Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng tại các khoa Lâm sàng ngoại khoa của Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2019

pdf
Số trang Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng tại các khoa Lâm sàng ngoại khoa của Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2019 6 Cỡ tệp Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng tại các khoa Lâm sàng ngoại khoa của Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2019 397 KB Lượt tải Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng tại các khoa Lâm sàng ngoại khoa của Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2019 0 Lượt đọc Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng tại các khoa Lâm sàng ngoại khoa của Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2019 15
Đánh giá Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng tại các khoa Lâm sàng ngoại khoa của Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2019
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

EC N KH G NG VI N S C NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC TRẠNG TUÂN THỦ VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG NGOẠI KHOA CỦA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH NĂM 2019 Nguyễn Thị Hường1, Tiêu Chí Đức1, Lê Thị Thanh Hương1 TÓM TẮT Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trong 04 tháng, sử dụng các số liệu định lượng kết hợp thông tin định tính. Số liệu định lượng được thu thập bằng phương pháp quan sát không tham gia, có sử dụng bảng kiểm. Quan sát 498 cơ hội rửa tay. Thông tin định tính thu thập từ 02 cuộc phỏng vấn sâu với các chuyên gia và 03 cuộc thảo luận nhóm. Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm Exel, Epidata và SPSS 18 . Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của điều dưỡng theo cơ hội quan sát là 78,1%. Tỉ lệ cơ hội làm đúng và đủ 6 bước là 71,9%. Thực hành RTTQ của điều dưỡng thay đổi theo thời gian làm việc, cao nhất là ca sáng, thấp nhất là ca tối. Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc tuân thủ RTTQ là yếu tố quản lý, sự quan tâm của Lãnh đạo bệnh viện và khoa KSNK, các quy định, thông tư, văn bản tập huấn và hướng dẫn; có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên và có sự phản hồi sau giám sát. Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc tuân thủ RTTQ là quá tải công việc, trang bị nước rửa tay và bồn rửa tay chưa đồng bộ; bệnh viện chưa có quy định thưởng và phạt cụ thể. Từ khóa: Vệ sinh tay, rửa tay thường quy, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. qualitative information. Quantitative data was collected using a non-participating observation method, using a checklist. We observed 498 opportunities to wash hands. Qualitative information was collected from 02 in- depth interviews with experts and 03 group discussions. Data were entered and analyzed by Exel, Epidata and SPSS 18 software. The rate of compliance of nurses was 78.1. The chance of doing the right thing and completing the 6 steps is 71.9%. Practice of routine hand hygiene of nursing varies with working time, the highest was in the morning shift, lowest was evening shift. Factors that positively influenced the compliance are management and attention of the hospital leaders and the Department of Infection controls, regulations, circulars, training documents and guidelines; there is regular inspection and supervision and post-supervision feedback. Factors that adversely affect routine hand hygiene compliance are work overload, provision of unsanitary hand washing water and wash basins; the hospital has no regulations on specific rewards and penalties. Key words: Hand hygiene, routine hand hygiene, Gia Dinh people’s hospital. ABTRACT RESEARCH SUMMARY OF CURRENT SITUATION OF NURSES’ ADHERENCE IN ROUTINE HAND HYGIENE IN THE SURGICAL DEPARTMENTS OF GIA DINH PEOPLE’S HOSPITAL IN 2019 AND SOME INFLUENCING FACTORS The cross-sectional descriptive study was conducted in 04 months, using quantitative data combined with I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định “Chăm sóc sạch là chăm sóc an toàn” và “Vệ sinh tay (VST) là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa NKBV”. Đây là giải pháp rẻ tiền nhất, dễ thực hiện và hiệu quả nhất. Nghiên cứu ở Thụy Sĩ từ năm 1944 - 1997 trên 20,000 cơ hội rửa tay của NVYT tại Bệnh viện Geneva đã cho thấy: khi tỷ lệ tăng thủ rửa tay của NVYT tăng từ 48% lên 66% thì tỷ lệ NKBV giảm từ 16,9% xuống còn 6,9% [1]. 1. Trường Đại học Y tế công cộng Tác giả chính Nguyễn Thị Hường, Email: nth7@huph.edu.vn, SĐT: 0966782124 Ngày nhận bài: 04/11/2020 Ngày phản biện: 11/11/2020 Ngày duyệt đăng: 04/12/2020 Tập 63 - Số 2-2021 Website: yhoccongdong.vn 127 2021 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE Tại Việt Nam, can thiệp làm tăng sự tuân thủ rửa tay của NVYT cũng mang lại hiệu quả tích cực trong việc làm giảm tỷ lệ NKBV từ 17,1% trước can thiệp xuống còn 4,8% sau can thiệp [2]. Công tác giám sát nhiễm khuẩn và vệ sinh bàn tay của NVYT tuy được quan tâm nhưng chưa được thực hiện thường xuyên và chưa có nghiên cứu nào mang tính hệ thống để đánh giá toàn diện sự tuân thủ RTTQ của NVYT, ở các khoa lâm sàng Ngoại Khoa. 2. Phương pháp nghiên cứu Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ tháng 3 đến tháng 07 năm 2019, tại 6 khoa lâm sàng Ngoại Khoa của Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. bao gồm: Khoa Ngoại Thần kinh, khoa Ngoại Tổng quát, khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình, Ngoại Lồng ngực mạch máu, Ngoại thận tiết niệu, khoa Ngoại tổng hợp. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện sau nghiên cưu định lượng, nhằm trả lời mục tiêu 2 “Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ RTTQ của điều dưỡng”. Đối tượng và cỡ mẫu nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Điều dưỡng đang công tác tại các khoa lâm sàng Ngoại Khoa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu áp dụng công thức cỡ mẫu cho xác định một tỷ lệ. Cỡ mẫu: n = Z2(1-α/2) p(1- p) d2 - n: là kích thước mẫu - z: là hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì z= 1,96 - p = 0,797 (tham khảo từ tỷ lệ tuân thủ RTTQ trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Duyên tại BV Long An năm 2016 là 79,7% [3] - d: sai số tuyệt đối chấp nhận, d = 0,05 Thay các số liệu vào công thức thì số cơ hội rửa tay cần quan sát là 310. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu (PVS): 02 cuộc PVS đối tượng là: 01 lãnh đạo bệnh viện phụ trách công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; 01 lãnh đạo khoa KSNK (Trưởng/Phó khoa KSNK). Thảo luận nhóm (TLN): 03 cuộc TLN, dự kiến khoảng 18 người. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng tuân thủ rửa tay thường quy của điều dưỡng trong số cơ hội quan sát được Bảng 3.1: Tỷ lệ có rửa tay thường quy trong số cơ hội được quan sát theo từng thời điểm Số cơ hội quan sát được (a) Số cơ hội có rửa tay (b) Tỷ lệ % có RTTQ (b/a*100) Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh 105 76 72,3 Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn 93 73 78,5 Sau khi tiếp xúc với người bệnh 95 88 92,6 Sau khi tiếp xúc với máu, dịch của bệnh nhân 94 78 82,9 Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh người bệnh 104 74 71,1 Tổng 498 389 78,1 Cơ hội rửa tay Nhận xét: Trong các thời điểm tuân thủ việc RTTQ, điều dưỡng thực hiện tốt nhất tại thời điểm sau khi tiếp xúc với người bệnh, với số cơ hội có rửa tay là 93 lần trên 95 cơ hội quan sát (97,8%). Tuy vậy, sau khi tiếp xúc với đồ dùng và bề mặt vùng xung quanh người 128 Tập 63 - Số 2-2021 Website: yhoccongdong.vn bệnh, tỉ lệ điều dưỡng tuân thủ việc RTTQ còn chưa tốt, chiếm tỉ lệ 71,1% cơ hội quan sát và là thấp nhất trong 5 thời điểm yêu cầu RTTQ. Những thời điểm còn lại chiếm tỉ lệ chưa được cao và dao động trong khoảng 74,3% đến 78,6%. EC N KH G NG VI N S C NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bảng 3.2: Phương thức rửa tay thường quy trong số cơ hội có rửa tay Bằng nước và xà phòng Cơ hội rửa tay Bằng cồn/dung dịch chứa cồn Tổng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh 31 40,8 45 59,2 76 Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn 52 71,2 21 28,8 73 Sau khi tiếp xúc với người bệnh 36 40,9 52 59,1 88 Sau khi tiếp xúc với máu, dịch của người bệnh 43 55,1 35 44,9 78 Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh người bệnh 20 27,1 54 72,9 74 Tổng 182 46,8 207 53,2 389 chứa cồn ở các thời điểm trước khi làm thủ thuật vô khuẩn và sau khi tiếp xúc với máu, dịch của bệnh nhân. Nhận xét: Phương thức rửa tay thường quy thay đổi tùy theo các thời điểm rửa tay khác nhau. Nước và xà phòng được sử dụng nhiều hơn so với cồn/dung dịch có Bảng 3.3: Tỷ lệ tuân thủ quy trình rửa tay thường quy theo cơ hội rửa tay Cơ hội rửa tay Tuân thủ RTTQ Không tuân thủ RTTQ Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh 67 87,1 10 12,9 Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn 68 91,9 6 8,1 Sau khi tiếp xúc với người bệnh 74 83,1 15 16,9 Sau khi tiếp xúc với máu, dịch của bệnh nhân 71 89,7 8 10,3 Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh người bệnh 61 83,5 12 16,4 Tổng 341 87,6 48 12,4 Nhận xét: Điều dưỡng được đánh giá là tuân thủ RTTQ khi: Rửa tay khi có cơ hội, phương thức rửa tay: Bằng nước với xà phòng (30 – 45 giây) hoặc bằng cồn/ dung dịch có chứa cồn (thời gian rửa tay 20 – 30 giây). 3.2. Thực trạng tuân thủ rửa tay thường quy của điều dưỡng trong các cơ hội có tuân thủ RTTQ Tập 63 - Số 2-2021 Website: yhoccongdong.vn 129 2021 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE Bảng 3.4: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay thường quy theo khoa làm việc Tuân thủ RTTQ Khoa Chưa tuân thủ RTTQ Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu 48 76,2 15 23,8 Khoa Ngoại Tiêu hoá 53 73,6 19 26,4 Khoa Ngoại Thận tiết niệu 42 76,4 13 23,6 Khoa Ngoại Thần kinh 45 75 15 25 Khoa Ngoại Tổng quát 56 77,8 16 22,2 Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình 51 76,1 16 23,9 Tổng 295 75,8 94 24,2 Nhận xét: Tỉ lệ rửa tay thường quy theo khoa phân bố khá đồng đều, với khoa tuân thủ RTTQ tốt nhất là khoa Ngoại tổng quát (77,8%), cao thứ 2 là khoa Ngoại thận tiết niệu với tỉ lệ 76,4%. Khoa Ngoại thần kinh có tỉ lệ tuân thủ rửa tay thấp hơn (75%). 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tuân thủ rửa tay thường quy của điều dưỡng các khoa lâm sàng Ngoại khoa Bảng 3.5: Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ RTTQ Yếu tố Tuân thủ RTTQ Chưa tuân thủ RTTQ Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) 49 92,4 4 7,6 OR, 95% CI p - Trình độ học vấn Đại học Trung học và cao đẳng 145 73,9 Nhận xét: Trình độ học vấn trong nghiên cứu của chúng tôi được chia thành hai mức độ khác nhau: Trình độ đại học và Trình độ trung học & cao đẳng. Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy nhân viên điều dưỡng có trình độ học vấn đại học thực hành rửa tay thường quy đúng theo quy trình tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với điều dưỡng trình độ trung học và cao đẳng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với chỉ số p = 0,001 (< 0,05). 3.4. Một số yếu tố cản trở rửa tay thường quy Thông qua kết quả nghiên cứu định tính, các yếu tố cản trở tuân thủ RTTQ bao gồm: Có quá nhiều cơ hội phải rửa tay, sự quá tải trong công việc và phương tiện rửa tay không phù hợp. a. Quá nhiều cơ hội phải rửa tay Một trong số những nguyên nhân làm cho nhân viên 130 Tập 63 - Số 2-2021 Website: yhoccongdong.vn 51 26,1 4,31 (2,51-4,92) 0,001 điều dưỡng chưa tuân thủ tốt RTTQ là vì có quá nhiều cơ hội phải rửa tay. Vấn đề này dẫn đến việc điều dưỡng đã ít tuân thủ sẽ càng ngại và tránh rửa tay và rất dễ bỏ sót khi có cơ hội. b. Sự quá tải trong công việc Khi thực hiện thảo luận nhóm, có nhiều ý kiến cho rằng khối lượng công việc một điều dưỡng phải thực hiện là rất nhiều, một điều dưỡng phải chăm sóc hàng chục bệnh nhân, vừa phải ghi chép hồ sơ đầy đủ, đảm bảo các thủ tục hành chính, vừa kết hợp đưa bệnh nhân đi cận lâm sàng, những việc này chiếm rất nhiều thời gian thực hiện chuyên môn của điều dưỡng, dẫn đến việc thực hiện các quy định của Khoa KSNK và Bệnh viện về RTTQ là hạn chế, thiếu thời gian. EC N KH G NG VI N S C NGHIÊN CỨU KHOA HỌC IV. BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng Sự tuân thủ rửa tay thường quy của nhân viên y tế (rửa tay với nước xà phòng sát khuẩn, rửa tay với dung dịch có chứa cồn được xem là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện [5]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 498 cơ hội quan sát, 389 trường hợp có thực hiện RTTQ, chiếm tỉ lệ 78,1%. Tỉ lệ này của chúng tôi thấp hơn so với tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương, thực hiện tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh là 88,7% (402 cơ hội trong 453 cơ hội rửa tay thường quy quan sát được) [4]. Các cơ hội rửa tay được WHO chia thành 5 thời điểm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời điểm điều dưỡng thực hiện rửa tay nhiều nhất là sau khi tiếp xúc với người bệnh và trước khi làm thủ thuật vô khuẩn, kết quả này tương đồng với tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương [4] và tác giả Hoàng Thị Hiền tại Bệnh viện Hòe Nhai [1]. 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng khoa Ngoại tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi, giới và thâm niên công tác không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên thái độ thực hành RTTQ của điều dưỡng. Ngược lại, trình độ học vấn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có tuân thủ và nhóm không tuân thủ rửa tay thường quy. Các nghiên cứu trước đây của Phùng Văn Thủy cho thấy trình độ học vấn và địa điểm làm việc là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với thái độ thực hành RTTQ [5] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Anh năm 2012 cho thấy nhân viên y tế có trình độ học vấn cao hơn thì kiến thức RTTQ tốt hơn và thực hành tốt hơn so với nhóm nhân viên có trình độ học vấn thấp hơn [6]. Các kết quả này tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Quy chế của Bộ Y tế, quy định của Bệnh viện về RTTQ được áp dụng cùng với giám sát, kiểm tra chặt chẽ và tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn về RTTQ là các yếu tố có thể thúc đẩy, cải thiện tỉ lệ RTTQ ở điều dưỡng. Tác giả Dương Nữ Tường Vy năm 2014 cho thấy có sự cải thiện tỉ lệ RTTQ trước và sau khi can thiệp: Tập huấn, tăng cường kiểm tra, giám sát và bổ sung cơ sở vật chất [7]. Bệnh viện Nhân dân Gia Định là một trong những bệnh viện tuyến cuối của TP.HCM, nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh, là địa bàn phức tạp, thường diễn ra tranh chấp dẫn đến vết thương do bạch khí, tai nạn giao thông. Vì vậy, lượng bệnh nhập viện do chấn thương, vết thương đông. Đây là nguyên nhân làm cho điều dưỡng thường xuyên bị quá tải do cường độ làm việc cao, áp lực công việc lớn. Điều dưỡng phải liên tục chăm sóc, thực hiện thuốc, ghi chép hồ sơ bệnh án, dẫn đến thời gian dành cho RTTQ không còn, dễ xảy ra hiện tượng bỏ qua RTTQ hoặc có rửa nhưng không đảm bảo thời gian và trình tự các bước. Vì vậy, đa phần các điều dưỡng chọn lựa sát khuẩn tay nhanh để kịp làm công việc trong ngày. Điều này cũng được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khác nhau [5]. V. KẾT LUẬN 5.1. Thực trạng tuân thủ rửa tay thường quy của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng ngoại khoa của Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2019 Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của điều dưỡng theo cơ hội quan sát là 78,1% trong đó rửa tay nhanh với cồn và dung dịch có cồn chiếm 53,2%. Cơ hội rửa tay được quan sát cao nhất là trước khi làm thủ thuật (97,8%), thấp nhất là sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh người bệnh (71,1%). Tỉ lệ cơ hội làm đúng và đủ 6 bước là 71,9%, trong đó các bước 4, 5 và 6 đạt tỉ lệ dao động trong khoảng 76,3% đến 79,4%. Thực hành RTTQ của điều dưỡng thay đổi theo thời gian làm việc, cao nhất là ca sáng, thấp nhất là ca tối. 5.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ RTTQ của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng ngoại khoa của Bệnh viên Nhân dân Gia Định năm 2019 Nghiên cứu nhận thấy trình độ học vấn có tác động có ý nghĩa thống kê trong việc tuân thủ RTTQ của điều dưỡng, chỉ số p < 0,05, tỉ số số chênh là 4,31. Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc tuân thủ RTTQ là yếu tố quản lý, sự quan tâm của Lãnh đạo bệnh viện và khoa KSNK, các quy định, thông tư, văn bản tập huấn và hướng dẫn; có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên và có sự phản hồi sau giám sát. Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc tuân thủ RTTQ là quá tải, trang bị nước rửa tay và bồn rửa tay chưa đồng bộ; bệnh viện chưa có quy định thưởng và phạt cụ thể, chất lượng rửa tay thường quy chưa đảm bảo. Tập 63 - Số 2-2021 Website: yhoccongdong.vn 131 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Anh Thư, Đặng Thị Vân Trang, Nguyễn Phúc Tiến, “Hiệu quả kinh tế của chương trình rửa tay nhanh tại giường trên bệnh nhân phẫu thuật ngoại thần kinh”, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế (518),. 2005: p. 122 - 127. 2. Võ Văn Tân, Lê Thị Anh Thư, Nancy White, Liên quan giữa kiến thức và hành vi của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, Hội nghị Khoa học lần thứ 27 của khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học. Đại học Y DượcTP. Hồ Chí Minh. 2010. 3. Nguyễn Thị Kim Duyên, Khảo sát sự tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Long An năm 2016. 4. Dương Nữ Tường Vy, Nguyễn Thanh Hương, Kết quả can thiệp về vệ sinh tay tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2014. 2014. p. 16-22. 5. Phạm Đức Mục, “Vai trò vệ sinh tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện”. Tập huấn giáo viên về vệ sinh bệnh viện. Hà Nội. 2010. 6. Bộ Y tế, Công văn số 7517/BYT - ĐTr ngày 12/10/2007 về Hướng dẫn thực hiện Quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn. 7. Võ Tấn, Nhiễm trùng bệnh viện tại Việt Nam: Nguy cơ nhiễm bệnh cho trên 600,000 người mỗi năm. 2010. 8. World Health Organization (WHO) WHO Guidelines on Hand Hygiene in Health Care, Switzerland Geneva. 2009: p. 6.98 - 115. 132 Tập 63 - Số 2-2021 Website: yhoccongdong.vn
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.