Thách thức đối với tham gia vào sản xuất kinh doanh quốc tế và phân chia lợi ích của Việt Nam

pdf
Số trang Thách thức đối với tham gia vào sản xuất kinh doanh quốc tế và phân chia lợi ích của Việt Nam 10 Cỡ tệp Thách thức đối với tham gia vào sản xuất kinh doanh quốc tế và phân chia lợi ích của Việt Nam 211 KB Lượt tải Thách thức đối với tham gia vào sản xuất kinh doanh quốc tế và phân chia lợi ích của Việt Nam 0 Lượt đọc Thách thức đối với tham gia vào sản xuất kinh doanh quốc tế và phân chia lợi ích của Việt Nam 1
Đánh giá Thách thức đối với tham gia vào sản xuất kinh doanh quốc tế và phân chia lợi ích của Việt Nam
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Thách thức đối với tham gia vào sản xuất-kinh doanh quốc tế… 38 THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THAM GIA VÀO SẢN XUẤT-KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ PHÂN CHIA LỢI ÍCH CỦA VIỆT NAM Hoàng Xuân Long1, Hoàng Lan Chi Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ Tóm tắt: Tham gia vào sản xuất-kinh doanh quốc tế mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích. Tuy nhiên, với đóng góp bằng yếu tố lao động, phần lợi ích của chúng ta thua kém rất nhiều quốc gia khác. Sự thua kém này lại đang có xu hướng tăng lên trong thời gian tới do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chủ trương chuyển sản xuất về nước để tạo việc làm của một số nước phát triển,… Nâng cao năng lực nội sinh về quản lý KH&CN, tiếp thị đang là những vấn đề mà Việt Nam không thể né tránh. Từ khóa: Kinh tế; Sản xuất kinh doanh; Phân chia lợi ích. Mã số: 19090401 Sản xuất-kinh doanh vốn được tiến hành bởi nhiều yếu tố. Thông qua những yếu tố này, các thành phần xã hội tham gia hoạt động kinh tế và phân chia lợi ích được tạo ra. Bất kỳ ai tham gia vào sản xuất-kinh doanh đều được phân chia lợi ích, nhưng phần nhận được lại không đều nhau. Đây chính là vấn đề được quan tâm nghiên cứu. 1. Một số mô hình trong lịch sử Trong lịch sử từng có các mô hình đáng chú ý về phân chia lợi ích như sản xuất cá thể gắn với tự cung-tự cấp, sản xuất mang tính hợp tác, sản xuất hàng hóa, sản xuất coi trọng vốn. Mô hình 1: Sản xuất cá thể gắn với tự cung-tự cấp. Sản xuất trong mô hình này bao gồm 2 yếu tố là lao động và tài nguyên - rất chính xác với một luận điểm nổi tiếng xa xưa của nhà kinh tế học người Anh - William Petty “Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải”. Sản phẩm sản xuất không cần thông qua lưu thông vẫn được tiêu dùng. Chủ thể sản xuất là người lao động cá thể và toàn bộ lợi ích thuộc về người này. Mô hình 2: Sản xuất mang tính hợp tác. Khác với Mô hình 1, ở Mô hình 2 xuất hiện thêm yếu tố quản lý. Quản lý trở thành quan trọng khi có nhiều người lao động phối hợp với nhau trong quá trình sản xuất - giống như vai 1 Liên hệ tác giả: hoangxuan_long@yahoo.com JSTPM Tập 8, Số 3, 2019 39 trò của người nhạc trưởng trong dàn nhạc (Karl Marx). Mô hình 2 có hai thành phần tham gia sản xuất và phân chia lợi ích là nhà quản lý và người lao động. Quản lý là yếu tố sản xuất nổi trội, nên tương ứng, nhà quản lý chiếm ưu thế trong phân chia lợi ích. Mô hình 3: Sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa phụ thuộc vào thị trường. Nếu không bán được hàng hóa, sản xuất coi như không tạo ra giá trị. Bởi vậy, yếu tố thương mại đóng vai trò quan trọng. Người nắm giữ khâu lưu thông thường chiếm ưu thế trong phân chia lợi ích mang lại từ sản xuấtkinh doanh. Mô hình 4: Sản xuất coi trọng vốn. Ngoài các yếu tố lao động, quản lý và thương mại, vốn cũng có thể là yếu tố sản xuất quan trọng. Trong những trường hợp đó, thành phần bỏ vốn vào sản xuất - kinh doanh sẽ có ưu thế trong phân chia lợi ích. Lợi ích được phân chia Lợi ích được phân chia QL QL Lợi ích được phân chia TM TM Vốn QL LĐ Mô hình 2 LĐ Mô hình 3 LĐ QL: Quản lý LĐ: Lao động TM: Thương mại Mô hình 4 Hình 1. Một số mô hình phân chia lợi ích trong lịch sử Qua trình bày 4 mô hình phân chia lợi ích nêu trên có thể thấy, phân chia lợi ích theo sự tham gia vào các yếu tố sản xuất là quan hệ mang tính phổ biến trong hoạt động kinh tế. Phân chia lợi ích giữa các chủ thể cùng góp mặt vào sản xuất thường không đều nhau. Ở Mô hình 2 người quản lý chiếm được nhiều lợi ích. Chẳng hạn tại các phường hội, chủ phường hội phải đảm nhiệm công việc tổ chức, quản lý các thợ thủ công, trong khi các thợ thủ công phải bỏ sức lao động. Vai trò trong sản xuất của chủ phường hội và thợ thủ công khác nhau và phần thu nhập giữa họ cũng không như nhau. Ở Mô hình 3, người tiêu thụ sản phẩm trên thị trường chiếm phần lợi ích đáng kể. Ví dụ như, chủ bao tiêu đảm trách vai trò tìm kiếm thị trường và bán sản phẩm. Lợi ích được phân thành phần cho sản xuất và cho lưu thông. Đại diện lưu thông là chủ bao tiêu nhận nhiều lợi ích hơn đại diện sản xuất. Ở Mô hình 4, người cung cấp vốn dành ưu thế trong phân chia lợi ích. Khoản lãi cho vay của chủ cho vay được lấy từ lợi nhuận của sản xuất-kinh Thách thức đối với tham gia vào sản xuất-kinh doanh quốc tế… 40 doanh. Mức lãi càng cao thì phần lợi ích của chủ cho vay càng chênh lệch với các thành phần tham gia sản xuất-kinh doanh khác. Đã có nhiều học thuyết kinh tế lý giải vấn đề tại sao cùng tham gia vào sản xuất-kinh doanh mà lợi ích lại khác nhau, tại sao lợi ích khác nhau mà vẫn tham gia sản xuất-kinh doanh cùng nhau. Một điển hình là học thuyết giá trị thặng dư của Karl Marx với các phân tích quan hệ giữa tư bản và lao động, tư bản sản xuất và tư bản thương nghiệp, tư bản tài chính,… Phù hợp với mục tiêu phân tích, ở đây chú ý tới cách lý giải khá giản đơn. Các thành phần tham gia sản xuất luôn mong muốn dành nhiều lợi ích nhất, nhưng việc phân chia không phụ thuộc vào chủ quan của bất kỳ ai. Tương quan trong phân phối phụ thuộc vào tương quan giữa các yếu tố sản xuất mà các thành phần đóng góp. Cụ thể là so sánh về vai trò và mức độ khan hiếm (quan hệ cung-cầu). Đồng thời, các thành phần dù được phân chia ít vẫn có lợi so với khi không tham gia vào sản xuất-kinh doanh chung. Họ nhằm vào mục tiêu thúc đẩy sản xuất-kinh doanh để cải thiện phần phân chia của mình trên cơ sở lợi nhuận chung tăng lên, thay vì mục tiêu giành giật vị trí có phần thu nhập cao hơn từ các thành phần khác. Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rõ phân chia lợi ích thông qua tham gia vào các yếu tố sản xuất đã diễn ra ở các dạng khác nhau. Kết nối chúng lại, có thể hình thành một xu hướng với các đặc điểm sau: - Ngày càng có nhiều thành phần tham gia sản xuất-kinh doanh và phân chia kết quả được tạo ra, cùng với đó là sự nổi lên của các yếu tố sản xuất mới. - Ngày càng có nhiều tầng nấc cao thấp trong phân chia lợi ích kinh tế được tạo ra (xem Hình 1). Các tầng nấc phân chia lợi ích gắn với sự đa dạng về vị thế của các yếu tố sản xuất. Ngày càng rõ về 4 thang bậc cơ bản từ A  B  C  D theo Bảng 1. Bảng 1. Các vị thế cơ bản của các yếu tố sản xuất-kinh doanh Vai trò Vai trò thấp Vai trò cao Cung > Cầu A C Cung < Cầu B D Quan hệ cung - cầu - Ngày càng có các dạng phong phú ở một số thành phần tham gia sản xuất-kinh doanh và phân chia lợi ích. Thành phần thương mại với chủ bao tiêu thời phong kiến đến chủ nghĩa tư bản là các chủ công ty thương mại; thành phần cung cấp vốn với các chủ cho vay nặng lãi thời phong kiến đến chủ nghĩa tư bản là các chủ ngân hàng. JSTPM Tập 8, Số 3, 2019 41 - Nhìn chung, từ lâu vai trò của lao động với ý nghĩa là một yếu tố sản xuất đã bị hạ thấp. Tương ứng là phần lợi ích nhỏ bé dành cho chủ thể lao động trong phân chia kết quả sản xuất kinh doanh. 2. Mô hình phân chia lợi ích kinh tế ngày nay và thách thức đối với Việt Nam Ngày nay, người ta đang nói nhiều đến Đường cong nụ cười. Thực ra điều này giống phương thức phân chia lợi ích gắn với yếu tố sản xuất mà chúng ta đang bàn tới ở đây - đó có thể gọi là Mô hình 5. Mô hình 5 tiếp nối xu hướng phát triển đã nêu trên với các nội dung cụ thể: sự nổi lên mạnh mẽ của yếu tố KH&CN và thành phần tham gia tương ứng; KH&CN tạo nên tầng nấc mới trong phân chia lợi ích; toàn cầu hóa mở rộng liên kết quốc tế trong quá trình sản xuất, thành phần tham gia có thể là phạm vi quốc gia; lao động tiếp tục giảm vị thế trong sản xuất-kinh doanh và phân phối. Lợi ích được phân chia KH&CN TM QL: Quản lý LĐ: Lao động TM: Thương mại Vốn QL LĐ Mô hình 5 Hình 2. Mô hình phân chia lợi ích hiện nay Việt Nam đang tích cực hội nhập vào sản xuất-kinh doanh quốc tế và tham gia phân phối lợi ích quốc tế. Chúng ta hội nhập chủ yếu thông qua đóng góp lao động, bao gồm lao động Việt Nam tham gia vào sản xuất-kinh doanh ở nước ngoài và lao động Việt Nam làm gia công cho nước ngoài ở trong nước. Sản xuất gia công cho nước ngoài đặt ở Việt Nam thường được tiến hành với vốn bên ngoài, công nghệ bên ngoài, quản lý bên ngoài, năng lực tìm kiếm thị trường từ bên ngoài và chỉ có lao động là bên trong. Trước kia, chúng ta vốn yếu kém về các yếu tố quản lý, vốn và thương mại. Mặc dù toàn bộ sản xuất-kinh doanh do trong nước đảm nhiệm và các bên tham gia phân chia lợi ích đều trong nước, nhưng do sức cạnh tranh trên thị trường thế giới kém nên Việt Nam chiếm được toàn phần của “chiếc bánh nhỏ” (điều này cũng đúng với các ngành công nghiệp phụ trợ đang được chú trọng phát triển hiện nay). Gần đây, hội nhập chung với thế giới, tham gia vào sản xuất-kinh doanh quốc tế, “chiếc bánh” do sản xuất tạo nên to lớn hơn nhiều, nhưng phần phân chia cho Việt Nam lại nhỏ bé. Nỗ lực xoay xở của chúng ta chỉ giới hạn giữa toàn phần của “chiếc bánh nhỏ” và phần nhỏ của “chiếc bánh lớn”. Thách thức đối với tham gia vào sản xuất-kinh doanh quốc tế… 42 Bối cảnh toàn cầu hóa đã làm thay đổi cách thức sản xuất theo hướng linh hoạt hóa địa điểm tiến hành hoạt động. Ngay cả danh hiệu “công xưởng thế giới” với niềm tự hào của nước Anh thời Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thì từ lâu đã không còn là biểu tượng của sức mạnh. Chi phối thông qua đường biên giới giữa các nền kinh tế được thay thế bởi chi phối qua yếu tố sản xuất. Từ tách bạch giữa các nền sản xuất với các yếu tố sản xuất thống nhất đã chuyển sang tách bạch giữa các yếu tố sản xuất trong một hoạt động sản xuất quốc tế thống nhất. Theo đó, đặt sản xuất ở đâu không quan trọng bằng chi phối sản xuất bằng cách nào. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều khi được mô tả là thu hút vốn, công nghệ, quản lý, năng lực tìm kiếm thị trường vào nước ta. Nhưng cũng có một cách nói khác thực chất hơn là: nước ngoài mang vốn, công nghệ, quản lý, năng lực tìm kiếm thị trường vào để kết hợp với lao động của Việt Nam. Chỉ bằng lao động, chúng ta đang ở thế yếu so với nước ngoài trong sản xuất và phân chia kết quả tạo ra của các doanh nghiệp đặt trên đất Việt Nam. Trong sản xuất gia công, mức lợi ích thu được quá khiêm tốn so với các đối tác từng gây nên nỗi niềm thất vọng. Tuy nhiên, phần phân chia ít là phù hợp với nguyên tắc của cuộc chơi quốc tế hóa sản xuất và với quy luật chung đã diễn ra trong lịch sử. Chừng nào còn dựa vào yếu tố lao động, Việt Nam chỉ có thể hưởng lợi như hiện nay, thậm chí có thể không còn được như hiện nay. Đang có một số nguy cơ đáng chú ý dưới đây: Tỷ lệ GTGT Chuỗi giá trị toàn cầu (những năm 2000) Công đoạn tăng GTGT Dịch vụ R&D Tiếp thị Thiết kế Lưu thông Hàng hóa Sản xuất - Lắp ráp Chế biến Trước sản xuất Sản xuất Chuỗi giá trị toàn cầu (những năm 1970) Sau sản xuất Nguồn: Jeong Hyeong Gons: “Đặc khu kinh tế chính sách thương mại của Hàn Quốc” (Trường Quản lý và Chính sách công Hàn Quốc - KDI) Hình 3. Sự thay đổi của chuỗi giá trị gia tăng JSTPM Tập 8, Số 3, 2019 43 - Nguy cơ thứ nhất: khoảng cách chênh lệch trong phân chia lợi ích giữa Việt Nam và các đối tác ngày càng mở rộng do tăng về mức độ và thu hẹp về thời gian. Vai trò của KH&CN tiếp tục tăng lên trong khi vai trò của lao động giảm xuống và cung lao động cao hơn cầu lao động. Kéo theo là thay đổi về tỷ lệ phân chia như Hình 3. Đồng thời, thời gian của một vòng khâu sản xuất-kinh doanh được rút ngắn lại. Cùng quãng thời gian như nhau, thêm số vòng khâu sản xuất-kinh doanh sẽ thêm số lợi ích chênh lệch. - Nguy cơ thứ hai: coi trọng giải quyết việc làm ở các nước phát triển làm giảm bớt cơ hội cho lao động của Việt Nam. Vấn đề việc làm đang có xu hướng nổi lên tại các nước phát triển. Hiện tượng chuyển sản xuất về nước của Mỹ có thể lan truyền ra nhiều nước phát triển khác. Xu hướng này khiến cho Việt Nam giảm đi cơ hội tham gia vào sản xuất quốc tế và phân chia lợi ích từ sản xuất quốc tế. - Nguy cơ thứ ba: thay đổi nhu cầu về lao động dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gây thêm bất lợi cho Việt Nam. Số lượng lao động sống được sử dụng sẽ ít đi và yêu cầu chất lượng tăng lên. Biến động này làm hẹp lại cánh cửa dành cho lao động Việt Nam tham gia vào sản xuất quốc tế và giảm phần của Việt Nam trong phân chia lợi ích từ sản xuất quốc tế. Tóm lại, không thể dựa vào lao động để đòi hỏi phần phân chia lớn trong lợi ích từ sản xuất quốc tế. Thậm chí, không thể hy vọng trong tương lai vẫn duy trì mức lợi ích như cũ. Nói cách khác, còn hơn cả tụt hậu so với bên ngoài (các nước phát triển hàng đầu), chúng ta đang đứng trước nguy cơ thụt lùi so với chính mình nếu dựa vào lao động hiện có. 3. Khai thác cơ hội để vượt qua thách thức của Việt Nam Việt Nam có hai kịch bản hướng về tương lai: một là, chuẩn bị tâm thế chấp nhận những điều không tốt đẹp sẽ diễn ra; hai là, nỗ lực thay đổi vận mệnh. Theo kịch bản thứ hai, Việt Nam cần phải bắt đầu thay đổi từ đóng góp vào sản xuất quốc tế, giảm đóng góp bằng các yếu tố thuộc nhóm yếu thế, tăng cường xây dựng năng lực nội sinh về quản lý, KH&CN, tìm kiếm thị trường. Có thể là thay đổi về cách sử dụng những gì chúng ta đang có. Nhờ lợi thế lao động, chúng ta tham gia vào sản xuất quốc tế. Tham gia vào sản xuất quốc tế mở ra nhiều cơ hội khác nhau: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, học hỏi kinh nghiệm quản lý, học hỏi công nghệ,… Vừa qua, Việt Nam mới chủ yếu khai thác được cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Trong khi đó, một số nền kinh tế như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,… đã chú trọng vào học hỏi để nâng cao năng lực nội sinh về quản lý, năng lực nội sinh về công nghệ và khả năng tiếp thị. Chẳng hạn, một quan điểm 44 Thách thức đối với tham gia vào sản xuất-kinh doanh quốc tế… mang tính mấu chốt của Chính phủ Singapore trong chính sách phát triển KH&CN là không tách rời giữa “năng lực công nghệ nội sinh” và “năng lực công nghệ ngoại nhập”. “Năng lực công nghệ nội sinh” ở đây được hiểu là năng lực công nghệ của bản thân nền KH&CN Singapore. “Năng lực công nghệ ngoại nhập” là năng lực công nghệ được thu hút từ bên ngoài (từ các công ty đa quốc gia, thu hút các chuyên gia giỏi từ các nước khác, cả những nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia,…). Chính phủ Singapore cho rằng, “năng lực nội sinh” và “năng lực ngoại nhập” cần phải được kết hợp tạo ra một “năng lực công nghệ” thống nhất. Cách thức là phải thu hút nguồn lực công nghệ từ bên ngoài để từng bước xây dựng năng lực công nghệ trong nước và chủ trương lợi dụng sức mạnh của các công ty đa quốc gia để làm đòn bẩy phát triển KH&CN. Đài Loan đã thu hút được nhiều FDI, nhưng ảnh hưởng của FDI không phải chủ yếu ở năng lực công nghệ mà là quản lý. Các công ty Đài Loan không chỉ học kỹ năng quản lý từ các công ty FDI mà còn tạo ra nhiều hệ thống quản lý sản phẩm kiểu hãng Acer thiết lập. Mặt khác, do hầu hết các cơ sở là DNNVV nên luồng di chuyển nhân lực đã tạo ra khả năng dễ dàng học hỏi lẫn nhau để hoàn thiện hệ thống quản lý. Kinh nghiệm Đài Loan cho thấy, giảm chi phí sản xuất không chỉ phụ thuộc vào công nghệ, thiết bị mà quan trọng là quản lý có hiệu quả. Phạm vi quản lý bao gồm cả quy trình công nghệ, chất lượng sản phẩm và năng lực kế hoạch. Tính hiệu quả được quyết định bởi nghệ thuật điều hành, khả năng phối hợp giữa các bộ phận và từng cá nhân trong tổ chức. Ở đây, năng lực tổ chức học hỏi được tích luỹ liên tục có vai trò rất quan trọng. Cùng với sáng tạo công nghệ, doanh nghiệp và các đơn vị, cơ quan nghiên cứu triển khai Đài Loan đã giành những nỗ lực đáng kể để nâng cao trình độ tổ chức học hỏi nhằm có được năng lực sản xuất hàng loạt cao hơn. Mặc dù có khác biệt giữa những loại hình công nghệ được nâng cấp, song nhìn chung, năng lực tổ chức quản lý công nghệ và quản lý chất lượng sản phẩm mới đã được nâng cao thường xuyên, liên tục. Nhờ vậy, khoảng thời gian từ khi bắt đầu sản xuất đến khi chiếm lĩnh vị trí trọng yếu trên thị trường giảm khá nhanh (mất 8 năm để giành được 40% thị phần thế giới về máy tính xách tay, 4 năm với đầu đọc đĩa CD-ROM và khoảng 2 năm cho màn hình tinh thể lỏng). Con đường “thích ứng chuyển đổi” công nghệ nước ngoài của Trung Quốc được thực hiện theo một chu trình gồm ba giai đoạn: Đầu tiên, thu hút FDI để lắp ráp sản phẩm, gia công theo thiết kế chế tạo gốc; Tiếp theo, thông qua các quan hệ liên kết, liên doanh để chuyển sang sản xuất trong nước các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao và vẫn giữ nguyên thương hiệu gốc của các tập đoàn nước ngoài; Cuối cùng, tiến tới sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao nhờ các liên kết, liên doanh nhưng do Trung Quốc tự thiết kế và mang thương hiệu riêng của Trung Quốc. Bằng cách đó, JSTPM Tập 8, Số 3, 2019 45 Trung Quốc đã trở thành “mô hình” mẫu về “sản xuất hàng nước ngoài ở trong nước” để tiêu thụ ở nước ngoài. Cùng khai thác cơ hội từ tham gia sản xuất quốc tế, nhưng cách làm khác nhau dẫn tới kết quả khác nhau. Việt Nam và những nước tập trung vào giải quyết việc làm và tăng thu nhập đã không có được sự thay đổi về vị thế. Các nền kinh tế tập trung học hỏi để nâng cao năng lực quản lý, năng lực KH&CN và khả năng tiếp thị đã dần chuyển lên nấc thang cao hơn trong hệ thống sản xuất quốc tế. Hiện nay, họ không phải đối mặt với những thách thức về tham gia sản xuất quốc tế dựa vào lao động rẻ. Thực ra, ở Việt Nam cũng đã có chủ trương tranh thủ học hỏi kinh nghiệm quản lý và công nghệ qua FDI. Vấn đề là chủ trương này không được hiện thực hóa trên thực tế. Có thể thấy, so với Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,… chúng ta còn thiếu các giải pháp cụ thể, thiếu quyết tâm, thiếu sự kiên trì và cũng có thể chúng ta vẫn ỷ lại vào thế mạnh của lợi thế về lao động rẻ. Cần phân biệt rõ các cấp độ khác nhau trong tranh thủ FDI ở các nước đang phát triển. Cấp độ 1: FDI mang tới nước sở tại các kết quả của quan hệ liên kết KH&CN và sản xuất được thực hiện ở bên ngoài. Các kết quả đó là những công nghệ, hình thức tổ chức quản lý, ngành nghề kinh tế mới,... Cấp độ 2: Mối quan hệ KH&CN và sản xuất được thực hiện trong các đơn vị FDI hoạt động ở các nước đang phát triển. So với cấp độ 1, mối quan hệ KH&CN và sản xuất ở cấp độ 2 đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Các đơn vị FDI hoạt động tại các nước đang phát triển không chỉ tiến hành sản xuất mà còn tiến hành các KH&CN và thực hiện gắn kết KH&CN với sản xuất. Hiện diện ở nước đang phát triển không chỉ có các doanh nghiệp FDI mà còn có tổ chức NC&PT của đầu tư trực tiếp nước ngoài2. Cấp độ 3: Mối quan hệ KH&CN và sản xuất không chỉ giới hạn trong phạm vi FDI (như Cấp độ 2) mà mở rộng ra các phạm vi khác của nền kinh tế. Xuất hiện các quan hệ giữa hoạt động sản xuất của FDI với hoạt động KH&CN của các tổ chức KH&CN bản địa, hoạt động KH&CN của FDI với hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bản địa;... Những quan hệ liên kết 2 Phát triển NC&PT của FDI tại các nước đang phát triển được nằm trong xu hướng chung về quốc tế hoạt động NC&PT - vốn là một trong số các hoạt động ít được quốc tế hóa nhất trong dây chuyền giá trị của các công ty đa quốc gia - sản xuất, marketing và các hoạt động chức năng khác được dịch chuyển ra nước ngoài phổ biến nhiều. Tuy vậy, cũng có một số bộ phận NC&PT đã được thực hiện ở nước ngoài trong thời gian dài. Dưới một vài hình thức, quốc tế hóa NC&PT có thể đã tồn tại từ những ngày đầu tiên của FDI nhằm mục đích thích nghi các công nghệ để bán sang các nước tiếp nhận. Ngoài ra, còn có những trường hợp điển hình về quốc tế hóa hoạt động nghiên cứu cơ bản. Trong những năm sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Công ty Monsanto Chemicals (Hoa Kỳ) đã mở rộng trung tâm nghiên cứu cơ bản của mình tại New Port (Anh); các phòng thí nghiệm đặt tại Anh của Công ty Dầu mỏ Esso (Hoa Kỳ) cũng đã tiến hành nghiên cứu cơ bản... 46 Thách thức đối với tham gia vào sản xuất-kinh doanh quốc tế… và hợp đồng phụ trong hoạt động kinh tế hoàn toàn có thể thực hiện trong lĩnh vực NC&PT3. Các cấp độ trên thể hiện khả năng khác nhau trong việc rút ngắn cách biệt quan hệ KH&CN và sản xuất của các nước đang phát triển với các nước phát triển. Nếu như Cấp độ 1 tạo ra những tiền đề cho gắn kết KH&CN và sản xuất thì Cấp độ 2 cho thấy rõ những hình mẫu để học hỏi, bắt chước và với Cấp độ 3, có thể nói là các đơn vị kinh tế và KH&CN của nước sở tại đã tham gia vào chuỗi gắn kết KH&CN và sản xuất mang tính quốc tế (thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài). Mặt khác, các cấp độ cũng đòi hỏi điều kiện khác nhau tương ứng. Với Cấp độ 1, mức độ tiên tiến của các công nghệ, trình độ quản lý tổ chức phụ thuộc vào trình độ lao động, mức độ cạnh tranh mà FDI phải đối mặt. Với Cấp độ 2, việc FDI tiến hành hoạt động KH&CN ngay tại nước sở tại phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh ở đó, yêu cầu phải có những nghiên cứu riêng (nhất là để đáp ứng những thị trường đặc thù) và khả năng có thể sử dụng đội ngũ nhân lực KH&CN bản địa. Trên thực tế, hoạt động NC&PT tại các nước đang phát triển của các công ty đa quốc gia thường tập trung ở một số nước4. Ở Cấp độ 3, các đơn vị kinh tế và KH&CN ở nước sở tại phải sẵn sàng ở mức độ cao trong việc tiếp nhận các mối quan hệ với đầu tư trực tiếp nước ngoài; trình độ kinh tế và KH&CN ở nước sở tại đạt tới mức FDI thấy cần thiết và có thể thiết lập các quan hệ liên kết ra bên ngoài nền kinh tế để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Năng lực NC&PT và sản xuất của các đơn vị trong nước phải được phát triển đến mức có thể phối hợp với đầu tư trực tiếp nước ngoài5. Hạ tầng cho hoạt động NC&PT và gắn kết KH&CN và sản xuất cần được phát triển để tạo thuận lợi cho phối hợp, liên 3 Cấp độ này đã được thể hiện ở Singapore, nơi mà FDI có đặc trưng là được sử dụng để nâng cao năng lực công nghệ của đất nước; ở Hàn Quốc, nơi mà một số tập đoàn mạnh đã có thể thiết lập các quan hệ hợp tác chiến lược với các công ty đa quốc gia nước ngoài; ở Trung Quốc, với các hợp tác KH&CN Trung Quốc - Hoa Kỳ trong phát triển công nghệ cao, sự phối hợp giữa Trung tâm NC&PT của Siemen Bắc Kinh với Datang (một công ty hàng đầu về mạng viễn thông di động của Trung Quốc) để nghiên cứu các tiêu chuẩn thế hệ thứ ba cho viễn thông di động, hay còn gọi là TD-SCDMA; ở Malaysia với việc FDI đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các công ty thành lập để khai thác các công nghệ mới (Spin-offs). 4 Chẳng hạn, chi tiêu cho NC&PT bởi các chi nhánh của các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ tại các nền kinh tế đang phát triển tập trung chủ yếu ở 5 nước: Trung Quốc, Singapore, Brasil, Mexico và Hàn Quốc. Các nước này chiếm tới 70% tổng chi tiêu NC&PT của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại các nước đang phát triển trong năm 2002. Tại Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, Brasil và Mexico chiếm tới khoảng 80% chi tiêu NC&PT của các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ trong khu vực kể từ năm 1994. Đó chính là những nơi hội tụ được nhiều điều kiện cho phát triển NC&PT tại các nước đang phát triển của các công ty đa quốc gia. 5 Điển hình như Hàn Quốc, nhờ năng lực nghiên cứu nội địa được nâng lên, một số công ty của Hàn Quốc đã có thể thiết lập các quan hệ hợp tác chiến lược với các công ty đa quốc gia nước ngoài. Chẳng hạn, trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng, Samsung đã ký các thoả thuận cùng hợp tác nghiên cứu với các công ty TRD, JVC (Nhật Bản), Thomson (Cộng hòa Pháp), FROG (CHLB Đức),... Vào những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, các thoả thuận hợp tác nghiên cứu dài hạn giữa các công ty Hàn Quốc và các đối tác nước ngoài ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực khác (sản xuất máy fax, bộ nhớ DRAM,...) JSTPM Tập 8, Số 3, 2019 47 kết giữa FDI với các đơn vị trong nước. Chính quyền các nước đang phát triển cần có chính sách rõ ràng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một mặt, khuyến khích đối với FDI được chuyển từ khuyến khích đưa công nghệ tiên tiến (Cấp độ 1) đến khuyến khích thành lập các tổ chức NC&PT (Cấp độ 2) và đến khuyến khích phối hợp với các đơn vị trong nước trong hoạt động NC&PT và các hoạt động khác liên quan tới mối quan hệ KH&CN và sản xuất (Cấp độ 3). Mặt khác, việc chính phủ các nước đang phát triển xây dựng và thực thi có hiệu quả các chương trình phát triển công nghệ nội sinh, tăng cường phối hợp giữa KH&CN và sản xuất trong nền kinh tế sẽ có tác dụng tạo môi trường cho liên kết giữa FDI và các tổ chức trong nước. Đó cũng có thể coi là bài học thành công của Singapore, và bài học này đã được một số nước như Thái Lan quan tâm áp dụng. Trong thời gian tới nỗ lực của Việt Nam cần tập trung vào Cấp độ 2. CGCN qua kênh FDI vẫn còn các ý nghĩa về khắc phục hạn chế năng lực sử dụng công nghệ nhập, khai thác thế mạnh về điều kiện tài nguyên, lao động, địa kinh tế của đất nước,... Tuy nhiên, ý nghĩa này đang giảm dần. Không thể mong đợi các FDI đưa công nghệ cao, hoạt động NC&PT vào nước ta khi năng lực sử dụng, làm chủ công nghệ trong nước còn yếu kém, trình độ lao động còn thấp,… Như vậy, kỳ vọng vào vai trò mới của CGCN qua kênh FDI sẽ đặt ra yêu cầu về các giải pháp mới. Hy vọng phân tích về mô hình phân chia lợi ích kinh tế ngày nay sẽ có ý nghĩa góp phần tạo nên chuyển biến trong quyết tâm đổi mới mô hình phát triển của Việt Nam./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2005). Tổng luận khoa học - công nghệ kinh tế “Kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy quá trình tiếp nhận và chuyển giao công nghệ”, số 3/2005. 2. Nguyễn Thế (2015). “30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Thành tựu, thách thức và những bài học”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 22/2015. Tiếng Anh 3. South-South Cooperation and Capacity Development, UNDP, December, 2002. 4. Technology Transfer: “Intellectual Property Rights: Implications for Development” UNCTAD-ICTSD Project on IPRs and Sustainable Development Policy, paper 8. 2003. 5. Conference Summary, “Science, Technology and Globalization: Challenges and Opportunities for International Cooperation”, International Conference on Globalization of Research and Development, Grado, Italy, 9/2005.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.