Thể thao đồng đội – Môn bóng đá

pdf
Số trang Thể thao đồng đội – Môn bóng đá 28 Cỡ tệp Thể thao đồng đội – Môn bóng đá 507 KB Lượt tải Thể thao đồng đội – Môn bóng đá 0 Lượt đọc Thể thao đồng đội – Môn bóng đá 3
Đánh giá Thể thao đồng đội – Môn bóng đá
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 28 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Thể thao đồng đội – Môn bóng đá Bóng đá là môn thể thao đồng đội được chơi giữa hai đội với nhau, mỗi đội có 11 cầu thủ trên sân. Trò chơi này dùng một quả bóng và thường được chơi trên sân cỏ hình chữ nhật với hai khung thành ở hai đầu sân. Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm bằng cách đưa bóng vào khung thành của đội đối địch. Ngoại trừ thủ môn, các cầu thủ khác đều không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng. Đội chiến thắng là đội ghi được nhiều bàn thắng hơn khi kết thúc trận đấu. Bóng đá được chơi ở đẳng cấp chuyên nghiệp trên thế giới. Hàng vạn người đến sân vận động để xem các trận thi đấu có đội bóng mà họ yêu thích, và hàng triệu người khác theo dõi qua tivi nếu không thể đến sân vận động. Ngoài ra, còn rất nhiều người chơi môn thể thao này ở đẳng cấp nghiệp dư. Theo một cuộc khảo sát công bố vào năm 2001 của FIFA, tổ chức quản lý bóng đá trên thế giới, có hơn 240 triệu người thường xuyên chơi bóng đá ở hơn 200 quốc gia. Luật chơi đơn giản và dụng cụ thi đấu ít tốn kém giúp cho trò chơi này phát triển mạnh mẽ. Ở nhiều nước, bóng đá có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người hâm mộ, trong cộng đồng địa phương hay cả quốc gia; do đó có thể nói đây là môn thể thao phổ biến nhất thế giới. Mục lục  1 Tổng quan  2 Lịch sử  3 Luật thi đấu  o 3.1 Cầu thủ, trang phục và trọng tài o 3.2 Sân thi đấu o 3.3 Thời gian thi đấu o 3.4 Trạng thái bóng trên sân o 3.5 Phạm lỗi 4 Cầu thủ và trận đấu o 4.1 Các hình thức chơi bóng o 4.2 Môi trường thi đấu o 4.3 Cách mạng về chiến thuật o 4.4 Ngôi sao bóng đá  5 Tổ chức điều hành  6 Giải đấu chính   o 6.1 Cấp quốc tế o 6.2 Cấp quốc gia 7 Bóng đá và truyền thông o 7.1 Báo viết o 7.2 Truyền hình 8 Lợi ích kinh tế  9 Bóng đá và chính trị  10 Bóng đá trong văn hóa đại chúng  o 10.1 Văn hóa bóng đá o 10.2 Cổ động viên 11 Các loại hình bóng đá khác o 11.1 Futsal o 11.2 Bóng đá bãi biển o 11.3 Loại hình khác  12 Xem thêm  13 Tham khảo  14 Liên kết ngoài o 14.1 Tổ chức Tổng quan Thủ môn nhoài người phá bóng khỏi cầu môn. Bóng đá là môn thể thao đồng đội được chơi theo các quy tắc đề ra trong Luật bóng đá (tiếng Anh: Laws of the Game). Các vận động viên tham gia chơi bóng đá được gọi là các cầu thủ, họ thường sử dụng một trái bóng hình cầu được gọi đơn giản là quả bóng đá, trái bóng hoặc trái banh. Trong trận đấu bóng đá, hai đội, mỗi đội gồm 11 cầu thủ sẽ tìm cách đưa trái bóng vào khung thành (còn gọi là cầu môn), đội nào đưa bóng vào khung thành đối phương nhiều hơn (ghi được nhiều bàn thắng hơn) sẽ là đội giành chiến thắng, nếu hai đội có số lần đưa bóng vào khung thành đối phương như nhau, hoặc không đội nào làm được việc này thì trận đấu sẽ kết thúc với kết quả hòa. Quy tắc cơ bản nhất của môn bóng đá là các cầu thủ, trừ người bảo vệ khung thành (được gọi là thủ môn), được phép sử dụng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể để chơi bóng trừ hai cánh tay và bàn tay của họ (tuy nhiên cầu thủ phải dùng tay để thực hiện việc ném biên)[2]. Trong một trận đấu thông thường, cầu thủ có thể chơi ở bất cứ vị trí nào và có thể đưa quả bóng theo bất cứ hướng nào trên sân, trừ trường hợp cầu thủ rơi vào thế việt vị thì không thể nhận bóng. Dựa vào các quy tắc cơ bản này, cầu thủ thường dùng chân để thực hiện các động tác kỹ thuật như rê bóng, lừa bóng, chuyền bóng cho đồng đội, sút bóng, với mục đích chính là tìm cách đưa bóng vào khung thành đối phương và ngăn không cho đối phương đưa bóng vào khung thành đội nhà. Cầu thủ hai đội có thể va chạm nhau thông qua các pha tranh bóng, tắc bóng nhưng tuyệt đối không được phạm những lỗi ghi trong luật như chuồi bóng từ phía sau, đẩy người, tiểu xảo. Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm một trọng tài chính và hai trọng tài biên, trọng tài chính sử dụng một chiếc còi cùng hai loại thẻ, thẻ vàng và thẻ đỏ, và có trách nhiệm bắt đầu, kết thúc hoặc tạm dừng trận đấu. Một trận đấu bóng đá thông thường có hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút với khoảng thời gian 15 phút nghỉ giữa hai hiệp. Lịch sử Bản đồ phân bố mức độ phổ biến của bóng đá. Các quốc gia được tô bằng màu xanh là nơi bóng đá phổ biến nhất, tô bằng màu đỏ là nơi bóng đá ít phổ biến nhất. Các môn thể thao tương tự bóng đá hiện đại (với mục đích đá bóng vào khung thành đối phương) đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới từ rất lâu. Theo FIFA thì dạng bóng đá cổ xưa nhất bao gồm đầy đủ các kỹ thuật chơi bóng có lẽ xuất phát từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 2 hoặc 3 TCN, môn xúc cúc (蹴鞠, đá cầu).[3] Ở La Mã cổ đại cũng xuất hiện một môn thể thao chơi bóng có những nét giống bóng đá, đó là môn harpastum. Môn bóng đá với các luật chơi gần như ngày nay bắt đầu phổ biến từ giữa thế kỷ 19 tại các trường học trên nước Anh. Bộ luật bóng đá hiện đại cổ nhất mà ta biết là bộ luật mà ngày nay thường được biết đến dưới tên Bộ luật Cambridge (tiếng Anh: Cambridge Rules). Sở dĩ có tên gọi này vì chính trong khuôn viên Trinity College thuộc Đại học Cambridge, đại diện của năm trường Eton, Harrow, Rugby, Winchester và Shrewsbury đã tổ chức họp mặt để thống nhất một luật chơi đầu tiên cho môn bóng đá[4]. Cũng trong thập niên 1850, các đội bóng nghiệp dư bắt đầu đựoc thành lập và thường mỗi đội xây dựng cho riêng họ những luật chơi mới của môn bóng đá, trong đó đáng chú ý có câu lạc bộ Sheffield F.C..[5] Việc mỗi đội bóng có luật chơi khác nhau khiến việc điều hành mỗi trận đấu giữa họ diễn ra rất khó khăn. Nỗ lực đáng kể nhất trong việc chuẩn hóa luật chơi môn bóng đá là việc thành lập Hiệp hội bóng đá Anh (The Football Association, thường viết tắt là FA) vào ngày 26 tháng 10 năm 1863 tại Great Queen Street, Luân Đôn.[6] Sau 5 cuộc họp diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12, bộ luật đầy đủ và toàn diện đầu tiên của môn bóng đá gồm 13 điều đã được FA thông qua dưới sự chủ trì của Ebenezer Cobb Morley.[6] Hiện nay cơ quan chịu tránh nhiệm quản lý và theo dõi luật bóng đá trên thế giới là Ủy ban bóng đá quốc tế (International Football Association Board, thường viết tắt là IFAB). IFAB được thành lập năm 1886[7] tại Manchester trong một buổi họp với sự có mặt của đại diện FA, Hiệp hội bóng đá Scotland (Scottish Football Association), Hiệp hội bóng đá xứ Wales (Football Association of Wales) và Hiệp hội bóng đá Ireland (Irish Football Association). Giải thi đấu bóng đá đầu tiên, Cúp FA (FA Cup), được C. W. Alcock tổ chức lần đầu cho các câu lạc bộ bóng đá Anh vào năm 1872. Trận thi đấu bóng đá cấp quốc tế đầu tiên giữa đội tuyển Anh và Scotland cũng diễn ra vào năm 1872 tại Glasgow. Nước Anh cũng là quê hương của giải đấu liên đoàn đầu tiên, The Football League, liên đoàn này được thành lập năm 1888 theo sáng kiến của giám đốc câu lạc bộ Aston Villa, ông William McGregor.[8] Giải đấu này bao gồm 12 câu lạc bộ thuộc miền Trung và miền Bắc nước Anh. Cơ quan quản lý bóng đá thế giới, FIFA (Fédération Internationale de Football Association, liên đoàn bóng đá quốc tế) được thành lập vào năm 1904 tại Paris với chủ tịch đầu tiên là ông Robert Guérin, một người Pháp, ngay từ khi thành lập FIFA đã tuyên bố sử dụng và tôn trọng bộ luật bóng đá do FA đưa ra.[9] Từ năm 1913, cơ quan theo dõi luật bóng đá IFAB bắt đầu bổ sung các thành viên là đại diện của FIFA. Hiện nay ban điều hành của IFAB bao gồm 4 đại diện của FIFA và 4 đại diện đến từ các liên đoàn khai sinh luật bóng đá là Anh, Scotland, Ireland và xứ Wales. Tính cho đến năm 2008, FIFA có 208 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có đại diện là thành viên, nhiều hơn Ủy ban Olympic Quốc tế 3 thành viên và nhiều hơn Liên Hiệp Quốc 16 thành viên.[10] Ngày nay bóng đá đã được chơi ở cấp độ chuyên nghiệp trên khắp thế giới với hàng triệu người đến sân theo dõi các trận đấu[11] cũng như hàng tỷ người theo dõi qua truyền hình.[12] Theo một cuộc thăm dò do FIFA tiến hành năm 2001, có trên 240 triệu người từ trên 200 quốc gia thường xuyên chơi bóng đá.[13] Không chỉ là môn thể thao phổ biến nhất thế giới,[14], bóng đá còn có ảnh hưởng lớn đến nền thể thao và xã hội nhiều quốc gia, hãng truyền hình ESPN từng cho rằng chính đội tuyển Bờ Biển Ngà đã giúp ngăn chặn nguy cơ một cuộc nội chiến tại nước này vào năm 2005, ngược lại cũng chính một trận bóng đá đã khởi đầu cho một cuộc chiến với cái tên Chiến tranh bóng đá xảy ra năm 1969 giữa El Salvador và Honduras.[15] Luật thi đấu Hiện nay Luật bóng đá chính thức có 17 điều được áp dụng cho mọi cấp độ chơi bóng và chỉ có một vài sửa đổi nhỏ cho phù hợp với bóng đá nữ và bóng đá trẻ. Cầu thủ, trang phục và trọng tài Mỗi trận đấu bóng đá bao gồm hai đội, mỗi đội 11 cầu thủ thi đấu chính thức trên sân kể cả 1 thủ môn. Thủ môn là người duy nhất được phép chơi bóng bằng tay, tuy nhiên việc này cũng chỉ được giới hạn trong khu cấm địa phía trước khung thành do thủ môn trấn giữ. Bên cạnh số cầu thủ chính thức mỗi đội cũng còn một số cầu thủ dự bị để thay thế khi cần thiết, thông thường trong một trận bóng đá thi đấu chính thức, mỗi đội chỉ được phép thay đổi 3 cầu thủ. Cầu thủ sau khi được thay ra sẽ không thể tiếp tục quay trở lại sân thi đấu.[16] Người chỉ đạo chiến thuật cho đội bóng là huấn luyện viên, vị trí này không phải là quy định bắt buộc được ghi trong Luật bóng đá.[17] Trang phục thi đấu của các cầu thủ thường bao gồm áo phông, quần soóc, tất cao đến đầu gối, giày và bảo vệ ống đồng. Cầu thủ thi đấu trên sân bị cấm mặc, đeo hoặc mang theo các đồ vật có thể gây nguy hiểm cho cầu thủ đối phương như vòng, dây chuyền hoặc đồng hồ. Do là vị trí được sử dụng tay và thường xuyên phải bay người theo bóng, thủ môn được trang bị kĩ hơn các cầu thủ khác, họ thường mặc áo phông dài tay, đeo cả bảo vệ ống đồng và bảo vệ khuỷu tay và mang găng khi thi đấu.[18] Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm 1 trọng tài chính và 2 trọng tài biên, những người này có toàn quyền điều khiển trận đấu theo các quy định của Luật bóng đá, quyết định của trọng tài chính dù đúng hoặc sai cũng thường là quyết định cuối cùng và không thể đảo ngược. Ngoài ba trọng tài làm việc trên sân còn có một trọng tài thứ tư (còn gọi là trọng tài bàn) quản lý việc thay người, theo dõi thời gian bù giờ và thay thế trọng tài trên sân trong trường hợp cần thiết.[19] Sân thi đấu Các kích cỡ tiêu chuẩn của một sân bóng đá. Do được hình thành ở Anh, luật bóng đá trước đây quy định các kích thước theo hệ đo lường Anh tuy nhiên hiện nay các số đo này đã được đổi sang hệ SI cho phù hợp với sự phổ biến của bóng đá trên thế giới. Một sân bóng đá tiêu chuẩn cho các trận đấu quốc tế có dạng chữ nhật với chiều dài nằm trong khoảng từ 100 đến 110 mét, chiều rộng từ 64 đến 75 m. Còn đối với các trận đấu ở cấp độ thấp hơn, sân bóng có thể có chiều dài nằm trong khoảng từ 90 đến 120 m (100–130 yd) và rộng từ 45 đến 90 m (50–100 yd). Hai cạnh dài của sân bóng được gọi là hai đường biên dọc, hai cạnh còn lại là đường biên ngang. Ở chính giữa hai đường biên ngang là khung thành có dạng chữ nhật[20] với chiều dài 7,3 m và chiều cao 2,44 m. Khung thành thường được giăng lưới để dễ phân biệt tình huống bóng vào khung thành hay ra ngoài, tuy nhiên điều này không nằm trong quy định chính thức của Luật bóng đá.[21] Phía trước mỗi khung thành là khu cấm địa. Khu vực này cũng có dạng chữ nhật với chiều dài dọc theo đường biên ngang của sân với kích thước 40,3 m dài, 16,5 m rộng. Ở giữa khu cấm địa, cách khung thành 11 m là điểm đá phạt đền, nơi các cầu thủ thực hiện các cú sút phạt đền (do cầu thủ đối phương phạm lỗi trong khu vực cấm địa). Khu cấm địa cũng là nơi duy nhất thủ môn được phép chơi bóng bằng tay. Ở phía trong khu cấm địa có một hình chữ nhật nhỏ hơn với chiều dài dọc theo đường biên ngang có kích thước 18,3 m dài, 5,5 m rộng (thường được gọi là khu 5 mét 50), đây là nơi cầu thủ đối phương tham gia tấn công không được phép va chạm trực tiếp với thủ môn đang trấn giữ khung thành. Thời gian thi đấu Một trận thi đấu bóng đá thông thường diễn ra trong hai hiệp chính thức liên tiếp, mỗi hiệp gồm 45 phút ngăn cách bằng 15 phút nghỉ giữa giờ. Sau khi hiệp 1, hai đội bóng sẽ phải đổi sân cho nhau để có sự công bằng trong vòng 1 phút. Người có quyền bắt đầu và kết thúc trận đấu là trọng tài chính. Trong các tình huống phải dừng bóng hoặc bóng ra ngoài sân, trọng tài sẽ tính thêm giờ, thời gian chết này sẽ được chơi bù vào cuối mỗi hiệp đấu (được gọi là những phút bù giờ), số phút bù giờ là ít hoặc nhiều đều hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của trọng tài chính, kể cả trường hợp nó khác biệt so với số phút bù giờ do trọng tài thứ tư công bố trên bảng điện tử.[22] Quy định về thời gian đá bù xuất hiện sau trận đấu năm 1891 giữa Stoke và Aston Villa, khi chỉ còn 2 phút là hết giờ, trong tình thế bị dẫn trước 1–0, đội Stoke bất ngờ được hưởng một quả phạt đền, thủ môn Villa đã đối phó bằng cách đá bóng ra khỏi sân và đến khi bóng trở lại sân thì đồng hồ đã điểm 90 phút và Stoke thua trận.[23] Trong các giải thi đấu liên đoàn, một trận đấu có thể kết thúc với tỉ số hòa, tuy nhiên trong các trận đá loại trực tiếp (như ở các giải Cúp hoặc các trận playoff), bắt buộc phải xác định được một đội giành chiến thắng. Trong trường hợp này, nếu kết thúc 90 phút của 2 hiệp chính hai đội vẫn hòa, họ sẽ phải thi đấu thêm 2 hiệp phụ liên tiếp, mỗi hiệp 15 phút không có nghỉ giữa giờ. Nếu hết 2 hiệp phụ mà kết quả vẫn hòa, hai đội sẽ phải thi đá luân lưu 11 m (hai đội thay phiên nhau thực hiện các quả đá phạt đền) để xác định đội giành chiến thắng. Các bàn thắng ghi được trong hai hiệp phụ sẽ được tính vào kết quả chung cuộc, tuy nhiên các bàn thắng ghi trong những loạt đá luân lưu 11 m sẽ không được tính (mà chỉ dùng để xác định kết quả thắng thua). Trong thập niên 1990 và 2000, IFAB đã cho thử nghiệm luật Bàn thắng vàng, theo đó nếu trong hiệp phụ có một đội ghi được bàn thắng trước, trận đấu sẽ lập tức kết thúc với kết quả thắng cho đội vừa ghi bàn. Luật bàn thắng vàng đã được sử dụng ở cấp độ thế giới trong World Cup 1998 và World Cup 2002 với Pháp là đội tuyển đầu tiên tận dụng được lợi thế này khi giành chiến thắng trước Paraguay bằng bàn thắng vàng của Laurent Blanc (năm 1998), Pháp cũng là đội vô địch ở giải đấu năm 1998. Tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 1996, đội tuyển bóng đá quốc gia Đức đã giành chức vô địch sau chiến thắng trước đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Séc bằng bàn thắng vàng của Oliver Bierhoff. Tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004, luật bàn thắng vàng được thay thế bằng luật Bàn thắng bạc theo đó nếu kết thúc hiệp phụ đầu tiên mà có một đội dẫn trước về tỉ số, trận đấu sẽ kết thúc với chiến thắng giành cho đội có lợi thế về tỉ số. Tuy nhiên hiện nay IFAB đã bỏ việc thử nghiệm cả 2 luật này.[24] Trong các trận đấu loại trực tiếp theo thể thức lượt đi-lượt về, thông thường người ta sẽ tính tới lợi thế bàn thắng trên sân khách. Theo đó nếu sau hai trận mà hai đội có kết quả chung cuộc hòa nhau, đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn trên sân khách sẽ là đội giành chiến thắng. Tuy nhiên không phải giải đấu lớn nào cũng sử dụng lợi thế này, ví dụ như tại Copa Libertadores ở Nam Mỹ. Trạng thái bóng trên sân Sebastian Larsson thực hiện một quả phạt góc cho Birmingham City Theo luật bóng đá, có hai trạng thái bóng chính trên sân, đó là bóng động và bóng chết. Thời gian bóng động trong trận đấu được tính từ thời điểm các cầu thủ bắt đầu trận đấu bằng cú phát bóng giữa sân cho đến khi bóng rơi ra ngoài khu vực sân thi đấu hoặc trận đấu bị ngừng lại bởi quyết định của trọng tài (do cầu thủ phạm lỗi, chấn thương hoặc tình huống đặc biệt khác), khi đó bóng rơi vào trạng thái bóng chết. Trận đấu lúc này sẽ được khởi động lại bằng các cách chính sau:  Ném biên: Khi bóng rơi ra ngoài đường biên dọc do tác động của một cầu thủ đội nhà (dù ở trên mặt sân hay bay trên không). Đội đối phương sẽ được hưởng quyền ném bóng từ vị trí trên đường biên dọc mà bóng rời sân. Từ quả ném biên, bàn thắng chỉ được công nhận khi chạm chân cầu thủ khác[25]  Phát bóng: Khi bóng rơi ra ngoài đường biên ngang do tác động của cầu thủ tấn công đối phương. Đội phòng ngự sẽ được hưởng quyền phát bóng lên. Từ quả phát bóng, nếu bóng được đá vào cầu môn, bàn thắng được công nhận.[26]  Phạt góc: Khi bóng rơi ra ngoài đường biên ngang do tác động của cầu thủ phòng ngự. Đội tấn công sẽ được hưởng quyền đưa bóng vào trận đấu bằng cú đá từ điểm đá phạt góc (là điểm nối giữa đường biên dọc và đường biên ngang). Từ quả đá phạt góc, nếu bóng được đá vào cầu môn, bàn thắng sẽ được tính.[27]
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.