Thành phần axit béo từ lá và cành của loài cơm rượu petelot (glycosmis petelotii guillaum.) ở Việt Nam

pdf
Số trang Thành phần axit béo từ lá và cành của loài cơm rượu petelot (glycosmis petelotii guillaum.) ở Việt Nam 3 Cỡ tệp Thành phần axit béo từ lá và cành của loài cơm rượu petelot (glycosmis petelotii guillaum.) ở Việt Nam 512 KB Lượt tải Thành phần axit béo từ lá và cành của loài cơm rượu petelot (glycosmis petelotii guillaum.) ở Việt Nam 0 Lượt đọc Thành phần axit béo từ lá và cành của loài cơm rượu petelot (glycosmis petelotii guillaum.) ở Việt Nam 1
Đánh giá Thành phần axit béo từ lá và cành của loài cơm rượu petelot (glycosmis petelotii guillaum.) ở Việt Nam
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 THÀNH PHẦN AXIT BÉO TỪ LÁ VÀ CÀNH CỦA LOÀI CƠM RƯỢU PETELOT (Glycosmis petelotii Guillaum.) Ở VIỆT NAM LÊ THỊ HƯƠNG Trường i h inh Trên thế giới có chi Cơm rượu (Glycosmis) là một chi lớn trong họ Cam (Rutaceae), có khoảng 125 loài phân bố nhiều ở rừng mưa nhiệt đới thuộc các vùng Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi. Ở nước ta, chi Cơm rượu (Glycosmis) có 21 loài bao gồm: G. craibii, G. crassifolia, G. cyanocarpa, G. cymosa, G. gracilis, G. lanceolata, G. nana, G. ovoidea, G. parva, G. parviflora, G. pentaphylla, G. petelotii, G. pierrei, G. puberula, G. rupestris, G. sapindoides, G. sinensis, G. singuliflora, G. stenocarpa, G. touranensis và G. trichanthera [10]. Loài Cơm rượu petelot (Glycosmis petelotii Guillaum.) có phân bố ở Ngọc Linh, Phú Yên, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Nghệ An, còn có phân bố ở Trung Quốc và Thái Lan [4, 5]. Những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu các hợp chất alkaloid, flavonoid, steroid trong họ Cam (Rutaceae), do các hợp chất này có nhiều hoạt tính quan trọng như chống ung thư, sốt rét, kháng khuẩn và chống suy giảm miễn dịch [2, 7, 9]. Cho đến nay chưa, có một tài liệu nghiên cứu về thành phần axit béo của loài cây Cơm rượu petelot (Glycosmis petelotii Guillaum.) ở trên thế giới và Việt Nam. Bài báo này, công bố kết quả về thành phần axit béo từ lá và cành loài Cơm rượu petelot (Glycosmis petelotii Guillaum.) phân bố ở Pù Huống, Nghệ An, Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu mẫu: Lá, cành loài Cơm rượu petelot (Glycosmis petelotii Guillaum.) được thu hái ở Châu Quang thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống, Nghệ An. Tiêu bản loài này được so sánh với bảo tàng mẫu thực vật tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN) và được lưu trữ tại Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Đại học Vinh. Mẫu thực vật sau khi thu hái được xử lý sơ bộ để ổn định hoạt chất, sau đó chiết bằng MeOH, thu dịch chiết thô. Phân lập các hợp chất bằng sắc ký cột (CC), sắc ký lớp mỏng (TLC). Hoà tan 1,5mg dầu béo đã được làm khô bằng natrisunfat khan trong 1ml methanol tinh khiết sắc ký hoặc loại dùng cho phân tích phổ [3]. Sắc ký khí (GC): Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus gắn vào detectơ FID của hãng Agilent Technologies, Mỹ. Cột sắc ký HP-5MS với chiều dài 30mm, đường kính trong (ID) = 0,25mm, lớp phim mỏng 0,25m đã được sử dụng. Khí mang H2. Nhiệt độ buồng bơm mẫu (Kỹ thuật chương trình nhiệt độ-PTV) 250oC. Nhiệt độ detectơ 260oC. Chương trình nhiệt độ buồng điều nhiệt: 60oC (2 min), tăng 4oC/min cho đến 220oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 min. Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): Việc phân tích định tính được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí và phổ ký liên hợp GC/MS của hãng Agilent Technologies HP 6890N. Agilent Technologies HP 6890N ghép nối với Mass Selective Detector Agilent HP 5973 MSD. Cột HP-5MS có kích thước 0,25 m  30m  0,25mm và HP1 có kích thước 0,25m  30m  0,32mm. Chương trình nhiệt độ với điều kiện 60oC/2 phút; tăng nhiệt độ 4oC/1 phút cho đến 220oC, sau đó lại tăng nhiệt độ 20o/phút cho đến 260oC; với He làm khí mang [1, 6]. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả nghiên cứu thành phần axit béo bằng phương pháp sắc ký khí (GC) và sắc ký khí khối phổ (GC/MS), 15 hợp chất được tách ra từ lá, đã xác định được 7 hợp chất chiếm 1102 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 80,71% tổng lượng dầu béo và 13 hợp chất được tách ra từ cành, đã xác định dược 6 hợp chất chiếm 84,27% tổng lượng dầu béo. Các thành phần chính chung của 2 mẫu axit béo là (Z)-13-docosenamide (52,65-57,81%) và (Z)-9-octadecenamide (21,58-22,25%). Các thành phần khác nhỏ hơn gồm n-hexadecanoic acid (1,25-1,29%), octadecanoic acid (1,47-1,51%), 1,2-benbenzenedicarboxylic acid (0,63-1,48%) và n-einicosane (1,13-1,45%). ng 1 Thành phần axit béo từ lá và cành của loài Cơm rượu petelot (Glycosmis petelotii Guillaum.) TT Hợp chất 1 2 3 4 5 6 7 n-hexadecanoic acid octadecanoic acid 1,2-benbenzenedicarboxylic acid (Z)-9-octadecenamide n-einicosane Heneicosane (Z)-13-docosenamide Tổng Tỷ lệ (%) Lá Cành 1,25 1,29 1,47 1,51 1,48 0,63 22,25 21,58 1,13 1,45 0,48 52,65 57,81 80,71 84,27 Như vậy, qua bảng trên cho thấy các hợp chất chính và các hợp chất khác nhỏ hơn từ 2 mẫu nghiên cứu có sự biến đổi về tỷ lệ % của các axit béo. Ngoài ra, hợp chất (Z)-13-docosenamide đang được nghiên cứu để làm thuốc điều trị rối loạn tâm trạng, mất giấc ngủ và bệnh trầm cảm [8]. O H2 N (Z)-9-octadecenamide O H2N (Z)-13-docosenamide 1103 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 III. KẾT LUẬN Từ lá và cành của loài Cơm rượu petelot (Glycosmis petelotii Guillaum.) bằng phương pháp sắc ký khí (GC) và sắc khí khối phổ (GC/MS), 6 và 7 hợp chất được xác định tương ứng là 80,71 và 84,27% tổng hàm lượng axit béo. Thành phần chính chung của 2 mẫu là (Z)-13docosenamide (52,65-57,81%) và (Z)-9-octadecenamide (21,58-22,25%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adams R. P., 2001. Identification of Essential Oil Components by Gas Chromatography/Quadrupole Mass Spectrometry. Allured Publishing Corp. Carol Stream, IL, 456 pp. 2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, 2006. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. NXB. KHKT, Hà Nội, tập 1: Tr. 209-210; tập 2: Tr. 229-232. 3. Bộ Y tế, 1971. Dược điển Việt Nam, NXB. Y học, Hà Nội, tập 1: 733-734. 4. Trần Thị Kim Liên, 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, Tập II: 973-975. 5. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, NXB. Trẻ, Tp. HCM, Quyển 2. 6. Joulain D., W. A. Koenig, 1998. The Atlas of Spectral Data of Sesquyterpene Hydrocarbons. E. B. Verlag, Hamburg, 658 pp. 7. Ito C., Y. Kondo et al., 1999. Chemical and Pharmaceutical Bulletin Tokyo, 47 (11): 1579-1581. 8. Mechoulam R., E. Fride, L. O. Hanuš, T. Sheskin, T. Bisogno, V. Di Marzo,m. Bayewitch, Zvi Vogel, 1997. Nature, 389 (6646): 25-26. 9. Ono T., C. Ito, H. Furukawa, T. S. Wu, C. S. Kouh, S. H. Kuo, 1995. Journal of Natural products, 58 (10): 1629-1631. 10. Wu Z., P. H. Raven (eds), 1999. Rutaceae, Flora of China, Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis, Vol. 4: 110-131. THE CHEMICAL COMPOSITION OF FRUIT OIL FATTY ACIDS OF Glycosmis petelotii Guillaum. FROM VIETNAM LE THI HUONG SUMMARY The fatty acid of leaf and stems bark of Glycosmis petelotii collected from Pu Huong Natural Reserve, Nghe An province in Vietnam was analyzed by Capillary GC and GC/MS. Seven and Six components have been identified, accounting for 80.71% and 84.27% of the fatty oil. The major constituents are (Z)-13docosenamide (52.65-57.81%) and (Z)-9-octadecenamide (21.58-22.25%). Less predominant constituents included n-hexadecanoic acid (1.25-1.29%), octadecanoic acid (1.47-1.51%), 1,2-benbenzenedicarboxylic acid (0.63-1.48%) and n-einicosane (1.13-1.45%). 1104
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.