Thông tin Giáo dục Quốc tế về Giáo dục đại học - Số 4/2012

pdf
Số trang Thông tin Giáo dục Quốc tế về Giáo dục đại học - Số 4/2012 26 Cỡ tệp Thông tin Giáo dục Quốc tế về Giáo dục đại học - Số 4/2012 2 MB Lượt tải Thông tin Giáo dục Quốc tế về Giáo dục đại học - Số 4/2012 0 Lượt đọc Thông tin Giáo dục Quốc tế về Giáo dục đại học - Số 4/2012 0
Đánh giá Thông tin Giáo dục Quốc tế về Giáo dục đại học - Số 4/2012
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

Số 4-2012 Các trường đại học Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn từ nhiều phía. Một mặt họ cần cải thiện chất lượng đào tạo để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của thế giới việc làm. Mặt khác, họ vừa phải chật vật với bài toán chi phí và hiệu quả vừa phải xoay xở trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Thách thức đầu tiên là thu hút được những sinh viên phù hợp vào trường. Khả năng thu hút sinh viên vào trường không chỉ phụ thuộc vào thành tích hay thứ hạng của nhà trường, mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác, được biểu hiện trong một tổng thể được gọi là “hình ảnh của nhà trường”, tức là những đặc điểm cốt lõi và nổi bật của nhà trường trong nhận thức của người ngoài. Xây dựng hình ảnh ấy như thế nào để tạo ra hiệu ứng tích cực và thu hút được những người có tiềm năng trở thành sinh viên của trường, là một đề tài rất đáng nghiên cứu. Bản tin Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học số 4 của Viện Đào tạo Quốc tế, ĐHQG-HCM xin giới thiệu bài viết: “Ảnh hưởng của hình ảnh nhà trường trong quyết định lựa chọn nơi học của sinh viên: Người học tìm kiếm những gì ở trường đại học?”của tác giả Andrea M. Pampaloni, giáo sư Khoa Truyền thông, La Salle University, PA, USA. Không chỉ có nội dung hữu ích, bài viết này còn trình bày một cách rất bài bản về phương pháp nghiên cứu, do vậy có thể là một gợi ý cho giới nghiên cứu giáo dục Việt Nam về một hình mẫu nghiên cứu chuyên nghiệp. Ban biên tập Bản tin và người dịch xin cảm ơn tác giả Pampaloni đã chấp thuận cho chúng tôi dịch và phổ biến bản dịch này như một tài liệu tham khảo nội bộ. Người học tìm kiếm những gì ở trường đại học? Andrea M. Pampaloni∗ Communication Department, La Salle University, PA, USA Các trường đại học nhờ vào hình ảnh của mình để thu hút những thành viên mới. Công trình nghiên cứu này tập trung vào quá trình ra quyết định của sinh viên khi họ nộp đơn vào đại học. Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến học sinh trung học tại một buổi giới thiệu thông tin. Một phân tích đa phương pháp cho thấy rằng đặc điểm tính cách của nhà trường có ảnh hưởng mạnh hơn là những nguồn thông tin lan truyền giữa sinh viên. Kết quả cụ thể hơn cho thấy quy mô của trường, đặc điểm nhà trọ, và mối quen biết với ai đó đã từng là sinh viên của nhà trường có thể giúp dự đoán cách nhìn của sinh viên với bầu không khí của nhà trường. Bài viết sẽ thảo luận những kết quả nghiên cứu chính và đưa ra những đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến hình ảnh của tổ chức. Từ khóa: hình ảnh của tổ chức; ra quyết định, giáo dục đại học Tổng quan Đối với nhiều sinh viên, quyết định sẽ theo học trường đại học nào sau khi tốt nghiệp trung học là một quyết định đã được hình thành cả năm trước khi hết hạn nộp đơn. Một số sinh viên khác có thể quyết định theo đuổi bậc đại học khi nhận ra cuộc sống mà họ đang trải nghiệm có những thay đổi mạnh mẽ. Dù vậy, đối với hầu [Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học số 4-2013] | 2 hết mọi người, đó là một quá trình căng thẳng (Whitehead, Raffan, & Deaney, 2006) nhìn chung bắt đầu ở trường trung học, với nhiều nỗ lực tập trung vào giai đoạn đầu năm thứ hai của bậc trung học (Hossler, Schmit, & Vesper, 1999). Dù cho có hay không những khích lệ, sự gắn bó với giáo dục liên tục thường là một quyết định quan trọng có ý nghĩa thay đổi cả cuộc đời đối với một cá nhân. Bởi vậy quyết định đó rất đáng được chú ý, vì hai lý do. Trước hết, những ảnh hưởng bên ngoài hầu như chắc chắn sẽ đặt ra nhu cầu khẩn thiết về đề xuất các hướng dẫn. Hiểu biết đầy đủ về những ảnh hưởng bên ngoài này, đối tượng mà nó tác động, và nó đã góp phần như thế nào vào việc hình thành quyết định sau cùng, là điều sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn sáng suốt thấu đáo với quá trình ra quyết định của người học, và giúp xác định những kết quả khả dĩ. Hai là, cân nhắc những kết quả dài hạn của quyết định này mà người học mong muốn (có thể đoán chừng là một công việc tốt sau khi tốt nghiệp), ta có thể hiểu được trên quan điểm tổ chức cần công nhận các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định ngay từ giai đoạn đầu. Đạt được những hiểu biết đầy đủ hơn về những ảnh hưởng ấy cũng như kết quả mà nó tạo ra trong quá trình ra quyết định của người học, sẽ giúp nhà trường điều chỉnh thông điệp tuyển dụng hay tuyển sinh của mình để nhắm tới những giảng viên và sinh viên phù hợp nhất mà nhà trường mong muốn có được. Nghiên cứu này tìm hiểu hình ảnh của nhà trường và các nhân tố góp phần vào việc ảnh hưởng lên quá trình ra quyết định của sinh viên mới và học năm thứ nhất của trường. Để bắt đầu, cần định nghĩa và nêu tóm tắt vấn đề hình ảnh của một tổ chức. Tiếp đó, bài viết trình bày khảo sát về những ảnh hưởng lên quá trình ra quyết định trong bối cảnh giáo dục đại học. Vấn đề này sẽ được thảo luận ở hai cấp độ: trước hết quan sát những ảnh hưởng tác động đến sinh viên tiềm năng khi họ chọn trường, và sau đó là những ảnh hưởng có tính tổ chức mà nhà trường đã vận dụng để tác động lên những người có tiềm năng trở thành giảng viên/sinh viên của trường. Bài viết cũng sẽ trình bày kết quả cuộc khảo sát học sinh trung học, và thảo luận về những kết quả nghiên cứu chính, trong đó có các đề xuất cho các trường về việc giải quyết các tiêu chí mà sinh viên tiềm năng đã định ra như là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của họ. Trong bài này chúng tôi dùng từ đại học để chỉ chung các trường đại học và cao đẳng. Hình ảnh của tổ chức Mặc dù hình ảnh của tổ chức đã được định nghĩa như là nhận thức về một tổ chức trong tâm trí của công chúng cả trong và ngoài tổ chức ấy (Margulies, 1977; Scott & Jehn, 2003), hay là cách nhìn của người ngoài về một tổ chức mà người trong tổ chức ấy tin rằng họ đang được nhìn theo cách đó (Dutton & Dukerich, 1991; Dutton et al., 1994), do mục đích của cuộc thảo luận này, hình ảnh của tổ chức được xem là quan điểm và nhận thức của người ngoài về một tổ chức (Berg, 1986; Hatch & Schultz, 2002). Hình ảnh do một tổ chức tạo ra nhằm thuyết phục người ngoài rằng tổ chức ấy tiêu biểu cho những tính chất cụ thể và đáng mong muốn nào đó. Nó có thể được truyền đạt thông qua giao tiếp giữa các cá nhân, qua các tiếp xúc liên lạc trực tiếp hay gián tiếp với tổ chức ấy hay thành viên của tổ chức, hoặc gián tiếp hơn là thông qua tuyên ngôn sứ mệnh và những mục tiêu được tuyên [Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học số 4-2013] | 3 bố công khai của tổ chức ấy (Gray, 1991). Nhận thức của người ngoài về một tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến những mối quan hệ tương lai của họ với tổ chức ấy. Mặc dù các trường đại học có chia sẻ chung một số đặc điểm với những doanh nghiệp khác cùng loại, bản chất công việc của họ và sự cạnh tranh để giành thành viên của họ rất khác nhau và họ không thực hiện chức năng của mình với cùng một [ thước đo như nhau (Cerit, 2006; Lewison & Hawes, 2007; Luque-Martinez & DelBarrio-Garcia, 2009). Bởi thế, chiến lược và chiến thuật của họ để thu hút giảng viên/sinh viên và hình ảnh mà họ tạo ra với tư cách là kết quả những nỗ lực của họ có tầm quan trọng đặc biệt. Đối với những trường nhỏ và ít nổi tiếng, khi cạnh tranhđể giành sinh viên mới thì gánh nặng này càng tăng vì hình ảnh sẽ có ý nghĩa lớn hơn nhiều khi khách hàng có ít trải nghiệm trực tiếp với tổ chức (Sung & Yang, 2008). Tương tự, nhiều nghiên cứu cho thấy hình ảnh của một trường là tương đối trong tương quan với trường khác. Bởi vậy, nhận thức về hình ảnh còn có ảnh hưởng quan trọng hơn chính bản thân hình ảnh (Elliot & Healy, 2001; Ivy, 2001). Ví dụ, nếu như trường X bị nêu tên trên báo vì sinh viên bị truy nã do đánh nhau, thì những sinh viên tiềm năng (và những người mà sự kiện này sẽ ảnh hưởng đến quyết định của họ) sẽ có thể nhận thức rằng trường này không được an toàn. Điều này là thực tế cho dù sau đó người ta xác định được rằng vụ đánh nhau xảy ra trên con đường đi qua khu vực cơ sở của nhà trường, và người bị truy nã chẳng hề nhập học ở trường ấy bao giờ, còn trường X thì là ngôi trường an toàn nhất trong thành phố. Điều này hỗ trợ cho quan điểm của Wan và Schell’s (2007) rằng hình ảnh có tính chất tương đẳng – sự phản ánh những mong muốn và kỳ vọng của công chúng– ảnh hưởng rất mạnh tới cách nhìn của mọi người về một tổ chức. Đối với trường đại học, hình ảnh rất quan trọng, vì nó giúp tạo ra cách nhìn tích cực về nhà trường, điều có ý nghĩa quyết định đối với việc liệu nó có đủ sức thu hút để một giảng viên/ sinh viên tiềm năng nào đó muốn gia nhập hay không. Ảnh hưởng của hình ảnh có thể thấy trong quá trình ra quyết định của những người có tiềm năng trở thành thành viên của nhà trường, trước hết là các sinh viên mới, sẽ được thảo luận trong phần tiếp theo. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của sinh viên Quyết định theo đuổi bậc đại học thường là một quyết định lớn đối với những người trẻ tuổi. Nó kết hợp giữa hai yếu tố, một khung thời gian bắt buộc, và một kết quả có thể có một ý nghĩa rất quan trọng. Một sự cân nhắc có ý nghĩa thay đổi cả cuộc sống thêm nữa là việc chuyển đến một nơi ở mới, xây dựng những mối quan hệ mới, tích lũy nợ nần, đó là quyết định về một hành động có ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống và sự nghiệp tương lai. Nghiên cứu theo thời gian của Galotti’s (1995) về quá trình ra quyết định của học sinh phổ thông đã cho thấy số lượng và các kiểu tiêu chí mà học sinh sử dụng, cũng như những khả năng lựa chọn sẵn có đối với học sinh khi họ phải quyết định xem mình sẽ chọn trường nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng các kiểu tiêu chí được dùng để đánh giá nhà trường chỉ khác nhau không đáng kể giữa những sinh viên học giỏi, học trung bình và học kém. Ngược lại, có sự khác nhau trong kiểu tiêu chí, tùy theo khả năng học tập và theo giới tính. [Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học số 4-2013] | 4 Kết quả của Galotti cho thấy khả năng học tập của sinh viên ảnh hưởng đến cả số lượng và kiểu tiêu chí mà họ dùng để cân nhắc quyết định theo học trường nào. Một số công trình khác khảo sát những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong tuổi thiếu niên, tập trung vào những khác biệt trong đặc điểm nhân khẩu học như màu da (Freeman,1999), nguồn gốc nơi cư trú (Kelpe Kern, 2000; Lapan, Tucker, Kim, & Kosciulek, 2003; Powell & Luzzo, 1998), và tình trạng tài chính (Bergerson, 2009; DesJardins, Ahlburg, & McCall, 2006; Perna & Titus, 2004). Một số công trình liên quan thì xem xét những yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng đến quyết định theo đuổi bậc đại học của sinh viên. Ví dụ, những em học sinh trung học có mức độ trưởng thành cao, bao gồm kỹ năng ra quyết định, và có ý thức rõ rệt hơn về việc lựa chọn nghề nghiệp (Powell & Luzzo, 1998). Nhận xét này có thể bao hàm cả quyết định vào đại học. Thông qua nhiều công trình nghiên cứu, hàng loạt nhân tố nổi lên như là những ảnh hưởng có tính nhất quán. Những nhân tố ấy có thể phân loại thành ảnh hưởng do giao tiếp giữa người này và người khác; và ảnh hưởng do thông tin mang lại. Ảnh hưởng do giao tiếp trực tiếp giữa người này và người khác Ảnh hưởng do giao tiếp giữa người này và người khác là ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với sinh viên mới khi họ phải quyết định về tương lai của mình, nhất là khi nó liên quan đến giáo dục bậc cao hay liên quan đến vấn đề nghề nghiệp. Trong những người mà học sinh trung học tìm đến để được hướng dẫn và có thông tin, cha mẹ được xác định là có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong quá trình chọn trường (Bergerson, 2009; Cabrera & LaNasa, 2000; Helwig, 2004; Hossler et al., 1999; Ketterson &Bluestein, 1997; Moogan, Baron, & Harris, 1999; Otto, 2000; Paulsen, 1990;Rowan-Kenyon, Bell, & Perna, 2008; Sachs, 2002; Scott & Daniel, 2001). Sự liên quan của cha mẹ có nhiều thành tố. Có thể phân loại thành những hỗ trợ không có cấu trúc chắc chắn, chẳng hạn khuyến khích, động viên, bày tỏ sự mong đợi, v.v. ; và những hỗ trợ thực tiễn kiểu như là trợ giúp điền các loại hồ sơ, đề nghị trả tiền học cho con, hoặc cao cả hơn, là thực tế đã dành dụm để trả tiền học đại học cho con cái (Cabrera & LaNasa, 2000; Hossler et al., 1999). Một mâu thuẫn thú vị là khi học sinh càng gần đến ngày phải kết luận về quyết định của mình, thường là học kỳ hai năm cuối trung học, thì ảnh hưởng của cố vấn học tập và giáo viên càng tăng, thậm chí còn mạnh hơn ảnh hưởng của cha mẹ (Helwig, 2004; Hossler et al., 1999). Bạn bè và những người khác trong gia đình cũng có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường, tuy thấp hơn đáng kể so với ảnh hưởng của cha mẹ (Hossler et al., 1999). Với vai trò của cố vấn học tập trong quá trình nộp đơn vào đại học, không có gì đáng ngạc nhiên khi họ ảnh hưởng lên quyết định của học sinh. Tuy nhiên, tư liệu cho thấy, cố vấn học tập được minh họa đồng thời vừa là người có ảnh hưởng, vừa được coi là cần có ảnh hưởng nhiều hơn nữa đến quá trình này (Baker, 2002; Helwig, 2004; Johnson, 2000; Kelpe Kern, 2000; Ketterson & Bluestein, 1997; Mitchell, 1975). Một lĩnh vực được coi là nơi để cố vấn học tập có thể chủ động hơn là hoạt động hướng nghiệp (Baker, 2002; Lane, 2000; Lapan et al., 2003). Hướng nghiệp được xem là để giúp học sinh phát triển kỹ năng, [Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học số 4-2013] | 5 bao gồm tự chấp nhận mình, nhận thức và hiểu biết về những khái niệm liên quan đến nghề nghiệp, kỹ năng ra quyết định, và kỹ năng tự phát triển. (Mitchell, 1975). Ảnh hưởng do thông tin mang lại. Ngoài ảnh hưởng do giao tiếp giữa người với người, sinh viên tiềm năng của các trường còn nhận được vô số thông tin từ các nguồn khác nhau từ bản thân nhà trường, một cách có chủ định bằng cách yêu cầu trực tiếp, hoặc một cách không chủ tâm như là những thông tin có được phần nào là do chiến dịch tiếp thị của nhà trường (Cabrera &LaNasa, 2000). Ảnh hưởng của các tài liệu in mà nhà trường phát ra đối với quyết định của sinh viên thì khá lộn xộn. Trong một nghiên cứu theo thời gian, dõi theo 8 sinh viên từ khi họ là học sinh trung học đến suốt những năm đại học, có một sự nhất trí chung là những tài liệu mà nhà trường gửi ra ngoài không được dùng để dẫn đến quyết định, tuy nó có ảnh hưởng đến việc khẳng định sự lựa chọn của họ (Hossler et al., 1999). Một nghiên cứu khác về những hình ảnh trên tờ bướm giới thiệu nhà trường đã phát hiện một sự nhấn mạnh đáng kể nhân tố xã hội và quan hệ của nhà trường với rất ít lưu ý đến những yếu tố cụ thể hay thiết thực hơn như sức khỏe và sự an toàn, hay niềm tin tôn giáo. Nghiên cứu này cũng lưu ý là mặc dù có những khác biệt trong mức độ nhấn mạnh hay số lượng hình ảnh được các trường hàng đầu và các trường đẳng cấp thấp hơn sử dụng, nhưng những hình ảnh được phô bày nói chung là rất giống nhau (Klassen, 2000). Dù vậy, tờ bướm vẫn là một công cụ giới thiệu các trường dùng để miêu tả về phong cách sống của sinh viên mà những em muốn theo học tại trường có thể mong đợi; cũng như miêu tả về các giá trị của nhà trường (Anctil, 2008). Một phương tiện được học sinh ưa thích để tìm kiếm thông tin là Internet (Adams & Eveland, 2007; Anctil, 2008; Ramasubramanian, Gyure, & Mursi, 2002). Sinh viên vào trường ngày nay là những người sử dụng máy tính và công nghệ mạng nhiều nhất (Day, Janus, & Davis, 2005). Hai mươi phần trăm sinh viên bắt đầu dùng máy tính từ lúc 5-8 tuổi; đến lúc 16-18 tuổi tất cả sinh viên hiện nay đều đã biết dùng máy tính (Jones, 2002). Hơn nữa, một báo cáo viết năm 2009 của dự án Pew Internet Project cho biết 93% thiếu niên tuổi 12-17 dùng internet thường xuyên. Internet tiếp tục tăng trưởng như một nguồn thông tin về các trường cho học sinh tìm kiếm (Horrigan & Raine, 2006; Mentz & Whiteside, 2003), với 57% thiếu niên nói rằng họ đã nhờ internet để có thông tin về trường mà họ nhắm tới (Lenhart, Madden, & Hitlin, 2005). Vì sinh viên ngày nay có internet trong cả đời, không có gì đáng ngạc nhiên khi đó là nguồn thông tin cơ bản để tìm hiểu về các trường (Mentz & Whiteside, 2004). Nhiều công trình nghiên cứu khác đã khảo sát tầm quan trọng ngày càng tăng của website đối với sinh viên trong việc tìm kiếm thông tin về nhà trường (Gordona & Berhow, 2009; Kang & Norton, 2006; McAllister-Spooner,2008; Poock & Lefond, 2001; Ramasubramanian, Gyure, & Mursi, 2002). Tuy các trường đều công nhận tầm quan trọng của việc duy trì và cập nhật một trang web được tổ chức tốt và có nội dung phù hợp, vẫn có nhiều điều cần cải thiện trong những thông tin mà họ đưa ra và trong cách trình bày những thông tin ấy để đáp ứng mong đợi của những người đọc am hiểu kỹ thuật (Hegeman, Davies, &Banning, 2007; Kang & Norton, 2006; McAllister & Taylor, 2007). Điều này càng thêm quan trọng vì sinh viên chịu ảnh hưởng của uy tín và những đề xuất miệng của người khác khi quyết định chọn trường [Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học số 4-2013] | 6 (Anctil, 2008; Sung & Yang, 2008), nên các trường phải rất lưu ý đến hình ảnh mà họ vẽ nên thông qua trang web. Nhiều nhân tố khác xuất hiện như những thứ có khả năng gây ảnh hưởng khi chọn trường. Tuy hẳn nhiên không phải là một danh sách đầy đủ, có năm tiêu chí bên ngoài những ảnh hưởng tạo ra do giao tiếp giữa người với người đã được nêu lên và xác định nhiều lần. Đó là ngành học, uy tín của nhà trường, vấn đề tài chính – nhất là học phí và các khoản hỗ trợ sẵn có, những cơ hội hoạt động ngoại khóa và thể thao, và đặc điểm của cơ sở vật chất nhà trường, chẳng hạn như vị trí, cách bố trí, và bầu không khí của nhà trường (Cabrera & LaNasa, 2000; Coccari & Javalgi, 1995; Comm & LaBay, 1996; Galotti & Mark, 1994; Henrickson, 2002; Hossler et al., 1999;Kelpe Kern, 2000; Letawsky, Schneider, Pedersen, & Palmer, 2003; Mattern & Wyatt, 2009). Những nhân tố này được xác định một cách rất nhất quán như là những nhân tố gây ảnh hưởng xuyên suốt giới tính, vùng miền, và các nhóm kinh tế xã hội, cho thấy rằng những nhân tố ấy được xem là thiết yếu đối với học sinh trong quá trình ra quyết định. Điều quan trọng là nhận ra rằng những sinh viên tiềm năng của nhà trường có thể có những mục tiêu khác nhau. Nhiều sinh viên đi học là để chuẩn bị một nghề nghiệp tương lai, trong khi em khác thì chọn một trường cụ thể nào đấy là vì một cơ hội gì đó, chẳng hạn như học bổng hay hỗ trợ tài chính. Cũng có em khác chọn trường là vì vị trí của trường hay vì ngành học mà trường đó có. Không xem xét những mục tiêu khác nhau của người học và ai là người mà thông điệp của nhà trường cần nhắm tới sẽ có thể ngăn trở quá trình quyết định của đối tượng. Ví dụ, một nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến các vận động viên khi cân nhắc việc học đại học đã cho thấy rằng thông điệp được gửi đi có một trọng tâm rất hẹp (Letawsky et al., 2003). Đó là một thông điệp tập trung vào những vấn đề liên quan đến vận động viên và không hề trình bày những quan tâm về mặt học thuật được các vận động viên khác trích dẫn như là điều quan trọng nhất đối với quá trình ra quyết định của họ. Trong số năm lý do được dẫn ra nhiều nhất như là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của họ, chỉ có hai là liên quan đến các môn thể thao điền kinh, và cũng không phải là nhân tố được xác định thường xuyên nhất. Gửi đi một thông điệp không rõ ràng hay bị giới hạn như thế có thể sẽ vẽ ra một hình ảnh không nhất quán với những dự định của nhà trường và do vậy ảnh hưởng tiêu cực đến những người có khả năng trở thành sinh viên của nhà trường. Để giúp học sinh nhận thức điều này, cũng như nhận thức về những đặc điểm khác của nhà trường có thể tác động đến quyết định của họ, các trường đưa ra những thông tin có mục tiêu thông qua những tài liệu in và website. Nhà trường nên trình bày một thông điệp sâu sắc và đáng mong muốn nhằm đưa ra đủ thông tin cần thiết cho phép người ta có đủ dữ kiện để ra quyết định. Nhận ra điều này, nhiều trường đã điều chỉnh trang web của họ thành nơi trưng bày những hình ảnh cụ thể kết hợp với những đặc điểm quan trọng như tham quan và nộp đơn trực tuyến để hấp dẫn sự chú ý của những học sinh đang đi tìm thông tin (Anctil, 2008; [Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học số 4-2013] | 7 Ramasubramanian, Gyure, & Mursi, 2002). Tuy nhiên, về hiệu quả của những tư liệu thành văn mà nhà trường đưa ra, thì nhận thức của sinh viên khá là lộn xộn. Điều này cho thấy nhà trường cần điều chỉnh chiến lược sử dụng nguồn lực của mình để gây ảnh hưởng đối với những người có tiềm năng trở thành giảng viên/sinh viên của mình. Một lựa chọn khác là nhằm vào việc phân phối những tư liệu đó sao cho trùng hợp với hoạt động tìm kiếm đang ngày càng tăng của học sinh. Điều này thường diễn ra vào năm cuối bậc trung học, khi họ tập trung tìm kiếm những nguồn thông tin bên ngoài (Hossler et al., 1999). Đối với những học sinh đã tỏ ý quan tâm đến một trường nào đó, những thông tin tiếp theo nên được gửi đi sớm lúc bắt đầu năm cuối bậc trung học vì hầu hết sẽ nộp đơn vào khoảng giữa tháng 10 đến tháng 4 năm học lớp 12 của họ. 50% sẽ nộp đơn trong khoảng tháng 11 đến tháng 1 (Hossler et al., 1999). Câu hỏi nghiên cứu Công trình nghiên cứu này nhấn mạnh những mối quan hệ đan quyện vào nhau giữa cá nhân và tổ chức. Sự hiểu biết về những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình quyết định của một người có tiềm năng trở thành thành viên một tổ chức sẽ mang lại một bức tranh rõ ràng về mối quan hệ mà họ muốn có với tổ chức ấy. Đạt được những hiểu biết rõ ràng về đối tượng đang tìm hiểu nhà trường, là điều sẽ giúp cả hai bên, nhà trường và sinh viên, chọn đúng đối tượng, và do đó làm giảm tỉ lệ bỏ học trong tương lai. Tương tự như vậy, một trải nghiệm đáng giá trong thời học đại học sẽ làm tăng sự hài lòng của sinh viên và họ sẽ trở thành những cựu sinh viên tích cực truyền miệng về những điều tốt đẹp của nhà trường. Những kết quả này có lợi cho cả hai bên. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định những nguồn thông tin mà học sinh trung học đã sử dụng để tìm hiểu trong quá trình quyết định chọn trường. Những câu hỏi sau đây được đặt ra: • (RQ1): Có những kiểu loại gì trong nguồn thông tin và nguồn giao tiếp giữa người này và người khác đã ảnh hưởng đến quá trình quyết định chọn trường của học sinh? • (RQ2): Những đặc điểm nào của nhà trường được học sinh mong ước nhất? • (RQ3): Bằng cách nào nhà trường làm cho sinh viên tiềm năng của mình nhận biết được rằng nhà trường có những đặc điểm đáng mong ước với họ? Nhận biết đầy đủ hơn về các yếu tố góp phần vào quá trình ra quyết định của sinh viên là điều sẽ giúp cho nhà trường tập trung vào những lĩnh vực trọng yếu. Tuy nhà trường không thể và cũng không nên trở thành một nơi có đủ thứ cho tất cả mọi người, nhưng nhận ra những đặc điểm mà sinh viên coi là quan trọng sẽ giúp nhà trường xử lý tốt hơn những yếu tố then chốt này, từ đó cung cấp cho học sinh những thông tin có ý nghĩa thiết thực để giúp họ có những dữ liệu cần thiết trong quá trình ra quyết định. Điều này có thể đóng góp vào việc tạo ra một hình ảnh tích cực về nhà trường. Phương pháp nghiên cứu Để hiểu người ngoài nhìn một tổ chức như thế nào, phải thu hút được sự liên quan trực tiếp của họ. Nghiên cứu này tìm hiểu quan điểm của các đối tượng bên ngoài nhà trường bằng cách khảo sát những người có tiềm năng trở thành sinh viên của nhà trường, tức những em học sinh trung học đang có kế hoạch theo đuổi bậc đại học. [Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học số 4-2013] | 8 Thu thập dữ liệu Các tác giả đã xin phép tham dự buổi cung cấp thông tin tư vấn tuyển sinh của bảy trường trung học ở New Jersey để khảo sát về sinh viên tiềm năng của các trường đại học. Mỗi trường đều được cung cấp một bản kết quả khi nghiên cứu hoàn tất. Những ngày hội tư vấn tuyển sinh như thế là nơi rất tốt để thu thập dữ liệu vì nhiều lý do. Vì các bậc cha mẹ thường đi cùng con em đến các buổi đó, nhóm nghiên cứu có thể xin văn bản đồng ý tham gia cuộc e a quote from the document or the nghiên cứu đối với trường hợp các em dưới 18 tuổi. Đồng thời, việc tham gia ngày hội này cho thấy các em rất quan tâm đến việc học đại học, không chỉ tìm thông tin qua những cách thụ động như đọc tờ giới thiệu hay tìm trên internet. Bởi thế, những học sinh này có nhiều khả năng nhận thức tốt hơn về những đặc điểm quan trọng đối với quá trình quyết định của họ. Cũng như vậy, mọi nghiên cứu trước đây thực hiện qua xem xét tài liệu in, tìm trên web, hay giao tiếp giữa người này với người khác đã thông tin cho học sinh biết về những đặc điểm khả dĩ mà trường nào đó có, có thể báo hiệu cho họ rằng có những đặc điểm quan trọng tác động tới việc họ theo đuổi một đặc điểm cụ thể nào đó của nhà trường. Nhận thức được nâng cao đó khiến những em tham gia ngày hội tuyển sinh trở thành đối tượng lý tưởng để nghiên cứu. Ở ngày hội tuyển sinh của mỗi trường, nhà nghiên cứu (hoặc trợ tá) sẽ tiếp cận những học sinh đi với cha mẹ, giới thiệu vắn tắt về công trình nghiên cứu, và đề nghị họ tham gia. Họ sẽ được yêu cầu ký Phiếu chấp thuận để bảo đảm rằng họ hiểu rõ lý do tiến hành cuộc khảo sát và kết quả sẽ dùng để làm gì. Các em dưới 18 tuổi được cấp cả phiếu chấp thuận và phiếu khảo sát, còn cha mẹ họ thì sẽ ký phiếu chấp thuận. Các phiếu này được tách riêng khỏi phiếu khảo sát vào cuối ngày hội và được lưu giữ riêng để bảo đảm tính ẩn danh của người tham gia khảo sát. Cha mẹ được quyền yêu cầu một bản copy kết quả sau cùng nếu muốn bằng cách đánh dấu vào phiếu chấp thuận và cung cấp địa chỉ. Công cụ nghiên cứu Mục tiêu cơ bản của cuộc khảo sát (xem Phụ lục 1) là xác định những nguồn ảnh hưởng đến học sinh trung học khi họ quyết định chọn trường để nộp đơn. Bốn câu hỏi mở yêu cầu học sinh nêu ra những đặc điểm hay phẩm chất cụ thể đáng mong muốn mà họ tìm kiếm ở các trường. Thêm nữa, học sinh được yêu cầu chọn câu trả lời trong những câu hỏi có thang đo từ 1 đến 7, 1 là “phản đối mạnh mẽ”, và 7 là “đồng ý hoàn toàn”, nêu ra nhiều đặc điểm khác nhau của nhà trường, những nguồn giao tiếp giữa người này và người khác, những nguồn thông tin có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của họ. Dữ liệu nhân khẩu học về học sinh, khả năng tiếp cận máy tính, và sự hiện diện của họ ở ngày hội tư vấn tuyển sinh cũng được ghi nhận. Một số câu hỏi mở bổ sung được đặt sau thang Likert cho học sinh cơ hội để bổ sung những thông tin không có trong bảng hỏi. (ví dụ như bạn có tìm [Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học số 4-2013] | 9 kiếm điều gì khác chưa được nêu trong danh sách này không?). Đã có 249 phiếu khảo sát được thu thập. Mặc dù không phải phiếu nào cũng được điền đầy đủ, cũng không phải mọi câu hỏi mở đều được trả lời, chúng tôi đã đưa tất cả vào sử dụng dưới hình thức này khác. Những câu hỏi mở Bốn câu hỏi mở thu hút những thông tin về đặc điểm của các trường mà học sinh tìm kiếm khi quyết định sẽ nộp đơn. Hai trường hợp không trả lời bất cứ câu hỏi mở nào. Vài trường hợp có một số câu hỏi mở không được trả lời (Q1: n ¼ 4; Q2: n ¼ 17; Q3: n ¼ 18; Q4: n ¼8). Câu hỏi mở cho phép miêu tả phong phú hơn là bị giới hạn trong một số lựa chọn và tạo cơ hội cho người trả lời bao gồm hoặc mở rộng các tiêu chí lựa chọn mà họ coi là quan trọng trong quá trình chọn trường. Học sinh được yêu cầu viết ra câu trả lời cho những câu hỏi sau: (1) Ba điều sẽ khiến em chọn một trường nào đó là gì? (2) Bằng cách nào các trường làm cho em biết được rằng họ là loại trường mà em muốn đến học? (3) Nói một cách thực tế, em nghĩ trường nào, hay loại trường nào em sẽ học, và tại sao? (4) Xin viết tiếp câu sau: “Khi tôi rút cục chọn một trường nào đó để học, thì lý do sẽ là: ________________.’ Như đã gợi ý trong một nghiên cứu thượng dẫn trước đây (Bergerson, 2009; Cabrera & LaNasa, 2000; Galotti and Mark, 1994; Henrickson, 2002; Hossler et al., 1999; Kelpe Kern, 2000; Letawsky et al., 2003; Rowan-Kenyon, Bell, & Perna, 2008), sinh viên cân nhắc nhiều đặc điểm khi nộp đơn vào một trường nào đó. Vì vậy rất đáng xem xét ảnh hưởng của những đặc điểm ấy lên sự quyết định của học sinh. Dự tính của câu hỏi mở là thu hút những thông tin cụ thể từ học sinh, về những đặc điểm đơn nhất, độc đáo hay đặc điểm chung có thể có ảnh hưởng mạnh hơn những đặc điểm khác. Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của những đặc điểm nổi bật này, người nghiên cứu quyết định rằng kết quả của những câu trả lời phần câu hỏi mở sẽ được coi là biến phụ thuộc cho việc phân tích dữ liệu. Biến phụ thuộc thứ nhất (DV1) sẽ được trình bày bằng số điểm phân biệt, những tiêu chí quyết định không lặp lại được người trả lời nêu ra qua cả bốn câu hỏi mở. Biến phụ thuộc thứ hai (DV2) và ba (DV3) sẽ được xác định qua câu trả lời của câu hỏi mở thứ ba và thứ tư theo thứ tự, vì những câu này chứa đựng rõ nhất kết quả các quyết định được mong muốn của những em tham gia khảo sát. Các mục trong thang điểm Likert Các mục trong Likert-scale đại diện cho các biến phụ thuộc và được trình bày trong hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các đặc điểm của nhà trường mà học sinh có thể tìm kiếm khi nộp đơn học. Câu trả lời bao gồm ngành học, các môn thể thao vận động, đi lại bằng xe bus hay có ký túc xá, chi phí, có gia đình hay bạn bè đã từng học ở đó, có sẵn các nguồn quỹ học bổng hay trợ giúp tài chính, tổ chức, nhà ở, thực tập, vị trí, liên hệ tôn giáo, uy tín, an toàn, quy mô, đời sống xã hội, và các chương trình học tập ở nước ngoài. Nhóm câu trả lời thứ hai xác định các nguồn ảnh hưởng có thể gây tác động lên học sinh. Câu trả lời dẫn ra cả nguồn thông tin và nguồn giao tiếp. Nguồn giao tiếp trực tiếp gồm có các cha cố, gia đình hay bạn bè, các chuyên viên tư vấn tuyển sinh, giáo viên, các buổi phỏng vấn, tham quan trường, và hội chợ triển lãm các trường. Nguồn thông tin bao gồm website, xếp [Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học số 4-2013] | 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.