TẤT CẢ LÀ THỬ THÁCH-phần 10&11

pdf
Số trang TẤT CẢ LÀ THỬ THÁCH-phần 10&11 11 Cỡ tệp TẤT CẢ LÀ THỬ THÁCH-phần 10&11 252 KB Lượt tải TẤT CẢ LÀ THỬ THÁCH-phần 10&11 0 Lượt đọc TẤT CẢ LÀ THỬ THÁCH-phần 10&11 6
Đánh giá TẤT CẢ LÀ THỬ THÁCH-phần 10&11
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 11 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TẤT CẢ LÀ THỬ THÁCH Phần X: Sức mạnh của xã hội trong sạch TT - Người nghèo muốn trở nên giàu phải chiến thắng trong điều kiện bất lợi nhiều hơn so với người đã giàu muốn giàu có hơn. Nếu không nỗ lực gấp 10 lần, 20 lần so với người giàu để khắc phục hoàn cảnh bất lợi thì không thể giàu được. Nỗ lực để đuổi kịp các nước giàu có mà chẳng có tài nguyên gì chính là hoàn cảnh bất lợi của đất nước chúng tôi. Tài nguyên con người Là một nhà doanh nghiệp nên tôi có nhiều điều kiện tiếp xúc với nhiều nhà doanh nghiệp nước ngoài hoặc với những chuyên gia về chính sách kinh tế. Những lúc đó họ hỏi tôi rất nhiều, làm sao Hàn Quốc không có tài nguyên, chẳng có vốn mà lại phát triển được từ một nền kinh tế nghèo nàn như vậy. Tôi trả lời họ một cách đơn giản và rõ ràng rằng bí quyết của việc phát triển kinh tế thành công chính là nhờ sự cần cù và ưu tú có một không hai của nhân dân Hàn Quốc, đó là yếu tố con người. Tại các căn cứ đánh cá viễn dương của Hàn Quốc ở Las Palmas, từ bảy, tám năm trước đã có 6.000 - 7.000 kiều dân của chúng ta sống tại đây, tất cả mọi người đều đi lại bằng ôtô riêng của mình, rồi tạo nhiều điều kiện thuận tiện cho những người Hàn Quốc khác đến đây, vì thế tôi cũng được đi nhờ xe của họ. Tất cả kiều dân của chúng ta nơi này làm ăn vẫn có lãi trong khi những đoàn đánh cá châu Âu không tránh được lỗ. Sự ưu tú và cần cù của người Hàn Quốc được công nhận. Cách đây không lâu tôi có dịp đi Canada và gặp chủ tịch Phòng Công nghiệp & thương mại nước này, ông ta nói: “Ở Canada, chúng tôi trợ cấp cho người thất nghiệp, vậy mà trong số kiều dần Hàn Quốc ở đây, chẳng có người nào phải cần đến trợ cấp cả”. Thời ấy mức trợ cấp thất nghiệp là 400 USD, lương của người Hàn Quốc một tháng không như vậy nhưng họ vẫn làm kiếm tiền sống chứ không sống bằng trợ cấp thất nghiệp. Ông ta cảm động và khâm phục người Hàn Quốc và nói nếu Canada tiếp nhận di dân thì họ chỉ nhận người Hàn Quốc mà thôi. Chúng ta chỉ dựa vào tài nguyên con người ưu tú mà có ngày hôm nay. Tài nguyên tự nhiên của đất nước thì có hạn, nhưng sức sáng tạo và nỗ lực của con người là vô hạn. Phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thì khi tài nguyên cạn kiệt, phát triển cũng dừng lại. Còn nếu phát triển giành được qua nỗ lực của bản thân và công việc thì sẽ vững vàng mãi mãi mà không bị suy tàn. Việc lấy dầu trong lòng đất rồi bán để thu hàng núi tiền, gửi vào ngân hàng và sống bằng lãi ngân hàng không phải là giàu có đúng nghĩa, cũng chẳng phải là sự phát triển đúng nghĩa. Vì vậy, phát triển kinh tế Hàn Quốc chính là điều có ý nghĩa sâu sắc và có giá trị. “Tôi luôn nghĩ rằng nếu một chiếc xe được nội địa hóa 100% có nghĩa là ngành công nghiệp cơ khí của nước đó đã phát triển, sẽ đóng góp nhiều cho đất nước, chính vì thế mà từ khi thành lập tới nay tôi luôn đầu tư và nỗ lực nhiều cho ngành xe hơi. Theo đuổi số tiền lớn và nhiều lợi ích thì ngành xây dựng là chủ đạo, tuy nhiên với Hyundai và đất nước, tôi nghĩ ngành ôtô sẽ phải trở thành một trong những ngành chủ chốt. Chiếc xe hơi là biểu hiện về trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước chế tạo ra nó. Nó cũng chính là hình ảnh của đất nước đó. Nhờ vào ấn tượng xuất khẩu xe hơi nên những hàng hóa khác của Hàn Quốc cũng sẽ được đánh giá cao ở các quốc gia nhập khẩu xe chúng tôi”. Chung Ju Yung Trong sạch - động lực của sự phát triển Có đất nước phát triển, có đất nước thụt lùi, có đất nước diệt vong. Vậy điều gì đã làm cho nước này phát triển còn nước khác diệt vong? Tôi nghĩ vấn đề cốt lõi là tinh thần và thái độ của chính phủ nước ấy, của doanh nghiệp và người dân nước ấy. Nếu chính phủ không trong sạch thì tiêu cực sẽ lan sang doanh nghiệp và nhân dân trên tất cả lĩnh vực và sự bất chính trở thành một phong trào. Một xã hội như vậy thì không thể kích thích doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và cũng không phát huy được năng lực của nhân dân. Hàn Quốc cũng vậy, mỗi lần thay đổi chính quyền đều kèm theo nhiều lời kêu gọi xây dựng một xã hội trong sạch, nhưng rất tiếc tất cả chỉ là những lời kêu gọi trống rỗng. Chúng ta hãy nhìn Nhật Bản, một cường quốc kinh tế của thế giới, đất nước này phát triển phồn vinh và hùng mạnh vì ít tiêu cực. Mấy năm trước, tôi có nghe tổng giám đốc Shin Kiok Ho của Tập đoàn Lotte ở nước này kể một câu chuyện như sau: Ông Shin có một người bạn thân làm giám đốc sở thuế. Một hôm ông Shin đến nhà ông giám đốc sở thuế để chơi cờ. Thấy bà vợ ông giám đốc đang rắc xà phòng lên quần áo để trên tấm gỗ và giặt bằng tay nên về nhà mua và gửi tặng vợ chồng ông giám đốc một chiếc máy giặt mà chẳng có suy nghĩ gì. Hôm sau ông giám đốc sở thuế kêu ông Shin đến và nói: “Tôi cứ tưởng anh chơi với tôi cả chục năm trời nên hiểu tôi, nào ngờ anh làm thế này khiến tôi thật bực mình. Anh là người giàu có, hài lòng vì có nhiều tài sản và công nhân làm việc cho mình nên anh mãn nguyện, còn tôi cũng mãn nguyện theo cách của tôi. Tôi tuy sống trong căn phòng không đến 70m2 và vợ tôi vẫn giặt quần áo bằng tay nhưng chúng tôi là người được tất cả quốc dân kính trọng. Vì sao ư? Vì tôi tự hào lương tâm tôi đã không làm việc gì xấu cả, tôi tự hào là người trong sạch nhất trong những viên chức của Nhật Bản và hài lòng với mức lương nhỏ bé từ xử lý công việc đất nước một cách công minh. Tôi muốn sống một cách đường hoàng, không có gì xấu hổ theo mục tiêu của tôi, vì vậy mong ông hãy mang món quà này đi cho”. Đây cũng là chuyện đáng để chúng ta học hỏi và cũng là chuyện chúng ta ao ước. Hiện nay ở châu Á, đất nước đang phát triển mạnh mẽ là Singapore. Với dân số không quá 2,5 triệu, những năm 1980 Singapore đã xuất khẩu được 225 tỉ USD, nhiều hơn 3,5 tỉ so với dân số 37 triệu của Hàn Quốc. Vậy động lực của họ là gì? Singapore là một đất nước rất nhỏ bé, tài nguyên thì ngay cả nước uống cũng không có, cái duy nhất mà người dân nước này có chỉ là không khí. Thế mà người dân Singapore lại có thể sống một cách giàu có. Chính là vì chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân nước này trong sạch. Một chính phủ trong sạch, nhân dân không biết đến tiêu cực, đó chính là căn bản của động lực phát triển kinh tế Singapore. Hyundai của chúng ta cũng đã từng vào Singapore xây dựng công trình. Những người phụ trách công trình tại đó đều nói rằng không có đất nước nào trên thế giới sạch sẽ như ở đây. Thật là may mắn khi làm việc tại đó. Ở đất nước đó, từ cán bộ quản lý cao cấp làm giám sát công trình cho đến tất cả nhân viên quản lý cấp dưới đều không bao giờ làm khó dễ để kiếm chác, cũng chẳng có chuyện nghiêng về bên nào. Do không ai quấy rầy, không ai chìa tay đòi tiền nên tất cả mọi người chỉ tập trung vào làm việc, chỉ suy nghĩ làm thế nào để theo đúng kế hoạch và làm việc có năng suất mà thôi. Chính vì vậy tất cả công trình tiến hành tại Singapore dù là xây dựng cơ bản, kiến trúc đều có thể làm với giá rẻ nhất thế giới. Như vậy thì đất nước không thể không phát triển. So sánh với Hàn Quốc, điều kiện khí hậu, văn hóa, giáo dục của Singapore không bằng chúng ta. Cái mà họ hơn chúng ta là chế độ chính trị và xã hội trong sạch, từ đó phát huy hết năng lực của mình. Hàng hóa không gặp những tổn thất không đáng có, sức cạnh tranh được nâng cao, ngân sách nhà nước không bị lãng phí, người dân cảm thấy tự hào. Mỗi lần có cơ hội, tôi đều nói với nhân viên của mình hãy sống với tấm lòng trong sạch. Tất nhiên, tôi cũng mong mình là “doanh nghiệp lớn nhất” nhưng thật tình tôi muốn được đánh giá là “doanh nghiệp trong sạch” trước. Đất nước, xã hội và cả cá nhân phải trong sạch thì xã hội mới phát triển được. Nếu tất cả đều trong sạch thì ai cũng mong muốn một ước vọng duy nhất là có ích cho đất nước và có thể chuyển cái khát vọng mãnh liệt đó thành hiện thực, sau đó là một sự phát triển chói lọi nối tiếp. Cả cuộc đời tôi chưa bao giờ nghe một đất nước, một xã hội, doanh nghiệp nào đó không trong sạch mà phát triển được. “Tôi muốn bảo vệ các con của mình” - ông Chung Ju Yung nói vậy. Nhưng với một người giàu có như ông, đã tự mình tay trắng làm nên cơ nghiệp của chính mình, thì cách bảo vệ nào được ông chọn lựa? Đó là cả một nỗi khổ tâm không dễ giãi bày. Con trai của người nông dân nghèo giờ đang phải đối diện với những đứa con trai của một doanh nghiệp lớn… Phần XI: Bước qua "cạm bẫy" TT - Tất cả chúng ta ai cũng ít nhiều mang lối suy nghĩ cũ trong mình. Dù là người quản lý chuyên nghiệp, một kỹ thuật viên hay bất kỳ người nào thì hoặc thiếu năng lực nắm bắt mọi thứ, hoặc chỉ quan tâm vào lĩnh vực của mình nên bị trói buộc vào quan niệm cố định. Rào cản “sách giáo khoa” Lối suy nghĩ cũ làm cho con người trong những tình huống bình thường thì có năng lực, nhưng khi gặp khó khăn hoặc lâm vào hoàn cảnh nguy kịch thì trở thành bất tài. Tôi đã thấy vô số trường hợp như vậy. Nếu trở thành nô lệ của lối suy nghĩ cũ sẽ không có tính thích ứng. Suy nghĩ theo sách giáo khoa cũng là một cạm bẫy. Con người tài giỏi phải vượt qua được cạm bẫy một cách trí tuệ. Có một câu chuyện như thế này khi tôi còn xây dựng bến đỗ của xưởng đóng tàu. Lúc ấy vì chưa hoàn thành bến đỗ nên chúng tôi chưa thể lắp đặt máy cẩu di chuyển tự động. Cho nên việc vận chuyển tất cả vật dụng loại lớn như máy 30.000 mã lực, linh kiện, phụ kiện không có cách nào khác là phải dựa vào sức sáng tạo của con người. Các kỹ thuật viên kết luận rằng việc vận chuyển các linh kiện lắp ráp xuống đáy sâu khoảng 12m phải chờ đến khi có một chiếc cẩu khổng lồ mới thực hiện được, tôi nói đó là kết luận của sách giáo khoa. Đưa cẩu đến nơi phải mất ba tháng, như vậy công trình không thể hoàn thành đúng kế hoạch và thất hứa với chủ thuyền. “Vậy thì xếp các tảng bêtông đúc sẵn lên xe bánh trượt, rồi dùng độ nghiêng của dốc kéo ngược lại, cho xe chạy xuống từ từ thì về mặt lý luận có thể được hay không?”. Tôi hỏi thế và nhân viên kỹ thuật trả lời là có thể. Và chúng tôi đã vận chuyển được tất cả các tảng bêtông đến đáy của bến đỗ một cách đơn giản vậy mà không cần có cần cẩu khổng lồ. Khi chúng ta cần tính gấp cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của mình thì phương thức theo sách giáo khoa chẳng giúp ích được gì. Đối với cả những nước tiên tiến, việc xây dựng một nhà máy qui mô như Nhà máy đóng tàu Ulsan thì mất ít nhất ba năm là chuyện bình thường. Sau khi xây dựng xưởng đóng tàu một thời gian dài như vậy rồi mới bắt tay đóng tàu cũng là chuyện thường thấy. Nhưng tôi bỏ qua những thông lệ và cách suy nghĩ ấy. Không những tôi không nghĩ sẽ dừng ở lối suy nghĩ cũ mà tôi cũng chẳng có đủ thời gian để làm việc ấy. Tôi cho tiến hành đồng thời việc xây dựng nhà máy đóng tàu và việc đóng tàu. Nếu tôi không quyết định như vậy thì chắc chắn Hyundai đã ôm thất bại thảm hại. Rồi việc xây dựng Nhà máy sản xuất ôtô Hyundai ở Ishon. Nhìn vào bản thiết kế thì dây điện đi qua một ngôi làng nhỏ, nhân viên làm việc tại hiện trường chắc muốn tránh khó khăn về vấn đề bồi thường đất nên đã cho đi đường vòng. Tôi vặn hỏi tại sao lại đi đường vòng cho tốn nhiều dây hơn. Tất nhiên câu trả lời của họ là do trở ngại so với dự kiến ban đầu. Tôi lập tức chỉ thị thay đổi bản thiết kế và lắp đặt đường dây chạy thẳng, dù biết chi phí cho việc bồi thường đất có khi còn đắt gấp hai lần so với chi phí đặt dây đi đường vòng. Nếu tất cả mọi việc đều được xử lý theo lối suy nghĩ dễ dàng thì khi gặp khó khăn sẽ trở nên lười nhác, điều này là không được. Lối suy nghĩ thích làm việc dễ dàng cũng chẳng khác gì lối suy nghĩ cũ. Đừng ngược đãi bản thân! Tôi luôn nghĩ mình hạnh phúc vì sinh ra ở Hàn Quốc. Nơi đây có bốn mùa rõ rệt, mỗi mùa có cái hay riêng. Mỗi lúc chuyển mùa tôi lại có cảm giác thoải mái và hoan hỉ không thể tả. Chúng ta phải sống thật tốt trong cuộc đời mình. Ngay từ thuở nhỏ, dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chưa bao giờ tôi nghĩ mình bất hạnh. Tôi luôn hạnh phúc với hiện tại và sống một cách hài lòng. Lúc 10 tuổi, tôi theo cha ra những cánh đồng nóng bỏng, cả ngày còng lưng dưới cái nắng chói chang học làm ruộng. Khi mệt mỏi thì tôi ngủ một giấc ngon lành dưới bóng râm, tận hưởng cơn gió mát mẻ như vào chốn cực lạc và thật hạnh phúc. Rồi khi gánh những thùng gỗ ra chợ, bụng đói lả khi đi qua những quán hàng san sát mà tôi vẫn không lung lay, chỉ lấy duy nhất một đồng trong số tiền bán gỗ ấy mua hai cái kẹo bé teo và cho vào miệng, mút từng tí trên đường trở về nhà và cảm thấy sung sướng vô cùng. Nhìn lại cuộc đời nhiều lúc cũng rất vất vả, tuy nhiên dù bận bịu nhưng nhờ tâm trạng vui vẻ nên khắc phục được mọi việc, và tôi sống như vậy cho đến hôm nay. Trong cùng một điều kiện, cùng một việc, có người nhăn nhó, có kẻ lại cười. Người có suy nghĩ tiêu cực chỉ nghĩ rằng mình làm việc vất vả dưới ánh nắng mặt trời mà không biết cái hạnh phúc khi đứng dưới bóng râm và tận hưởng làn gió mát thổi qua. Với họ thì mùa nào cũng có khuyết điểm. Có người sinh ra tàn tật nhưng tâm trạng và tấm lòng tươi sáng, trở thành những người có ích và đáng tôn kính. Cũng có những người sinh ra mạnh khỏe nhưng vì suy nghĩ tiêu cực mà sống không ra sao, chẳng khác gì ngược đãi bản thân mình. Có lần tôi nghe được một câu chuyện như sau từ một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình mà tôi khá thân. Một doanh nhân làm ăn thất bại nọ yêu cầu phẫu thuật cho vành tai trở nên dày hơn, và ngay sau đó công việc tiến triển rất thuận lợi. Một chính trị gia kia luôn cho rằng vì cái mũi của mình mà mỗi lần bầu cử ông ta đều thất bại, và ông ta đã nhờ đến phẫu thuật. Quả thật ông ta đã trúng cử vào lần bầu cử sau đó. Tôi không nghĩ việc phẫu thuật thẩm mỹ của hai người đó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới vận số của họ mà chính là kết quả việc cách suy nghĩ của họ chuyển sang tích cực. Hai người trên đều dùng phẫu thuật nhân tạo để sửa đổi phần mà họ cho là điểm yếu của mình và từ đó họ tự tin hơn. Ở đây, cái quan trọng không phải là việc phẫu thuật mà chính là sự chuyển đổi sang lối suy nghĩ tích cực. Nếu suy nghĩ tích cực thì việc gì cũng giải quyết được, khi ấy suy nghĩ của chúng ta sẽ hướng đến thành công, từ đó nỗ lực tìm ra con đường đi tới thành công. Còn người suy nghĩ tiêu cực thì vì cho rằng họ hoàn toàn không có khả năng làm công việc nào nên sẽ dễ dàng buông xuôi và từ bỏ ước mơ. Tất cả mọi sự phát triển của nhân loại đều được tạo thành dưới sự chỉ đạo và dẫn đường của những con người có lối suy nghĩ tích cực. Xưởng đóng tàu Ulsan cũng bắt đầu từ suy nghĩ “có thể được” và trở thành thực tế. Lúc đó, để vay được 80 triệu USD, tôi đã phải đi các nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ và rồi tới nước Anh. Đến đây, người ta từ chối vì chúng tôi chẳng có kinh nghiệm làm loại tàu lớn như vậy, kỹ thuật cũng chẳng có. Nhưng tôi không từ bỏ và nói là chúng tôi sẽ làm được. Có lẽ vì tôi quá khăng khăng một cách bướng bỉnh nên họ đã thông qua đại sứ quán để nắm bắt các thông tin về các lĩnh vực của Hàn Quốc. Thông tin đầu tiên mà họ nhận được từ Hiệp hội Tàu thuyền Hàn Quốc là “không thể làm được”.Tất nhiên khi đó câu trả lời ấy không phải vô lý. Và nước Anh lại từ chối chúng tôi một lần nữa. Nhưng tôi nhất định phải vay cho bằng được tiền ở nước Anh. Tôi nói với họ: “Tất cả mọi việc nếu nghĩ là làm được thì đều có thể làm được. Nếu mà Hiệp hội Tàu thuyền nước tôi hoặc công ty tàu thuyền khác cho rằng việc này có thể làm được thì họ đã đến vay tiền các ông trước tôi. Chính vì họ nghĩ việc này không có khả năng làm được nên khi có ai hỏi họ thì đương nhiên họ sẽ trả lời là không thể. Nhưng tôi nghĩ rằng nhất định sẽ làm được. Mong các ông hãy thẩm định lại hồ sơ một lần nữa cho”. Họ đồng ý và tiến hành tái thẩm định hợp đồng và chúng tôi đã thành công. Tất cả mọi việc, nếu suy nghĩ rằng không thể thì
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.