện từ ngày 1/1/2001 trở về sau thì các khoản trợ cấp được tính trả theo mức tiền lương tối thiểu 210.000 đ/tháng. - Đối với người nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản trước ngày 1/1/2001 nhưng vẫn còn thời hạn hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản sau 1/1/2001 thì thời gian nghỉ từ 1/1/2001 trở đi, mức trợ cấp được tính theo mức tiền lương tối thiểu 210.000 đ/tháng. - Đối với người bị chết trước ngày 1/1/2001 nhưng chưa cấp tiền mai táng phí và trợ cấp 1 lần thì vẫn trả theo mức trợ cấp tháng 12/2000. - Đối với người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần đã nghỉ việc trước 1/1/2001 nhưng từ 1/1/2001 trở đi mới có quyết định trợ cấp 1 lần của cơ quan bảo hiểm xã hội thì tính theo mức tiền lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng. e. Đối với người nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động là quân nhân, công an nhân dân thuộc diện được hưởng trợ cấp thêm theo quy định tại Quyết định số 812/TTg ngày 12/12/1995 thì từ 1/1/2001 khoản trợ cấp thêm được tính trên mức tiền lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng. f. Đối với người hưởng lương hưu sống cô đơn thuộc diện hưởng chế độ theo Điều 2 Quyết định số 812/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ, từ 1/1/2001 được điều chỉnh bằng 315.000 đồng/tháng. g. Khoản phụ cấp khu vực (nếu có) của người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính trên mức tiền lương tối thiểu 210.000 đ/tháng từ 1/1/2001. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra và xử lý những vướng mắc của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị cơ sở trong quá trình thực hiện Thông tư này. 2. Bộ Tài chính xét duyệt và cấp phát quỹ lương hưu và trợ cấp tăng thêm của đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội do Ngân sách Nhà nước chi trả. 3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện và lập báo cáo theo quy định sau: a. Lập báo cáo về số lượng đối tượng và quỹ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng thêm đối với các đối tượng do Ngân sách Nhà nước phải chi trả gửi Bộ Tài chính xét duyệt, đồng gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong tháng 2/2001. b. Thực hiện điều chỉnh và chi trả mức tăng thêm cho các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội bao gồm thuộc Ngân sách Nhà nước trả và thuộc quỹ bảo hiểm xã hội trả. Thực hiện thu bảo hiểm xã hội tính trên mức tiền lương tối thiểu đã được điều chỉnh theo Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ. 4. Các Bộ, ngành ở Trung ương, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính vật giá kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Thông tư này. 5.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ 1/1/2001. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính nghiên cứu, giải quyết. Lê Duy Đồng Trần Văn Tá (Đã ký) (Đã ký)
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.